Tải bản đầy đủ (.pdf) (253 trang)

Bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.65 MB, 253 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................................7
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN THI
HÀNH ÁN DÂN SỰ ................................................................................................26
1.1. Khái niệm, đặc điểm bán đấu giá tài sản........................................................26
1.1.1. Khái niệm bán đấu giá tài sản ................................................................ 26
1.1.2. Đặc điểm bán đấu giá tài sản ................................................................. 30
1.2. Khái niệm, đặc điểm bán đấu giá tài sản THADS .........................................36
1.2.1. Khái niệm bán đấu giá tài sản THADS. .................................................. 36
1.2.2. Đặc điểm bán đấu giá tài sản THADS .................................................... 44
1.3. Cơ sở khoa học của việc xây dựng pháp luật bán đấu giá tài sản THADS ..48
1.3.1. Thi hành nghĩa vụ dân sự, bảo đảm hiệu lực thi hành của bản án, quyết
định .................................................................................................................... 48
1.3.2. Bảo vệ quyền con người của các chủ thể trong giai đoạn THADS ........ 49
1.3.3. Bảo đảm tài sản được đưa ra bán đấu giá tuân theo các quy luật giá trị,
cạnh tranh, cung - cầu ...................................................................................... 52
1.4. Nội dung của bán đấu giá tài sản THADS .....................................................54
1.4.1. Tài sản THADS đưa ra bán đấu giá ....................................................... 54
1.4.2. Chủ thể trong bán đấu tài sản THADS ................................................... 55
1.4.3. Trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản THADS ......................................... 60
1.4.4. Quyền nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý của các chủ thể trong bán đấu giá
tài sản THADS................................................................................................... 69
1.4.5. Bảo đảm hoạt động bán đấu giá tài sản THADS .................................... 77
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..........................................................................................81
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP
LUẬT VỀ BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Ở VIỆT NAM ..82
2.1. Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về tài
sản THADS được ra bán đấu giá, chủ thể trong bán đấu giá tài sản THADS ......82
2.1.1. Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về tài
sản THADS được đưa ra bán đấu giá ............................................................... 83




2.1.2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định về chủ thể trong
bán đấu giá tài sản THADS .............................................................................. 86
2.2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về trình tự,
thủ tục bán đấu giá tài sản THADS.......................................................................87
2.2.1. Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về
trình tự, thủ tục các hoạt động trước khi tiến hành bán đấu giá THADS......... 87
2.2.2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về
trình tự, thủ tục các hoạt động để tổ chức đấu giá tài sản THADS .................. 94
2.2.3. Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về
trình tự, thủ tục tiến hành các hoạt động sau khi bán đấu giá tài sản THADS.107
2.3. Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về quyền,
nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý của các chủ thể trong bán đấu giá tài sản THADS
.............................................................................................................................115
2.3.1. Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về quyền,
nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý của các chủ thể có thẩm quyền đưa tài sản
THADS ra đấu giá ........................................................................................... 115
2.3.2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về quyền,
nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ thể có thẩm quyền bán đấu giá tài sản THADS.117
2.3.3. Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về quyền,
nghĩa vụ, trách nhiệm của các chủ thể tham gia trong bán đấu giá tài sản
THADS ............................................................................................................ 120
2.4. Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về bảo
đảm hoạt động bán đấu giá tài sản THADS ở Việt Nam ....................................128
2.4.1. Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về
điều kiện tiêu chuẩn, đào tạo, bồi dưỡng ĐGV............................................... 128
2.4.2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về
đạo đức nghề nghiệp ĐGV, thù lao dịch vụ đấu giá tài sản THADS ............. 130
2.4.3. Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về

cơ chế quản lý, xử lý vi phạm, kiểm sát hoạt động bán đấu giá tài sản THADS.133
2.4.4. Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về
cơ chế phối hợp của các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến hoạt động bán
đấu giá tài sản THADS. .................................................................................. 137
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................141


