Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

NHIỄM KHUẨN BÀN TAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.2 KB, 6 trang )

NHIỄM KHUẨN BÀN TAY
đi để trở về (soobin hoàng sơn)
I. ĐẠI CƯƠNG
• Nhiễm khuẩn bàn tay bao gồm những nhiễm khuẩn của các tổ chức cấu tạo nên bàn và ngón tay.
• Thường gây ra những biến chứng nặng, phức tạp, dẫn đến tàn phế chi thể.
• Cần chẩn đoán sớm, xử lý đúng và kịp thời.
• Các loại nhiễm trùng bàn tay
o Chín mé: là loại tổn thương thường gặp và nhẹ nhất, có thể chín mé nông – có thể sâu
o Viêm tấy sâu kẽ ngón
o Viêm các khoang bàn tay: khoang giữa, ô mô cái, ô mô út
o Viêm mủ bao hoạt dịch gân gấp các ngón, hoạt dịch quay trụ
1. Nguyên nhân
• Thường do các vết thương trực tiếp, vết thương chọc, mảnh thủy tinh, kim đâm,..
• Thường gặp nhất là tụ cầu vàng. Các vi khuẩn khác ít gặp hơn.
• Nhiễm khuẩn yếm khí là một nhiễm trùng nặng không chỉ đối với bàn tay mà còn đe dọa tính


mạng người bệnh.
Đường vào của vi khuẩn đa số là do VT trực tiếp: vết sây sát da, vết rách da, dị vật đâm vào



tay…
Cần chú ý tình trạng nhiễm khuẩn bàn tay xảy ra ở bệnh nhân có sức đề kháng kém: nhiễm
khuẩn nặng, có thể do nhiều loại vi khuẩn gây nên.

2. Nguyên tắc chẩn đoán
• Phải khu trú được vị trí thương tổn. Xác định đường vào của vi khuẩn.
• Chẩn đoán loại thương tổn: chín mé, viêm mủ quanh móng, viêm mủ dưới móng, viêm mủ khớp,




viêm bao hoạt dịch gân…
Cấy vi khuẩn và làm kháng sinh đồ để điều trị.
Phát hiện, kiểm soát và điều trị bệnh lý nền của người bệnh.

3. Nguyên tắc điều trị
• Điều trị tại chỗ + toàn thân.
• Khi ổ nhiễm khuẩn chưa hóa mủ:
o Bất động tay ở tư thế cơ năng, treo cao.
o Dùng kháng sinh toàn thân để khu trú ổ viêm nhiễm
o Theo dõi diễn biến của nhiễm khuẩn dựa vào lâm sàng và xét nghiệm, thường khỏi sau 7•





10 ngày
Khi ổ nhiễm khuẩn đã hóa mủ:
o Dẫn lưu ổ mủ
o Cắt lọc tổ chức hoại tử
o Làm xét nghiệm vi sinh, kháng sinh đồ
Chọn phương pháp vô cảm
o Tốt nhất là gây mê toàn thân, gây tê đám rối thần kinh cánh tay
o Nhiễm trùng bàn tay cấm gây tê tại chỗ - gây lan tràn nhiễm khuẩn
Đường rạch không chéo qua các nếp gấp tự nhiên của bàn tay và ngón tay
Đặt garo tốt nhất là garo hơi, phải đặt cao phía cánh tay, không dồn máu về vì vi khuẩn sẽ lan
rộng


II. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU BÀN TAY

• Da mu tay có lông và tuyến bã, da gan tay không có lông và tuyến bã.
• Da gan tay dày, có nhiều vách xơ nên viêm mủ khó thoát ra ngoài mà hay phá vào sâu.
• Da bàn tay có nhiều thụ thể thần kinh nên khi bị nhiễm khuẩn bệnh nhân thường rất đau
• Gan tay có 2 lớp cân: cân nông và cân sâu, chúng nhập với nhau làm 1 ở ô mô út và ô mô cái.


