Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

TL sứ menh LS cua GCCN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.08 KB, 10 trang )

1

MỞ ĐẦU
Trong xã hội nào, những người lao động sản xuất trong các ngành sản
xuất công nghiệp, dịch vụ công nghiệp hay những người công nhân đều là
những người giữ vai trò quyết định sáng tạo công cụ sản xuất, gía trị thặng dư và
chính trị xã hội. Chủ nghĩa xã hội khoa học là một trong ba bộ phận cấu thành
của chủ nghĩa Mác-Lênin đã nghiên cứu một cách toàn diện về các quy luật
chính trị xã hội của quá trình phát sinh, hình thành và phát triển của các hình
thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa.Trong đó, chủ nghĩa xã hội khoa học đã
tập chung nghiên cứu những nguyên tắc căn bản, những điều kiện, con đường,
hình thức, phương pháp đấu tranh của giai cấp công nhân để thực hiện chuyển
biến từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội. Từ vai trò to lớn của giai cấp
công nhân, việc khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân có ý nghĩa
quan trọng cả về lý luận lẫn thực tiễn. Trước sự khủng hoảng và sụp đổ của chủ
nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên xô, nhiều người đã bộc lộ sự giao động và hoài
nghi về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Bọn cơ hội xét lại và các thế lực
chống cộng có cơ hội mới để phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân,
vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản và chủ nghĩa xã hội.
Trong giai đoạn mới hiện nay, công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đang diễn ra trên toàn thế giới, chủ nghĩa xã hội đang ở trong thời kỳ thoái trào,
thời đại ngày nay vẫn đang là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa
xã hội trên phạm vi toàn thế giới còn đang có nhiều biến động, và có nhiều tiêu
cực thì vấn đề làm sáng tỏ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân được đặt ra
trở nên bức thiết hơn bao giờ hết, cả trên hai phương diện: lý luận và thực tiễn.
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là một phạm trù cơ bản nhất của
chủ nghĩa xã hội khoa học, do đó nó đã được C.Mác-Ph.Ăngghen và Lênin
nghiên cứu và phát triển hết sức hoàn thiện trong trong quá trình phát triển của
lịch sử thế giới. Xét trên phương diện lịch sử, những nhận định và lý luận của
các ông về giai cấp công nhân có tác dụng to lớn và đúng đắn.Còn đối với nước
ta, vấn đề trên được Đảng ta rất chú trọng. Vì thế, sứ mệnh lịch sử của giai cấp


công nhân không chỉ thể hiện rõ trong các văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc,


2

mà đây còn là một trong những đề tài nghiên cứu khoa học của nhiều nhà lý
luận, nhà nghiên cứu lịch sử, và của nhiều thế hệ công nhân, sinh viên.
Sự tác động của sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân không chỉ ảnh
hưởng tới sự chuyển biến của lịch sử thế giới là thay đổi từ hình thái kinh tế này
sang hình thái kinh tế khác, thay đổi từ chế độ kinh tế này sang chế độ kinh tế
khác,mà còn làm thay đổi tình hình kinh tế chính trị xã hội trên toàn thế giới, nó
tác động tới quá trình sản xuất cụ thể, tới bộ mặt phát triển của thế giới.
NỘI DUNG
I. SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN.
1. Khái niệm giai cấp công nhân, sứ mệnh lịch sử của một giai cấp:
Giai cấp công nhân là giai cấp của những người lao động hoạt động sản
xuất trong các ngành công nghiệp thuộc các trình độ kĩ thuật khác nhau, mà địa
vị kinh tế xã hội của họ phụ thuộc vào chế độ xã hội đương thời. Ở các nước tư
bản họ là những người về cơ bản không có tư liệu sản xuất phải làm thuê cho
giai cấp tư sản và bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư. Ở các nước XHCN
họ là những người đã cùng nhân dân lao động làm chủ những tư liệu sản xuất
chủ yếu và cùng nhau hợp tác lao động cho mình.
Khái niệm: công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát
triển cùng với sự hình thành của nền công nghiệp hiện đại, với nhịp độ phát triển
của lực lượng sản xuất có tính chất xã hội hóa ngày càng cao; là lực lượng sản
xuất cơ bản, tiên tiến, trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào qua trình sản xuất, tái
sản xuất ra của cải vật chất và cái tạo các mối quan hệ xã hội: là lực lượng chủ
yếu của tiến trình lịch sử quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.
2. Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:
Khi phân tích xã hội tư bản chủ nghĩa, chủ nghĩa Mác với hai phát kiến vĩ

