Tải bản đầy đủ (.pptx) (37 trang)

ĐỠ ĐẺ NGÔI CHỎM-BONG RAU-CÁCH ĐỠ RAU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343.35 KB, 37 trang )

ĐỠ ĐẺ NGÔI CHỎM-BONG RAU-CÁCH ĐỠ RAU


ĐỠ ĐẺ NGÔI CHỎM




Ngôi chỏm là ngôi thai thường gặp nhất,phần lớn có thể đẻ thường được. Trong
cơ chế đẻ ngôi chỏm,mỗi cực của thai nhi đều trải qua thì:lọt,xuống,quay,sổ.



Phải nắm chắc và tôn trọng cơ chế của nó,xử trí theo đúng cơ chế đẻ,nhằm đảm
bảo an toàn cho mẹ và con.


KĨ THUẬT ĐỠ ĐẺ THƯỜNG NGÔI CHỎM
. Trong thời kỳ lọt,xuống và quay:chưa can thiệp gì,cần theo dõi sát chuyển dạ để phát hiện
những bất thường,không cho sản phụ rặn sớm tránh mất sức,hơn nữa rặn sớm có thể gây
rách cổ tử cung nếu cổ tử cung chưa mở hết.
. Trong thì sổ đầu: giúp đầu cúi tốt hơn bằng cách ấn nhẹ vào vùng thượng chẩm đến khi chẩm
sổ xong,hạ chẩm tỳ vào bờ dưới khớp vệ thì giúp đầu ngửa dần bằng cách một tay đẩy nhẹ
vùng trán,một tay giữ tầng sinh môn không cho trán và mặt sổ đột ngột tránh rách
rộng,rách phức tạp tầng sinh môn.




Sau khi sổ đầu:đầu tự quay 45o về kiểu thế ban đầu,người đỡ giúp đâù quay thêm
45o nữa để chẩm về chẩm ngang. Trong khi đầu quay,người phụ nhanh chóng lau


dịch nhớt ở mũi và miệng thai nhi,tháo gỡ dây rau quấn cổ(nếu có)để tránh ngạt
thai.



Đỡ vai:2 tay ôm đầu thai,kéo nhẹ nhàng từ từ xuống dưới để cho vai trước sổ,sau
đó kéo ngược lên trên để cho vai sau sổ,đồng thời người phụ giữ tầng sinh môn
khi vai sau sổ để tầng sinh môn không bị rách thêm




Đỡ mông:bàn tay trái đỡ cổ thai nhi,bàn tay phải vuốt dọc lưng thai nhi tới
chân,nắm chắc 2 cổ chân thai nhi bằng kẽ của các ngón cái,trỏ và giữa của bàn
tay phải. Với 2 bàn tay của người đỡ đẻ,thai nhi cần được giữ chắc chắn ở tư thế
đầu thấp hơn thân mình,mặt hướng xuống dưới để thai không hít phải dịch nhớt.



Kẹp cắt dây rốn,chuyển thai nhi lên bàn sơ sinh để làm rốn,mặc áo,quấn tả,cân đo
và khám phát hiện các dị tật sơ sinh.


Do de thuong 04 - YouTube.mp4


BONG RAU






1. I CNG
- Ngoại sản mạc ở vị trí rau bám có 3 lớp: lớp đặc ở trên, lớp xốp ở giữa,
có nhiều mạch máu nên tổ chức rất lỏng lẻo. Lớp đáy ở dới cùng sát cơ tử
cung.



- Trung sản mạc và ngoại sản mạc gắn với nhau nhờ các gai rau bám vào
đáy các hồ huyết và cách vách ngăn trong hồ huyết ở lớp đặc.



S rau l giai on III ca cuc chuyn d. Bỡnh thng, giai on ny kộo di trung bỡnh 30
phỳt.



S bong rau xy ra lp nụng (lp c) ca mng rng.


Sự bong rau xảy ra qua 3 thì:




- Thì bong: có 2 kiểu bong rau: Baudelocque và Duncan.
- Thì sổ rau: dưới tác dụng của cơn co tử cung, rau bong kéo theo màng ối xuống
đoạn dưới, rồi xuống âm đạo và ra ngoài.




- Thì cầm máu: nhờ sự co bóp của tất cả các sợi cơ tử cung và cơ chế đông máu
bình thường. Sau sổ rau tử cung co lại thành một khối an toàn.