Giữa 2 lớp cân là gân gấp nông và sâu các ngón.
Bao hoạt dịch gân gấp ngón 2,3,4 có các túi cùng nằm ở khớp bàn ngón. Bao hoạt dịch gân gấp
ngón 1 và ngón 5 kéo dài lên khớp cổ tay. Nhiễm khuẩn bao hoạt dịch dễ lan rộng.

III. CHÍN MÉ
• Là áp xe nằm ở búp ngón tay, búp ngón có nhiều vách xơ chia thành các khoang nhỏ rất chắc =>


khi có abscess thì đau nhức nhiều, đau nhói theo nhịp tim, làm mất ngủ.
Các loại chín mé
o Chín mé nông (chín mé đỏ ửng và chín mé nốt phỏng)
 Chín mé đỏ ửng
– Đỏ ửng trên mặt da, đau ở đầu ngón => giống chín mé sâu
– Điều trị: đắp gạc ấm, bất động, kháng sinh
 Chín mé nốt phỏng
– Là một nốt phỏng có mủ ở đầu ngón, thường bên cạnh ngón
– Điều trị: trích rạch dẫn lưu mủ, kháng sinh, thay băng hàng ngày
– Xu hướng ăn sâu vào gân và xương
o Chín mé sâu:
 Lâm sàng
– Sưng to, nề, đỏ, ấn đau
– Đau khi hạm vào đầu ngón tay
– Hạn chế gấp duỗi đốt xa do đau
– Gặp ở ngón cái và ngón trỏ

– xu hướng ăn vào cả xương,gân.
 Điều trị
– Chẩn đoán sớm (trước 48h): bất chườm ấm, động bàn tay tốt, kháng sinh
– Khi tạo thành ổ abces – rạch tháo mủ với
+ Tránh tổn thương thần kinh và mạch máu
+ Tránh sẹo xấu, đau vì búp ngón dễ va chạm khi cầm nắm
+ cách rạch
 garo tốt nhất cánh tay (khi chín mé sâu),có thể gốc ngón





(chín mé nông)
đường rạch thường ở 2 bên ngón ,mở hết các khoang, rạch

hết vách xơ
 cắt lọc hoại tử,rửa oxy già
 dluu bằng gạc bấc,rút sau 48h, hở da hoàn toàn.
Chú ý: chín mé sâu có thể hình thành áp xe kiểu khuyu áo(???)

Biến chứng của chin mé:
o Viêm xương:
 Hay gặp ở đốt 3 – do ổ abces vỡ vào màng xương


 Xương đốt 3 bị phá hủy thành xương chết, tạo hốc mủ rò ra phía trước búp ngón
o Viêm khớp: liên đốt ngón
o Viêm hoạt dịch: do mủ tràn vào bao khớp
o Hoại tử búp ngón: chím mé không thoát được mủ, các mạch máu ngón tay bị tắc

IV. VIÊM MỦ QUANH MÓNG VÀ CẠNH MÓNG
• Nguyên nhân
o Đa số do tụ cầu vàng, một số do virus hoặc nấm
o Thường do xước măng rô hoặc móng quặp hoặc vệ sinh kém
o ngay cạnh móng,tấy đổ,rất đau
• Điều trị:
o Khi chưa hóa mủ: đắp gạc cồn 70độ , kháng sinh toàn thân
o Khi đã hóa mủ: gây tê, đặt garo gốc ngón, rạch tháo mủ, cắt bỏ phần mềm phủ lên gốc
móng, có thể cắt 1 phần móng để dẫn lưu mủ, chú ý bảo vệ giường móng. Sau mổ băng
gạc tẩm muối sinh lý hay cồn 70 trong 2-3 ngày

