Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

GT TT cong nghe nhua d223a3b9042b448669b9056081da737c

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.59 MB, 147 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------------------

KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO

PHẠM SƠN MINH
TRẦN MINH THẾ UYÊN

GIÁO TRÌNH

THỰC TẬP
CÔNG NGHỆ NHỰA

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2015


LỜI NÓI ĐẦU
Trong vòng mười năm trở lại đây, ngành nhựa đã trở thành một
trong những ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong cả nước. Sản
phẩm nhựa Việt Nam đã có mặt trên 40 quốc gia và vẫn không ngừng
tăng trưởng. Ngành nhựa phát triển lớn mạnh kéo theo sự ra đời của nền
công nghiệp khuôn mẫu để hỗ trợ là điều tất yếu. Điều này đã tạo nên cơ
hội cũng như những thách thức cho đội ngũ các kỹ sư trong lĩnh vực
khuôn mẫu.
Sản phẩm nhựa có thể được chế tạo bằng nhiều phương pháp khác
nhau, trong đó, phổ biến nhất là công nghệ ép phun. Công nghệ này
mang lại hiệu quà kinh tế rất cao, tốn ít thời gian tạo ra sản phẩm, thích


hợp cho sản xuẩt hàng loạt. Hiện nay, ngành công nghệ ép phun có nhiều
phát triển vượt bậc, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của việc ứng dụng
CAD/CAM/CNC-CAE vào thiết kế và lập quy trình sản xuất, ngành công
nghiệp nhựa đang dần khẳng định được vị trí của mình trong nền công
nghiệp nước nhà.
Với mục đích giúp người đọc làm quen và thực hành trực tiếp với
khuôn ép nhựa, vận hành máy ép, hiểu rõ hơn về các quy trình và thông
số ép nhựa, nhóm tác giả đã biên soạn giáo trinh này với sự giúp đỡ tận
tình của KS. Nguyễn Văn Vĩ, KS. Nguyễn Nhật Đức và các đồng nghiệp
- Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM. Giáo trình được dùng làm
tài liệu học tập cho môn học THỰC TẬP KHUÔN ÉP NHỰA dành cho
sinh viên Đại học và học viên Cao học thuộc nhóm ngành Kỹ thuật Cơ
khí.
Trong quá trình biên soạn, không thể tránh khỏi những thiếu sót.
Nhóm tác giả rất mong nhận được sự góp ý của người đọc để các lần biên
soạn sau được hoàn thiện hơn. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng gửi về
địa chỉ email: hoặc
Nhóm tác giả:
Phạm Sơn Minh
Trần Minh Thế Uyên
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM

3


4


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU .......................................................................................... 3

MỤC LỤC ................................................................................................ 5
Chương 1 ........................................................................................................ 12
QUY TẮC AN TOÀN KHI VẬN HÀNH ........................................................ 12

1.1.

NGUYÊN TẮC AN TOÀN ........................................................ 12

1.1.1. Vận hành an toàn ................................................................................ 12
1.1.2 . An toàn máy .......................................................................................... 13
1.1.3 . Môi trường làm việc an toàn................................................................ 13

1.2.

CÁC BIỆN PHÁP AN TOÀN .................................................... 14

1.3.

CÁC BỘ PHẬN BÊN NGOÀI ................................................... 18

Chương 2 ........................................................................................................ 22
LẮP ĐẶT MÁY ................................................................................................ 22

2.1.

MÔI TRƯỜNG LẮP ĐẶT ........................................................... 22

2.2.

VẬN CHUYỂN MÁY VÀ LƯU Ý KHI VẬN CHUYỂN .......... 22


2.2.1

Vận chuyển máy và cách xử lý .......................................................... 22

2.2.2

Những chú ý khi vận chuyển máy ..................................................... 24

2.3.

LẮP ĐẶT MÁY .......................................................................... 24

2.3.1. Lắp đặt thiết bị giảm chấn (Anti-Vibration Damper) ..................... 25
2.3.2. Lắp đặt nước làm mát ........................................................................ 25
2.3.3. Cung cấp nguồn điện .......................................................................... 27
2.3.4. Lắp đặt dây dẫn .................................................................................. 27
Chương 3 ........................................................................................................ 28
CHUẨN BỊ CHO MÁY HOẠT ĐỘNG .......................................................... 28

3.1.

CẤP NGUỒN ............................................................................... 29

3.1.1

. Thao tác khởi động động cơ ............................................................. 29

3.1.2


. Kiểm tra hướng quay của động cơ .................................................. 29

3.2.

KIỂM TRA HỆ THỐNG CẤP DẦU THỦY LỰC ...................... 29
5


3.3.

CÁC BƯỚC KIỂM TRA MỨC DẦU, MỨC NƯỚC .................. 30

3.4.

