Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Thoái hóa khớp sgk gốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (544.26 KB, 12 trang )

Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là căn bệnh gặp ở hầu hết mọi quốc gia, chủng tộc và vùng địa lý. 
Phần lớn các thống kê cho thấy, tỉ lệ thoái hóa khớp vào khoảng từ 0,5­1% dân số và 
10% những người trên 60 tuổi. Ở Pháp, tỉ lệ bệnh nhân thoái hóa khớp là 28,6% tổng 
số bệnh nhân mắc bệnh xương khớp. Ở Việt Nam, thống kê cho thấy tỉ lệ thoái hóa 
khớp chiếm 4,66 % số bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện Bạch Mai. Bệnh thường 
gặp ở những người cao tuổi và nữ mắc bệnh nhiều hơn nam với tỉ lệ 2,5:1.

Thoái hóa khớp là gì?


Thoái hóa khớp là tình trạng thoái triển của khớp, xảy ra chủ yếu ở người nhiều tuổi và 
đặc trưng bới tình trạng loét ở sụn khớp, quá sản của tổ chức xương ở bờ khớp tạo 
thành các gai xương, tình trạng xơ xương dưới sụn và các biến đổi về hóa sinh và hình
thái của màng hoạt dịch bao khớp.
Thoái hóa khớp được chia làm hai loại đó là thoái hóa khóp nguyên phát và thoái hóa 
khớp thứ phát tùy thuộc vào nguyên nhân và các yếu tố tồn tại từ trước. Tuy nhiên cả 
hai loại thoái hóa khớp này đều có các biến đổi tương tự về tổ chức sụn khớp. Thoái 
hóa khớp nguyên phát thường gặp và không xác định được nguyên nhân cũng như các
yếu tố thuận lợi. Thoái hóa khớp thứ phát ít gặp hơn và thường sau các nguyên nhân 
như bệnh chuyển hóa, chấn thương và các bất thường về giải phẫu.


Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự xuất hiện và tiến triển của thoái hóa khớp bao 
gồm tuổi, giới tính, vị trí của khớp, tình trạng thừa cân, béo phì, yếu tố di truyền, chấn 
thương  hay các bất thường về giải phẫu. Trên cơ sở các yếu tố cơ địa và môi trường, 
những biến đổi bệnh lý xuất hiện tại những vị trí khớp khác nhau tùy thuộc vào mỗi 
trường hợp cụ thể.
Phần tổ chức bị tổn thương sớm nhất là sụn nằm giữa hai đầu xương. Tổ chức sụn bị 
mòn, nhất là vị trí bị tổn thương. Xuất hiện các vết nứt trên bề mặt sụn với kích thước 


và độ sâu thay đổi. Mảnh sụn tổn thương có thể bị rời ra và rơi vào trong ổ khớp. Có 
tình trạng xơ xủa tổ chức dươi sụn và phát triển của các gai xương ở bờ khớp.
Ngoài ra, các cơ quanh khớp yếu và teo, các dây chằng giãn, lỏng lẻo và có thể có 
viêm màng hoạt dịch khớp.
Biểu hiện lâm sàng của thoái hóa khớp ban đầu thường thầm lặng và thay đổi theo 
từng người bệnh, vị trí tổn thương, mức độ tổn thương và số khớp bị tổn thương. Các 
dấu hiệu thường gặp bao gồm đau, cứng khớp và hạn chế vận động.

1. Đau



Đau là biểu hiện sớm và điển hình của thoái hóa khớp. Đau xuất hiện ở vị trí khớp bị 
tổn thương, tăng lên khi vận động khi đi bộ xa, mang vác vật nặng và giảm khi nghỉ 
ngơi. Đau ít xuất hiện vào ban đêm ngoại trừ thoái hóa khớp đang tiến triển và có viêm 
màng hoạt dịch đi kèm.
Đau khớp xuất hiện khi các bác sĩ thăm khám nhất là khi thực hiện các động tác vận 
động hoặc ấn vào quanh khớp.

