Tải bản đầy đủ (.pdf) (287 trang)

quy trinh ky thuat kham tieu hoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 287 trang )

BỘ Y TẾ

CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số: 3805 /QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 05 tháng 9 năm 2014

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành tài liệu “Hƣớng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa,
chuyên ngành Tiêu hóa”
BỘ TRƢỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31/8/2012 của Chính Phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Xét Biên bản họp của Hội đồng nghiệm thu Hướng dẫn Quy trình kỹ thuật khám
bệnh, chữa bệnh Nội khoa, chuyên ngành Tiêu hóa của Bộ Y tế,
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này tài liệu “Hướng dẫn quy trình kỹ thuật
Nội khoa, chuyên ngành Tiêu hóa”, gồm 98 quy trình kỹ thuật.
Điều 2. Tài liệu “Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội khoa, chuyên ngành Tiêu hóa”
ban hành kèm theo Quyết định này được áp dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Căn cứ vào tài liệu hướng dẫn này và điều kiện cụ thể của đơn vị, Giám đốc cơ sở
khám bệnh, chữa bệnh xây dựng và ban hành tài liệu Hướng dẫn quy trình kỹ thuật Nội
khoa, chuyên ngành Tiêu hóa phù hợp để thực hiện tại đơn vị.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa
bệnh, Chánh Thanh tra Bộ, Cục trưởng và Vụ trưởng các Cục, Vụ thuộc Bộ Y tế, Giám


đốc các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương, Thủ trưởng Y tế các Bộ, Ngành và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ trưởng Bộ Y tế (để b/c);
- Các Thứ trưởng BYT;
- BHXH Việt Nam (để phối hợp);
- Cổng thông tin điện tử BYT;
- Website Cục KCB;
- Lưu VT, KCB.

KT. BỘ TRƢỞNG
THỨ TRƢỞNG
Đã ký
Nguyễn Thị Xuyên


BỘ Y TẾ

CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do- Hạnh Phúc

DANH SÁCH HƢỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT
NỘI KHOA, CHUYÊN NGÀNH TIÊU HÓA
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3805 / QĐ-BYT ngày 25 tháng 9 năm 2014
của Bộ trưởng Bộ Y tế)

TT


TÊN QUY TRÌNH KỸ THUẬT

1
2
3
4
5
6
7

9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

Cho ăn qua ống mở thông dạ dày hoặc hỗng tràng (một lần)
Chọc dò dịch ổ bụng xét nghiệm
Chọc tháo dịch ổ bụng điều trị
Đặt ống thông dạ dày
Đặt ống thông tá tràng dưới hướng dẫn C-ARM
Đặt ống thông mũi mật

Đặt ống thông hậu môn
Đặt dẫn lưu đường mật, đặt stent đường mật qua da dưới hướng dẫn của
siêu âm C- ARM
Đo áp lực ổ bụng gián tiếp qua ống thông dẫn lưu bàng quang
Đo PH thực quản 24 giờ
Đo vận động thực quản 24 giờ
Mở thông dạ dày bằng nội soi
Nội soi thực quản - Dạ dày - Tá tràng cấp cứu
Nội soi thực quản - Dạ dày - Tá tràng có dùng thuốc tiền mê
Nội soi thực quản - Dạ dày - Tá tràng qua đường mũi
Nội soi trực tràng ống mềm
Nội soi trực tràng ống mềm cấp cứu
Nội soi trực tràng ống cứng
Nội soi đại trực tràng toàn bộ ống mềm không sinh thiết
Nội soi đại trực tràng toàn bộ ống mềm có dùng thuốc tiền mê

21
22
23
24
25

Nội soi đại trực tràng toàn bộ ống mềm có dùng thuốc gây mê
Nội soi đại trực tràng toàn bộ ống mềm có sinh thiết
Nội soi mật tụy ngược dòng can thiệp - Đặt stent đường mật - tụy
Nội soi can thiệp - tiêm xơ búi giãn tĩnh mạch thực quản
Nội soi can thiệp - thắt búi giãn tĩnh mạch thực quản bằng vòng cao su

8



26
27
28
29
30
31
32
33

Nội soi can thiệp - Nong thực quản bằng bóng
Nội soi can thiệp - cắt gắp bã thức ăn dạ dày
Nội soi can thiệp - sinh thiết niêm mạc ống tiêu hóa
Nội soi can thiệp - đặt dẫn lưu nang giả tụy vào dạ dày
Nội soi can thiệp - Đặt bóng điều trị béo phì
Nội soi can thiệp - tiêm cầm máu
Nội soi can thiệp - làm Clo test chẩn đoán nhiễm H.Pylori
Nội soi hậu môn ống cứng can thiệp - tiêm xơ búi trĩ