KIỂM TRA CÁC THIẾT BỊ AN TOÀN ..................................... 31

3.5.

MÔ TẢ CÔNG TẮC HÀNH TRÌNH VÀ CẢM BIẾN TIỆM
CẬN ............................................................................................. 32

3.6.

KIỂM TRA CÁC BỘ PHẬN NẰM NGANG .............................. 35

Chương 4 ........................................................................................................ 37
THÔNG SỐ CỦA CÁC LOẠI NHỰA THÔNG DỤNG .............................. 37

4.1.


DANH SÁCH CÁC LOẠI NHỰA ............................................ 37

4.2.

NHỮNG VẬT LIỆU NHỰA THÍCH HỢP SỬ DỤNG TRÊN
MÁY ÉP PHUN.......................................................................... 39

4.3.

NHỮNG VẬT LIỆU NHỰA THƯỜNG DÙNG VỚI MÁY ÉP
PHUN .......................................................................................... 48

4.3.1. Nhựa nhiệt dẻo kết tinh ...................................................................... 48
4.3.2. Nhựa nhiệt dẻo không kết tinh .......................................................... 49
4.3.3. Nhựa nhiệt rắn .................................................................................... 51

4.4.

SẤY NHỰA ................................................................................. 51

4.5.

NHIỆT ĐỘ QUÁ TRÌNH ÉP, NHIỆT ĐỘ KHUÔN, HỆ SỐ
CO RÚT CỦA MỘT SỐ LOẠI NHỰA THƯỜNG DÙNG ... 53

4.6.

CÁC TÍNH CHẤT ĐẶC BIỆT CỦA CÁC LOẠI NHỰA ...... 56

4.7.


QUAN HỆ GIỮA CHẤT XƠ, SỢI THỦY TINH VÀ ĐỘ BỀN
CỦA NHỰA ................................................................................ 57

Chương 5 ........................................................................................................ 59
CHUẨN BỊ KHUÔN – GÁ KHUÔN LÊN MÁY ........................................... 59

5.1

. CHUẨN BỊ KHUÔN ................................................................ 59

5.1.1

. Các bước lắp khuôn hai tấm ............................................................ 59

5.1.2

. Các bước lắp khuôn ba tấm ............................................................. 66

5.2

. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN GÁ KHUÔN LÊN MÁY ............ 74

Chương 6 ........................................................................................................ 85
THIẾT LẬP THÔNG SỐ ÉP .......................................................................... 85

6.1.

GIỚI THIỆU MÁY ÉP VÀ CÁC CHU TRÌNH ÉP..................... 85


6.1.1

. Thời gian chu kì ép phun ................................................................. 86

6.1.2

. Chu kì ép phun .................................................................................. 86

6


6.2.

THIẾT LẬP THÔNG SỐ ÉP ....................................................... 89

6.2.1

. Nhiệt độ .............................................................................................. 90

6.2.2

6.2.3

6.2.1.1

. Tính không đồng nhất của nhiệt độ ................................... 90

6.2.1.2

. Nhiệt độ nóng chảy của nhựa (Melt temperature) ............ 90


6.2.1.3

. Ảnh hưởng của nhiệt độ trong gia công ............................ 91

6.2.1.4

. Các khuyết tật do nhiệt độ gây ra ....................................... 92

. Vận tốc ............................................................................................... 92
6.2.2.1

. Vận tốc phun ....................................................................... 92

6.2.2.2

. Vận tốc quay trục vít ........................................................... 95

6.2.2.3

. Vận tốc đóng mở khuôn ..................................................... 96

. Áp suất ............................................................................................... 96
6.2.3.1

. Áp suất trên đường ống ...................................................... 96

6.2.3.2

. Áp suất ép phun .................................................................. 96


6.2.3.3

. Áp suất duy trì (giữ) ............................................................ 96

6.2.3.4

. Áp suất kẹp khuôn .............................................................. 96

6.2.3.5

. Áp suất ngược ..................................................................... 97

6.2.4

. Khoảng đẩy........................................................................................ 97

6.2.5

. Khoảng mở và đóng khuôn .............................................................. 97

6.3.

