Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

BÀI THỰC HÀNH HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU TRÊN ĐỘNG CƠ DIESEL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.59 MB, 30 trang )

Bài thực hành 1: Ôn tập

Hệ thống nhiên liệu trên động cơ diesel.
1. Sơ đồ bố trí chung hệ thống nhiên liệu trên động cơ diesel.

Hình 1: Sơ đồ bố trí chung hệ thống nhiên liệu diesel.
1. Thùng dầu; 2. Lọc sơ; 3. Bơm tiếp vận; 4. Lọc tinh; 5. Bơm cao áp;
6. Ống cao áp; 7. Vòi phun; 8. Đường dầu về; 9. Ốc xả gió.

Hình 2: Hệ thống nhiên liệu diesel sử dụng bơm cao áp rotor.
(Perkin A6-354; A4-263)
1. Thùnh dầu; 2.Bơm tiếp vận; 3. Lọc tinh; 4. Bơm cao áp; 5. Vòi phun;
6. Đường dầu cấp; 7. đường dầu về; 8. Đường ống cao áp.

1


Hình 3: Sơ đồ hệ thống nhiên liệu sử dụng kim bơm liên hợp ( Bơm vòi phun)
1. Thùng dầu; 2. Lọc sơ; 3. Bơm tiếp vận; 4. đường dầu cấp; 5. Lọc tinh; 6. Đường
nhiên liệu sạch; 7. Ống dầu đến bơm; 8. Ống dầu về; 9. Bơm vòi phun; 10. Ống dầu
về thùng.

Hình 4: Hệ thống điều khiển kim bơm liên hợp.
1. Bơm quét khí; 2. Trục cam; 3. Đệm đẩy; 4. Đũa đẩy; 5. Giá giữ kim; 6. Đòn
bẩy; 7.Ống dẫn dầu; 8. Bơm vòi phun; 9.Vít điều chỉnh; 10. Đòn điều khiển
thanh răng; 11.Thanh răng.
2


Sơ đồ hệ thống CRDI


Hình 5: Sơ đồ hệ thống nhiên liệu CRDI cơ bản.
(1)Thùng nhiên liệu; (2)Lọc sơ; (3)Bơm cấp nhiên liệu; (4)Lọc tinh; (5)Bơm cao áp;
(6)Cảm biến áp suất đường cao áp chung; (7)Đường cao áp chung(Common rail);
(8)Van giảm áp; (9) Vòi phun;(10)Van kiểm soát áp suất; (11)Bộ điều khiển điện tử
(ECU,DCU); (12)Cảm biến vị trí trục khuỷu (CKPS,ESS); (13)Cảm biến vị trí trục
cam (CMPS); (14)Cảm biến vị trí bàn đạp ga (APPS); (15)Cảm biến áp suất đường
nạp (BPS); (16)Cảm biến nhiệt độ không khí nạp (IATS); (17)Cảm biến nhiệt độ nước
làm mát (ECTS); (18)Cảm biến khối lượng không khí nạp (MAFS).
2. Cấu tạo và hoạt động của các loại bơm cao áp.
- Bơm cao áp loại dãy.
- Bơm cao áp phân phối kiểu rotor.
- Bơm cao áp phân phối kiểu piston.
- Bơm cao áp vòi phun ( Kim bơm liên hợp)
- Bơm cao áp của hệ thống common rail.

Hình 6: cấu tạo tổng quát bơm dãy.
1.Bơm tiếp vận; 2.trục bơm; 3. đệm đẩy; 4.bộ phun sớm; 5. quả tạ bộ phun sớm; 6. Lò
xo hồi vị piston; 7. Thanh răng; 8.Khâu răng; 9.Vít giữ thanh răng; 10. Xy lanh bơm;
11. Van triệt hồi; 12. Ống cao áp; 13. Ốc xả gió; Bơm tay.
3


Hình 7: Các chi tiết của bơm cao áp
1. Lò xo van triệt hồi; 2. van triệt hồi; 3. xy lanh bơm; 4. Thanh răng;
5. Vòng răng; 6. piston bơm; 7. Lò xo piston; 8. Tay chữ T đuôi piston;
9,11. Chén chận lò xo; 10. bạc xoay.

Hình 8: Cấu tạo bơm cao áp kiểu rotor

4



Hình 9: Sơ đồ cấu tạo của bơm cao áp piston phân phối(Động cơ Toyota 2L,3L)
1. Trục bơm; 2. Đường dầu từ lọc; 3. Van điềuu hoà áp suất; 4. cần ga; 5. Quả tạ điều
tốc; 6. Đường dầu về; 7. Tay đòn điều tốc; 8. Van cắt nhiên liệu; 9. Piston bơm; 10.
Đường dầu cao áp; 11. Van phân phối ( Triệt hồi); 12. Vòng phân lượng; 13.Đĩa cam;
14. Piston bộ phun sớm; 15. Con lăn; 16. Khớp nối trục; 17. Bơm tiếp vận.

Hình 10: cấu tạo bơm vòi phun loại cũ.
1. Đầu phun; 2. Kim phun; 3. lò xo kim phun; 4. Van thoát; 5. Cửa dầu dưới; 6. Vách
chận dầu; 7. Xy lanh bơm; 8. Bạc chận vòng răng; 9.Vòng răng; 10. Piston bơm; 11.
Đệm đẩy; 12. Lò xo đệm đẩy; 13. Thân bơm;14. Lọc dầu; 15.Thước răng; 16. Rãnh
vát trên; 17. Cửa dầu trên; 18. Rãnh vát dưới.
5


Hình 11: Bơm cao áp vòi phun tháo rời( Loại cải tiến)
1.Bơm vòi phun; 2.Thân bơm; 4..Khâu nối; 5. Đệm kín; 6.Vòngcản dầu; 7. Đệm đẩy;
9. Lò xo; 11. Chốt chận; 17. Piston; 18. Xy lanh; 24. Thanh răng; 25 Vòng răng; 26.
Bạc chận; 28. đầu vòi phun; 29. van cao áp; 31. Lòxo van cao áp; 32. bệ tựa lò xo;
33. Bệ van; 34. van an toàn.