đại, đó là quan niệm duy vật về lịch sử và học thuyết giá trị thặng dư, đã chứng
minh một cách khoa học rằng sự ra đời, phát triển và diệt vong của chủ nghĩa tư
bản là tất yếu và cũng khẳng định giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến nhất và
cách mạng nhất, là lực lượng xã hội duy nhất có sứ mệnh lịch sử: xóa bỏ chủ
nghĩa tư bản, xóa bỏ chế độ người bóc lột người, giải phóng giai cấp công nhân,


3

nhân dân lao động và giải phóng toàn thể nhân loại khỏi mọi sự áp bức, bóc lột,
nghèo nàn lạc hậu, xây dựng xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản
chủ nghĩa.
Là giai cấp cơ bản bị áp bức dưới chủ nghĩa tư bản, giai cấp công nhân
chỉ có thể thoát khỏi ách áp bức bằng con đường đấu tranh giai cấp chống giai
cấp tư sản, bằng con đường thủ tiêu chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và thiết lập
chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Bằng cách đó, giai cấp công nhân vĩnh viễn
thủ tiêu mọi hình thức người bóc lột người, chẳng những tự giải phóng mình, mà
còn giải phóng cả các tầng lớp lao động khác, giải phóng dân tộc và giải phóng
toàn thể nhân loại.
Ở nước ta, giai cấp công nhân trước hết phải làm cuộc cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là phải lãnh đạo cuộc
cách mạng đó thông qua đội tiên phong của mình là Đảng Cộng sản Việt Nam,
đấu tranh giành chính quyền, thiết lập nền chuyên chính dân chủ nhân dân.
Trong giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân từng bước lãnh
đạo nhân dân lao động xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, không có người
bóc lột người, giải phóng nhân dân lao động khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, bất
công.
3. Những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân:
Giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử thế giới là do địa vị kinh tế - xã

hội khách quan của nó quy định:
- Dưới chủ nghĩa tư bản, với sự phát triển của nền đại công nghiệp, giai
cấp công nhân ra đời và từng bước phát triển. Giai cấp công nhân là bộ phận
quan trọng nhất, cách mạng nhất của lực lượng sản xuất có trình độ xã hội hóa
cao. Đây là giai cấp tiên tiến nhất, là lực lượng quyết định phá vỡ quan hệ sản
xuất tư bản chủ nghĩa, là người duy nhất có khả năng lãnh đạo xã hội xây dựng
một phương thức sản xuất mới cao hơn phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa,
là giai cấp tiêu biểu cho xu hướng phát triển của lịch sử trong thời đại ngày nay.


4

- Mặc dù là giai cấp tiên tiến, nhưng giai cấp công nhân không có tư liệu
sản xuất nên buộc bán sức lao động của mình cho nhà tư bản để sống. Họ bị giai
cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư mà họ đã tạo ra trong thời gian lao động. Một
khi sức lao động đã trở thành hàng hóa, thì người chủ của nó (người vô sản) phải
chịu đựng mọi thử thách, mọi may rủi của cạnh tranh; số phận của nó tùy thuộc
vào quan hệ cung – cầu hàng hóa sức lao động trên thị trường làm thuê và phụ
thuộc vào kết quả lao động của chính họ. Họ bị giai cấp tư sản áp bức, bóc lột và
ngày càng bị bần cùng hóa cả đời sống vật chất lẫn đời sống tinh thần. Do đó,
mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản là mâu thuẫn đối kháng,
cơ bản, không thể điều hòa trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Xét về mặt bản chất,
giai cấp công nhân là giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để nhất chống lại chế
độ áp bức bóc lột tư bản chủ nghĩa. Những điều kiện sinh hoạt khách quan của
họ quy định rằng, họ chỉ có thể giải phóng mình bằng cách giải phóng toàn thể
nhân loại khỏi chế độ tư bản chủ nghĩa. Trong cuộc cách mạng ấy, họ không mất
gì ngoài xiềng xích và được cả thế giới về mình.
- Địa vị kinh tế - xã hội khách quan không chỉ khiến giai cấp công nhân
trở thành giai cấp cách mạng triệt để mà còn tạo cho họ có khả năng thực hiện
được sứ mệnh lịch sử đó. Đó là khả năng đoàn kết giai cấp trong cuộc đấu tranh

chống giai cấp tư sản và xây dựng xã hội mới. Đó là khả năng đoàn kết với các
giai cấp lao động khác chống chủ nghĩa tư bản. Đó là khả năng đoàn kết toàn
thể giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức trên quy mô quốc tế chống chủ
nghĩa đế quốc.
Vì vậy, C. Mác và Ph. Ăngghen khẳng định: “Trong tất cả các giai cấp
hiện đang đối lập với giai cấp tư sản thì chỉ có giai cấp vô sản thực sự cách
mạng. Các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của nền
đại công nghiệp; giai cấp vô sản, trái lại, là sản phẩm của bản thân nền đại công
nghiệp”.