34

Nội soi mật tụy ngược dòng can thiệp - nong đường mật bằng bóng

35
36
37
38
39
40


Nội soi mật tụy ngược dòng can thiệp - lấy sỏi đường, giun đường mật
Nội soi can thiệp - cầm máu ống tiêu hóa bằng laser argon
Nội soi can thiệp - mở thông dạ dày
Nội soi ruột non bóng kép (Double Baloon Endoscopy)
Nội soi ruột non bóng đơn (Single Baloon Endoscopy)
Nội soi ruột non bằng viên nang (Capsule endoscopy)
Nội soi siêu âm can thiệp - chọc hút tế bào khối u gan, tụy, u ổ bụng bằng
kim nhỏ
Nội soi can thiệp - đặt stent ống tiêu hóa
Nội soi mật tụy ngược dòng - (ERCP)
Nội soi mật tụy ngược dòng can thiệp - cắt cơ oddi
Nội soi can thiệp - kẹp Clip cầm màu
Nội soi can thiệp - cắt hớt niêm mạc ống tiêu hóa điều trị ung thư sớm
Nội soi can thiệp - nhuộm màu chẩn đoán ung thư sớm
Nội soi ổ bụng
Nội soi ổ bụng có sinh thiết
Nội soi can thiệp - gắp giun, dị vật ống tiêu hóa
Nội soi siêu âm đường tiêu hóa trên
Nội soi hậu môn ống cứng can thiệp - thắt trĩ bằng vòng cao su
Nội soi đại trực tràng toàn bộ can thiệp cấp cứu
Nội soi can thiệp - cắt 1 polyp ống tiêu hóa < 1cm
Nội soi can thiệp - cắt polyp ống tiêu hóa > 1cm hoặc nhiều polyp
Nội soi hậu môn ống cứng
Nội soi can thiệp - tiêm Histoacryl búi giãn tĩnh mạch phình vị
Nội soi thực quản - dạ dày - tá tràng dải tần hẹp (NBI)
Nội soi đại trực tràng toàn bộ dải tần hẹp (NBI)
Nội soi thực quản - dạ dày - tá tràng độ phân giải cao (HDTV )
Nội soi đại trực tràng toàn bộ độ phân giải cao (HDTV)
Nội soi siêu âm trực tràng


41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62


63
64
65
66
67
68

69
70
71
72
73
74
75
76
77
78
79
80
81
82
83
84
85
86
87
88
89
90
91
92
93
94
95
96

Nội soi thực quản - dạ dày - tá tràng có sinh thiết

Nội soi thực quản - dạ dày - tá tràng không sinh thiết
Nội soi đại tràng sigma không sinh thiết
Nội soi đại tràng sigma ổ có sinh thiết
Nội soi trực tràng ống mềm không sinh thiết
Nội soi trực tràng ống mềm có sinh thiết
Nội soi trực tràng ống cứng không sinh thiết
Nội soi trực tràng ống cứng có sinh thiết
Nội soi siêu âm dẫn lưu nang tụy
Rửa dạ dày cấp cứu
Siêu âm ổ bụng
Siêu âm DOPPLER mạch máu khối u gan
Siêu âm DOPPLER mạch máu hệ tĩnh mạch cửa hoặc mạch máu ổ bụng
Siêu âm can thiệp - Đặt ống thông dẫn lưu ổ áp xe
Siêu âm can thiệp - chọc hút nang gan
Siêu âm can thiệp - Chọc hút tế bào khối u gan, tụy, khối u ổ bụng bằng kim
nhỏ
Siêu âm can thiệp - Chọc hút và tiêm thuốc điều trị nang gan
Siêu âm can thiệp - Đặt dẫn lưu đường mật, đặt stent đường mật qua da
Siêu âm can thiệp - Chọc dịch ổ bụng xét nghiệm
Siêu âm can thiệp - Đặt ống thông đường mật qua da để chụp đường mật có
phối hợp dưới C-ARM
Siêu âm can thiệp - tiêm cồn tuyệt đối điều trị ung thư gan
Siêu âm can thiệp - chọc hút mủ ổ áp xe gan
Siêu âm can thiệp - đặt ống thông dẫn lưu ổ áp xe gan
Siêu âm can thiệp - sinh thiết nhu mô gan, tổn thương u gan bằng súng
Promag
Siêu âm can thiệp - sinh thiết hạch ổ bụng, u tụy
Siêu âm can thiệp - chọc hút nang giả tụy
Siêu âm can thiệp - đặt ống thông dẫn lưu nang giả tụy
Siêu âm can thiệp - điều trị sóng cao tần khối ung thư gan bằng kimm chùm

Leveen
Siêu âm can thiệp - điều trị sóng cao tần khối ung thư gan bằng kim đơn cực
Siêu âm can thiệp - đặt ống thông dẫn lưu dịch màng bụng liên tục
Siêu âm can thiệp - chọc hút ổ áp xe trong ổ bụng
Test thở C14O2 tìm H.Pylori
Test nhanh tìm hồng cầu ẩn trong phân
Thụt thuốc qua đường hậu môn


97
Thụt tháo chuẩn bị sạch đại tràng
98
Thụt tháo phân
(Tổng số 98 quy trình kỹ thuật)
KT. BỘ TRƢỞNG
THỨ TRƢỞNG
Đã ký
Nguyễn Thị Xuyên


CHO ĂN QUA ỐNG MỞ THÔNG DẠ DÀY HOẶC HỖNG TRÀNG
(MỘT LẦN)
I. ĐẠI CƢƠNG/ĐỊNH NGHĨA
Đưa thức ăn qua ống mở thông dạ dày hoặc hỗng tràng cho người bệnh không tự
nuốt được.
II. CHỈ ĐỊNH
Người bệnh không thể tự mình nhai nuốt được phải mở thông dạ dày hoặc hỗng
tràng để cho ăn (người bệnh tai biến mạch máu não, chấn thương đầu mặt cổ, tắc
nghẽn cơ học đường tiêu hóa trên như ung thư thực quản, ung thư vùng hầu họng,
miệng…)