6


Bài thực hành số 2:
Điều chỉnh khe hở nhiệt của sú páp trên động cơ diesel
(3xylanh, 4 xy lanh và 6 xy lanh)
Đối với động cơ 4 hay 6 xy lanh, do cấu tạo của động cơ ta có các piston đồng hành
với nhau như sau:

- Động cơ 4 xy lanh: Piston (1) và (4) đồng hành, (2) và (3) đồng hành, nghĩa là
các piston đồng hành cùng đi lên hoặc cùng đi xuống với nhau. Ví dụ : piston
(1) và (4) đi lên đến ĐCT thì lúc đó piston (2) và (3) đi xuống ĐCD. Tuy nhiên
(1) và (4) khác thì nhau, nếu piston (1) đang ở thì nén thì (4) ở thì xả…
Góc mở sớm và đóng trể của các sú páp hút và xả, khi piston ở cuối thì xả thì súpáp xả
chưa đóng mà súpáp hút đã bắt đầu mở, nghĩa là có một vị trí mà cả hai súpáp đếu mở
đó là vị trí điểm chết trên. ( Góc trùng điệp)
Lợi dụng sự đồng hành của các piston và góc trùng điệp ta dễ dàng xác vị trí của
piston và thì của piston đó. ( Phương pháp thực hành)
Tương tự động cơ 4 xylanh, động cơ 6 xy lanh cũng có các cặp piston đồng hành là:
(1) và (6); (2) và (5); (3) và (4).
1. Động cơ 4 xy lanh:
Phương pháp điều chỉnh khe hở nhiệt của các sú páp trên động cơ 4 xy lanh như sau:
Tùy theo thông số kỹ thuật của nhà sản xuất cho mà ta điều chỉnh khe hở nhiệt lúc
động cơ nguội hay nóng, nếu điều chỉnh khi nóng ta phải cho động cơ hoạt động để
đạt đến nhiệt độ vận hành 80-900 C xong mới tiến hành điều chỉnh. Nếu không có
hướng dẫn cụ thể cách điều chỉnh khe hở nhiệt của nhà sản xuất ta thực hiện theo
phương pháp 1:
- Tháo nắp đậy sú páp.
- Quay động cơ bằng tay theo chiều làm việc của động cơ ( Thông thường theo
chiều kim đồng hồ nếu nhìn từ puly trục khuỷu). Dùng cần túp nối trực tiếp vào
bulông bắt puly trục khuỷu hay dùng cây vặn vít xeo ở bánh răng khởi động
của bánh đà.)
- Quan sát hai súpáp của máy (1), khi súpáp xả chuẩn bị đóng và súpáp hút bắt
đầu mở, dừng ở vị trí này và điều chình hai sú páp của máy (4). ( Lúc này máy
(1) đang ở cuối thì xả và đầu kỳ hút hai sú páp đều mở thì ở máy (4) chắt chắn
đang ở cuối thì nén và đầu thì sinh công nên cả hai sú páp đều đóng kín.)
- Tùy theo thứ tự thì nổ của động cơ ( 1-3-4-2), ta quay tiếp ½ vòng đến khi hai
sú páp của máy (3) đều mở thì ta điều chỉnh hai sú páp của máy (2) ( Máy đồng
hành vói (3))

- Tiếp tục thực hiện cho các xy lanh còn lại.
Phương pháp 2:
- Quay động cơ cho máy (1) lên điểm chết trên ở cuối nén ( Quan sát góc trùng
điệp của các sú páp máy (4) hoặc dấu chỉ thị trên puly trục khủyu).
- Điều chỉnh các súpáp sau: Hút, xả của máy (1), Hút máy (2) và xả của (3).
- Quay động cơ một vòng và điều chỉnh 4 sú páp còn lại)
2. Động cơ 6 xy lanh: ( Thứ tự thì nổ 1-5-3-6-2-4 )
Tương tự như động cơ 4 xy lanh, quay động cơ theo chiều quay làm việc, quan sát hai
sú páp của máy (1) khi cùng mở thì chỉnh hai sú páp của máy (6).
7


Quay tiếp 1/3 vòng, quan sát hai sú páp của máy (5) khi chúng cởi nhau thì điều chỉnh
máy (2)…. Tiếp tục cho các máy còn lại.
3. Động cơ 3 xy lanh: ( Thứ tự thì nổ 1-2-3)
- Quay trục khuỷu cho piston máy (1) lên đến điểm chết trên ở cuối thì nén
bằng cách quan sát các chỉ thị ở puly trục khuỷu hay bánh đà. Điều chỉnh sú páp H1
X1, H2, X3.
- Quay động cơ thêm 1 vòng , điều chỉnh 2 sú páp còn lại là X2, H3.

