Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

PHƯƠNG PHÁP PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VÀ VẬT LÍ TRỊ LIỆU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.64 KB, 5 trang )

MỞ ĐẦU

Một số phương pháp, kỹ thuật PHCN-VLTL rất cần thiết, vì nó hổ trợ cho
KTV rất nhiều trong việc PHCN cho người bệnh, sớm hoàn lại tối đa chức năng trả
lại người về với cộng đồng.
1. Vận động trị liệu:
1.1 Định nghĩa:
VĐTL là 1 môn học nghiên cứu các mẫu vận động của cơ thể, áp dụng các
kiến thức vận động vào công tác điều trị phòng bệnh, PHCN.
1.2 Mục đích của VĐTL:
- Phục hồi tầm hoạt động của khớp
- Làm mạnh cơ, điều hợp các động tác, tái rèn luyện cơ bị liệt, mất chức
năng
- Đề phòng các thương tật thứ phát
- Tạo thuận lợi cho khả năng thăng bằng.
1.3 Phân loại vận độngtri liệu
1.3.1 Tập vận động thụ động: là động tác thực hiện bởi thầy thuốc, dụng cụ,
ko có sự co cơ chủ động BN ở phần liên hệ.
1.3.2 Tập chủ động có trợ giúp: là động tác giúp người bệnh tự co cơ,
nhưng có sự trợ giúp của KTV hay dụng cụ. Áp dụng cho lực cơ 2/5
Chú ý: - Gải thích cho BN rõ, những lực cơ định tập.
- Chỉ trợ giúp vừa đủ.
- Cho BN nghỉ sau 1 tuần hoạt động.
- Giảm dần sự trợ giúp khi lực cơ tăng biến.
1.3.3 Tập có kháng trở: do BN tập chính với sức kháng trở của KTV, dụng
cụ ( áp dụng cơ lực 4/5)
1.3.4 Tập có kháng trở tăng tiến: là phương pháp tập tăng dần sức đề kháng
cơ học của nhóm cơ, để tăng sức mạnh và sự bền bỉ cũa cơ
1.3.5 Tập kéo dãn:
Do KTV, dụng cụ, do BN vận động cơ đối kháng để thực hiện.
1.4 Chỉ định VĐTL


- Di chứng tai biếm mạch máu não
- Đau lưng, cổ gáy, THCS.
- Viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa đa khớp.
- Viêm quanh khớp vai.
- Teo cơ, liệt hạ chi.
- Liệt TK VII ngoại vi.


1.5 Chống chỉ định VĐTL
- Viêm khớp cấp.
- Hoại tử đầu xương
- Khối u xương.
2. Xoa bóp trị liệu
2.1 Định nghĩa:
Xoa bóp TL là 1 thủ thuật xóa nắn các mô cơ thể 1 cách cơ hệ thống và
khoa học, chủ yếu thực hiện bằng 2 tay của người thầy thuốc nhằm tác động hệ
TK, hệ cơ và hệ tuần hoàn
2.2 Chỉ định của xoa bóp
- Tăng tuần hoàn dinh dưỡng tại chỗ
- Chống mệt mỏi sau lao động, tập luyện, giảm stress, hạ HA
- Các trường hợp đau nhức cơ, xương, khớp, đau các rễ TK, dây TK
- Tăng cường phục hồi các cơ bị liệt, ngăn cản quá trình teo cơ do TK
- Vận các cơ trước khi thi đấu TDTT
- Làm tan tụ máu cơ và tổ chức liên kết khi bị chấn thương.
- Làm mềm sẹo, giảm co rút, giảm co cứng do tăng trương lực cơ
- Xoa bóp làm giảm các nếp nhăn, da mịn màng.
2.3 Chống chỉ định:
- Sốt cao cấp tính
- Bệnh ngoài da và tổ chức dưới da
- Suy kiệt cơ thể

- Bệnh ưa chảy máu, giãn động, tĩnh mạch
- Người đang có khối u, ung thư , lao.
- Đau không rõ nguyên nhân.
- Đau do các bệnh cấp cứu ngoại khoa.
- Ngoài ra tùy tình hình ở các vùng cơ thể co những chống chỉ định cụ thể.
2.4 Kỹ thuật:
18 kỹ thuật cơ bản( xoa, xát, phân, hợp, day, lăn, miết, vuốt, nhào cơ, nhấc
cơ, đấm, bóp, phát, véo cuộn, vê, vận động khớp, bấm huyệt).
3. Hoạt động trị liệu(HĐTL)
3.1 Định nghĩa:
HĐTL là một môn học và nghệ thuật hướng dẫn sự đáp ứng của người bệnh
với những hoạt động lựa chọn, nhằm cải tiến và duy trì sức khoẻ, ngăn ngừa tàn
tật, lượng giá thái độ, tập luyện BN khiếm khuyết về thể chất hay tâm trí.
HĐTL còn là lao động liệu pháp( phương pháp trị liệu bằng lao động)
3.2 Mục đích