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Tất cả các trường hợp thành trước dạ dày không áp sát vào thành bụng: cổ
trướng mức độ vừa và nặng, gan to đặc biệt là gan trái, lách to, người bệnh đã
cắt dạ dày.
- Các bệnh lý thâm nhiễm dạ dày
- Tắc ruột (trừ trường hợp mở dạ dày ra da để giải áp), bán tắc ruột, hẹp khít môn
vị.
- Tiêu chảy sau viêm phúc mạc sau thủng tạng rỗng
- Người bệnh thẩm phân phúc mạc, bệnh lý dạ dày do tăng áp lực tĩnh mạch cửa
IV. CHUẨN BỊ
1. Ngƣời thực hiện: điều dưỡng, điều dưỡng
2. Phƣơng tiện
- Thức ăn lỏng được pha chế sẵn: sữa ensure, cháo lỏng…
- Quang truyền dịch và ống dẫn dịch
- Túi hoặc bốc đựng thức ăn.
- Bơm tiêm cho ăn 50ml.
3. Ngƣời bệnh
Trước khi cho ăn, thông báo cho người bệnh nếu người bệnh tỉnh táo, nếu người
bệnh không tỉnh thì thông báo cho người nhà người bệnh.
4. Hồ sơ bệnh án
V. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ


2. Kiểm tra ngƣời bệnh
3. Thực hiện kỹ thuật
- Kiểm tra xem ống mở thông dạ dày còn ở đúng vị trí trong dạ dày hay không
(bơm khí và nghe vùng thượng vị hoặc dùng bơm hút thử thấy ra dịch vị)
- Nối túi đựng thức ăn lỏng với ống thông, điều chỉnh giọt sao cho phù hợp với
lượng calo.

- Thời gian mỗi lần cho ăn khoảng 3 - 6 tiếng. Sau mỗi lần cho ăn, bơm nước sôi đề
nguội hoặc nước vô khuẩn rửa ống thông. Chú ý khi bơm nước và thức ăn vào dạ
dày tránh đưa không khí vào dạ dày.
- Bắt đầu nuôi ăn 8-24 giờ sau thủ thuật. Số lượng dịch nuôi ăn bắt đầu với
40ml/4giờ, sau đó tăng dần 25ml/ mỗi 12 giờ để đạt 250ml/4 giờ.
- Ống nuôi ăn có thể sử dụng từ 6-12 tháng, nếu có chỉ định tiếp tục nuôi ăn thì
thay ống nuôi ăn mới.
+ Liều lượng calo cần thiết tùy theo từng bệnh lý:
Tiêu hóa bình thường: 30 - 50 calo/kg
Ngày đầu: 1000 - 1400 calo. Ngày thứ hai: 2000 - 2500 calo.
Nhiễm khuẩn: 50 calo/kg
Cắt đoạn ruột lớn: ngày đầu 250 calo, chủ yếu là glucid, tăng dần mỗi ngày 250
calo
VI. THEO DÕI
- Tình trạng tiêu hóa: ỉa chảy (hay gặp nhất), nôn
- Cân nặng, ure máu, ure niệu, protid máu, công thức máu…
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
- Ỉa chảy: giảm bớt chế độ ăn, giảm bớt tốc độ truyền dịch, kiểm tra tình trạng ô
nhiễm môi trường, kiểm tra các thao tác của điều dưỡng.
- Nôn: đôi khi xảy ra do ăn quá nhanh, quá nhiều trong 1 lần do chỉ định không
đúng: để người bệnh nằm đầu nghiêng hoặc tư thế an toàn. Hút dịch ở họng và phế
quản.
- Sụt cân, tăng cân: điều chỉnh lượng thức ăn.
- Viêm phổi hít: do bơm quá nhiều trong mỗi lần, hoặc do hiện tượng không dung
nạp ống nuôi ăn. Xử trí bằng cách giảm lượng dịch bơm nuôi ăn cho mỗi lần bơm,
nằm đầu cao khi bơm qua ống cho đến 1 giờ sau bơm thức ăn.


CHỌC DÕ DỊCH Ổ BỤNG XÉT NGHIỆM
I. ĐẠI CƢƠNG

Chọc dò dịch ổ bụng xét nghiệm là thủ thuật đưa kim qua thành bụng vào khoang ổ
bụng để hút dịch làm xét nghiệm.
II. CHỈ ĐỊNH
Các trường hợp có dịch ổ bụng cần lấy dịch làm xét nghiệm tế bào, vi khuẩn, hóa
sinh .
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Cổ chướng khu trú: nên chọc dịch dưới hướng dẫn của siêu âm.
- Thận trọng khi lách quá to.
- Có rối loạn đông máu và cầm máu.
- Bụng chướng nhiều hơi.
IV. CHUẨN BỊ
1. Ngƣời thực hiện: 01 bác sĩ, 01 điều đưỡng phụ.
Bác sỹ rửa tay, đi găng vô khuẩn.
2. Phƣơng tiện
- Dụng cụ chọc dò:
+ Kim chọc dài 5 - 6 cm, đường kýnh 10/10 cm.
+ Bơm tiêm 10 hoặc 20ml , vô khuẩn.
+ Thuốc sát khuẩn, cồn 70 độ, cồn Iốt hoặc Betadin, kẹp, bông, gạc, băng dính.
+ Khăn mổ có lỗ đã tiệt khuẩn, găng, một tấm nilon.
+ 3 ống nghiệm có dán sẵn, giấy xét nghiệm.
+ Thuốc gây tê xylocain.
+ Thuốc cấp cứu.
+ Khay men hình chữ nhật để đựng dụng cụ và một khay quả đậu.
3. Ngƣời bệnh
- Được giải thích trước về kỹ thuật.
- Chuẩn bị chọc ở buồng riêng ( phòng tiểu phẫu thuật) để đảm bảo vô khuẩn cho
người bệnh. Nếu không có buồng riêng, có thể tiến hành ngay tại giường bệnh,
nhưng phải có bình phong che bên ngòai.
- Chuẩn bị giường: trải nilon lên giường, che bình phong.