-

Các số liệu tham khảo khe hở nhiệt các động cơ:
Động cơ MK Kubota L2000: Điều chỉnh lúc nguội khe hở cả 2 sú páp: 0,2 mm.
Động cơ toyota 2L, 3L: Điều chỉnh lúc nguội khe hở súpáp hút: 0,2-0,3mm;
súpáp xả: 0,4-0,5 mm
Động cơ Perkin A4- 236: Điều chỉnh nguội, cả hai súpáp: 0,3mm.
Động cơ ssangyong ( Mekong):

8



Bài thực hành số 3.
Kiểm tra áp suất cuối thì nén của một động cơ diesel. ( Compression test).
Động cơ hoạt động yếu, tiêu hao dầu nhờn lớn hay hao nhiên liệu. Ta phải kiểm tra lại
áp suất cuối thì nén của động cơ để xác định nguyên nhân hư hỏng. Tùy loại động cơ
và bộ dụng cụ đo áp suất nén ( compression tester-YF-8102) ta có thể đo compression
của động cơ tại vị trí bắt vòi phun hay tại vị trí lắp bugi xông máy. Trước khi thực hiện
việc đo compression phải đảm bảo các sú páp đã được điều chỉnh đúng khe hở nhiệt.
Thực hiện việc đo compression tuần tự theo các bước sau:
1. Khởi động và hâm nóng động cơ đến nhiệt độ vận hành từ 80-900C.
2. Tháo lọc không khí và bộ phận che chắn nếu có.
3. Ngắt nhiên liệu ở bơm cao bằng cách đặt tay ga vào vị trí tắt máy (hoặc ngắt
dây nối cuộn solenoid của van ngắt nhiên liệu ở bơm cao áp). Nới ống cao áp
từ bơm tới vòi phun.
4. Nếu đo ở vị trí lắp bugi xông, tháo tất cả các bugi xông máy ra khỏi động cơ
bằng cách:
a. Tháo các dây điện nối với bugi xông.
b. Dùng một túp dài để thao các bugi xông khỏi nắp máy.
5. Nếu đo ở vị trí lắp vòi phun, tháo tất cả vòi phun ra khỏi động cơ bằng cách:
Dùng clé tháo các ống dầu cao áp ra khỏi vòi phun
Tháo các đường ống dầu về ra khỏi vòi phun.
Tháo bulông giữ vòi phun vào nắp máy.
Dùng cần bẩy, bẩy vòi phun lên khỏi nắp máy, lấy vòi phun ra khỏi động
cơ.
6. Kiểm tra sức nén theo trình tự sau:
a. Lau sạch các lỗ bắt vòi phun hay bugi xông và chung quanh đó, thu dọn
các vật dụng chung quanh để tránh rơi vào trong xy lanh.
b. Lắp dụng cụ đo vào vị trí lắp bugi xông hay vòi phun của máy số 1.
c. Lắp đồng hồ đo áp suất vào đầu nối dụng cụ đo.

d. Mở hết bướm ga (Nếu có).
e. Quay động cơ bằng máy khởi động điện ( Thời gian từ 3-5s hay khoảng
10 vòng quay trục khuỷu là đủ) đọc và ghi lại áp suất đo được.
Chú ý:
Luôn luôn sử dụng bình accu được nạp đầy để đạt được số vòng quay
khởi động 200 vòng/phút trở lên.
Việc kiểm tra này phải được hiện nhanh càng chính xác.
f. Lần lượt thực hiện các bước từ (a) đến (c) cho các xy lanh còn lại.
Đánh giá kết quả đo:
g. Nếu áp suất của tất cả xy lanh nằm trong giới hạn cho phép, ta kết thúc
quá trình đo. ( Bộ hơi và sú páp kín tốt)
h. Nếu áp suất của xy lanh nào đó cao hơn áp suất tiêu chuẩn từ 10% trở
lên, có thể xy lanh bị đóng nhiều muội than trong buồng đốt làm giảm
thể tích buồng đốt ( Nguyên nhân do hệ thống nhiên liệu không đảm bảo
kỹ thuật). Trong trường hợp này phải làm sạch muội than trong buồng
đốt và kiểm tra lại hệ thống nhiên liệu.)
9


i. Nếu áp suất của một vài xy lanh nào đó thấp hơn giá trị cho phép thì ta
thực hiện tiếp các bước sau:
Cho một ít dầu bôi trơn động cơ ( 4 muỗng café-10cm3) vào trong xy
lanh đó bằng cách bơm qua lỗ lắp vòi phun hay lỗ lắp bugi xông và lập
lại các bước từ (a) đến (d). ( Nếu lượng dầu nhờn cho vào xy lanh quá
lớn có thể làm hư hỏng động cơ hay dụng cụ đo)
Nếu như áp suất nén của xy lanh tăng lên, thì có thể bạc séc măng của
xy lanh đó bị mòn hay hư hỏng. (Kiểm tra bạc séc măng, thay thế nếu
cần thiết.)
Nếu áp suất vẫn thấp sau khi cho dầu nhờn vào xy lanh, thì có thể do các
sú páp không kín. (Kiểm tra và sửa chữa các sú páp.)

Nếu hai xy lanh kề nhau có cùng áp suất thấp sau khi cho dầu nhờn vào
xy lanh, thì có thể đệm nắp máy không kín. ( Thay thế đệm nắp máy)
Ta lập bảng để ghi nhận kết quả đo và đánh giá kết quả như sau:
Xy lanh 1