2. Cứng khớp


Cứng khớp thường xuất hiện vào buổi sáng hoặc sau thời gian ngừng vận động. Cứng 
khớp thường kéo dài dưới 10 phút. Khi cứng khớp kéo dài cần loại trừ các bệnh lý viêm
khớp.

3. Hạn chế vận động
Hạn chế vận động của các khớp bị bệnh thể hiện bằng sự khó khăn trong vận động, 
sinh hoạt hằng ngày và liên quan trực tiếp đến khớp bị thoái hóa. Ví dụ thoái hóa khớp 
gối gây khó quỳ gối hoặc ngồi xổm, khớp háng gây khó khăn khi mặc quần, cắt móng 

chân,…Tổn thương các khớp chi dưới gây khó khăn khi đi bộ, lên xuống cầu thang. 
Hạn chế vận động khớp là do đau, tình trạng hẹp khe khớp, giảm cơ lực hoặc do tình 


trạng không ổn định của khớp.

Hạn chế vận động của khớp thường xuất hiện sớm và đôi khi là dấu hiệu thực thể duy 
nhất để phát hiện thoái hóa khớp. Ngoài ra, còn có thể phát hiện thấy các dấu hiệu 
viêm bao thanh dịch, viêm gân, co cứng cơ.
Ở giai đoạn tiến triển của bệnh thường thấy dấu hiệu sưng khớp do tràn dịch hoặc mọc
chồi xương. Sưng khớp rất dễ nhận thấy ở các khớp nhỏ, nông như các khớp bàn tay, 
khớp gối. Với các độ sâu như khớp vai, khớp háng thì khó phát hiện hơn.
Biến dạng khớp thường gặp ở giai đoạn muộn do sự phá hủy của sụn khớp, xương 
dưới sụn, bao khớp, các dây chằng và phần mềm quanh khớp. Biến dạng các khớp ở 
chi có thể gây tình trạng lệch trục, mất vững và ngắn chi. Tổn thương biến dạng khớp ở
bàn tay gây các tổn thương đặc trưng như hạt Heberden (khớp ngón xa) hoặc 
Bouchard (khớp ngón gần)
Dấu hiệu kẹt khớp biểu hiện khi người bệnh đang vận động bình thường xuất hiện đau 
và khó vận động khớp. Nguyên nhân kẹt khớp do các dị vật tự do xuất hiện trong ổ 
khớp và nằm lọt vào khe khớp.


Ở một số trường hợp, thoái hóa khớp háng có gây đau ở khớp gối hoặc dọc đùi giống 
như bệnh lý ở cột sống hoặc tổn thương thần kinh.
 

Mục tiêu của điều trị thoái hóa khớp nhằm giảm các triệu chứng đau và cải thiện
chức năng vận động của người bệnh. Các rối loạn về đau và chức năng vận
động có liên quan đến các tình trạng viêm, yếu các cơ, tình trạng lỏng lẻo và
không ổn định tại khớp. Do đó, việc điều trị cũng cần nhằm vào việc khắc phục

các rối loạn này. Điều trị thoái hóa khớp đòi hỏi phải phổi hợp nhiều biện pháp
bao gồm phương pháp không dùng thuốc và phương pháp dùng thuốc.

Các biện pháp không dùng thuốc
thoái hóa khớp6

Biện pháp không dùng thuốc chủ yếu nhằm vào việc thay đổi các yếu tố cơ học.
Thay đổi tải trọng lên khớp bị tổn thương bằng các biện pháp:

– Tránh các hoạt động gây tăng tải trọng tại khớp, nhất là các hoạt động gây đau
khớp.

– Các bài tập tăng cơ lực cho các cơ quanh khớp qua đó cải thiện chức năng
của khớp

– Dùng các dụng cụ hỗ trợ nhằm thay đổi hoặc phân bố tỉa trọng lên khớp như
đeo đai, nẹp, dùng gậy hoặc nạng khi di chuyển.