- Để người bênh nằm ngửa, đầu cao, bên chọc sát bờ giường.
4. Hồ sơ bệnh án
Kiểm tra tên, tuổi người bệnh, các xét nghiệm đông máu, cầm máu.
V. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH
1. Trƣớc khi chọc
- Khám lại người bênh để xác định mức độ cổ trướng, đo mạch và huyết áp.
- Vén áo và kéo cạp quần xuống để lộ bụng.
- Sát khuẩn vùng chọc: vạch một đường nối rốn với gai chậu trước trên, chia đường
này thành 3 phần, sát khuẩn kỹ điểm nối 1/3 ngoài và giữa, thường chọc ở bên trái
để tránh chọc vào góc hồi manh tràng. Đôi khi chọc ở vị trí khác theo vị trí và
lượng dịch.
- Sát khuẩn tay bằng cồn và đi găng vô khuẩn
- Gây tê vùng chọc.
2. Trong khi chọc
- Chọc kim vuông góc với thành bụng, đi từ nông đến sâu cho đến khi hút ra dịch.
- Hút vào bơm và bơm vào 3 ống để xét nghiệm( tế bào, vi khuẩn và sinh hóa)
- Theo dõi sắc mặt của người bệnh.
3. Sau khi chọc
- Thầy thuốc rút kim, cần đảm bảo vô khuẩn, sát khuẩn da bụng.
- Dùng gạc vô khuẩn băng lại.
- Nhanh chóng gửi xét nghiệm.
- Đo lại mạch, huyết áp và ghi nhận xét về tình trạng người bệnh, tình chất dịch (số
lượng, màu sắc) các xét nghiệm cho làm.
VI. THEO DÕI
- Sắc mặt
- Mạch, huyết áp.
- Tình trạng thành bụng.
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
- Quai ruột bít vào đầu kim. Lúc đầu dịch chảy nhanh sau đó chảy yếu dần và

ngừng chảy, thay đổi tư thế người bệnh, đổi hướng kim cho đến khi dịch chảy ra
tiếp.


- Chọc vào ruột: ít khi gặp. Nếu chọc vào ruột sẽ thấy hơi hoặc nước bẩn, bác sỹ
phải rút kim ra ngay, băng kýn. Theo dõi tình trạng đau, nhiệt độ và phản ứng
thành bụng. Hội chẩn chuyên khoa ngoại.
- Chọc vào mạch máu: ít gặp, nếu gặp phải rút kim ra ngay.
- Nhiễm khuẩn thứ phát chọc do công tác vô khuẩn không tốt. Theo dõi, mạch,
nhiệt độ, huyết áp trạng thái đau thành bụng, nếu cần thiết phải cho kháng sinh, hội
chẩn khoa ngoại.
- Chọc nhầm vào tạng hoặt khối u trong bụng.
VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế, Quy trình kỹ thuật bệnh viện (2001): 295-298


CHỌC THÁO DỊCH Ổ BỤNG ĐIỀU TRỊ
I. ĐẠI CƢƠNG
Chọc tháo dịch ổ bụng điều trị là thủ thuật đưa kim qua thành bụng vào khoang ổ
bụng để hút dịch ra ngoài.
II. CHỈ ĐỊNH
- Dịch ổ bụng quá nhiều làm cho người bệnh khó thở
- Dịch nhiều chèn ép lên các tạng làm người bệnh khó chịu.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Tiền hôn mê gan: chống chỉ định tương đối.
- Tình trạng tụt huyết áp.
- Có rối loạn đông máu và cầm máu.
- Bụng chướng nhiều hơi.
IV. CHUẨN BỊ
1. Ngƣời thực hiện: 1 bác sĩ, 1 điều đưỡng phụ.

Bác sỹ rửa tay, đi găng vô khuẩn.
2. Phƣơng tiện
Dụng cụ chọc dò:
+ Kim chọc dài 5 - 6 cm, đường kýnh 10/10 cm.
+ Bơm tiêm 10 hoặc 20ml vô khuẩn, ống dẫn dài 1m để nối vào kim.
+ Thuốc sát khuẩn, cồn 70 độ, cồn Iốt hoặc Betadin, kẹp, bông, gạc, băng dính.
+ Khăn mổ có lỗ đã tiệt khuẩn, găng, một tấm nilon.
+ Xô chia vạch để đựng dịch.
+ Thuốc gây tê xylocain.
+ Thuốc cấp cứu.
+ Khay men hình chữ nhật để đựng dụng cụ và một khay quả đậu.
3. Ngƣời bệnh
- Được giải thích trước về kỹ thuật.
- Bảo người bệnh đi vệ sinh trước khi tiến hành thủ thuật.