Xy lanh 2

Xy lanh 3

Xy lanh 4

Áp suất đo lần 1
Áp suất đo lần 2 (Nếu có)
(Sau khi cho dầu nhờn vào xy lanh)
Nhận xét, đánh giá kết quả đo
Số liệu tham khảo vài loại động cơ:
Động cơ Toyota 2F, 3F: ( ε= 22.3)
Áp suất nén tiêu chuẩn: 32 kg/cm2 hay cao hơn. ( 455psi, 3.138 kPa)
Áp suất cực tiểu cho phép: 20 kg/cm2. ( 284 psi, 1.961 kPa)
Chênh lệch giữa các xy lanh không vượt quá 5 kg/cm2. (71 psi, 490 kPa)
Động cơ CRDI Nissan K9K, M9R. ( ε= 15,6)
Áp suất nén tiêu chuẩn: 26,5 kg/cm2 ( 377 psi, 2600 kPa).
Áp suất cực tiểu cho phép: 21,4 kg/cm2 ( 304 psi, 2100 kPa).
Áp suất chênh lệch giửa các xy lanh: 5,1 kg/cm2 ( 73 psi, 500 kPa).
Động cơ Sangyong ( Musso, Mekong star) ( ε= 22)
Áp suất tiêu chuẩn: 28 kg/cm2
Áp suất cực tiểu: 19 kg/cm2
Áp suất chênh lệch: 5 Kg/cm2
Động cơ máy kéo KUBOTA L2000
Áp suất tiêu chuẩn: 29-33kg/cm2 ( 2,84-3,24MP)

Áp suất cực tiểu: 23 kg/cm2 ( 2,26 MP)
Áp suất chênh lệch: < 10%* 30 kg/cm2)

10


Hình1: Sơ đồ hệ thống nhiên liệu trên MK Kubota L2000.

Hình 2: Cấu tạo và bố trí vòi phun trên động cơ

11


Hình 3: Bố trí bugi xông trên động cơ Kubota

Hình 4: Dẫn động sú páp trên MK Kubota.

12


Bài thực hành số 4:
VÒI PHUN NHIÊN LIỆU TRÊN ĐỘNG CƠ DIESEL
I. Đặc điểm hao mòn hư hỏng của vòi phun:
Vòi phun là chi tiết quan trọng trong hệ thống nhiên liệu của động cơ diesel. Chât
lượng của vòi phun quyết định đến công suất, tính kinh tế hiên liệu và tuổi thọ của
động cơ, đồng thời cũng là một chi tiết dễ hư hỏng do làm việc trong điều kiện khắc
nghiệt như nhiệt độ cao, áp suất cao, chịu ma sát và va đập liên tục đồng thời khi làm
việc các chi tiết tiếp xúc dầu diesel và làm trơn các chi tiết ma sát bằng chính dầu
diesel. Do đó chất lượng dầu diesel kém và tạp chất cơ học có trong dầu sẽ làm giảm
nhanh tuổi thọ của vòi phun.

Các hư hỏng thường gặp của vòi phun:
- Hao mòn làm giảm độ kín của mặt côn làm kín của kim và cối kim.
- Tăng khe hở giữa thân kim và cối kim.
- Hao mòn phần chốt kim và lỗ phun. Đốí với vòi phun nhiều lỗ phun có thể một vài
lỗ phun bị bít kín.
- Lò xo kim phun có thể bị giảm độ đàn hồi làm giảm áp suất phun.
Những hư hỏng trên làm cho lượng dầu về qua khe hở của vòi phun lớn làm chậm quá
trình mở của vòi phun, chất lượng phun giảm, lượng nhiên liệu phun giảm, áp suất
phun thay đổi, độ phun sương kém và góc tia phun bị sai lệch.
1. Vít nối ống dầu về
2. Ví chỉnh lực căng lò xo
3. Nắp hãm
4. lò xo
5. Thanh đẩy
6. Khe hở kim và thân vòi phun
7. Khâu nối
8. Thân kim phun
9. Mặt côn làm kín
10. Lỗ phun
11. Kim phun
12. Đường dầu cao áp
13. Thân vòi phun
14. Đệm kín
15. Khân nối ống cao áp

Hình 1: Cấu tạo vòi phun
13


Hình 2: A. Vòi phun có chốt và lỗ tia phụ; B. Vòi phun nhiều lỗ tia hở;

C. Vòi phun một lỗ tia hở

Hình 3: I.Vòi phun có chốt ngắn, A.Lúc đóng; B. Lúc mở hoàn toàn.
II.Vòi phun có chốt dài A. Lúc đóng kín; B. Lúc vừa mở; C. Lúc mở hoàn toàn.

Hình 4: Tháo rời của vòi phun trên động cơ Toyota 2L,3L.
1.Khâu nối đầu phun; 2. Bộ đôi kim phun; 3. Tấm chận; 4. Chốt áp lực
5. Lò xo; 6. Đệm điều chỉnh áp suất; 7. Thân vòi phun.
14


II. Phương pháp xác định tình trạng kim phun trên một động cơ đang hoạt động.
Một động cơ có nhiều xy lanh đang hoạt động, muốn xác định tình trạng của kim phun
trên động cơ ta thực hiện các bước sau:
Cho động cơ hoạt động ở tốc độ cầm chừng.
Dùng clé nới khâu nối ống nhiên liệu cao áp của một vòi phun. Nới từ từ cho
đến khi thấy nhiên liệu thoát ra ở khâu nối.
Lắng nghe tiếng nổ của động cơ. Nếu tiếng nổ động cơ thay đổi chứng tỏ vòi
phun đó hoạt động tốt. Nếu tiếng nổ của động cơ không thay đổi hay thay đổi
rất ít chứng tỏ vòi phun đó không làm việc hay đã hư hỏng.
Lần lượt thực hiện công việc trên với từng vòi phun một để xác định vòi phun
nào hư hỏng.
Khi xác định vòi phun nào hư hỏng , tháo vòi phun ra khỏi động cơ để tiến
hành sửa chữa.
II. Phương pháp kiểm tra vòi phun trên dụng cụ kiểm tra vòi phun. (KII-1609A)
Tuần tự thực hiện các bước sau:
1. Kiểm tra và điều chỉnh áp suất phun.
Lắp vòi phun vào dụng cụ kiểm tra.
Khóa van của đồng hồ áp suất, dùng bơm tay bơm liên tục cho đến khi nhiên
liệu phun ra ở đầu vòi phun.