– Giảm cân nặng của bạn sẽ giúp giảm tải trọng cho các khớp chi dưới như
khớp háng và khớp gối.


– Chỉnh trục của của các khớp bị lệch trục hoặc chỉnh tư thế cơ thể phù hợp sẽ
giúp phân bố trọng lượng cơ thể hợp lý giúp giảm đau và làm chậm quá trình
tiến triển của bệnh.

Các thuốc điều trị

Paracetamol là thuốc giảm đau nên được lựa chọn đầu tiên cho các bệnh nhân
thoái hóa khớp. Với liều dùng từ 1-4g/ngày có tác dụng cải thiện đau ở hầu hết

các trường hợp thoái hóa khớp.

thuốc paracetamol
Thuốc chống viêm không steroid là nhóm chủ yếu điều trị đau trong thoái hóa
khớp. Tuy nhiên, do thuốc có nhiều tác dụng phụ không mong muốn nên chỉ sử
dụng các thuốc này khi cần và với liều thấp nhất.

Các thuốc chống thoái hóa khớp làm thay đổi tiến triển bệnh hay các thuốc
chống thoái hóa khớp tác dụng chậm, thường được sử dụng kéo dài và có thể
phối hợp với nhau như các chế phẩm glucosamin và chondroietin, Diacerin,..

Tiêm nội khớp bằng corticosteroid được chỉ định trong trường hợp thoái hóa ở
một khớp hoặc trong trường hợp cớ viêm khớp và tràn dịch khớp.

Nội soi khớp là một biện pháp tương đối hiệu quả trong việc điều trị thoái hóa
khớp. Qua nội soi, tình trạng tổn thương của sụn khớp và màng hoạt dịch được
quan sát và đánh giá cụ thể. Các thủ thuật sủa chữa tổn thương, rửa khớp và
làm sạch khớp các tác dụng cải thiện các triệu chứng bệnh rõ rệt với các tổn
thương nhẹ và vừa.

Phẫu thuật thay khớp được chỉ định trong trường hợp các biện pháp điều trị nội
khoa và bảo tồn không có hiệu quả, khi bệnh nhân đau nhiều và mất chức năng
vận động nhiều. Thay khớp thường mang lại hiệu quả giảm đau và cải thiện
chức năng của khớp tương đối tốt và nhanh. Khoảng 1% trường hợp mổ và thay
khớp không mang lại hiệu quả và thường xảy ra ở những bệnh nhân ở giai đoạn


muộn sau nhiều năm tiến triển, có tổn thương xương nặng và yếu cơ nhiều do
đó khả năng phục hồi sau phẫu thuật kém.
Biện pháp phòng ngừa thoái hóa khớp


12/07/2015 Miss Đẹp 0 Comment

Cho đến nay vẫn chưa có giải pháp nào được chứng minh có tác dụng phòng
được thoái hóa khớp. Tuy nhiên, có một số biện pháp có thể được áp dụng hạn
chế sự xuất hiện và sự nặng lên của bệnh. Hãy cùng baovesuckhoe365 tìm hiểu
nhé!

1. Giảm cân
Nguyên nhân hàng đầu của bệnh huyết áp cao là thừa cân, béo phì

Cân nặng tác động một trọng lực không nhỏ tới các xương khớp của bạn. Vì vậy
khi cân nặng của bạn vượt quá mức bình thường sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hệ
cơ xương khớp của bạn. Giảm cân có thể giúp làm giảm nguy cơ xuất hiện các
triệu chứng của thoái hóa khớp. Trong một nghiên cứu về thoái hóa khớp tiến
hành trên 10 năm ở phụ nữ cho thấy những người giảm từ 5kg trọng lượng của
cơ thể trở lên giảm được một nửa nguy cơ làm xuất hiện các triệu chứng thoái
hóa ở khớp gối.