CÁC CHẾ ĐỘ VẬN HÀNH MÁY .............................................. 98

6.3.1

. Bảng điều khiển (Control panel) ..................................................... 98
6.3.1.1


. Các phím hỗ trợ .................................................................. 99

6.3.1.2

. Điều khiển nhiệt độ đầu phun máy ép ............................. 102

6.3.1.3

. Điều khiển áp suất đóng – mở khuôn .............................. 104

6.3.1.4

. Điều khiển đẩy sản phẩm ................................................. 105

6.3.1.5

. Điều khiển di chuyển bệ máy di động .............................. 105

6.3.1.6

. Điều khiển áp suất phun và áp suất giữ .......................... 106

6.3.1.7

. Điều khiển tốc độ di chuyển của đầu phun máy ép......... 107

6.3.2

. Chế độ điều khiển tay (Manual): ................................................... 107


6.3.3

. Chế độ bán tự động (Semi-Automatic) ......................................... 112

6.3.4

. Chế độ tự động hoàn toàn (Full-Automatic): ............................... 113
7


6.3.4.1

. Chế độ tự động dùng đồng hồ thời gian (Timer-Auto): .. 113

6.3.4.2
Auto)

. Chế độ tự động dùng cảm biến quang (Photo sensors114

6.3.5

. Tín hiệu đầu vào.............................................................................. 115

6.3.6

. Tín hiệu đầu ra ................................................................................ 116

6.3.7 . Tín hiệu báo động (alarm).............................................................. 116
Chương 7 ...................................................................................................... 123
CÁCH KHẮC PHỤC CHO SẢN PHẨM ÉP BỊ LỖI ................................. 123

7.1

. SỰ CO RÚT .................................................................................... 123

7.2

. LỖI CÓ CẠNH SẮC – BAVIA (BURRS) .................................... 126

7.3

. VỆT ĐEN VÀ ĐIỂM ĐEN ............................................................. 128

7.4

. ĐƯỜNG HÀN (MELT LINE) ....................................................... 130

7.5

. BỌT KHÍ ......................................................................................... 134

7.6

. VẾT HẰN CỦA DÒNG CHẢY (FLOW TRACE) ...................... 136

7.7

. SẢN PHẨM SAI HỎNG VỀ HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC,
KHÔNG HOÀN HẢO ...................................................................... 138

7.8


. SỌC MÀU BẠC .............................................................................. 140

7.9

. DÍNH KHUÔN ................................................................................ 142

7.10

. CONG VÊNH VÀ BIẾN DẠNG.................................................... 143

7.11

. CHÁY............................................................................................... 145

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 146

8


9


MỤC LỤC BẢNG

Bảng 3.1. Thông số về các thiết bị nạp dầu ............................................. 31
Bảng 4.1. Danh sách các loại nhựa thông dụng ....................................... 37
Bảng 4.2. Nhiệt độ nóng chảy và định hình của các loại PA .................. 48
Bảng 4.3. Thông số kỹ thuật các loại nhựa dẻo kết tinh .......................... 49
Bảng 4.4. Thông số kỹ thuật các loại nhựa dẻo không kết tinh ............... 50

Bảng 4.5. Thông số kỹ thuật các loại nhựa nhiệt rắn .............................. 51
Bảng 4.6. Điều kiện sấy của các loại nhựa .............................................. 52
Bảng 6.1. Nhiệt độ xy lanh và khuôn của một số vật liệu ....................... 90
Bảng 6.2. Nhiệt độ nhựa và nhiệt độ khuôn của một số vật liệu ............. 91
Bảng 6.3. Áp suất trung bình một số loại nhựa ....................................... 97

10


11


Chương 1
QUY TẮC AN TOÀN KHI VẬN HÀNH
Mục tiêu chương 1: Giới thiệu về máy ép nhựa và quy tắc an toàn
Sau khi học xong, người học có khả năng:
1) Trình bày được các bộ phận cơ bản của máy ép nhựa
2) Giải thích được các quy tắc an toàn khi vận hành máy

1.1. NGUYÊN TẮC AN TOÀN
Vì sự an toàn chung cho những người vận hành và bảo vệ máy, đọc
các hướng dẫn hoạt động và các hướng dẫn khác một cách cẩn thận trước
khi cài đặt và vận hành máy.
1.1.1. Vận hành an toàn
(1)

Phải có kiến thức và kinh nghiệm tốt về vận hành máy ép nhựa để
điều khiển chính xác các tính năng đặc biệt của máy này và hiểu
biết rõ những rủi ro nguy hiểm có thể xảy ra.


(2)

Mặc trang phục làm việc phù hợp. Quần áo không rườm rà, luộm
thuộm; phòng tránh trường hợp bị cuốn vào khi máy đang làm việc,
gây nguy hiểm.

(3)

Chỉ vận hành máy trong điều kiện tinh thần tốt. Nghiêm cấm
trường hợp vận hành máy khi đang mệt mỏi hoặc say rượu bia.

(4)

Tập trung trong lúc vận hành máy, không nói chuyện riêng trong
quá trình máy hoạt động.

(5)

Mang giày khi làm việc trong khu vực nhà xưởng, tránh trường hợp
rò rỉ điện và bị giật.

(6)

Giữ đúng khoảng cách an toàn với máy để tránh bị kẹt hoặc va
chạm với máy.