Mở van của đồng hồ đo áp suất.
Bơm tay cho đến khi nhiên liệu phun ra ở đầu vòi phun, ghi nhận áp suất cao
nhất của đồng hồ áp suất khi nhiên liệu được phun.
So sánh với áp suất phun của nhà sản suất. ( Đối với loại vòi phun có đót- Sử
dụng cho động cơ có buồng đốt gián tiếp: áp suất phun thông thường từ 100130 kg/cm2. Đối với loại vòi phun nhiều lỗ tia- Sử dụng cho loại động cơ có
buồng đốt trực tiếp: áp suất từ 150-220 kg/cm2.)
Nếu áp suất cao hay thấp hơn tiêu chuẩn, ta điều chỉnh bằng các tăng hay giảm
áp lực của lò xo kim phun ( Xiết vít điều chỉnh hay thêm đệm điều chỉnh)
2. Kiểm tra vòi phun bị nhiểu dưới áp suất phun.
Ấn cần bơm tay, quan sát đồng hồ áp suất cho đến khi đồng hồ chỉ đến một áp
suất nhỏ hơn áp suất phun khoảng 10-20 kg/cm 2. Dưới áp suất này dầu không
được nhiểu ra ở đầu kim phun trong vòng 10 giây hay khâu nối giữa thân kim
và thân vòi phun.
Nếu dầu nhiểu ra ở đầu vòi phun chứng tỏ mặt côn làm kín không tốt, Phải mài
rà lại mặt côn làm kín bằng bột mài. Nếu dầu nhiểu ra ở khâu nối, phải mài rà
lại mặt phẳng lắp ghép của cối kim phun hoặc xiết khâu nối đúng lực xiết.
3. Kiểm tra kim nhiểu sau khi phun.
Khóa van của đồng hồ áp suất.
Dùng giấy thấm lau khô đầu vòi phun, dùng cần bơm tay bơm cho dầu phun ra
ở vòi phun. Kiểm tra đầu vòi phun nếu khô là tốt, nếu ướt là kim bị nhiểu do
mặt côn tiếp xúc không tốt hay kim và thân kim bị kẹt do trầy sướt hay bị bẩn.
Trong trường hợp này phải rà lại giữa kim rà thân kim bằng mở trừu.
4. Kiểm tra chất lượng tia phun.
Khóa van đồng hồ áp suất.
15


-

Dùng bơm tay với tốc độ bơm khoảng 60-80 lần /phút.

Quan sát tia phun, tia phun phải thật sương (bụi) không tạo thành vòi.
Góc phun có đúng hay không, có lỗ phun nào bị nghẹt không.

5. Kiểm tra độ kín của kim và thân kim.
- Bằng cách theo dõi thời gian rò rỉ nhiên liệu dưới một áp suất nhất định. Công
việc được thực hiện trên dụng cụ KII-11609A.
- Mở van đồng hồ áp suất.
- Dùng bơm tay bơm cho áp suất nâng lên gần áp áp phun ( -10Kg/cm2).
- Giữ cần bơm và kiểm tra giảm áp trên đồng hồ áp suất. Nếu áp suất giảm 15
kg/cm2 trong thời gian nhỏ 30 giây là đạt nếu quá thì phải thay bộ đầu vòi phun
mới.
III. Phương pháp tháo lắp và sửa chữa vòi phun.
1. Tháo vòi phun trên động cơ.
Dùng clé tháo các ống dầu cao áp ra khỏi vòi phun
Tháo các đường ống dầu về ra khỏi vòi phun.
Tháo bulông giữ vòi phun vào nắp máy.
Dùng dụng cụ chuyên dùng ( cần bẩy) bẩy vòi phun lên khỏi nắp máy, lấy vòi
phun ra khỏi động cơ.
Dùng các nút hay vải sạch bít các lổ chứa vòi phun trên nắp máy và các đường
ống nhiên liệu.
2. Tháo lắp vòi phun.
Rữa sạch bên ngoài vòi phun bằng dầu diesel, dùng bàn chải thau để làm sạch
mụi than ở đầu vòi phun, tránh va chạm đót kim vào vật cứng có thể làm hỏng
vòi phun.
Gá vòi phun vào bàn gá chuyên dùng để tháo lắp.
Tháo khâu nối đầu và thân vòi phun, lấy đầu vòi phun ra khỏi thân.
Lật ngược đầu vòi phun lên trên, tháo nắp đậy vít điều chỉnh, nới đai ốc hãm
vít điều chỉnh, tháo nắp chụp lò xo, lấy lò xo, thanh đẩy ra khỏi vòi phun.
Rữa sạch các chi tiết của vòi phun bằng dầu diesel sạch với thanh gỗ hay bàn
chải sợi đồng thau, không chạm tay vào các bề mặt làm việc.

Qua bước kiểm tra vòi phun trên bàn thử ta xác định dạng được hư hỏng của kim
phun và cách sửa chữa thích hợp như; rà lại mặt côn làm kín, rà kim phun và thân
kim, thông các lỗ phun …
1. Rữa sạch và kiểm tra vòi phun.
a. Dùng qua gỗ làm sạch muội than bám ở đầu
kim phun.

b. Dùng bàn chải thau lảm sạch muội than bên
ngoài đầu vòi phun.