2. Hạn chế tối đa các chấn thương

Do các chấn tại khớp có thể gây ra các thoái hóa khớp thứ phát, nhất là với các
khớp gối, do đó việc tránh các chấn thương nói chung có thể giúp làm chậm quá
trình xuất hiện thoái hóa khớp.

3. Ăn uống hợp lý, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho xương
khớp


Xương là nền tảng của cơ thể, giúp nâng đỡ và bảo vệ các cơ quan trong cơ

thể. Do đó một bộ xương chắc khỏe sẽ giúp bạn tự do bay nhảy và thực hiện
niềm đam mê mơ ước của mình một cách trọn vẹn và không phải ngần ngại điều
gì cả. Để có một hệ cơ xương khớp chắc khỏe, bạn hãy bổ sung các thực phẩm
chứa một số loại vitamin sau đây:

Canxihạ canxi máu2

Canxi là khoáng chất thiết yếu của cơ thể, tham gia vào nhiều hoạt động của cơ
thể như co cơ, dẫn truyền xung thần kinh, giải phóng hormon và đông máu. Gần
99% canxi trong cơ thể nằm ở xương, chỉ khoảng 1% là tự do trao đổi với dịch
ngoại bào. Do vậy, thiếu canxi sẽ gây tình trạng loãng xương và tỉ lệ gãy xương
cao. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy phần lớn mọi người đều không cung cấp
đủ hàm lượng canxi cần thiết để giúp xương phát triển và chắc khỏe.

Vì vậy để tăng hàm lượng canxi cho cơ thể, bạn cần bổ sung các thực phẩm
giàu canxi, nhất là các đồ hải sản như tôm, cua cá,..hoặc sữa có bổ sung canxi.
Nếu việc ăn uống là chưa đủ, bạn có thể sử dụng viên uống bổ sung canxi kèm
với thức ăn để có hiệu quả tốt nhất.

Vitamin D

Để xương luôn chắc khỏe, phòng chống loãng xương thì việc bổ sung canxi thôi
là chưa đủ, cơ thể cần thêm những dưỡng chất khác thì mới có thể tổng hợp và
hấp thụ canxi một cách tốt nhất. Vitamin D là một yếu tố giúp cải thiện sự hấp thụ
canxi và hạn chế mất xương. Vì vậy, cung cấp đầy đủ lượng vitamin D từ thực
phẩm như cá, dầu cá, sò nấm, sữa đậu nành,.. và tiếp xúc với ánh mặt trời là
điều cần thiết để đảm bảo hấp thu canxi tốt hơn.

Magiê



Magiê tham gia vào hoạt động chuyển hoá chất, ổn định tỷ lệ giữa các chất acid
và bazơ trong cơ thể, giúp Canxi và Phốtpho cố định ở xương, đồng thời cân
bằng vitamin và khoáng chất khác như vitamin D. Bạn có thể tìm thấy phốtpho
trong sữa, ngũ cốc và các thực phẩm giàu protein.

Vitamin K

cách phòng ngừa bệnh trĩ ở người mang thai

Không chỉ giúp đông máu, vitamin K còn có tác dụng làm tăng mật độ xương. Vì
vậy hãy bổ sung vào bữa ăn của bạn các thực phẩm giàu Vitamin K như xà lách
xanh, cải xoăn, rau diếp, ngò tây, súp lơ xanh,..

ScFOS

scFOS (Fructo-oligosaccharides chuỗi ngắn) là một chất xơ hòa tan trong tự
nhiên giúp hệ tiêu hóa hấp thu các dưỡng chất tốt hơn đồng thời scFOS làm
tăng khả năng hấp thu canxi nhiều hơn 20% so với những sản phẩm không bổ
sung scFOS. Bạn có thể uống sữa có bổ sung scFOS để giúp cơ thể phát triển
tốt nhất.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×