(7)

Nghiêm cấm rời khỏi khi máy đang hoạt động, chắc chắn rằng
không xảy ra tai nạn do người khác tác động.


(8)

Trong chế độ Manual, cần cẩn thận khi mở khuôn và lấy sản phẩm.

(9)

Cẩn thận khi thêm nguyên liệu vào máy để tránh các nguy hiểm về
nhiệt từ bồn chứa nhựa.

12


1.1.2 . An toàn máy
(1)

Máy ép cần được bảo trì và sửa chữa bởi người có trình độ chuyên
môn để tránh các lỗi gây hư hỏng máy.

(2)

Bảo trì và kiểm tra máy định kỳ.

(3)

Luôn luôn giữ cho máy gọn gàng và sạch sẽ. Lấy ra và làm sạch
phần dầu thải ra; tránh không cho bất kỳ tạp chất hay bụi kẹt vào
các cơ chế truyền động của máy.

(4)


Sử dụng máy một cách hiệu quả. Không lạm dụng để tăng năng
suất; vì có thể làm giảm tuổi thọ của máy.

(5)

Nếu có phát hiện bất kỳ thiệt hại nào cho các cơ cấu cơ khí, lập tức
ngừng sử dụng thiết bị và liên hệ với các kỹ thuật viên để bảo trì máy.

(6)

Không sửa đổi các chương trình cài đặt sẵn của bộ điều khiển theo
ý muốn.

(7)

Duy trì bôi trơn định kỳ cho các bộ phận cơ khí cần thiết.

(8)

Khi xảy ra hư hỏng, không tự ý gia công chi tiết khác để thay thế
các bộ phận ban đầu.

(9)

Không sử dụng nguyên vật liệu không đúng (tức là vật liệu không
phải nhựa) cho máy ép để tránh mọi thiệt hại hoặc sai hỏng.

(10) Tắt máy sau khi sử dụng và tránh sử dụng liên tục trong một thời
gian dài.

(11) Cần cân nhắc kỹ, không sử dụng bất kỳ công cụ nguy hiểm nào
hoặc thiết bị điện nào khác gần máy ép.
(12) Không sử dụng tùy tiện các công cụ khác để tháo rời máy.
1.1.3 Môi trường làm việc an toàn
(1)

Luôn luôn giữ cho môi trường làm việc gọn gàng, sạch sẽ; tránh
lưu trữ những thứ không cần thiết, ví dụ như công cụ, nguyên liệu
ở nơi làm việc để tránh bất kỳ nguy hiểm nào có thể xảy ra.

(2)

Tránh vận hành máy này dưới điều kiện làm việc với nhiệt độ cao,
độ ẩm lớn hoặc có ánh nắng mặt trời trực tiếp.

(3)

Giữ điều kiện thông gió tốt trong khu vực làm việc.

(4)

Không cho phép bất kỳ trẻ nhỏ nào vào hoặc chơi xung quanh khu
vực làm việc.

(5)

Phải lắp đặt thiết bị chữa cháy đủ tiêu chuẩn tại khu vực làm việc.
13



(6)

Đảm bảo an toàn với tất cả các thiết bị điện. Dây nối đất kết nối với
máy phải được sắp xếp tốt.

(7)

Để các thiết bị nguy hiểm hoặc các công cụ đúng cách để tránh các
nguy cơ gặp nguy hiểm.

(8)

Làm sạch khu vực làm việc sau khi hoàn thành công việc sản xuất.

(9)

Không đặt máy tại khu làm việc chật hẹp để tránh nguy cơ tai nạn.

(10) Cần đảm bảo đủ ánh sáng tại nơi làm việc. Gắn một số dấu hiệu cảnh
báo, ví dụ "AN TOÀN LÀ TRÊN HẾT", tại khu vực làm việc để
nhắc nhở về vấn đề an toàn lao động.
1.2. CÁC BIỆN PHÁP AN TOÀN
Các máy ép nhựa được sản xuất và cung cấp dựa trên các nguyên
tắc an toàn. Tuy nhiên, vẫn có thể xảy ra nguy hiểm do sự bất cẩn của
người vận hành. Vì vậy, cần tuyệt đối tuân thủ các quy định và biện pháp
về an toàn lao động như sau:
(1)

Hiểu cách hoạt động của thiết bị:


Đảm bảo có hiểu biết chắc chắn về cách vận hành máy trước khi sử
dụng. Tuyệt đối không cố gắng để vận hành máy nếu có nguy cơ rủi ro.
(2)

Đảm bảo an toàn trên đơn vị kẹp:

Vì lý do an toàn, đơn vị kẹp của máy được khống chế bởi các cảm
biến điện và thủy lực tại hai đầu của cửa máy. Dưới chế độ Manual hay
bán- tự động, khi cánh cửa máy được mở ra, thiết bị kẹp sẽ ngừng hoạt
động.
(3)

Tuyệt đối không tự tiện tháo bỏ vỏ bảo vệ của máy:

Vỏ bảo vệ được lắp đặt trên máy để tránh nguy cơ gây thương tích
cho người vận hành do nhiệt hoặc do cơ chế truyền động trong khi hoạt
động. Vỏ bảo vệ được gỡ bỏ chỉ cho mục đích bảo trì sửa chữa. Trong điều
kiện hoạt động bình thường, không được gỡ bỏ.