16


c. Kiểm tra chốt kim phun xem có bị cháy rỗ
hay ăn mòn hóa học.
d. Kiểm tra lỗ phun, bề mặt đáy thân kim phun
có bị cháy rỗ hay ăn mòn hoá học

2.Kiểm tra khe hở lắp ghép của kim phun
a. Rữa kim phun trong dầu diesel sạch. (Không
chạm tay vào bề mặt làm việc)
b. Nghiêng thân kim 600 và kép kim phun lên
1/3 chiều dài kim.

c. Thả kim phun ra, kim phải dịch chuyển từ từ
trong thân do bản thân trọng lượng của kim.
d. Xoay thân kim sang vị trí khác và kiểm tra
lần lượt tương tự như trên.
Nếu kim không dịch chuyển nhờ trọng lượng,
phải rà lại kim và thân kim hoặc thay mới.

Sau khi sửa chữa ta lắp lại vòi phun theo trình tự ngược lại khi tháo và tiến hành
thực hiện lại các bước ở mục II.
Số liệu tham khảo.
Áp suất phun của vòi phun trên các loại động cơ:
Máy kéo MTZ , ĐC D50
130-5 kg/cm2
Máy kéo MF, ĐC Perkin D4 263
175 kg/cm2
Máy kéo Renault 551
180kg/cm2
Máy kéo Kubota L2000
150 kg/cm2
Xe tải Kamaz 5220
170-180 kg/cm2
Xe tải IFA W50L
175 kg/cm2
Xe tải Inter ĐC Perkin A6-354
175 kg/cm2
Xe Toyota Hilux ĐC 3L
150 kg/cm2
Xe Toyota Cressida ĐC 2L
150 kg/cm2

Bài thực hành số 5:

17


KIỂM TRA ĐIỀU CHỈNH MỘT BƠM CAO ÁP LOẠI THẲNG HÀNG ( PE)
TRÊN BĂNG KIỂM TRA CDTA-1 VÀ CDTA-2

I . Kiểm tra điều chỉnh bơm cao áp YTH-5 trên băng thử CDTA-2.
Bơm cao áp YTH-5 được lắp trên các loại động cơ máy kéo MTZ50/52, MTZ80/82,
IOMZ-6, T54B… Về chi tiết cấu tạo và số liệu điều chỉnh có hơi khác nhau đo số
vòng quay của động cơ khác nhau. Dưới đây chúng ta sử dụng số liệu điều chỉnh của
động cơ D50 lắp trên máy kéo MTZ 50/52. ( Đối với ô tô thì qui trình điều chỉnh đơn
giản hơn.)

Hình 1: Bộ điều tốc trên bơm cao áp YTH-5
1. Kiểm tra và điều chỉnh số vòng quay bắt đầu tác động của bộ điều tốc.
Đặt tay ga ở vị trí cực đại, tăng dần số vòng quay trục bơm lên cho đến khi thấy
tay đòn chính (2) của bộ điều hòa bắt đầu dịch chuyển cũng là lúc nó bắt đầu rời
khỏi mặt đầu của mũ vít tựa (4), đó là số vòng quay bắt đầu tác động của bộ điều
tốc. Số vòng quay này thường lớn hơn số vòng quay tiêu chuẩn của trục bơm từ
15-20 vòng/phút. Đối với máy léo MTZ 50/52 số vòng quay tiêu chuẩn là 850 v/p
thì số vòng quay tác động của bộ điều tốc là 865-870 v/p. Muốn tăng hay giảm số
vòng quay này thì chúng ta điều chỉnh vít giới hạn tay ga (13) ở bên ngoài vỏ bộ
điều tốc ( Còn được gọi là vít giới hạn số vòng quay cực đại). mỗi vòng xoay của
vít tương ứng với số vòng quay thay đổi từ 25-30 v/p. Sau khi điều chỉnh, khóa ốc
hãm lại. Nếu điều chỉnh vít (13) không có hiệu quả ta phải thay đổi lực căng của lò
xo điều tốc (7) bằng cách xoay khuyên móc lò xo để tăng hay giảm số vòng của
lòxo, một vòng của lò xo tương ứng khoảng 30v/p.
2. Kiểm tra và điều chỉnh năng lượng cung cấp ở số vòng quay tiêu chuẩn.
18


Đặt tay ga ở vị trí cực đại, cho trục bơm quay ở số vòng quay tiêu chuẩn ( 850v/p),
đo lượng nhiên liệu cung cấp ở các nhánh bơm trong thời gian một phút.
Lượng cung cấp nhiên liệu của một nhánh bơm : 61-63cm3/phút.
Nếu thấp hoặc cao hơn ta điều chỉnh lại vị trí tương đối của piston và xylanh bơm
cao áp bằng cách nới vít hãm giữa vòng răng và bạc xoay, dùng cụ có móc để dịch