Cơ chế bong rau
- Bong phần múi rau:
Sau sổ thai, tử cung co nhỏ lại (do cơ tử cung có tính đàn hồi), làm cho diện bám bánh rau co
nhỏ lại, trong khi đó bánh rau không có tính chất đàn hồi nên bị dúm lại và dầy lên, bong
dần khỏi thành tử cung. Các gai rau bám bị kéo căng, kéo mạnh vào lớp xốp của ngoại sản
mạc tử cung-rau. Vì vậy mạch máu ở lớp xốp bị rách và đứt gây chảy máu tạo nên cục huyết
sau rau, cục máu ngày càng to đẩy vào bánh rau làm bong nốt phần xốp của bánh rau (bong
múi).





- Bong màng rau:
Tương tự trong bong múi rau, khởi đầu là do sự co bóp của tử cung làm cho màng rau bong,
sau đó do trọng lượng cục huyết sau rau và trọng lượng của bánh rau kéo làm bong nốt phần
màng còn lại.

Hình 1. Giai đoạn

sổ rau











CÁC HIỆN TƯỢNG LÂM SÀNG THỜI KỲ SỔ RAU
1. Các dấu hiệu bong rau
- Dây rốn xuống thấp.
- Máu chảy ra qua âm đạo báo hiệu rau bong khỏi thành tử cung.
- Sự thay đổi đáy tử cung từ dạng đĩa sang khối cầu.
2. Các kiểu bong rau
Bong rau kiểu màng (Baudelocque )
- Rau bong từ trung tâm đến rìa bánh rau, làm cho máu chảy ra đọng lại hoàn toàn ở sau bánh rau, máu chảy
qua âm đạo rất ít.
- Khi rau xuống âm đạo, nhìn thấy mặt nội sản mạc sổ ra trước (mặt màng).
- Bong rau kiểu màng chiếm khoảng 75%, ít gây sót rau và màng rau.


Hinh 2. Bong rau kiểu Baudelocque






• Bong rau kiểu múi (kiểu Duncan)
- Rau bong từ rìa vào trung tâm, do vậy trong quá trình bong rau máu chảy qua
âm đạo nhiều hơn (vì máu không tụ lại sau rau).




- Khi rau xuống âm đạo, mặt ngoại sản mạc sổ ra trước (mặt múi).
- Bong rau kiểu múi chiếm khoảng 25%, dễ gây sót rau và màng rau.


Hinh 3. Bong rau kiểu Duncan






3. Các cách sổ rau
Có 3 cách sổ rau:
• Sổ rau tự động: cả 3 thời kỳ rau bong, xuống âm đạo và sổ đều xảy ra tự nhiên, không có sự can thiệp. Sổ
kiểu này không tốt vì dễ gây sót rau, hay gặp trong đẻ rơi.



• Sổ rau tự nhiên: Thời kỳ rau bong và xuống âm đạo xảy ra một cách tự nhiên nhưng thời kì rau sổ có sự
can thiệp của nữ hộ sinh để lấy rau và màng rau ra (đỡ rau). Sổ kiểu này tốt vì ít gây sót rau.




• Bóc rau nhân tạo: Cả 3 thời kì: bong-xuống-sổ đều có sự can thiệp của thầy thuốc. Do rau không bong
theo cơ chế tự nhiên nên phải cho tay vào buồng tử cung để bóc và lấy rau ra ngoài gọi là bóc rau nhân tạo.







4. Cách xử trí trong thời kỳ sổ rau
4.1. Cách xử trí thông thường (kinh điển)
• Chờ đợi, theo dõi bong rau:
Ngay sau khi sổ thai và cắt dây rốn, phải theo dõi sát toàn trạng sản phụ, tình trạng co
bóp của tử cung và tình trạng chảy máu âm đạo để phát hiện bong rau. Khi rau đã bong và
xuống âm đạo thì tiến hành đỡ rau.



Thời kỳ sổ rau trung bình từ 20-30 phút, nếu sau 1 giờ mà rau chưa bong thì phải bóc
rau nhân tạo-kiểm soát tử cung.







• Xác định bong rau trước khi đỡ rau:
Trước khi đỡ rau cần xác định rau đã bong hay chưa bằng các cách sau:

* Làm nghiệm pháp bong rau (NFBR):
Người làm nghiệm pháp đứng bên phải sản phụ, đặt bờ trụ của bàn tay lên bờ trên khớp vệ tương ứng với
đoạn dưới tử cung, đẩy tử cung lên phía trên đồng thời theo dõi sự di chuyển của dây rau ở âm đạo:



+ Nếu dây rau đứng nguyên hoặc bị tụt xuống thấp là rau đã bong và xuống đến đoạn dưới hoặc ở trong âm
đạo.