- Gia tăng sức khoẻ
- Tập luyện chức năng bằng các hoạt động chọn lựa
- Tăng tầm hoạt động khớp
- Sức mạnh cơ
- Tính bền bĩ hay điều hợp vận động tuỳ BN
- HĐTL lượng giá Chức năng thể chất và tinh thần, để hướng người bệnh
sang một nghề nghiệp thích hợp.
3.3 Nguyên tắc
- Trình bày hoạt động rõ ràng cho BN hiểu
- Người bệnh thực hiện động tác một mình, KTV sữa
- Nguời bệnh làm nhiều lần, đến khi thuần thục.
3.4 Hướng dẫn:
- Hướng dẫn tập cho những người trong gia đình biết các phương pháp tập

luyện cho người tàn tật tại gia đình.
- Thường xuyên theo dõi, giám sát người huấn luyện và người tàn tật xem họ
có làm đúng phương pháp và kỹ thuật tập luyện.
4. Ánh sáng trị liệu
4.1 Tia hồng ngoại( tia đỏ)
4.1.2 Khái niệm: hồng ngoại là một loại bức xạ không thấy được nằm ngoài tia
đỏ của quang phổ, có bước sóng 750nm.
4.1.3 Tác dung sinh lý
- Tại chỗ: giãn mạch tăng tuần hoàn tại chỗ, tăng cúng cấp Oxy, các chất
dinh dưỡng, tăng chuyển hóa, tăng quá trình bài tiết mồ hôi.
- toàn thân: kích thích trung khu điều hòa thân nhiệt, giãn mạch toàn bộ,
giảm HA.
4.1.4 Chỉ định:
- Gia tăng lưu lượng tuần hoàn
- Giảm đau
- Giãn cơ
4.1.5 chống chỉ định
- Da có seo, mất cảm giác
- BN say nắng, nóng, không chịu được nóng.
4.1.6 Điều trị:
- Chiếu đèn tại vùng da điều trị khoảng cách từ 30-60cm.
- Thời gian 10-20 phút.
- Liệu trình 10-20 lần.


4.2 Tia tử ngoại( tia tím)
4.2.1 Khái niệm: có một loại bức xạ không thấy được tác dụng lên phim rất
mạnh. Đó chính là tia tử ngoại có bước sóng< 400nm.
4.2.2 Tác dụng sinh lý
- Tại chỗ: đỏ da, dày lớp biểu bì và tróc vảy, tạo sắc tố, diệt khuẩn

- Toàn thân: tạo Vitamim D, tác dụng kháng sinh phòng ngừa, tăng cường
sức khoẻ tổng quát.
4.2.3 Chỉ định: vết loét lâu lành, vẩy nến, lao xương, loãng xương.
4.2.4 Chống chỉ định: lao phổi, xơ cứng động mạch, NMCT, suy gan thận,
chàm cấp, Basodow, mẫn cảm với ánh sáng.
4.2.5 Điều trị: liều 10-20 liều/ đợt.
5. Điện trị liệu
5.1 Dòng Ganavic: là dòng điện một chiều.
5.1.1 Chỉ đỉnh: Giảm đau do viêm, do TK,Tăng tuần hoàn, chống viêm mạn
tính, đốt nốt ruồi, mụn cơm.
5.1.2 Chống chỉ đỉnh: Viêm da nhiểm trùng, chàm các loại, khối u, xơ mở
Động mạch, suy tim, trẻ em...
5.2 Kích thích điện TK cơ:
5.3 Dòng cao tần- thâu nhiệt( sóng ngắn trị liệu)
5.4 Dòng điện giảm đau: xoa bóp điện, giao thoa, dòng hình sin( Diadynamic)
5.5 Siêu âm trị liệu
- Tác dụng sinh lý: tác dụng nhiệt, cơ học, giảm đau,hóa học.
- Chỉ định: Chấn thương , viêm cột sống dính khớp, viêm bao khớp, viêm
gân....làm mềm mô sẹo.
- Chống chỉ định: không điều trị các mô ở tai, mắt buồng trứng, dịch hoàn,
bướu tân, vùng da bị nhiểm trùng
6. Thủy và nhiệt trị liệu
6.1 Định nghĩa: Thủy trị liệu là một phương pháp sử dụng nước để tác động lên
mặt ngoài cơ thể.
6.2 Tác dụng nhiệt:
6.2.1 Nước nóng: khi toàn thân được sởi bằng lượng nhiệt nhỏ thì tác dụng
sau đây se xãy ra: mồ hôi tiết ra nhiều hơn, nhịp tim tăng, tăng bài tiết nước tiểu,
hệ TK bớt nhạy cảm.
6.2.2 Nước lạnh: Nước lạnh: làm co mạch nhằm điều hoà thân nhiệt, giảm
phù nề, giãn nghỉ các cơ co cứng.



6.3 Các phương thức thuỷ trị liệu:
- Ngâm nước toàn thân (ngăm nước nóng, ngăm nước từng phần, ngăm nước
nóng lạnh xen kẽ)
- Đắp (chườm): chườm lạnh, chườm nóng
- Tắm kết hợp với kích thích cơ học (tắm bồn nước nóng)
- Tắm vòi và vòi phun
- Túi nước nóng
- Sáp trị liệu (áp dụng trước khi xoa bóp, tập luyện, bệnh HANSEN, cứng
khớp, bong gân củ
- Tập vận động trong nước.
- Ngoài ra còn nhiều phương pháp khác: lao động tri liệu, kéo nắn trị liệu.
KẾT LUẬN

Ngày nay ngành PHCN đã từng bước phát triển, việc trang bị các dụng cụ VLTLPHCN ở tuyến cơ sở là vấn đề cần được cơ quan các cấp quan tâm.



×