chuyển bạc xoay về vị trí tăng giảm nhiên liệu. Điều chỉnh lượng cung cấp này rất
khó chính xác phải thực hiện nhiều lần mới quen dần độ dịch chuyển tương đối
của bạc xoay và lượng nhiên liệu điều chỉnh.
3. Kiểm tra lượng cung cấp không đồng đều giữa các nhánh bơm ở số vòng
quay tiêu chuẩn. ( 850 v/p).
Sau khi điều chỉnh lượng cung cấp ở số vòng quay tiêu chuẩn cho tất cả các bơm
ta kiểm tra lại chênh lệch lượng cung cấp giữa các nhánh bơm với nhau. Lượng
cung cấp không đồng đều giữa các nhánh bơm phải nhỏ hơn 3% .
4. Kiểm tra và điều chỉnh góc bắt đầu cung cấp nhiên liệu trước điểm chết
trên của trục cam.
Lắp một ống thủy tinh có đường kính trong khoảng 1-2mm vào nhánh bơm thứ
nhất, quay trục bơm bằng tay theo một chiều nhất định, quan sát ống thủy tinh khi
nhiên liệu bắt đầu cung cấp thì dừng lại và ghi nhận vị trí này trên đĩa chia độ trên
mâm dẫn động. Tương tự quay trục bơm theo chiều ngược lại, khi nhiên liệu bắt
đầu cung cấp thì dừng lại và ghi nhận vị trí thứ hai này trên đĩa chia độ. Vì cam
của bơm này đối xứng nên ta chia đôi góc xác định giữa vị trí 1 và 2 ta được góc
bắt đầu cung cấp trước điểm chết trên của cam. Ở bơm YTH-5 góc này là 57- 1 0 .
Nếu sai lệch thì điều chỉnh lại bằng cách nới ốc hãm trên đệm đẩy và điều chỉnh
vít điều chỉnh sau đó xiết lại ốc hãm ( vặn vít điều chỉnh ra làm tăng góc cung cấp,
xiết vào giảm góc cung cấp).
Sau khi điều chỉnh góc này cần kiểm tra lại hành trình dự trữ của piston bằng cách
quay cốt cam lên điểm chết trên, dùng cây vặn vít dẹp bẩy piston lên và dùng
thước lá đo khe hở giữa đuôi piston và con đội, khe hở này không được nhỏ hơn
0,3mm.
Đối các nhánh bơm còn lại có thể kiểm tra góc cung cấp bằng cách sử dụng đèn
hoạt nghiệm trên băng thử để xác định góc này và so sánh với nhánh thứ nhất. Vì
có 4 nhánh bơm nên các nhánh khác sai lệch với nhánh thứ nhất một góc là 90 0,
1800 và 2700. Nếu sai lệch , ta thực hiện điều chỉnh như nhánh thứ nhất.
5. Kiểm tra lượng cung cấp ở số vòng quay chạy không. ( 850+60 v/p)
Số vòng quay chạy không thường cao hơn số vòng quay tiêu chuẩn khoảng 60v/p.

Cho trục bơm quay ở số vòng quay 910 v/p, đo lượng nhiên liệu cung cấp cho các
nhánh bơm. Lượng nhiên liệu cung cấp phải nhỏ hơn 25 cm3/phút.
6. Kiểm tra độ cung cấp không đồng đều của các nhánh bơm ở số vòng quay
chạy không ( 910 vòng/phút).
Độ cung cấp không đồng đều giữa các nhánh bơm không quá 30%.
7. Kiểm tra và điều chỉnh số vòng quay cắt nhiên liệu hoàn toàn.
Trên bơm cao áp thông thường khi ta điều chỉnh chính xác số vòng quay bắt đầu
tác động của bộ điều hòa thì số vòng quay cắt nhiên liệu hoàn toàn thường nằm
19


trong giới hạn cho phép. Số vòng quay cắt nhiên liệu hoàn toàn thường cao hơn số
vòng quay tiêu chuẩn 110 v/p ( 850+110 v/p). Cho trục bơm quay ở tốc độ 960 v/p
thì nhiên iệu phải cắt hoàn toàn nếu không đúng phải điều kiểm tra lại số vòng
quay bắt đầu tác động của bộ điều hoà.
II. Kiểm tra và điều chỉnh bơm cao áp 4TH-8,5*10 trên băng thử CDTA-1.
Bơm cao áp 4TH-8,5*10 được lắp trên động cơ máy kéo DT75 có số vòng quay
tiên chuẩn là 850 v/p.

Hình : Cấu tạo bơm cao áp 4TH-8,5*10
1. Kiểm tra và điều chỉnh hành trình tay thước ( Độ dịch chuyển tối đa của tay
thước nhiên liệu).
Hành trình tay thuớc được xác định bằng khoảng cách từ mặt bích của bơm đến
mặt bên trái của đưôi nhánh bơm thứ nhất khi thước được đẩy đến vị trí tận cùng.
20


Khoảng cách này bằng 50mm, nếu nhỏ hơn ta điều chỉnh lại bằng cách nới vít điều
chỉnh ở đầu trên nỉa bộ điều tốc.
2. Kiểm tra và điều chỉnh số vòng quay bắt đầu tác động của bộ điều tốc.

(865-870 v/p)
Giữ tay ga ở vị trí cực đại, trục bơm ở tố độ thấp. Lúc này vít trên của nĩa bộ điều
tốc tì vào mặt vát xiên của trục làm giàu. Tăng dần số vòng quay của trục bơm và
xác định thời điểm vít rời khỏi mặt vát xiên. Để xác định cính xác ta đặt một
miếng giấy giữa đầu mặt vít và tấm vát. Tăng dần số vòng quay cho đến khi ta rút
được tấm giấy ra khỏi mặt vát đó là thời điểm bắt đầu tác động của bộ điều hòa.
Muốn thay đổi số vòng quay này ta tăng hoặc giảm số đệm ở vít giới hạn tay ga
bên ngoài bộ điều tốc. Nếu thay đổi đệm giới hạn này mà không hiệu quả ta phải
thay đổi lực căng của lò xo điều tốc bằng cách thay đổi số đệm đặt dưới lò xo
chính. Thay đổi một đệm dưới lò xo sẽ thay đổi số vòng quay 30v/p. thay đổi một
đệm dưới loxo ngoài sẽ thay đổi số vòng quay khoảng 10 v/p. Tăng số đệm dưới lò
xo ngoài sẽ làm tăng số vòng quay ngắt bộ làm giàu. Khi bộ điều tốc không làm
việc thì hành trình tự do của lò xo trong từ 3-4 mm.
3. Kiểm tra và điều chỉnh lượng cung cấp của các nhánh bơm và độ không
đồng đều giữa các nhánh bơm.
Giữ tay ga ở vị trí cực đại và trục bơm quay ở số vòng quay tiêu chuẩn là 850 v/p,
đo lượng cung cấp của các nhánh bơm trong thời gian một phút. Lượng cung cấp
phải là 83+1 cm3/p. Nếu không đúng ta điều chỉnh bằng cách dịch chuyển đuôi
piston trên tay thước. Nếu dịch về trước thì tăng nhiên liệu ngược lại giảm nhiên
liệu.
Độ không đồng điều của các nhánh bơm là 3% .
4. Kiểm tra và điều chỉnh góc bắt đầu cung cấp nhiên liệu của các nhánh
bơm.
Ta lấy nhánh thứ nhất làm chuẩn để điều chỉnh các nhánh khác. Trước hết quay
trục cam của nhánh thứ nhất lên điểm chết trên, Kiểm tra hành trình dự trữ của
piston bằng cách dùng cây vặn vít bẩy vào đuôi piston, hành trình dự trữ không
dưới 0,3 mm. Dùng đèn hoạt nghiệm trên băng thử để kiểm tra các nhánh bơm còn
lại. Dùng đĩa chia độ trên mâm dẫn động để xác định góc cung cấp của các nhánh
cònh lại và phải cách nhánh thứ nhất 90,180,270 0 Nếu có sai lệch so với nhánh thứ
nhất ta điều chỉnh lại bằng cách xoay vít điều chỉnh ở con đội., xoay 1/6 vòng sẽ