- Chuẩn bị chọc ở buồng riêng (phòng tiểu phẫu thuật) để đảm bảo vô khuẩn cho
người bệnh. Nếu không có buồng riêng, có thể tiến hành ngay tại giường bệnh,
nhưng phải có bình phong che bên ngoài.
- Chuẩn bị giường: trải nilon lên giường, che bình phong.
- Để người bệnh nằm ngửa, đầu cao, bên chọc sát bờ giường.
4. Hồ sơ bệnh án
Kiểm tra tên, tuổi người bệnh, các xét nghiệm đông máu, cầm máu.
Sau khi chọc bác sỹ ghi vào bệnh án số lượng dịch lấy ra, tính chất dịch, tình trạng
người bệnh, mạch, huyết áp.
V. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH
1. Trƣớc khi chọc
- Khám lại người bệnh để xác định mức độ cổ trướng, đo mạch và huyết áp.
- Vén áo và kéo cạp quần xuống để lộ bụng.
- Sát khuẩn vùng chọc: vạch một đường nối rốn với gai chậu trước trên, chia đường

này thành 3 phần, sát khuẩn điểm nối 1/3 ngoài và giữa, thường chọc ở bên trái để
tránh chọc vào góc hồi manh tràng. Đôi khi chọc ở vị trí khác theo vị trí và lượng
dịch.
- Sát khuẩn tay bằng cồn và đi găng vô khuẩn.
- Gây tê vùng chọc.
2. Trong khi chọc
- Chọc kim vuông góc với thành bụng, đi từ nông đến sâu cho đến khi hút ra dịch.
- Nối ống dẫn vào đốc kim đễ dẫn dịch chảy vào xô.
- Băng phủ kýn đầu kim và lấy băng dính cố định đầu kim.
- Theo dõi sắc mặt của người bệnh.
3. Sau khi chọc
- Thầy thuốc rút kim, cần đảm bảo vô khuẩn, sát khuẩn da bụng.
- Dùng gạc vô khuẩn băng lại.
- Đo lại mạch, huyết áp và ghi nhận xét về tình trạng người bệnh, tính chất dịch (số
lượng, màu sắc).
VI. THEO DÕI
- Sắc mặt.
- Mạch, huyết áp.


- Số lượng và tính chất dịch
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
- Quai ruột bít vào đầu kim. Lúc đầu dịch chảy nhanh sau đó chảy yếu dần và
ngừng chảy, thay đổi tư thế người bệnh, đổi hướng kim cho đến khi dịch chảy ra
tiếp.
- Choáng do lấy dịch ra quá nhiều và nhanh gây giảm áp lực đột ngột biểu hiện :
mạch nhanh huyết áp tụt, choáng váng. Phải ngừng chọc , truyền dịch, chống sốc.
Tốc độ dịch chảy ra khoảng 2l trong 30-40 phút.
- Chọc vào ruột: ít khi gặp. Nếu chọc vào ruột sẽ thấy hơi hoặc nước bẩn, bác sỹ
phải rút kim ra ngay, băng kýn. Theo dõi tình trạng đau, nhiệt độ và phản ứng

thành bụng. Hội chẩn chuyên khoa ngoại.
- Chọc vào mạch máu: ít gặp, nếu gặp phải rút kim ra ngay.
- Nhiễm khuẩn thứ phát chọc do công tác vô khuẩn không tốt. Theo dõi, mạch,
nhiệt độ, huyết áp, mức độ đau, thành bụng, nếu cần thiết phải cho kháng sinh, hội
chẩn khoa ngoại.
- Chọc nhầm vào tạng hoặc khối u trong bụng.
VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế, Quy trình kỹ thuật bệnh viện (2001): 295-298


ĐẶT ỐNG THÔNG DẠ DÀY
I. ĐẠI CƢƠNG/ĐỊNH NGHĨA
Đặt ống thông dạ dày là kỹ thuật đưa ống thông qua đường miệng hoặc đường
mũi vào dạ dày người bệnh.
II. CHỈ ĐỊNH
1. Để nuôi dưỡng: đối với những người bệnh hôn mê, co giật, trẻ đẻ non (phản xạ
mút, nuốt kém), dị dạng đường tiêu hóa nặng hoặc ăn bằng đường miệng có nguy
cơ suy hô hấp hoặc ngạt.
2. Để rửa dạ dày: trong trường hợp ngộ độc cấp hoặc chảy máu
3. Để dẫn lưu dịch dạ dày, giúp giảm áp lực trong ống tiêu hóa: trong các trường
hợp tắc ruột, liệt ruột cơ năng (viêm tụy cấp…) hoặc sau phẫu thuật đường tiêu
hóa.
4. Theo dõi tình trạng chảy máu dạ dày, sự tái phát của chảy máu dạ dày.
5. Lấy dịch dạ dày làm xét nghiệm.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Tổn thương ở thực quản: u, dò, bỏng thực quản dạ dày do acid hoặc kiềm mạnh,
teo thực quản.
- Nghi thủng dạ dày
- Áp xe thành họng
- Tổn thương vùng hàm mặt

- Bệnh ở thực quản: co thắt, chít hẹp, phình tĩnh mạch, động mạch thực quản.
IV. CHUẨN BỊ
1. Ngƣời thực hiện: một điều dưỡng (điều dưỡng)
2. Phƣơng tiện
- Ống Faucher cỡ to 14-22 (đường kýnh trong từ 6-10mm).
- Găng tay sạch: 2 đôi.
- Dầu nhờn: K - Y hoặc parafin.
- Gạc vô trùng
- Băng dính.
- Túi dẫn lưu ống thông dạ dày.
- Ống nghe. Bộ đo huyết áp