5

4. Những nhân tố chủ quan trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịnh sử
của giai cấp công nhân:
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân được hình thành một cách khách
quan nhưng để thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử đó phải có vai trò của những
nhân tố chủ quan. Ngoài việc bản thân giai cấp công nhân không ngừng lớn
mạnh cả về số lượng và chất lượng thì việc thành lập ra đảng cộng sản, sự lãnh
đạo của đảng là nhân tố chủ quan quyết định nhất đảm bảo cho giai cấp công
nhân có thể hoàn thanh sứ mệnh lịch sử của mình.
Đảng cộng sản là bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp, là đại biểu trung
thành với lợi ích và quyền lợi của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và
của dân tộc. Giữa Đảng vói giai cấp công nhân có mối liên hệ hữu cơ không thể
tách rời. Thực tế có những đảng viên Đảng cộng sản có thể không phải là giai
cấp công nhân nhưng phải là người giác ngộ về sứ mệnh lịch sử của giai cấp
công nhân và đứng trên lập trường tư tưởng của giai cấp công nhân.
Ngày nay, do tính quy định của sản xuất hiện đại, giai cấp công nhân có
một số biểu hiện mới: trình độ văn hóa - tay nghề cao hơn; một số công nhân đã
có cả tư liệu sản xuất, có cổ phần trong các nhà máy, đời sống một bộ phận được

cải thiện v.v... Song những biểu hiện đó không làm thay đổi địa vị cơ bản của
công nhân trong chủ nghĩa tư bản họ vẫn đang là lực lượng chủ yếu làm ra của
cải cho xã hội và lợi nhuận cho các nhà tư bản; là lực lượng đối lập trực tiếp với
giai cấp tư sản, bị bóc lột nhiều nhất và khoảng cách về mức thu nhập giữa họ
với giới chủ ngày càng lớn. Công nhân trong các nước tư bản phát triển được trí
tuệ hóa, lao động bớt nặng nhọc hơn, có chút ít cổ phần trong doanh nghiệp... thì
họ càng bị ràng buộc chặt chẽ hơn vào guồng máy sản xuất của tư bản,càng bị
bóc lột nặng nề và tinh vi hơn.


6

II. SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM
TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CNH - HĐH.
1. Nội dung Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam trong
thời kỳ CNH - HĐH.
Từ thập niên 30 của thế kỷ XX, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực truyền bá
chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, tháng 2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam
được thành lập. Ngay trong Cương lĩnh đầu tiên, Đảng đã xác định vai trò và sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam là giai cấp lãnh đạo cách mạng,
nòng cốt trong khối liên minh công - nông.
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là trong 30 năm đổi
mới, cùng với quá trình phát triển của đất nước, giai cấp công nhân Việt Nam đã
có những bước trưởng thành cả về số lượng và chất lượng, đang có mặt trong tất
cả các thành phần kinh tế, đóng góp hơn 65% tổng sản phẩm xã hội và hơn 70%
ngân sách Nhà nước. Công nhân, lao động nước ta đã tiếp cận nhanh với khoa
học, công nghệ tiên tiến, từng bước đảm đương, làm chủ kỹ thuật và công nghệ
cao, bước đầu hình thành đội ngũ công nhân trí thức.
Nghị quyết số 20/NQ-TW, Hội nghị Trung ương 6 (khóa X) về “Tiếp tục
xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện

đại hóa đất nước”, Đảng ta xác định “Giai cấp công nhân nước ta có sứ mệnh
lịch sử to lớn: Là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng
Cộng sản Việt Nam; giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến; giai
cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, lực lượng đi đầu
trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; lực lượng nòng cốt trong liên
minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh
đạo của Đảng”.
Trong thời gian tới, giai cấp công nhân Việt Nam đứng trước thời cơ mới,
thách thức mới, nhất là khi Hiệp định CPTPP được ký kết và thực hiện.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng nêu rõ: “Quan
tâm, giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển giai cấp công nhân cả về số lượng


7

và chất lượng, nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ
năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động của công nhân; bảo
đảm việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện làm việc, nhà ở, các công
trình phúc lợi phục vụ cho công nhân; sửa đổi, bổ sung các chính sách, pháp
luật về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp… để
bảo vệ quyền lợi, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của công nhân”.
2. Một số giải pháp nhằm tăng cường sức mạnh của giai cấp công
nhân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Một là, nâng cao chất lượng công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ công
nhân. Giai cấp công nhân Việt Nam luôn giữ vững và phát huy bản chất cách
mạng, truyền thống yêu nước, lao động cần cù, tính tiên phong và có khả năng
sáng tạo trong lao động, sản xuất và trong các hoạt động của đời sống xã hội.
Tuy nhiên, trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp của đội ngũ công nhân
Việt Nam hiện nay nhìn chung còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự

nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tình
trạng thiếu nhiều chuyên gia kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi và công nhân có trình
độ lành nghề cao, thừa lao động giản đơn đang diễn ra phổ biến ở tất cả các
ngành và các thành phần kinh tế. Đặc biệt, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế,
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng chiếm tỷ lệ lớn, sức cạnh
tranh ngày càng gay gắt; nếu như giai cấp công nhân không ngừng nâng cao
trình độ học vấn, tay nghề thì khó có thể hy vọng kiếm được việc làm và có thu
nhập, hoặc không sẽ bị đào thải.
Thực trạng trên đặt ra yêu cầu khách quan và nhiệm vụ cấp bách phải đẩy
mạnh công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ công nhân, có như vậy mới đủ sức
cạnh tranh việc làm khi ASEA đã chính thức hình thành, sắp tới khi Hiệp định Đối
tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được ký kết.

Hai là, đổi mới hoạt động của tổ chức công đoàn doanh nghiệp nhằm bảo
vệ lợi ích của người lao động, nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,
hoặc người nước ngoài làm chủ doanh nghiệp.


8

Với chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, đã tạo điều
kiện cho nền kinh tế phát triển và lượng công nhân ngày càng tăng lên. Đặc
biệt là số lượng công nhân trong thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài cũng tăng lên một cách rõ rệt bởi mức lương ở khu vực kinh tế này
cao hơn, lợi ích hấp dẫn thu hút được công nhân gắn bó với nghề nghiệp.
Tuy nhiên, hiện nay một bộ phận công nhân vẫn chưa có việc làm ổn định,
nhiều doanh nghiệp vẫn còn xảy ra tình trạng kéo dài thời gian lao động,
điều kiện làm việc và điều kiện sống của người công nhân nhân chưa đảm
bảo, tiền lương chưa đáp ứng được các nhu cầu tối thiểu… Với tư cách là tổ
chức bảo vệ quyền lợi của người công nhân, tổ chức công đoàn doanh

nghiệp phải không ngừng đổi mới mạnh mẽ tổ chức và hoạt động để làm tốt
hơn nữa vai trò, trách nhiệm của mình đối với quyền lợi, lợi ích của giai cấp
công nhân.
Ba là, tăng cường giáo dục công nhân ý thức tự lực tự cường, giúp
nhau trong cuộc sống đời thường cũng như trong quá trình làm chủ khoa
học công nghệ. Cùng với nhiệm vụ giáo dục nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ, tay nghề cho giai cấp công nhân. Việc giáo dục, rèn luyện, xây
dựng cho giai cấp công nhân ý thức công dân, lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa
xã hội, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao bản lĩnh chính trị,
tinh thần cảnh giác cách mạng, nhận rõ đối tượng, đối tác để một mặt kiên
quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu “diễn biến hoà bình” của các thế
lực thù địch; mặt khác, tăng cường hợp tác với bạn bè nhằm thực hiện
thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóavà hội nhập kinh tế
quốc tế là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng. goài ra, cũng cần
phải xây dựng cho công nhân lối sống văn hoá, có tác phong công nghiệp và
kỷ luật lao động; có lương tâm nghề nghiệp, có ý chí vươn lên, thoát khỏi
nghèo nàn, lạc hậu, có quyết tâm chiến thắng trong cạnh tranh, làm giàu
cho bản thân, gia đình và xã hội, góp phần xây dựng và bảo vệ vững chắc
Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
KẾT LUẬN


9

Giai cấp công nhân hiện đại – sản phẩm của nền nền đại công nghiệp hiện
đại quy mô ngày càng lớn, là giai cấp tiên tiến, luôn giữ vị trí trung tâm của sự
phát triển xã hội. Xuất phát từ địa vị kinh tế - xã hội và đặc điểm chính trị xã
hội, giai cấp công nhân trở thành giai cấp có sứ mệnh lịch sử cao cả thực hiện sự
chuyển biến cách mạng từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa
cộng sản không chỉ ở mỗi quốc gia dân tộc mà trên phạm vi toàn thế giới.

Để đảm đương sứ mệnh lịch sử to lớn đó, dù dưới chủ nghĩa tư bản hay
dưới chủ nghĩa xã hội giai cấp công nhân hiện đại phải không ngừng nâng cao
về số lượng, chất lượng và tổ chức; phải nâng cao giác ngộ và bản lĩnh chính trị,
trình độ học vấn và nghề nghiệp xứng đáng là lực lượng đi đầu trong công cuộc
xây dựng xã hội mới.


10

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học (chương trình cao cấp)
2. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
3. Văn kiện Hội nghị lần thứ 6, BCH Trung ương khóa X
4. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII,
5. Nguồn Internet



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×