Hình 1.1. Không gỡ bỏ vỏ máy
14


(4)

Không chạm vào bất kỳ cơ chế truyền động nào:

Khi máy hoạt động, các cơ chế truyền động đang chạy với một tốc
độ nhanh, chạm vào có thể sẽ gây ra tai nạn đáng tiếc.
(5)


Các cảnh báo về bảo trì khuôn:

Trước khi thực hiện việc thay thế hay bảo trì khuôn đã được lắp đặt
trên hai tấm gá của máy, nhấn nút tắt nguồn để đảm bảo rằng máy đã
ngừng hoạt động.
(6)

Thay thế khuôn:

Nếu cần phải thay thế khuôn trong khi máy đang hoạt động, tắt
nguồn của động cơ điện rồi tiến hành tháo khuôn bằng hệ thống treo (cần
cẩu, pa-lăng, ròng rọc…). Nghiêm cấm việc thay thế khuôn bằng tay để
tránh gây thiệt hại đến máy hoặc làm bị thương người vận hành. Sử dụng
pa-lăng và hệ thống thanh đỡ để tháo dỡ khuôn.

Hình 1.2. Hệ thống móc pa-lăng
(7)

Nâng khuôn

Để thay thế khuôn, chắc chắn rằng bu-lông vòng được siết chặt với
khuôn và kích thước sợi dây xích đủ lớn để tránh hiện tượng đứt dây làm
rơi khuôn gây hư hại cho khuôn.
Chắc chắn rằng bu-lông vòng đủ
cứng vững, tránh rơi khi đang
nâng khuôn

Hình 1.3. Nối xích với bu-lông vòng
15



(8)

Trước khi thay thế khuôn, đảm bảo lòng khuôn được đóng chặt.
Khuôn phải được đóng kín
hoàn toàn

Bệ khuôn cố định

Bệ khuôn di động

Hình 1.4. Đóng chặt khuôn
(9)

Chú ý đến chiều dài của ốc vít:

Sử dụng các bu-lông cố định và đòn kẹp có độ dài thích hợp để kẹp
chặt khuôn nhằm mục đích tránh hư hỏng cho khuôn bởi các sự cố khi ốc
vít siết lỏng lẻo. Khuyến khích sử dụng ốc vít có thể tùy chỉnh và đòn
kẹp cung cấp bởi nhà sản xuất.
Bệ khuôn

Bệ khuôn

Đòn kẹp
Vòng đệm

Bu-lông


Bu-lông đòn kẹp

Đòn kẹp

Hình 1.5. Hệ thống đòn kẹp
(10) Thêm vật liệu nhựa:
Không lấy nguyên liệu trực tiếp bên trong máy sấy (hoặc phễu), vì
nhựa có thể bắn ra gây thương tích cho người vận hành máy. Tránh thêm
nguyên liệu dạng que, vì khi chạy có nguy cơ làm người vận hành bị
thương do văng mảnh nóng chảy.

16


Không nhìn hoặc ngó
đầu vào phễu cấp liệu,
bộ phận sấy nhựa.

Hình 1.6. Chú ý khi cấp nhựa
(11) Phun nhựa:
Trước khi tiến hành phun nhựa, các thông số cần được đưa về 0,
sau đó, tăng tốc độ phun từ từ.

Người điều hành chú ý không để tốc độ phun
quá lớn ngay từ đầu để tránh hiện tượng nhựa
bị bắn tung ra khỏi đầu phun

Hình 1.7. Chú ý khi phun nhựa
(12) Thay thế vòi phun:
Chỉ sử dụng một cờ lê vòng để thay thế các vòi phun.