+ Nếu dây rau bị kéo lên trên (tụt vào trong âm đạo) là rau chưa bong, còn nằm trong tử cung.




* Quan sát chiều cao và hình dáng tử cung: khi rau còn trong buồng tử cung thì
tử cung hình thuôn dài, khi rau đã xuống âm đạo thì tử cung co tròn lại, đáy tử
cung hạ thấp xuống.



* Kẹp dây rốn sát âm hộ sau khi cắt rốn, quan sát trong thời kỳ sổ rau nếu thấy
kẹp di chuyển ngày càng xa âm hộ là rau đã bong và xuống âm đạo.



* Kiểm tra sờ thấy bánh rau nằm trong âm đạo là rau đã bong và xuống âm đạo.






• Đỡ rau theo cách thông thường:
Khi rau đã bong và xuống âm đạo, người đỡ đứng một bên sản phụ chủ động đỡ rau từ âm
đạo ra ngoài một cách từ từ bằng trọng lượng bánh rau, mục đích là để tránh sót rau và màng
rau.





* Thời điểm: sau sổ thai 10 - 15 phút, chỉ đỡ khi làm NFBR (+).
* Kỹ thuật đỡ rau thông thường:
- Một tay nâng kẹp dây rốn lên ngang mức sản phụ nằm, tay kia ấn vào đáy tử cung, chỉnh
cho trục buồng tử cung thông thẳng với âm đạo.




- Tiếp tục vừa ấn vừa day đáy tử cung với lực hướng về phía tiểu khung, làm cho bánh rau từ từ sổ ra ngoài.
Không được kéo mạnh dây rốn hoặc để bánh rau rơi xuống đột ngột, màng rau sẽ bị đứt gây sót màng.



- Hạ thấp tay nâng dây rốn xuống từ từ để trọng lượng bánh rau kéo màng rau sổ dần, đồng thời tay ấn đáy
tử cung chuyển xuống ấn vào vùng trên mu, đẩy tử cung lên trên giúp phần màng rau bong và sổ nốt.




- Nếu làm như vậy mà màng rau chưa bong hết thì người phụ đứng giữa 2 đùi sản phụ dùng 2 bàn tay giữ và
quay tròn bánh rau theo chiều kim đồng hồ, màng rau sẽ bị xoắn tròn lại, lực xoắn đó giúp cho màng rau
bong và sổ nốt mà không sợ sót.








3.5.2. Cách xử trí tích cực (đỡ rau tích cực)
- Thời điểm: sau khi thai sổ khoảng 5 phút.
- Không cần làm nghiệm pháp bong rau.
- Thúc đẩy rau bong bằng tiêm bắp 5 – 10 UI Oxytocin ngay sau khi kẹp cắt dây rốn.
- Một tay ấn đáy tử cung, một tay kéo dây rốn với một lực có kiểm soát, không nên kéo quá mạnh. Rau sẽ
bong nhanh chóng khi làm như vậy. Thực hiện kỹ thuật đỡ giống như đỡ rau thông thường.



- Sau khi rau sổ, xoa bóp tử cung qua thành bụng liên tục giúp tử cung co tốt tạo thành cầu an toàn để cầm
máu.



Người ta cho rằng với cách đỡ này có thể làm giảm lượng máu chảy trong thời kỳ sổ rau, tuy nhiên nếu đỡ
không đúng kỹ thuật có thể gây sót rau và sản phụ đau nhiều hơn so với đỡ rau thông thường.






3.6. Kiểm tra rau
Sau khi đỡ rau, cần kiểm tra rau xem có đầy đủ hay có bất thường gì không. Việc kiểm tra
rau bao gồm: kiểm tra màng rau, bánh rau, dây rốn và cân trọng lượng bánh rau.





* Kiểm tra màng rau:
+ Cầm kẹp dây rốn nâng bánh rau lên, làm cho màng rau rủ xuống để quan sát.
+ Quan sát lỗ vỡ ối: bình thường lỗ này tròn hoặc bầu dục, bờ tương đối đều là không bị sót
màng rau.




+ Đo khoảng cách từ mép lỗ vỡ ối đến rìa bánh rau: bình thường khoảng cách
ngắn nhất cũng trên 10 cm, nếu khoảng cách này dưới 10 cm là rau tiền đạo.



+ Quan sát sự phân bố mạch máu ở dưới màng rau: nếu thấy có mạch máu chạy
dưới phần màng tự do thì phải kiểm tra xem có bánh rau phụ không.



+ Xem màu sắc của màng rau: bình thường màu trắng ngà, nếu màng rau màu
vàng hoặc xanh là do bị nhuốm phân su.



×