- Bơm tiêm 50 ml, máy hút (nếu có)
- Ống nghiệm, giá đựng ống nghiệm, giấy xét nghiệm (nếu có)
- Hộp thuốc chống shock
- Bát kền
3. Ngƣời bệnh
- Động viên, giải thích cho người bệnh thủ thuật sắp làm để người bệnh yên tâm và
hợp tác. Nếu người bệnh hôn mê phải giải thích cho người nhà.
- Tháo răng giả (nếu có)
- Nếu hôn mê có nguy cơ sặc: đặt nội khí quản có bóng chèn, bơm căng bóng.
4. Hồ sơ bệnh án
V. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
2. Kiểm tra ngƣời bệnh
3. Thực hiện kỹ thuật
- Đặt người bệnh ở tư thế nửa nằm nửa ngồi (người bệnh tỉnh) hoặc nằm đầu thấp,
mặt nghiêng về bên trái (người bệnh hôn mê).
- Đo độ dài của ống thông (đo từ cánh mũi tới dái tai vòng xuống mũi ức, khoảng

45- 50 cm là ngang phần đáy dạ dày hoặc từ răng cho đến rốn).
- Bôi trơn đầu ống thông (khoảng 5 cm, không để dầu đọng trong ống làm người
bệnh sặc)
- Bảo người bệnh há miệng hoặc dùng dụng cụ mở miệng hoặc canun Guedel
(người bệnh không tỉnh), luồn ống thông qua miệng. Nếu khó khăn có thể luồn qua
mũi theo đường đi của lỗ mũi.
- Nhẹ nhàng đưa ống vào miệng, sát má, tránh vòm họng và lưỡi gà, động viên
người bệnh nuốt mặc dầu rất khó chịu, trong khi đó người điều dưỡng từ từ đẩy ống
và đến khi vạch đánh dấu chạm tới cung răng thì dừng lại. Nếu người bệnh có sặc,
ho dữ dội, tái mặt, tím môi thì rút ra và đưa lại.
- Kiểm tra xem ống thông đã vào đúng dạ dày chưa bằng 3 cách: bơm khí khoảng
30 ml và nghe vùng thượng vị thấy tiếng sục của khí qua nước hoặc dùng bơm tiêm
hút dịch vị hoặc nhúng đầu ngoài của ống thông vào cốc nước sạch không thấy sủi
khí.
- Cố định ống thông dạ dày bằng băng dính.
- Lắp túi dẫn lưu vào đầu ống thông dạ dày


- Ghi hồ sơ bệnh án: loại ống thông, kých cỡ, sự hợp tác của người bệnh trong quá
trình làm thủ thuật và phương pháp kiểm tra vị trí của ống thông.
VI. THEO DÕI
- Toàn trạng: mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ.
- Phản xạ ho sặc tránh hít phải dịch.
- Trường hợp lưu ống thông, thì sau 3 – 7 ngày (tùy điều kiện) thay ống thông và đổi
lỗ mũi.
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
- Nôn mửa gây sặc dịch dạ dày: máy hút, đặt nội khí quản
- Nhịp tim chậm, ngất do kých thích dây X: hồi sức cấp cứu.
- Đặt nhầm vào khí quản: khi thấy người bệnh ho, sặc, tím môi phải rút ống thông
ngay.

- Tổn thương vùng mặt.


ĐẶT ỐNG THÔNG TÁ TRÀNG DƢỚI HƢỚNG DẪN C-ARM
I. ĐẠI CƢƠNG
Đặt ống thông tá tràng là đưa ống thông qua mũi hoặc miệng xuống tá tràng
nhằm mục đích lấy bệnh phẩm, điều trị hoặc là một phần của các thủ thuật khác.
Đây là một thủ thuật đơn giản nhưng đòi hỏi sự khéo léo của người làm thủ thuật,
thường được thực hiện dưới hướng dẫn của màn hu nh quang tăng sáng (C-ARM).
II. CHỈ ĐỊNH
-

Lấy bệnh phẩm là dịch mật hoặc dịch tụy.
Bơm thuốc tẩy giun vào tá tràng.
Cho ăn qua ống thông tá tràng.
Bơm nước trong chụp MSCT ruột non.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Hẹp môn vị.
- Loét hành tá tràng.
IV. CHUẨN BỊ
1. Ngƣời thực hiện
- 1 bác sĩ.
- 1 điều dưỡng phụ.
2. Phƣơng tiện
- Máy C-ARM.
- Ống thông tá tràng (đầu ống thông có vạch cản quang).
3. Ngƣời bệnh
Nhịn ăn 4 - 6 giờ trước khi làm thủ thuật.
4. Hồ sơ bệnh án

Ghi chép đầy đủ quá trình thực hiện thủ thuật.
V. CÁC BƢỚC TH C HIỆN
- Đặt ống thông qua mũi hoặc miệng xuống dạ dày.
- Quan sát dưới màn hu nh quang tăng sáng xem đầu ống thông xuống hang vị (nếu
chưa xuống hang vị có thể cho người bệnh đứng dậy đi lại một lúc sau đó kiểm tra
lại)
- Luồn ống thông qua lỗ môn vị xuống tá tràng.
- Xác định vị trí đặt ống thông qua màn hu nh quang tăng sáng.
- Cố định ống thông trên da.
VI. THEO D I


Tùy mục đích đặt ống thông có rút ống thông sau khi thực hiện các thủ thuật khác
hoặc lưu ống thông trong trường hợp theo dõi hoặc cho ăn qua ống thông.
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
- Đặt ống thông nhầm vào khí quản.
- Chảy máu (thường trên nền niêm mạc ống tiêu hóa có tổn thương trước như loét
hoặc ung thư).