CHƯƠNG 3 YÊU CẦU VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BÁN
ĐẤU GIÁ TÀI SẢN THI HÀNH ÁN DÂN SỰ Ở VIỆT NAM ............................142
3.1. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá tài sản THADS ở Việt Nam. 142
3.1.1. Yêu cầu về tính đồng bộ, thống nhất, khả thi. ....................................... 142
3.1.2. Yêu cầu về bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, xác định rõ trách nhiệm của
các chủ thể tham gia. ...................................................................................... 143
3.1.3. Yêu cầu bảo đảm tính cụ thể, chặt chẽ tuân theo trình tự, thủ tục chung
về đấu giá tài sản ............................................................................................ 144
3.1.4. Yêu cầu về bảo đảm tính hiệu quả trong nền kinh tế thị trường và xu
hướng hội nhập kinh tế - quốc tế..................................................................... 145
3.1.5. Yêu cầu về đáp ứng cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước, xây dựng
Nhà nước pháp quyền XHCN .......................................................................... 146
3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá tài sản THADS ở Việt Nam
.............................................................................................................................146
3.2.1. Sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật về tài sản THADS ra đấu giá,
chủ thể trong bán đấu giá tài sản THADS ...................................................... 146
3.2.2. Sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục đấu giá tài
sản THADS ...................................................................................................... 149
3.2.3. Sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật về quyền nghĩa vụ, trách nhiệm
pháp lý của các chủ thể trong bán đấu giá tài sản THADS ............................ 162
3.2.4. Sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật về bảo đảm hoạt động bán đấu giá
tài sản THADS................................................................................................. 170
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................................180

KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................................181
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ......................................................................................................182
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................183
PHỤ LỤC 1 .............................................................................................................189
NỘI DUNG CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
LUẬN ÁN ...............................................................................................................190
PHỤ LỤC 2 .............................................................................................................206


HỆ THỐNG CÁC VĂN BẢN HIỆN HÀNH VỀ BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN THI
HÀNH ÁN DÂN SỰ Ở VIỆT NAM ......................................................................206
PHỤ LỤC 3 .............................................................................................................208
SỐ LIỆU THỐNG KÊ KẾT QUẢ BÁN ĐẤU GIÁ TÀI SẢN THI HÀNH ÁN
DÂN SỰ KHÔNG THÀNH ...................................................................................208
TỪ NĂM 2014 ĐẾN 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2018..............................................208
PHỤ LỤC 4 .............................................................................................................209
SỐ LIỆU THỐNG KÊ DANH SÁCH CÁC TỔ CHỨC ĐẤU GIÁ ......................209
TẠI VIỆT NAM ĐẾN THÁNG 9 NĂM 2018 .......................................................209


1

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong lịch sử phát triển đấu giá tài sản ở Việt Nam, loại tài sản đầu tiên được
đưa ra bán đấu giá là tài sản THADS và trở thành loại tài sản đấu giá “truyền
thống”.Việc đấu giá tài sản THADS không chỉ có ý nghĩa đơn thuần là “bán đấu
giá” mà còn có ý nghĩa trong việc bảo đảm bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật
được thi hành trên thực tế, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự trong