(13) Thay thế bộ phận gia nhiệt:
Trước khi thay thế bất kỳ thành phần nào của bộ phận gia nhiệt,
trước hết phải ngắt nguồn điện để tránh tai nạn do bị điện giật. Sau khi
thay thế, đảm bảo rằng tất cả các dây cảm ứng nhiệt, điện đã được kết nối
với các bộ gia nhiệt một cách chính xác để tránh tình trạng nhiệt độ cao
bất thường.
(14) Tín hiệu báo động:
Nếu có lỗi xảy ra, máy sẽ báo động bằng tín hiệu đèn, người vận
hành phải giải quyết những rắc rối ngay lập tức để tránh tình trạng máy
ngừng hoạt động.
Chuyển qua chế độ Manual và khắc phục sự cố.
17


KHẮC PHỤC SỰ CỐ NHANH NHẤT
KHI CÓ ĐÈN BÁO HIỆU

MANUAL

KHẮC PHỤC
SỰ CỐ

Hình 1.8. Khắc phục sự cố
(15) Bảo quản máy:
Nếu máy sẽ không sử dụng trong một thời gian dài, phủ kín máy
hoàn toàn với một tấm bạt nhựa hoặc tấm vải để tránh bụi bẩn xâm nhập
vào các cơ cấu chuyển động gây hư hại cho máy khi vận hành. Bên cạnh
đó, phần nước hoặc dầu nhớt làm mát còn lại trong thùng phải được làm
sạch. Ngoài ra, tất cả các nguồn năng lượng khác nên được tắt để tránh
tai nạn cháy nổ do sự cố ngắn mạch.

PHỦ BẠT KÍN MÁY KHI KHÔNG DÙNG TRONG THỜI GIAN DÀI
Dọn dẹp sạch nguyên liệu còn trong nòng

Tháo nước ra khỏi bộ phận làm mát

Tháo rời
nguồn điện

Hình 1.9. Bảo quản máy
(16) Trước khi thực hiện bảo dưỡng máy, đảm bảo rằng công tắc nguồn
chính đã được tắt để tránh tai nạn điện giật.
1.3. CÁC BỘ PHẬN BÊN NGOÀI
(1)

18

Vỏ khuôn:


Vỏ an toàn nhằm bảo vệ người vận hành tránh các tai nạn xảy ra
trong quá trình ép, đồng thời ngăn bụi bẩn xâm nhập vào hệ thống máy
móc.
(2)

Cửa an toàn trước:

Cửa an toàn phía trước sử dụng để giám sát quá trình ép. Dưới chế
độ hoạt động bán tự động, người vận hành có thể kiểm soát hoạt động
của máy bằng việc mở cửa an toàn phía trước. Trước khi bắt đầu các hoạt
động máy, đảm bảo rằng cửa an toàn phía trước được đóng kín hoàn

toàn, để máy có thể thực hiện các bước cài đặt trước có liên quan.
(3)

Cửa an toàn sau:
Cửa an toàn sau có chức năng giống như cửa an toàn trước.

(4)

Hệ thống phát hiện sản phẩm:

Sau khi một sản phẩm được ép xong và khuôn được mở ra, các
sản phẩm bị đẩy ra bởi trục đẩy và rơi xuống để tách khỏi khuôn. Với
chế độ hoạt động tự động, một bộ cảm biến quang được bố trí tại máng
dẫn sản phẩm. Sau khi các bộ cảm biến quang nhận được tín hiệu của
sản phẩm được đẩy ra thành công, máy sẽ kích hoạt chu kỳ sản xuất
tiếp theo.
(5)

Đồng hồ đo áp suất:

Các đồng hồ đo áp lực phục vụ để theo dõi các giá trị áp lực của
các hoạt động khác nhau. Có hai loại đồng hồ đo áp lực có sẵn trên máy
ép phun:

Hình 1.10. Đồng hồ đo áp suất ngược Hình 1.11. Đồng hồ đo áp suất chung
(6)

Tủ điện:
19



Tủ điện được dùng làm nơi để lắp đặt và bảo vệ cho các thiết bị
đóng cắt điện và thiết bị điều khiển và là nơi đấu nối, phân phối điện cho
công trình, đảm bảo cách ly những thiết bị mang điện với người sử dụng
điện trong quá trình vận hành.
(7)

Bảng điều khiển hoạt động:

Bảng điều khiển hoạt động sử dụng để theo dõi và kiểm soát tình trạng
máy hoạt động cũng như để thực hiện tất cả các thao tác hoạt động cần thiết.
(8)

Hệ thống thông gió:

Giúp duy trì điều kiện thông gió tốt của tủ điện để tránh thiệt hại do
vấn đề độ ẩm.
a. Buzzer: Khi chuông báo động được kích hoạt, âm thanh buzz sẽ
được tạo ra cùng một lúc để thông báo rằng máy đang có vấn đề cho người
vận hành.
b. Điều khiển âm thanh: kiểm soát âm lượng báo động

20


21


Chương 2
LẮP ĐẶT MÁY

Mục tiêu chương 2: Giới thiệu về quy trình di chuyển và lắp đặt máy
Sau khi học xong, người học có khả năng:
1) Trình bày được các yêu cầu về môi trường làm việc của máy ép nhựa
2) Giải thích được các quy tắc cần chú ý khi di chuyển và vận hành máy
2.1. MÔI TRƯỜNG LẮP ĐẶT
Trước khi cài đặt máy ép, cần phải chú ý một số vấn đề về môi
trường lắp đặt:
(1)

Trước khi lắp đặt máy cần tham khảo kích thước tổng thể của máy
để đảm bảo kích thước của máy được đặt trong môi trường làm
việc thích hợp.

