Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

ĐỀ THI SINH LÝ SỐ 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (42.56 KB, 6 trang )

ĐỀ THI SINH LÝ SỐ 5
I.Phần đúng/sai (Làm đúng tất cả 4 ý được 4 điểm, sai từ 1 ý trở lên không tính điểm):
Về trao đổi khí ở màng hô hấp:
Câu 1:Điều kiện cho khí trao đổi liên tục qua màng hô hấp là không khí phế nang phải
thường xuyên đổi mới.
A.Đúng

B.Sai.

Câu 2:Khi lao động sự khuếch tán khí qua màng hô hấp tăng thêm là do mở thêm số mao
mạch phổi:
A.Đúng

B.Sai.

Câu 3:Hệ số khuếch tán của O2 lớn hơn CO:
A.Đúng

B.Sai.

Câu 4:Các khí qua màng hô hấp bằng cơ chế khuếch tán đơn thuần:
A.Đúng

B.Sai.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phân ly HbO2:
Câu 1:Phân áp CO2 tăng làm tăng phân ly
A.Đúng

B.Sai.


Câu 2:Nhiệt độ máu tăng làm giảm phân ly:
A.Đúng

B.Sai.

Câu 3:pH máu giảm làm tăng phân ly:
A.Đúng

B.Sai.

Câu 4:Nồng độ 2,3 DPG không ảnh hưởng:
A.Đúng

B.Sai.

Về hoạt động của trung tâm hô hấp:
Câu 1:Trung tâm hít vào tự động phát xung đều đặn, nhịp nhàng:
A.Đúng

B.Sai.

Câu 2:Xung động gây động tác hít vào tăng dần:
A.Đúng

B.Sai.


Câu 3:Trung tâm điều chỉnh luôn kích thích trung tâm hít vào:
A.Đúng


B.Sai.

Câu 4:Vùng nhạy cảm hóa học luôn ức chế trung tâm hít vào:
A.Đúng

B.Sai.

Về màng hô hấp:
Câu 1:Thành của phế nang và thành mao mạch quanh phế nang tạo ra màng hô hấp:
A.Đúng

B.Sai.

Câu 2:Diện tích màng hô hấp trong trung bình khoảng 70m2:
A.Đúng

B.Sai.

Câu 3:Chất surfactant có tác dụng giữ cho các phế nang nhỏ không bị xẹp lại:
A.Đúng

B.Sai.

Câu 4:Chiều dày trung bình vào khoảng 0,6 micromet:
A.Đúng

B.Sai.

Về dịch tiêu hóa:
Câu 1: Amylase nước bọt có tác dụng thủy phân tinh bột sống, chin thành maltose:

A.Đúng

B.Sai.

Câu 2: Nước bọt được bài tiết trong cả ngày:
A.Đúng

B.Sai.

Câu 3: Dịch tiêu hóa không thể tiêu hóa được tất cả cellulose trong bữa ăn:
A.Đúng

B.Sai.

Câu 4:Dây X tham gia bài tiết tất cả các dịch tiêu hóa:
A.Đúng

B.Sai.

II. Phần MCQ (Chọn 1 đáp án đúng nhất):
Câu 1: Hormon chủ yếu kích thích tụy bài tiết nhiều bicarbonate:
A.CCK
B.Secretin


C.Gastrin.
D.Acetylcholin
Câu 2:Ở pH bằng 4, trong dịch vị:
A.Pepsin hoạt động, lipase không hoạt động
B.Pepsin và lipase cùng hoạt động.

C.Pepsin và lipase cùng không hoạt động
D.Lipase hoạt động, pepsin không hoạt động.
Câu 3: Hormon vỏ thượng thận …a…sự hấp thu lipid vào hệ mạch cửa trong khi…b…sự hấp thu
acid béo mạch ngắn 6-12C. Điền vào chỗ trống a,b lần lượt là:
A.tăng, tăng

B.không ảnh hưởng, không ảnh hưởng

C.tăng, không ảnh hưởng

D.Không có đáp án đúng

Câu 4: Enzym nào sau đây không xuất hiện ở diềm bàn chải TBBM ruột:
A. Maltase.
B. Tripeptidase.
C. Succrase.
D. Aminopolypeptidase
E. Lipase
Câu 5:Tỉ lệ hấp thu lipid tại ống tiêu hóa dưới dạng CM là:
A. 50%-60%
C. 70-80%

B. 60-70%
D. 80-90%

Câu 6: Cho các ý sau về hấp thu mỡ:
1.
2.
3.
4.

5.
6.
7.
8.