thay đổi góc phun khoảng 10 .
5. Kiểm tra và điều chỉnh số vòng quay ngắt nhiên liệu hoàn toàn.
Giữ tay ga ở vị trí cực đại, tăng dần số vòng quay trục bơm cho đến khi nhiên liệu
ngừng phun ở tất cả vòi phun. Số vòng quay ngắt nhiên liệu hoàn toàn là 950960v/p. Nếu chi điều chỉnh đúng số vòng quay bắt đầu tác động của bộ điều tốc thì
số vòng quay ngắt nhiên liệu hoàn toàn thường không sai lệch.
6. Điều chỉnh vít giới hạn tay ga.
Điều chỉnh vít giới hạn tay ga sao cho khi đẩy ta ga chạm vào vít giới hạn thì nhiên
liệu ngừng cung cấp.
21


7. Điều chỉnh vít tựa cứng.(Vít an toàn)
Vít này nằm ở phía dưới sau nắp bộ điều tốc. Điều chỉnh bằng cách cho bơm hoạt
động ở số vòng quay tiêu chuẩn, vặn vít vào cho đến khi chạm vào nĩa bộ điều tốc
sau đó vặn ra trừ 2-2,5 vòng rồi hãm chặt.
8. Điều chỉnh số vòng quay tự động ngắt của bộ làm giàu.
Khi nâng số vòng quay của trục bơm lên đến 350-550 v/p thì bộ phận làm giàu
phải trả về vị trí bình thường. Nếu bộ phận làm giàu không trả về, ta phải kiểm tra
xem trục của nó có bị kẹt không, lòxo trả về và đệm chắn dầu còn tốt không. Trong
trường hợp tất cả đều còn tốt ta phải điều chỉnh đệm ở lò xo ngoài bộ điều tốc sau
đó phải điều chỉnh lại số vòng quay bắt đầu tác động của bộ điều tốc.

22


Bài thực hành số 6:
Bơm cao áp CAV/DPA và ROOSA MASTER ( Bơm cao áp kiểu rotor)
I. Bơm cao áp CAV/DPA .
Sơ đồ hệ thống cung cấp.


Hình 1: Sơ đồ hệ thống cung cấp nhiên liệu trên động cơ Perkin 354-6
1. Thùng nhiên liệu; 2. Bơm cấp nhiên liệu; 3. Bầu lọc tinh; 4. Bơm cao áp; 5. các vòi
phun; 6. Đường ống dầu áp suất thấp; 7. Đường ống cao áp; Đường dầu về.

Hình 2: Cấu tạo bơm cao áp CAV/DPA có điều tốc thủy lực.
1. Vít điều chỉnh cầm chừng; 2. Bộ điều tốc thủy lực; 3. Cần ga; 4. Cốt bơm; 5. Piston
bơm cao áp; 6. Vòng cam; 6.Bộ phun sớm tự động; 8. Đường cao áp; 9. Cánh bơm
tiếp vận; 10. Piston điều áp; 11. Xy lanh điều áp; 12.Lưới lọc; 14. Đường dầu vào;
15. Rotor; 16. Đầu phân phối; 17. Van định lượng; 18. Đường dầu về.
23


Hình 3: Sơ đồ nguyên lý làm việc của bơm cao áp rotor có bộ điều tốc thủy lực.
1. Cần ga; 2. stator bơm tiếp vận; 3. Piston van điều áp; 4. Bộ điều áp; 5. Mạch dầu
cao áp; 6. Rotor bơm; 7. Vòi Phun; 8-11.Mạch dầu nạp; 9. Piston bơm; 10. trục dẫn
động; 12. Đường dầu về; 13. Thùng dầu; 14. Bơm cấp; 15.lưới lọc dầu.

Hình 4: cấu tạo van điều áp.

24


Hình 5: Cấu tạo rotor bơm cao áp.
1. Vít; 2. Bích nối trục bơm; 3-4. Tấm giới hạn hành trình piston;
5. Rotor; 6. Dầu phân phối; 7. Piston bơm; 8. gối đệm-con lăn.

Hình 6: Bộ phun sớm tự động.
1. Vòng cam; 2. Thân bơm; 3. Đầu dẫn hướng; 4. Vít; 5. Lò xo;
7. Piston; 8. Mạch dầu điều khiển; 9. Thân bộ phun sớm.


25


×