(2)

Lắp đặt máy trong một khu vực an toàn và dễ dàng bảo trì để đảm
bảo an toàn cho người lao động.

(3)

Đặt máy trên một mặt bằng, sàn bê tông phẳng và cứng vững để có
thể chịu được trọng lượng lớn. Không lắp đặt máy trên mặt đất cát
hoặc không bằng phẳng.

(4)

Tránh lắp đặt máy trong môi trường làm việc tiếp xúc trực tiếp với
ánh nắng mặt trời, có nhiệt độ hoặc độ ẩm cao.

(5)


Ngoại trừ các thiết bị hỗ trợ cần thiết, không sắp xếp thiết bị điện
khác gần máy.

2.2. VẬN CHUYỂN MÁY VÀ LƯU Ý KHI VẬN CHUYỂN
2.2.1 Vận chuyển máy và cách xử lý
Có hai lỗ ở hai đầu máy để giúp nâng máy lên và vận chuyển dễ
dàng. Sử dụng móc (làm bằng thép carbon có độ bền kéo lớn hơn
68Kg/mm hoặc vật liệu bền hơn) và dây xích để thao tác.
(1)

22

Đối với máy có trọng lượng nhẹ, có thể sử dụng một pa-lăng (một
cần cẩu hoặc hệ thống cẩu) để nâng máy lên sau khi cả hai bên của
máy được thắt vững chắc, như hình minh họa:


Hình 2.1. Di chuyển máy bằng một pa-lăng
(2)

Đối với máy có trọng lượng lớn, khuyến khích nên dùng cần cẩu để
cẩu hai bên máy lên một cách cân bằng (như hình minh họa dưới).
Tuyệt đối không nhấc máy lên trong tình trạng bị nghiêng, như
hình dưới:

Hình 2.2. Di chuyển máy bằng hai pa-lăng
(3)

Nếu không có các thiết bị nêu trên, có thể sử dụng xe nâng để điều

chỉnh máy. Với phương pháp này người dùng cần phải để ý đến
điều kiện cân bằng của máy để tránh những va đập gây tổn hại đến
máy, ví dụ như thanh nâng của xe nâng có thể gây hư hại máy.

23


Hình 2.3. Dùng xe nâng để vận chuyển máy
2.2.2

Những chú ý khi vận chuyển máy
Trước khi vận chuyển máy đến một vị trí khác, cân nhắc một số lưu

ý sau:
(1)

Trước khi vận chuyển máy, chắc chắn rằng không có bộ phận nào
của máy bị tháo ra. Bảng điều khiển hoặc cabin điện phải được
đóng lại. Tất cả các bu-lông ốc vít phải được siết chắc chắn. Các
cửa an toàn phải được đóng chặt với một sợi dây chắc để tránh bị
trượt ra.

(2)

Quá trình vận chuyển máy và xử lý phải được thực hiện bởi chuyên
viên.

(3)

Trong suốt quá trình vận chuyển và xử lý, tất cả mọi người nên

đứng ở xa khoảng dịch chuyển của máy để tránh bất kỳ thương tích
nào có thể gây ra khi hạ máy xuống.

(4)

Chú ý: Đối với phương pháp cẩu máy bằng cần cẩu và dây, phần
bên ngoài máy, ví dụ: vỏ bảo vệ, cửa an toàn... nên được tháo bỏ
trước tiên để tránh thiệt hại do va đập hoặc trượt, bung ra trong quá
trình vận chuyển máy.

(5)

Khi dịch chuyển bằng pa-lăng nên đi với tốc độ chậm để tránh
nguy hiểm khi máy bị lắc mạnh.

(6)

Nếu không có điều kiện trang thiết bị như đã nói ở trên hoặc
khoảng cách dịch chuyển ngắn, có thể sử dụng dây thừng và vải để
buộc và bọc phía trên máy - tránh bất kỳ một thiệt hại nào.

(7)

Trong khi di chuyển máy, không để máy bị tác động bởi bất kỳ tác
nhân bên ngoài nào.