ĐẶT ỐNG THÔNG M I MẬT
I. ĐẠI CƢƠNG
Đặt ống thông mật mũi là kỹ thuật dẫn lưu đường mật tụy để giải quyết tạm
thời tình trạng tắc ống mật tụy, hoặc theo dõi tình trạng chảy máu đường mật. Kỹ
thuật này phải được thực hiện qua chụp mật tụy ngược dòng qua nội soi – ERCP).
II. CHỈ ĐỊNH
1. Chỉ định đặt dẫn lưu mật mũi:
- Tắc mật do sỏi đường mật, người bệnh trong tình trạng nặng chưa thể mổ hoặc lấy
sỏi mật qua ERCP ngay được.
- Sau lấy sỏi mật qua ERCP nhưng chưa lấy hết (sỏi to và khó lấy).

- Các trường hợp cần theo dõi dịch mật.
- Các trường hợp cần bơm rửa đường mật hoặc cần chụp đường mật lại sau đó.
2. Chống chỉ định:
Người bệnh có chống chỉ định ERCP.
III. CHUẨN BỊ
1. Ngƣời thực hiện
- 1 bác sĩ có chuyên môn nội soi, sử dụng kỹ thuật ERCP thành thạo.
- 2 điều dưỡng phụ nội soi.
2. Phƣơng tiện
- Máy nội soi cửa sổ bên có kênh thủ thuật.
- Màn hu nh quang tăng sáng (C-ARM)
- Ống dẫn lưu mật mũi bằng nhựa polyetylen kích cỡ 5Fr và 7Fr, chiều dài ít nhất
gấp 2 lần chiều dài dây máy nội soi.
- Dây dẫn đường (guidewire) và catheter có thể cho dây dẫn đi qua, dao mở cơ vòng
Oddi.
3. Ngƣời bệnh
- Nhịn ăn trước khi làm thủ thuật 6 giờ.
- Đã được kiểm tra không có tình trạng rối loạn đông máu nặng (TC
50%).
- Không có chống chỉ định làm ERCP.

70G/l, PT

4. Hồ sơ bệnh án
Ghi chép đầy đủ quá trình thực hiện thủ thuật, tai biến xảy ra (nếu có), ngày giờ đặt
ống thông dẫn lưu.
IV. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH


- Thực hiện quy trình ERCP thường quy.

- Sau khi đặt catheter vào đường mật, luồn dây dẫn vào đường mật qua catheter.
- Rút catheter, luồn ống thông mật mũi qua dây dẫn vào đường mật. Khi đầu của ống
dẫn lưu mật mũi đã nằm ở vị trí mong muốn thì rút dây dẫn ra.
- Rút dây nội soi ra khỏi người bệnh, bác sĩ vừa rút dây nội soi, điều dưỡng phụ vừa
đẩy ống thông mật mũi vào. Kiểm tra lại trên màn hu nh quang tăng sáng để chắc
chắn ống thông mật mũi nằm ở đúng vị trí yêu cầu.
- Đặt ống thông mềm qua mũi (có thể dùng ống thông mũi dạ dày), luồn ống thông
mật mũi qua ống mềm lên mũi. Rút ống thông mềm.
- Cố định ống thông mật mũi trên da.
V. THEO D I
- Số lượng dịch mật.
- Màu sắc dịch mật (máu).
VI. TAI BIẾN
- Tắc ống thông mật mũi.
- Tuột ống thông mật mũi xuống tá tràng.


ĐẶT ỐNG THÔNG HẬU MÔN
I. ĐẠI CƢƠNG/ĐỊNH NGHĨA
Là kỹ thuật đặt ống thông vào hậu môn giúp làm giảm áp lực trong ống tiêu hóa.
II. CHỈ ĐỊNH
-

Trong trường hợp chướng bụng, tăng áp lực trong ống tiêu hóa (sau soi đại tràng
không hút hơi hết, …)
Để chuẩn bị tháo lồng ruột ở trẻ em
III CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Tổn thương ở hậu môn, trực tràng.
IV. CHUẨN BỊ
1. Ngƣời thực hiện: điều dưỡng, kỹ thuật viên

2. Phƣơng tiện
- Ống thông hậu môn: 1 chiếc
- Găng tay sạch: 2 đôi
- Băng dính
- K - Y hoặc parafin
- Gạc sạch: 1 gói
- 1 tấm nilon.
3. Ngƣời bệnh
Động viên, giải thích cho người bệnh mọi việc sắp làm để người bệnh yên tâm và
hợp tác. Nếu người bệnh hôn mê phải giải thích cho người nhà. Nếu người bệnh là
trẻ em cần phải giải thích với bố mẹ của trẻ.
4. Hồ sơ bệnh án
V. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH

1. Kiểm tra hồ sơ
2. Kiểm tra ngƣời bệnh
3. Thực hiện kỹ thuật
- Đặt người bệnh nằm nghiêng trái, chân trên co vào bụng, chân dưới duỗi thẳng.
- Lót tấm nilon dưới mông người bệnh.
- Bôi trơn đầu ống ống thông bằng K - Y hoặc Parafin (1 đoạn khoảng 5 cm)


- Thăm hậu môn trực tràng bằng tay trước khi đặt ống thông hậu môn để phát hiện
các bất thường: khối u, lỗ dò hậu môn…
- Dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái banh 2 bên hậu môn, đồng thời bảo người bệnh
rặn nhẹ, tay kia cầm ống thông nhẹ nhàng đưa vào hậu môn theo hướng hậu môn rốn sau đó theo hướng hậu môn - cột sống.
- Cố định ống thông hậu môn bằng băng dính.
VI. THEO DÕI
- Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở
- Tình trạng bụng: có đỡ chướng không?