V. VIÊM MỦ DƯỚI MÓNG
• Nguyên nhân:do dằm đâm vào vùng đầu ngón tay, đâm vào dưới móng
• Mủ đọng ở dưới móng, làm móng bị tách ra khỏi giường móng
• Điều trị: cắt một phần móng, dẫn lưu mủ, chú ý bảo vệ giường móng, rễ móng để mọc lại
VI. VIÊM TẤY SÂU KẼ NGÓN
• Nguyên nhân
o Do vết thương trực tiếp
o Do viêm tấy tổ chức dưới da đốt 1 ngón tay, nứt nẻ ở giữa kẽ các ngón tay
o Phần lớn do tụ cầu vàng gây lên
• Lâm sàng:
o Sưng đau, tấy đỏ kẽ ngón tay
o Các ngón tay dạng rộng hình càng cua
o Da vùng mu tay sưng nề (vì da ở đây mỏng), nhưng cũng cần chú ý ổ viêm phía gan tay


(sưng nề ít hơn)
Điều trị:
o Trích rạch (ko đc rạch vào kẽ ngón, phải rạch dọc trước-sau tạo 2 vết thông nhau để dẫn
lưu mủ.)

o nẹp cố định bàn tay, chăm sóc vết thương phần mềm
o Kháng sinh toàn thân theo kháng sinh đồ


VII.







VIÊM KHOANG GIỮA GAN TAY
Có 2 khoang gan tay:
o Khoang nông nằm ở trước gân
o Khoang sau nằm ở sau gân.
Nguyên nhân:
o Do nhiễm khuẩn vết thương trực tiếp
o Do viêm bao hoạt dịch gân gấp các ngón 3 – 4 – 5
o Do áp xe từ nơi khác lan qua ống cổ tay xâm nhập vào.
Lâm sàng:
o Toàn thân có hội chứng nhiễm trùng rõ
o Sưng đau, tấy đỏ ở gan tay
o Hạn chế vận động các ngón tay (2,3,4).
Điều trị
o Đặt ga rô ở gốc chi.
o Dẫn lưu mủ theo khoang bị áp xe.
o Rạch da theo nếp gấp của da ở gan tay, tránh làm tổn thương gân, mạch, thần kinh.
o Rút dẫn lưu mủ sau 48 giờ
o Sau mổ bất động tay ở tư thế cơ năng.

o Điều trị sau mổ bao gồm chăm sóc vết thương, kháng sinh toàn thân và điều trị bệnh lý
nền.

VIII.





VIÊM KHOANG MÔ CÁI
Nguyên nhân:
o Do nhiễm khuẩn vết thương mô cái
o Do viêm mủ bao hoạt dịch gân gấp ngón 1 vỡ
o Do viêm tấy phần mềm dưới da mô cái.
Lâm sàng:
o Đau, sưng tấy đỏ ô mô cái.
o Khi đã thành ổ abces thì ấn vào vùng này thấy bùng nhùng mủ
Điều trị:
o Rạch dẫn lưu mủ theo 2 đường: gan tay và mu tay.
o Đặt ống dẫn lưu (đường kính 16), rửa liên tục với nước muối sinh lý trong 48h (1000ml)
o Sau mổ bất động bàn tay ở tư thế cơ năng.
o Rút dấn lưu sau 48 giờ
o Kháng sinh toàn thân

IX. VIÊM MỦ BAO HOẠT DỊCH GÂN GẤP NGÓN TAY
• Nguyên nhân:
o Do nhiễm khuẩn vết thương trực tiếp
 Nếu vết thương ngay từ đầu được xử lý (công 70*, rửa,…) thì ít khi nhiễm khuẩn
 Khi đã viêm mủ bao hoạt dịch thì rất nguy hiểm vì gân gấp sẽ mất trượt, dính,
hoại tử gân

o Do nhiễm khuẩn từ nơi khác lan đến (chín mé, viêm xương khớp…)




Lâm sàng:
o Các ngón tay co gấp,
o Sưng nề đều từ gốc ngón đến búp ngón
o Căng đều bao gân
o Có thể nóng đỏ đau
o Vận động duỗi ngón rất đau, nhất là gốc ngón
o Ấn vào khớp bàn ngón – đau