2.3. LẮP ĐẶT MÁY
24



Để đạt được hiệu suất sản xuất hiệu quả nhất khi sử dụng máy ép
phun thì máy cần được lắp đặt với điều kiện tốt nhất. Thông thường, máy
ép phun được lắp đặt trên các thiết bị giảm chấn hoặc hệ thống các bulông ở phần chân đế. Nếu máy được lắp đặt trên nền đất ổn định, sẽ
không có bất kỳ vấn đề rung động nào xảy ra trong suốt quá trình ép,
đảm bảo chất lượng và năng suất cao nhất. Ngoài ra, còn đảm bảo độ
chính xác và nâng cao tuổi thọ của máy. Các phương pháp lắp đặt giảm
chấn, giảm rung được mô tả ở phần sau.
2.3.1. Lắp đặt thiết bị giảm chấn (Anti-Vibration Damper)
Máy được lắp đặt thiết bị giảm chấn là để duy trì chức năng và cân
bằng theo phương ngang trước những tác động của các cơ chế cơ khí.
Điều kiện tiên quyết của việc lắp đặt thiết bị này là đặt máy ép trên bề
mặt sàn bê tông phẳng (tránh sự cố rơi xuống đất). Phương pháp này
được minh họa như hình sau:

Lắp đặt miếng giảm chấn

Lắp bu-lông

Siết ốc

Hình 2.4. Lắp đặt thiết bị giảm chấn
2.3.2. Lắp đặt nước làm mát
Điều kiện tiên quyết của việc lắp đặt hệ thống làm mát bằng nước
là kiểm tra chất lượng nước làm mát. Nước làm mát tốt hơn hết nên là
nước được lọc trước. Chu trình nên tránh sử dụng bất kỳ một loại nước
chưa lọc nào, do trên thực tế nước máy và nước ngầm có thể bao gồm rất
nhiều khoáng chất và tạp chất, có thể làm tắc đường ống dẫn nước làm
mát và các thành phần của bộ lọc sau một thời gian sử dụng nhất định
hoặc làm tăng nguy cơ gây hại đến hiệu quả của bộ làm mát bằng dầu
hay thậm chí làm hỏng nó. Do đó không khuyến khích sử dụng nước máy

hoặc nước ngầm để làm mát. Phương pháp lắp đặt: đầu tiên kết nối với
nguồn nước và điều chỉnh lưu lượng nước lớn hơn 20 lít/phút.
Hệ thống làm mát có thể chia làm ba vòng: làm mát dầu thủy lực
(hydraulic oil), làm mát khuôn (injection mold) và làm mát bộ phận gia
nhiệt (barrel set). Một vòng làm mát là để cung cấp nước cho bộ làm mát
bằng dầu còn một vòng khác là để cung cấp nước cho khuôn ép và bộ
25


phận gia nhiệt (barrel set) tương ứng, để giảm và kiểm soát nhiệt độ
khuôn, nguyên liệu thô và dầu thủy lực.
Tham khảo các mô tả sau đây về ba vòng làm mát:
(1)

Làm mát dầu thủy lực:

Cửa dầu vào

Khí

Cửa dầu ra
Chốt (đầu van)
Nước ra

Nước vào

Van
xả nước

Hình 2.5. Hệ thống làm mát dầu thủy lực

Nhiệt độ của xylanh thủy lực có thể kiểm soát trong khoảng 40 -50
C để đảm bảo độ nhớt và đặc tính tối ưu, với mục đích tăng tính thống
nhất của sản phẩm cuối cùng. Nhiệt độ của xylanh thủy lực được điều
khiển bởi bộ tản nhiệt và hệ thống làm mát đòi hỏi phải có một vòng
cung cấp nước độc lập. Phải đảm bảo tính chính xác của đầu vào và đầu
ra của nước làm mát được cung cấp, tốc độ chảy của nước làm mát có thể
không nhanh.
0

(2)

Làm mát khuôn ép:

Trong trường hợp một số loại nhựa kỹ thuật đặc biệt được sử dụng
như Nylong hay PC, khuôn ép phun nên được làm mát bằng nước để rút
ngắn quá trình ép phun và nhận được sản phẩm có chất lượng tốt nhất.
Để giảm thiểu đường ống nước làm mát, người ta kết nối các vòng nước
thông qua thiết bị gọi là manifold, không chỉ làm giảm lượng đường ống
không cần thiết, mà còn dễ dàng kiểm soát dòng chảy.
(3)

Làm mát bộ phận gia nhiệt (barrel):

Để tránh bất kỳ tác dụng nhiệt không tốt nào của nhựa nóng khi
được đưa từ barrel đến xylanh phun thủy lực, gây nên vấn đề quá nóng và
không thể cung cấp nhựa phun, sử dụng hệ thống làm mát barrel. Nhiệt
độ của vòng nước này có thể kiểm soát tùy thuộc vào thiết bị manifold.
Hệ thống nước làm mát được minh họa như hình sau:

26



×