MỞ ĐẦU
Trong quá trình điều trị người bệnh hô hấp, tập thở và thư giãn tốt là phương
pháp rất quan trọng. Thở và thư giãn đúng cách sẽ giúp cho BN tăng sức chịu đựng
với tập luyện và cải thiện một cách tốt nhất tình trạng hô hấp.
1. Đại cương
Chức năng của phổi và đường khí phế quản bị bệnh có thể cải thiện tốt hơn
thông qua các biện pháp vật lý áp dụng trên bề mặt lồng ngực. Kinh nghiệm về
điều trị vật lý lồng ngực đã phát triển và thu được nhiều kết quả trong việc điều trị
các bệnh về hô hấp.
1.1. Quan sát động tác thở bình thường của bệnh nhân
- Cơ hoành co lại nên vùng trên khoang bụng nâng lên.
- Sự giãn nở sang 2 bên của xương sườn cũng do kết quả của cơ hoành mà
các xương sườn chuyển động lên trên và sang 2 bên.
- Phía trên lồng ngực nâng lên
1.2. Phát hiện các kiểu thở của người bệnh.
+ Dễ thở: là tình trạng thờ bình thường gồm những chu kỳ hít vào, thở ra
đều đặn, lập đi, lập lại.
+ Thở mạnh: Là tình trạng hô hấp tăng, kèm theo tăng tần số hô hấp.
+ Thở nhanh: tăng tần số thở.
+ Tăng thông khí phổi: tăng thông khí phế nang( là sự giảm áp lực CO2
trong máu động mạch.)
+ Ngừng thở ra: ngừng thở trong thì thở ra.
+ Ngừng thở vào: ngừng thở trong thì thở ra.
+ Ngừng thở xen kẽ: ngừng thở thì hít vào xen kẽ với thở ra có chu kỳ.
+ Thở kiểu Cheynes-Stokes: những chu kỳ tăng dung tích lên xuống theo
sau là giảm dung tích lên xuống( tiếp theo là chu kỳ ngừng thở)
+ Thở kiểu Biot: một chuổi động tác thở hổn hển, ngừng thở rồi sau đó thở
hổn hển
2. Một số kỹ thuật điều trị vật lý lồng ngực và PHCN phổi
2.1 Kỹ thuật dẫn lưu tư thế( các tư thế dẫn lưu)
2.1.1. Mục đích phòng bệnh: nhằm đề phòng tích tụ các chất tiết đờm rãi
Chỉ định:
- BN phải dùng liên tục máy hô hấp dẫn đến nguy cơ xẹp phổi, viêm phổi ứ
đọng.
- BN nằm lâu ngày, bất động sau mổ ngực, bụng…
- Tăng tiết đờm giãi trong giãn phế quản, bệnh xơ nang
- Hạn chế hô hấp do đau, vì vậy giảm thông khí. Ở những BN có những cơn
ho không tiết đờm ra được.
- BN phải thở gắng sức
2.1.2 Mục đích điều trị: nhằm huy động các dịch đờm bị ứ ra
- BN có xẹp phổi do ứ chất tiết làm tắc sự đi vào của không khí.
- Apxe phổi được dẫn lưu tại chỗ và vùng lân cận.
- Viêm phổi
- BN cần kiểm soát dịch nhày trước và sau phẫu thuật.
- Dùng thuốc quá liều, u thân não, hôn mê.
- BN không phối hợp cơ chế nuốt và ho.
- BN dùng hô hấp nhân tạo mà không duy trì thông đường thở.
2.1.3. Các thông tin trước khi dẫn lưu tư thế.
- Vùng nào coi trọng nhất: thuỳ nào, phân thuỳ nào, phải, trái…..
- Tình trạng BN như thế nào: mạch, HA...đờm
- Khi nào thực hiện tư thế dẫn lưu tốt nhất: trước bữa ăn sáng, tối trước khi
ngủ.
- Thời gian: tổng thời gian khoảng 30 phút.
- Làm thế nào để co thể điều trị tốt nhất….
2.1.4 Đánh giá sau khi dẫn lưu:
- Khám phổi( sờ, nghe).
- Ho có kết quả không( đàm ra bao nhiêu, dịch loãng hay đặc, cần hổ trợ
máy móc không, tiến triển thế nào, tiếp tục không…).
2.1.5 Ý kiến BN: tốt hay xấu.
2.1.6 Chụp XQ phổi: tốt , xấu.
2.1.7 So sánh nhận định của BS điều trị, điều dưỡng, kỹ thuật viên khác
2.2 Kỹ thuật vỗ lồng ngực
2.2.1 Mục đích: vỗ lồng ngực tạo nên sóng cơ học tác động qua thành ngực
truyền vào phổi.
- Rung cơ học làm long đờm ứ đọng
2.2.2 Kỹ thuật vỗ: (phát của xoa bóp)
- Vỗ nhịp nhàng
- Tốc độ vừa phải
- Thời gian từ 3-5 phút
Chú ý: Không nên để hiện tượng đỏ da, BN gầy có thể dùng miếng vải lót mỏng
2.3 Kỹ thuật rung lồng ngực
2.3.1 Mục đích:
- Kỹ thuật rung lồng ngực được tiến hành sau khi vỗ xong hoặc xen kẽ giữa
thời gian dẫn lưu tư thế - với vỗ.
- Tác dụng long đờm
- Đờm để thoát ra ngoài
2.3.2 Kỹ thuật rung cơ
- Rung thì thở ra
- KTV Đặt 2 bàn tay 2 bên ngực hoặc chồng 2 tay với nhau tiến hành rung
co lồng ngực
2.4 Tập thở
2.4.1 Chỉ định
- Đau do phẫu thuật sang chấn
- BN căng thẳng lo sợ
- Phẫu thuật phổi, bụng (trước và sau mổ)
- Co thắt phế quản
- Tắc đường thở
- Xẹp phổi
- Hạn chế hô hấp do béo bệu, do các tật của hệ cơ xương, có thai, chướng
hơi, đầy bụng, viêm xơ nang phổi, tai biến khi xơ cứng bì
- Suy nhược hệ TKW, nhược cơ, Guilan_Barré
- Dùng thuốc mê, thuốc quá liều
- Tắc mạch phổi
- OAP, suy tim có ứ máu phổi.
- Suy, giảm thông khí phổi
- Thở máy lâu ngày
- Nằm liệt giường.
- Rối loạn chuyển quá ( toan huyết, kiềm huyết còn đáp ứng).
Bất kỳ một lý do gì gây nhịp thở bất thường có thể chỉ định tập thở.
2.4.2.1 Thở bằng cơ hoành( thở 4 thì)
2.5 Kỹ thuật thở phân thùy hoặc cạnh sườn
2.5.1 Chỉ định:
- Xẹp phổi, viêm phổi
- Đau do tổn thương cơ
- Thành ngực cứng
- Vẹo hoặc gù cột sống
2.5.2 Nguyên tắc
- Tập trung hơi thở vào vùng tổn thương
- Yêu cầu BN hít vào sâu, giữ hơi, KTV ấn đẩy thích hợp tùy lồng ngực BN
KẾT LUẬN
Đối với PHCN cho người bệnh hô hấp đòi hỏi thầy thuốc nắm vững kỹ thuật
đề áp dụng và hướng dẫn BN, đặc biệt ở tuyến cơ sở và tại nhà của BN