Điều trị:
o Khi chưa hóa mủ (24 – 48 giờ đầu)
 Điều trị kháng sinh toàn thân liều cao
 Bất động bàn tay ở tư thế cơ năng, gác tay cao
 Theo dõi sát trong 48h
o Khi đã hóa mủ:
 Dẫn lưu mủ theo trục ngón
– Đường rạch hơi lệch ra phía sau để tránh vào mạch máu và thần kinh
– Rạch theo đường zích zắc hoặc đường thẳng
– Đường rạch ngón 2 – 3 – 4 ở phía bờ trụ, ngón 1 – 5 ở phía bờ quay
– Đưởng rạch da đi hết chiều dài ngón tay, liên tục
– Đường rạch bao hoạt dịch là đường gián đoạn, để lại các dây chằng vòng





nhẫn ở vùng này
Cắt lọc bao hoạt dịch bị viêm.
Để hở vết thương dẫn lưu
Bất động, chăm sóc vết thương, kháng sinh toàn thân.

o Có thể sử dụng phương pháp tưới rửa liên tục để điều trị.
 Rạch 1 đường ngang chứng 1.5 cm tương ứng với vị trí cao nhất của túi bao hoạt


dịch, ở dưới nếp gấp gan tay
Luồn 1 ống nhựa (đường kinh 16) qua dường rạch vào bao hoạt dịch, đẩy sâu

xuống dưới
Đóng kín vết mổ quanh ống nhưccj
Tiến hành tưới rửa
– 50 ml nước muối sinh lý/ giờ
– Bơm kháng sinh vào bao hoạt dịch
 Rút ống dẫn lưu sau 48 giờ
Sau 1 tuần, tập vận động ngón bình thường





X. VIÊM MỦ BAO HOẠT DỊCH GÂN GẤP NGÓN 1 và 5
• Viêm mủ bao hoạt dịch gân ngón 1,5 có thể lan lên BHD quay & trụ, lên cẳng tay.









Lâm sàng
o Bệnh nhân nhiễm trùng, nhiễm độc rất nặng, diễn biến rất nhanh.
o Đau dọc đường đi của gân, bao gân.
o Ngón tay co như cái móc, không thể duỗi được
Điều trị
o Mổ dẫn lưu BHD gân gấp ngón 1:
 Rạch mổ bao gân ở cổ tay, ở nếp mô cái
 Luồn ống nhựa tưới rửa p.p kín trong 48 giờ.
o Mổ dẫn lưu BHD gân gấp ngón 5:
 Rạch mổ bao gân ở cổ tay
 Luồn ống nhựa tưới rửa p.p kín trong 48 giờ.
o Sau mổ dùng kháng sinh liều cao toàn thân.
Chú ý: Viêm mủ bao gân ngón 1 có thể vỡ vào bao gân ngón 5 và ngược lại.

XI. NHIỄM TRÙNG YẾM KHÍ BÀN TAY
• Là nhiễm trùng nặng.
• Nguyên nhân
o Thường do liên cầu gây ra
o Nặng nhất do vi khuẩn hoại thư sinh hơi gây nên.
• Đường vào: thường là những vết thương nhỏ nên dễ bỏ sót.
• Lâm sàng
o Vết thương sung tấy 1 cách nhanh chóng, mép vết thương hoại tử đen, chảy dịch hôi,




xung quanh có thể thấy hơi lép bép.
o Toàn trạng bệnh nhân biểu hiện nhiễm trùng nhiễm độc nặng
Điều trị
o Cần nhanh chóng mở rộng vết thương, cắt lọc tổ chức hoại tử.
o Để da hở hoàn toàn.
o Kháng sinh toàn thân liều cao.
o Có khi phải cắt cụt chi để cứu sống tính mạng người bệnh.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×