giai đoạn thi hành án. Tuy nhiên, hiện nay các tổ chức đấu giá “không muốn bán”
đấu giá tài sản THADS, các khách hàng “không muốn mua” tài sản THADS, đặc
biệt là tài sản THADS là bất động sản. Các khách hàng cho rằng đây là một loại tài
sản không chỉ “phức tạp về pháp lý” mà còn chứa đựng quá nhiều“rủi ro”! Trong
thời gian vừa qua, có rất nhiều tài sản THADS là bất động sản được đấu giá thành
nhưng không bàn giao được tài sản cho khách hàng đã làm ảnh hưởng đến uy tín
của tổ chức đấu giá và làm cho loại tài sản này ngày càng “ế ẩm” hơn trong nền
kinh tế thị trường. Theo báo cáo công tác thi hành án năm 2017, tổng số việc đã kê
biên, định giá lại và đấu giá nhưng không thành là 7.535 việc, trong đó số việc bán
đấu giá từ 3 lần trở lên là 5.225 việc [78, tr.14 ]. 06 tháng đầu năm 2018 đấu giá tài
sản kê biên vẫn còn là điểm nghẽn, toàn quốc có 5.603 việc tương ứng với số tiền là
7.144 tỷ 138 triệu 714 nghìn đồng đã kê biên, định giá nhưng chưa xử lý được,
trong đó số việc bán đấu giá từ 3 lần trở lên là 3.911 việc. Có 628 vụ việc đã bán
đấu giá thành nhưng chưa giao được tài sản cho người trúng đấu giá [79, tr.21]. Hội
nghị sơ kết công tác THADS 06 tháng đầu năm 2018 vừa qua đã đánh giá kết quả
về tiền đạt thấp và giảm sâu so với cùng kỳ năm 2017 là vấn đề đáng quan ngại
trong việc hoàn thành các chỉ tiêu về tiền trong 06 tháng cuối năm 2018. Vì vậy,
việc nhận diện và kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ những “điểm nghẽn” trong công tác
bán đấu giá tài sản THADS là vấn đề hết sức cấp bách. Một thực tế cho thấy, những
bản án, quyết định của Tòa án tuyên nghĩa vụ trả tiền, sau khi kê biên tài sản của
người phải thi hành án để thực hiện nghĩa vụ trả nợ mà tài sản kê biên không bán
được thì bản án, quyết định đó sẽ được xếp vào diện “án tồn đọng”, án “trên giấy”!
Đặc biệt trong bối cảnh hoạt động THADS cần phải giải quyết cấp bách nợ xấu của
Ngân hàng, tổ chức tín dụng để giữ vững ổn định, giảm tỉ lệ nợ xấu thì việc nhiều
tài sản bán đấu giá không thành đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự an toàn cho hệ
thống tín dụng, Ngân hàng, quyền lợi ích hợp pháp của người được thi hành án.
Điều này dẫn đến mục tiêu bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong lĩnh vực
dân sự, kinh tế đã được đặt ra trong Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24 tháng 5 năm



2

2005 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm
2010, định hướng đến năm 2020 khó được thực hiện trên thực tế. Mặt khác, việc
nhiều bản án, quyết định không thi hành được trên thực tế hoặc thi hành trong thời
gian quá dài còn ảnh hưởng nghiêm trọng trong việc:“Xây dựng cơ chế bảo đảm mọi
bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật phải được thi hành, bảo đảm quyền, lợi ích
hợp pháp của cá nhân, tổ chức khi tham gia giao dịch, thúc đẩy các quan hệ dân sự
phát triển lành mạnh” theo đúng yêu cầu Nghị quyết số 49/NQ/TW ngày 2 tháng 6
năm 2005 của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp đến năm 2020 đã đặt ra [11, tr.4].
Chính vì vậy, Luật THADS năm 2008 được sửa đổi, bổ sung năm 2014 và Nghị
định số 62/NĐ-CP ngày 18/7/2015 hướng dẫn một số điều của Luật THADS đã tập
trung cao độ vào việc giải quyết những vướng mắc, bất cập trong việc đấu giá tài
sản THADS để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia vào hoạt
động đấu giá tài sản THADS. Bên cạnh đó, Luật ĐGTS cũng được Quốc Hội thông
qua và bắt đầu có hiệu lực từ 1/7/2017; Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm nợ
xấu của các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ 15/8/2017. Tuy nhiên, kết quả đấu giá
tài sản THADS cũng không mấy khả quan, tiến độ đấu giá tài sản THADS vẫn kéo
dài, lượng án tồn đọng vẫn cao không mang lại hiệu quả như mong đợi làm giảm
lòng tin trong nhân dân đối với pháp luật của Nhà nước, tác động tiêu cực đến chính
trị, kinh tế, trật tự xã hội trong bối cảnh Việt Nam đang xây dựng Nhà nước pháp
quyền XHCN, hội nhập kinh tế - quốc tế.
Vì vậy, xác định những bất cập trong cơ chế đấu giá tài sản THADS ở Việt
Nam và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của cơ chế này là việc làm hết
sức cần thiết để “tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác THADS, nâng
cao hiệu quả công tác thi hành án, giải quyết căn bản tình trạng án tồn đọng” [10,
tr.3]. Do đó, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài “Bán đấu giá tài sản THADS ở Việt
Nam” làm đề tài luận án của nghiên cứu sinh.
2. Mục đích nghiên cứu của Luận án
- Luận án xây dựng hệ thống các vấn đề lý luận cơ bản về bán đấu giá tài sản