Cắt dạ dày không ảnh hưởng đến hấp thu mỡ.
Viêm tụy mạn làm giảm hấp thu mỡ.
Ăn một lưỡng mỡ vừa phải trên 95% mỡ tiêu hóa sẽ được hấp thu.
CM ra khỏi tế bào thành ruột qua màng đáy bên theo cơ chế xuất bào vào ống bạch
huyết trung tâm.
Acid béo mạch ngắn (6-12C) không tham gia quá trình tái tạo triglyceride trong mạng
nội bào tương của tế bào hấp thu.
Tại đại tràng không có sự hấp thu chất béo.
Mixen muối mật có vai trò vận chuyển monoglycerid và acid béo đến diềm bàn chải
của tế bào biểu mô ruột
Nếu không có muối mật trong ruột non thì trên 40% lipid bị mất theo phân


Số câu không đúng:
A. 1

B. 3

C. 2

D. 4

Câu 7: Về bài tiết dịch tụy:
1. Giai đoạn đầu: các kích thích bài tiết dịch tụy thông qua sợi cholinergic của dây X,
dịch tụy giai đoạn này chứa nhiều enzyme và chiếm 10% dịch tụy toàn bữa ăn.

2. Giai đoạn dạ dày: sự căng của dạ dày khởi động phản xạ dài dây X-dây X kích thich
cả tế bào nang và tế bào ống bài tiết. Lượng bicarbonate nhiều hơn lượng enzyme.
3. Dịch tụy ở giai đoạn dạ dày chiếm 5-10% lượng tụy toàn bữa ăn.
4. Giai đoạn ruột: lượng dịch nhiều nhất và có 3 cơ chế tham gia bài tiết dịch tụy.
Các câu đúng:
A.1,2.
B.2,3.
C.3,4
D.1,4
Câu 8: Về quá trình tạo HCl:
A. H+ bài tiết vào lòng kênh theo cơ chế vận chuyển tích cực nguyên phát.
B. Cl- vận chuyển tích cực vào lòng kênh.
C. HCO3- khuếch tán từ tế bào viền vào máu.
D. Gastrin và acetylcholine khi không có Histamin thì không có vai trò trong bài tiết HCl.
Câu 9: Về hấp thu glucid và protein tại ruột (chọn nhiều đáp án đúng):
A. Tất cả các monosacarid trong ruột non được hấp thu hoàn toàn theo 2 cơ chế vận
chuyển tích cực thứ phát và vận chuyển thụ động.
B. Các tripeptid, dipeptide vận chuyển vào trong tế bào ruột theo cơ chế đồng vận chuyển
cùng với H+
C. Các acid amin hấp thu nhanh hơn các peptid vì có 6 loại chất mang khác nhau trên trên
diềm bàn chải để vc 6 loại a.a tương ứng vào tế bào theo cơ chế đồng vc với Na+.
D. Khoảng 15% protein trong thức ăn sẽ xuống ruột già và được vi khuẩn tiêu hóa 1
phần. phần còn lại được bài tiết theo phân
Câu 10: Sự tiết insulin sau 1 bữa ăn giàu carbohydrat được kích thích mạnh bởi:
A.CCK (Cholescystokinin)


B.Gastrin
C.GLP-1(Glucagon like polypeptide)
D.VIP (Vasoactive intestinal peptid)

Câu 11: Về hoạt động cơ học của ruột non (chọn các đáp án đúng):
A.Được chi phổi bởi đám rối thần kinh nội tại của ruột.
B.Kích thích thần kinh giao cảm làm tăng nhu động ruột.
C.Kích thích thần kinh PGC làm giảm nhu động ruột.
D.Thức ăn chứa trong ruột làm hoạt động cơ học của ruột.
E.Motilium làm tăng hoạt động cơ học của ruột.
Câu 12: Về hoạt động cơ học của dạ dày (chọn các đáp án đúng)
A.Thức ăn xuống đến cuối thực quản nhờ phản xạ ruột tâm vị mở ra.
B.Khi pH thức ăn trong dạ dày giảm thấp thì tâm vị đóng lại.
C.Khi dạ dày không có thức ăn dạ dày vẫn có những co bóp yếu.
D.Khi có cảm giác đói thì co bóp của dạ dày tăng lên.
E.Ngoài bữa ăn môn vị luôn đóng.
III) Điền từ vào chỗ trống:
Điền tên các enzyme vào chỗ trống:
1………………..: thủy phân peptid thành tripeptid, dipeptide, acid amin.
2………………..: thủy phân maltose, maltotriose thành glucose.
3………………..: thủy phân tạo fructose.
4………………..: tiêu hóa tinh bột tại dạ dày.
5………………..: tiêu hóa collagen.
Điền cơ chế hấp thu các chất tại ruột non:
1. Glucose được vận chuyển vào tế bào biểu mô ruột bằng cơ chế……………và vào máu
bằng cơ chế.
2. Monoglycerid được vận chuyển vào tế bào biểu mô ruột bằng cơ chế…………và vào
máu bằng cơ chế……….dưới dạng………..
3. Fructose vào tế bào biểu mô ruột bằng cơ chế……………..và vào máu bằng cơ
chế…………..





Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×