Tải bản đầy đủ (.pptx) (43 trang)

GIÁO TRÌNH HẸP MÔN VỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 43 trang )

HẸP MÔN VỊ

BS.CK1 LÊ HỒNG HÀ
Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương
Trường Cao Đẳng Bách Việt


I. ĐẠI CƯƠNG

Lỗ môn vị dạ dày bị thu nhỏ gây cản trở thức ăn từ dạ dày xuống tá tràng làm thức ăn bị ứ
đọng ở dạ dày

Bệnh thường do khối u dạ dày tá tràng, viêm loét hành tá tràng hay u đầu tụy.
Phẫu thuật thường có kết quả tốt.


Giải phẫu học dạ dày




II. NGUYÊN NHÂN
1. Bệnh dạ dày – tá tràng:






Loét dạ dày – tá tràng
Ung thư dạ dày


U dạ dày lành tính
U lao hạch của bệnh Lympho hạt

2. Bệnh từ ngoài gây chèn ép:

 Co thắt cơ môn vị
 U đầu tụy


III. LÂM SÀNG
1. Giai đoạn đầu
1.1. Triệu chứng cơ năng: đau bụng âm ỉ sau ăn. Nôn, buồn nôn, đầy bụng


III. LÂM SÀNG
1. Giai đoạn đầu
1.2. Triệu chứng thực thể: dịch ứ đọng ở dạ dày (lẫn thức ăn cũ còn sót lại)


III. LÂM SÀNG
1. Giai đoạn đầu
1.3. Triệu chứng toàn thân: thể trạng tốt
1.4. Cận lâm sàng: chụp X quang có cản quang thấy ổ loét dạ dày - tá tràng, nhu động co
bóp dạ dày


III. LÂM SÀNG
2. Giai đoạn điển hình
2.1. Triệu chứng cơ năng:


Đau bụng vùng thượng vị (trên rốn) sau bữa ăn
2-3 giờ, cơn liên tiếp.


III. LÂM SÀNG
2. Giai đoạn điển hình
2.1. Triệu chứng cơ năng:

Nôn ngày càng nhiều, nôn thức ăn chưa tiêu hóa, nôn ra dịch xanh đen, nôn nhiều sẽ đỡ
đau bụng.


III. LÂM SÀNG
2. Giai đoạn điển hình
2.2. Triệu chứng toàn thân

Gầy sút nhanh, da xanh tái, rối loạn nước và
điện giải


III. LÂM SÀNG
2.3. Triệu chứng thực thể

Bụng mềm ấn đau vùng thượng vị
Đầy bụng
Sóng nhu động khi kích thích thành bụng


III. LÂM SÀNG
2.3. Triệu chứng thực thể


Hút dạ dày có nhiều dịch vị lẫn thức ăn cũ còn đọng
Dấu Bouveret (+):đặt tay lên trên rốn thấy sóng nhu động từ T sang P


III. LÂM SÀNG
2.4. Cận lâm sàng

Chụp X quang:
 Dạ dày to, thòng xuống dưới quá rốn
 Thuốc cản quang: hình ảnh tuyết rơi


III. LÂM SÀNG
2.4. Cận lâm sàng

Nội soi: xác định khối u, vị trí, kích thước lỗ môn vị
hẹp

Siêu âm ổ bụng: thấy u dạ dày, dịch dạ dày, u đầu tụy...


III. LÂM SÀNG
3. Giai đoạn cuối
3.1. Triệu chứng cơ năng

Đau bụng liên tục, ít nôn nhưng nôn ra dịch ứ đọng và thức ăn sót lại
3.2. Triệu chứng toàn thân

Rối loạn nước + điện giải trầm trọng, gầy yếu, xanh, tổng trạng suy sụp



III. LÂM SÀNG
3.3. Triệu chứng thực thể
Giai đoạn ↑ trương lực
- Dấu Bouveret
- Bụng lõm lòng thuyền: trướng trên rốn, lõm dưới rốn
- Dạ dày dãn to thòng xuống tới mào chậu
Giai đoạn mất trương lực
- Dấu óc ách khi đói (ứ đọng): đặc hiệu
- Lượng dịch vị sáng ngủ dậy > 100 ml (bt: 30ml)
3.4. Cận lâm sàng
X quang: hình ảnh tuyết rơi, dạ dày dãn to
Siêu âm: thấy u dạ dày, u đầu tụy, dịch ứ dạ dày








IV. RỐI LOẠN THỂ DỊCH
1. Máu: thiếu máu do ăn ít, nôn nhiều, hấp thu kém
+ + 2. Điện giải: mất các ion Na , K , Cl , dự trữ kiềm tăng vì mất nhiều acid dịch vị
3. Nước: mất do nôn
4. Nước tiểu: tiểu ít


V. XỬ TRÍ

1. Nguyên tắc chung: cần điều trị sớm nội hay ngoại khoa, tùy thuộc nguyên nhân để tránh
suy sụp cơ thể, ít biến chứng

Hồi sức tốt, chống rối loạn nước và điện giải
Nâng đỡ cơ thể tốt trước khi mổ, sau mổ cũng cần tránh biến chứng


V. XỬ TRÍ
2. Điều trị nội khoa

Điều trị chống co thắt gây hẹp môn vị cơ năng
Điều trị viêm loét dạ dày toàn diện
Bổ sung nước và điện giải đủ
Ăn uống điều độ hợp lý, dễ tiêu


V. XỬ TRÍ
3. Điều trị ngoại khoa

 Phẫu thuật các trường hợp tắc thực thể
 Cắt đoạn dạ dày lấy khối u
 Cắt đoạn dạ dày với ổ loét môn vị gây hẹp
 Dẫn lưu vị - tràng với hẹp môn vị do u đầu tụy
 Phẫu thuật xẻ dọc chỗ hẹp và khâu ngang rộng ra


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×