THADS như: khái niệm, đặc điểm của bán đấu giá tài sản, khái niệm, đặc điểm của
bán đấu giá tài sản THADS để nhận diện những đặc thù cơ bản trong bán đấu giá tài
sản THADS;
- Luận án phân tích và lý giải cơ sở khoa học của việc xây dựng pháp luật về
bán đấu giá tài sản THADS để bảo đảm thi hành nghĩa vụ dân sự, bảo đảm thi hành
bản án, quyết định, bảo vệ quyền con người trong thi hành án dân sự, bảo đảm tài sản


3

THADS được đưa ra đấu giá tuân theo các quy luật giá trị, cạnh tranh, cung cầu trong
nền kinh tế thị trường;
- Luận án xây dựng các nội dung cơ bản điều chỉnh pháp luật về bán đấu giá
tài sản THADS: tài sản THADS đưa ra bán đấu giá, chủ thể trong bán đấu giá tài sản
THADS, trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản THADS, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm
pháp lý của các chủ thể trong bán đấu giá tài sản THADS, bảo đảm hoạt động bán
đấu giá tài sản THADS;
- Luận án phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp
luật về bán đấu giá tài sản THADS ở Việt Nam đã đáp ứng được như thế nào trên cơ
sở hệ thống những vấn đề lý luận về bán đấu giá tài sản THADS đã được đặt ra;
- Luận án phân tích, đánh giá điểm mới tích cực trong quy định pháp luật về
bán đấu giá tài sản THADS và tập trung vào việc phân tích, đánh giá những hạn chế,
bất cập trong quy định của pháp luật hiện hành về bán đấu giá tài sản THADS;
- Trên cơ sở phân tích, đánh giá những hạn chế, bất cập trong pháp luật hiện
hành về bán đấu giá tài sản THADS ở Việt Nam, luận án đưa ra những yêu cầu và
kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá tài sản THADS ở Việt Nam. Đồng thời,
luận án xây dựng cơ chế bán đấu giá tài sản THADS ở Việt Nam được thực hiện bởi
tổ chức đấu giá chuyên nghiệp, phù hợp cơ chế thị trường, thông lệ quốc tế, xây dựng
Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án

Để đạt được mục đích nghiên cứu, Luận án hướng tới những nhiệm vụ nghiên
cứu sau:
- Xác định đúng và làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về bán đấu giá tài sản
THADS.
- Phân tích, đối chiếu lý luận về bán đấu giá tài sản THADS và để đánh giá
thực trạng quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản THADS.
- Xác định rõ những vướng mắc bất cập, nguyên nhân của những vướng mắc,
bất cập trong pháp luật về bán đấu giá tài sản THADS ở Việt Nam và là tiền đề để
định hướng đề xuất các yêu cầu, kiến nghị để bảo đảm hoàn thiện pháp luật trong lĩnh
vực này có hiệu quả.
- Phân tích chính xác thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về bán đấu
giá tài sản THADS ở Việt Nam để đề xuất các kiến nghị hoàn thiện pháp luật cụ thể
để bảo vệ tốt hơn quyền lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia vào hoạt động này.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu


4

Đối tượng nghiên cứu của luận án tập trung vào những nội dung cơ bản sau
đây:
- Các quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản THADS, gồm các văn bản
pháp luật chuyên ngành và các văn bản pháp luật có liên quan đến bán đấu giá tài sản
THADS ở Việt Nam.
- Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản THADS
trong các văn bản pháp luật chuyên ngành và các văn bản có liên quan đến bán đấu
giá tài sản thi hành án dân sự ở Việt Nam khi có Luật THADS năm 2008, Luật
THADS được sửa đổi bổ sung năm 2014, Luật ĐGTS có hiệu lực thi hành từ
1/7/2017.
4.2. Phạm vi nghiên cứu.

Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về bán đấu giá tài sản
THADS, nội dung pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về bán đấu giá tài sản ở
Việt Nam chủ yếu được thực hiện trên cơ sở quy định của pháp luật về bán đấu giá tài
sản THADS trong thời gian từ năm 2008 đến năm 2018 .
Việc nghiên cứu luận án “Bán đấu giá tài sản THADS ở Việt Nam” có thể
được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau như: là một trình tự thủ tục trong
THADS, là một hoạt động trong THADS, là một quan hệ pháp luật trong THADS, là
một hệ thống các quy phạm pháp luật về bán đấu giá tài sản THADS.Với luận án
“Bán đấu giá tài sản THADS ở Việt Nam” nghiên cứu sinh sẽ nghiên cứu các quy
định của pháp luật về bán đấu giá tài sản THADS trong pháp luật về đấu giá tài sản,
pháp luật thi hành án dân sự và một số quy định pháp luật có liên quan có so sánh liên
hệ với pháp luật nước ngoài. Tuy nhiên, trong giới hạn cho phép của luận án, luận án
chỉ tập trung vào phân tích những vướng mắc, bất cập, những điểm còn hạn chế cần
phải khắc phục trong quy định pháp luật về bán đấu giá tài sản ở Việt Nam ở những
nội dung cơ bản như: tài sản THADS được đưa ra đấu giá, các chủ thể trong bán đấu
giá tài sản THADS, trình tự thủ tục bán đấu giá tài sản THADS, quyền, nghĩa vụ
trách nhiệm pháp lý của các chủ thể trong bán đấu giá tài sản THADS, các hoạt động
bảo đảm bán đấu giá tài sản THADS ở Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Các nội dung trong Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở các phương pháp
như: phân tích, chứng minh, so sánh, diễn giải và phương pháp xã hội học, sử dụng
kết quả thống kê của Chính phủ, Bộ Tư pháp, Cơ quan THADS và một số cơ quan
khác để làm sáng tỏ những vấn đề nghiên cứu trong Luận án. Hệ thống các phương
pháp nghiên cứu trong Luận án được sử dụng linh hoạt, có sự kết hợp giữa các


5

phương pháp nghiên cứu, tùy theo từng nội dung nghiên cứu, từng vấn đề nghiên cứu
và từng phần nghiên cứu được triển khai trong quá trình viết Luận án.