- Tổn thương niêm mạc trực tràng hậu môn: người bệnh đau hậu môn, chảy máu.
Khi đưa ống thông hậu môn vào mà thấy vướng, có sự cản trở thì phải dừng lại và
rút ống thông ra ngay.
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
Khi thấy người bệnh đau hậu môn hoặc chảy máu: rút ống thông ra ngay.


ĐẶT DẪN LƢU ĐƢỜNG MẬT, ĐẶT STENT ĐƢỜNG MẬT QUA DA
DƢỚI HƢỚNG DẪN CỦA SIÊU ÂM C-ARAM
I. ĐẠI CƢƠNG
Trong những trường hợp tắc mật dẫn lưu đường mật, đặt stent đường mật sẽ có
hiệu quả làm giảm áp lực đường mật, lưu thông đường mật giải quyết sự tắc mật để
phòng ngừa các biến chứng, cải thiện chất lượng sống và thời gian sống cho người
bệnh.
II. CHỈ ĐỊNH
Giãn đường mật, có hội chứng tắc mật. Giảm tắc nghẽn đường mật, lập lại lưu
thông đường mật do: ung thư đường mật, ung thư từ cơ quan lân cận xâm lấn
đường mật (ung thư túi mật, ung thư tế bào gan, ung thư tụy), ung thư di căn vùng
rốn gan, ung thư vùng bóng Vater, ung thư đầu tụy mà không còn khả năng phẫu
thuật hoặc tình trạng người bệnh chưa cho phép phẫu thuật, sỏi mật gây tắc mật có
nhiễm trùng đường mật cấp.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Rối loạn đông máu: PT<60%, tiểu cầu < 50.000.
- Cổ trướng.
IV. CHUẨN BỊ
1. Ngƣời thực hiện
- 02 bác sỹ.
- 01 điều dưỡng.
2. Phƣơng tiện
2.1. Dụng cụ

- Máy siêu âm với đầu dò 3,5MHz.
- Máy X quang C-arm với màn hu nh quang tăng sáng.
- Kim Secalon 18-21G.
- Dây dẫn đường (guide wire): đầu chữ J và thẳng.
- Bộ ống nong và ống dẫn lưu (ODL) 8F-16F.
- Ống silicon 14F, ống latex phủ silicon 16F.
- Các dụng cụ vô khuẩn khác: bơm và kim tiêm, khay quả đậu, khăn trải có lỗ,
túi chứa dịch.
2.2. Thuốc: thuốc sát khuẩn, lidocain 2%, thuốc tiền mê (fentanyl, midazolam).


3. Ngƣời bệnh: được đặt đường truyền tĩnh mạch và tiền mê.
4. Hồ sơ bệnh án: kiểm tra đầy đủ các xét nghiệm cần thiết.
V. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH
- Chọc đường mật qua da dưới hướng dẫn siêu âm theo kỹ thuật bàn tay tự do
của Matalon TA: chọc kim 18-21G vào đường mật gan phải.

- Chụp đường mật qua da:
+ Đánh giá hệ thống cây đường mật bằng chụp đường mật qua da.
+ Tiếp tục thực hiện chọc đường mật trong gan (nếu có chỉ định).
- Đưa guide wire theo catheter vào đường mật. Cố gắng vượt qua đoạn hẹp
đường mật và xuống tá tràng.
- Nếu guide wire qua được đoạn hẹp:
+ Nong đường hầm mật da và nong đoạn hẹp theo kỹ thuật nong bằng ống.
+ Đưa stent vào trong lòng đường mật: stent được đưa vào lòng đường mật qua
guide wire. Kiểm tra và đặt các stent ở vị trí thích hợp.
+ Mở stent và kiểm tra sự lưu thông đường mật: các stent được mở đồng thời.
Kiểm tra lưu thông đường mật.
- Đặt ống dẫn lưu đường mật qua da ra ngoài nếu:
+ Nếu guide wire không vượt qua đoạn hẹp.

+ Đặt phối hợp nhằm đề phòng biến chứng chảy máu qua vị trí kim chọc hoặc
trong trường hợp stent chưa mở hoàn toàn. Dẫn lưu này sẽ được rút sau một vài
ngày.
+ Tổng trạng người bệnh nặng.
VI. THEO DÕI
Theo dõi mạch, huyết áp, vị trí chọc kim và chân dẫn lưu, tình trạng bụng, tình
trạng hô hấp của người bệnh trong 24giờ sau làm thủ thuật.


VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
- Chọc vào mạch máu, chảy máu đường mật: ngừng thủ thuật, vitamin K1,
plasma tươi đông lạnh nếu rối loạn đông máu nặng.
- Tràn khí màng phổi: hút hoặc dẫn lưu màng phổi.
- Nhiễm trùng đường mật, viêm phúc mạc mật, viêm túi mật: sử dụng kháng
sinh trước và sau khi làm thủ thuật.
- Viêm tụy cấp: điều trị như viêm tụy cấp.
- Tụt hoặc tắc ống dẫn lưu mật, rò mật quanh chân ống thông: đặt lại ống thông
dẫn lưu, cố định lại ống thông dẫn lưu nếu có rò mật quanh chân ống thông.


×