Tổng quan vấn đề nghiên cứu: Luận án sử dụng phương pháp thống kê để phát
hiện một cách đầy đủ các công trình nghiên cứu có liên quan đến Luận án; phương
pháp phân tích và tổng hợp để đưa ra đánh giá về tình hình nghiên cứu những vấn đề
liên quan đến đối tượng nghiên cứu của Luận án, từ đó hệ thống hóa đưa ra các giả
thuyết nghiên cứu và nêu lên những định hướng nghiên cứu tiếp theo của nghiên cứu
sinh ở từng vấn đề nghiên cứu của đề tài Luận án.
Chương 1: Luận án sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp
so sánh luật học để giải quyết các vấn đề liên quan đến những vấn đề lý luận cần phải
làm sáng tỏ như: khái niệm, đặc điểm, cơ sở khoa học của việc xây dựng pháp luật về
bán đấu giá tài sản THADS, nội dung pháp luật điều chỉnh hoạt động bán đấu giá tài
sản THADS ở Việt Nam. Luận án kết hợp sử dụng phương pháp lịch sử cụ thể để
đánh giá nội dung pháp luật qua các giai đoạn phát triển của các quy định pháp luật
về bán đấu giá tài sản THADS ở Việt Nam trong các nội dung của chương 1.
Chương 2: Luận án sử dụng phương pháp so sánh, thống kê, phân tích, tổng
hợp, suy luận logic để đánh giá khách quan, toàn diện thực trạng pháp luật và thực
tiễn áp dụng pháp luật về bán đấu giá tài sản THADS ở Việt Nam.
Chương 3: Luận án sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, thống kê, kết
hợp lý luận và thực tiễn để bảo đảm tính thuyết phục trong các lập luận, suy luận
logic trong việc đưa ra định hướng các yêu cầu và kiến nghị cụ thể để hoàn thiện
pháp luật về bán đấu giá tài sản THADS ở Việt Nam.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
- Luận án là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách chuyên sâu và
có hệ thống các vấn đề lý luận, thực tiễn về bán đấu giá tài sản THADS ở Việt Nam
có sự phân tích, đánh giá, tổng hợp lịch sử phát triển của pháp luật trong lĩnh vực này
và so sánh với pháp luật nước ngoài.
- Luận án phân tích, đánh giá tương đối toàn diện, sâu sắc các quy định pháp
luật về bán đấu giá tài sản THADS và tập trung phân tích những hạn chế, tồn tại và
nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong bán đấu giá tài sản THADS ở phương
diện lý luận và thực trạng pháp luật, thực tiễn áp dụng.
- Luận án xây dựng một cơ chế mới trong bán đấu giá tài sản THADS ở Việt

Nam mà các hoạt động liên quan đến bán đấu giá như: xác định giá, tổ chức các hoạt
động để đấu giá đều được được thực hiện bởi các tổ chức thẩm định giá, tổ chức đấu
giá chuyên trách, bảo đảm tài sản THADS được đưa ra đấu giá được khách quan,


6

công khai, minh bạch tuân theo đúng quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh trong nền
kinh tế thị trường.
- Kết quả nghiên cứu của luận án cho phép việc bán đấu giá tài sản THADS
được thực hiện thống nhất theo thủ tục chung về đấu giá tài sản, cho phép áp dụng
thống nhất mức giảm giá tài sản, áp dụng thủ tục rút gọn trong đấu giá tài sản
THADS để đẩy nhanh tiến trình bán đấu giá tài sản THADS, giảm lượng án dân sự
tồn đọng.
- Luận án xây dựng một cơ chế bàn giao tài sản cho người mua được tài sản
THADS đề cao công tác phối hợp nhưng quy định rõ trách nhiệm, chế tài xử lý vi
phạm của các chủ thể tham gia, bảo đảm kinh phí tổ chức thực hiện, bảo đảm quyền
lợi ích hợp pháp của người mua được tài sản THADS qua đấu giá.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp các căn cứ khoa học cho việc hoàn
thiện pháp luật về bán đấu giá tài sản THADS ở Việt Nam trong Luật THADS - các
văn bản hướng dẫn thi hành và các văn bản pháp lý khác liên quan đến hoạt động bán
đấu giá tài sản THADS ở Việt Nam.
- Kết quả nghiên cứu của luận án còn là cơ sở để các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền tham khảo xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả
bán đấu giá tài sản THADS tại Việt Nam. Đối với nghiên cứu sinh, kết quả của luận
án còn là tài liệu nghiên cứu, giảng dạy hữu ích cho các chức danh CHV, ĐGV, Thừa
phát lại tại Học viện Tư pháp.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, tổng quan về vấn đề nghiên cứu, danh mục tài liệu tham
khảo, kết luận, phụ lục, Luận án được trình bày với kết cấu 03 chương:

Chương 1. Những vấn đề lý luận về bán đấu giá tài sản THADS.
Chương 2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về bán đấu giá
tài sản THADS ở Việt Nam.
Chương 3. Yêu cầu và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá tài sản
THADS ở Việt Nam.


7

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Khái quát một số công trình tiêu biểu liên quan đến đề tài “Bán đấu
giá tài sản THADS ở Việt Nam”
Trên diễn đàn nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài đã có nhiều
công trình nghiên cứu về bán đấu giá tài sản THADS như: đề tài khoa học, luận án,
luận văn, sách tham khảo, hội thảo khoa học, bài viết tạp chí... Các công trình được
công bố trong thời gian gần đây là cơ sở quan trọng để nghiên cứu sinh phân tích,
đánh giá và định hướng nghiên cứu những vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của
Luận án cần giải quyết. Trong số các công trình được công bố, có nhiều công trình
nổi bật liên quan đến bán đấu giá tài sản THADS như sau:
1.1. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến bán đấu giá tài
sản ở Việt Nam
1.1.1. Đề tài nghiên cứu khoa học
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá tài
sản nhằm thúc đẩy thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam”, Viện Khoa học pháp lý, năm 2011.
1.1.2. Luận án, luận văn
- “Bán đấu giá hàng hoá thương mại”, Luận án tiến sĩ luật học của tác giả
Nguyễn Mạnh Cường, Học viện Khoa học xã hội, năm 2010
- “Bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật Việt Nam”, Luận văn thạc
sĩ luật học của tác giả Đỗ Thị Hoa, Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội năm 2010

- “Bán đấu giá tài sản - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Luận văn thạc sĩ
luật học của tác giả Đặng Thị Tâm, Trường Đại học Luật Hà nội, năm 2014.
1.1.3. Giáo trình, sách chuyên khảo
- “Luật thi hành án dân sự - Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của Tiến sĩ
Nguyễn Công Bình, Nhà xuất bản Công an nhân dân, năm 2007.
- “Một số vấn đề về hoàn thiện pháp luật THADS” của Tiến sĩ Lê Thị Hà,
Nhà xuất bản chính trị quốc gia, năm 2011.
1.1.4. Bài viết tạp chí
-“Bàn về tính dân chủ trong pháp luật THADS” của tác giả Bùi Thái Bình,
tạp chí Dân chủ - pháp luật số 3 năm 2012, trang 5 -15
-“Một số vấn đề lý luận về bán đấu giá tài sản, pháp luật về bán ĐGTS” của
TS Võ Đình Toàn, Viện Khoa học pháp lý, Tạp chí Dân chủ - pháp luật số chuyên
đề tháng 12 năm 2012, trang 5 - 21;


8

- “Quá trình hình thành phát triển của pháp luật về bán ĐGTS ở Việt nam”
của TS Nguyễn Thị Minh, Tạp chí Dân chủ - pháp luật số chuyên đề tháng 12 năm
2012, trang 27- 35;
-“Cần sớm khắc phục một số bất cập về bán ĐGTS” của tác giả Hải Dương,
Tạp chí Dân chủ - pháp luật số 2 , năm 2011, trang 60 - 61
-“Nhận diện những bất cập từ thực tiễn hoạt động bán ĐGTS” của tác giả
Đặng Trần Hoàng Linh, Tạp chí Dân chủ - pháp luật số chuyên đề tháng 12 năm
2012, trang 76 - 89
- Yêu cầu và những định hướng lớn trong xây dựng Luật ĐGTS của tác giả
Đỗ Hoàng Yến, Tạp chí dân chủ - pháp luật số chuyên đề thi hành Luật ĐGTS năm
2017, trang 5 - 21.
- Trình tự, thủ tục đấu giá tài sản theo quy định của Luật ĐGTS của tác giả
Nguyễn Đại Dân và Nguyễn Thị Thu Hồng, Tạp chí dân chủ - pháp luật số chuyên

đề thi hành Luật ĐGTS năm 2017, trang 22 - 48
Chi tiết nội dung của từng công trình nghiên cứu liên quan đến bán đấu giá
tài sản xem mục 1, Phụ lục số 1 “Nội dung các công trình nghiên cứu liên quan đến
đề tài luận án”
1.2. Một số công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến bán đấu giá tài
sản THADS ở Việt Nam
1.2.1. Đề tài nghiên cứu khoa học
- Đề tài khoa học cấp cơ sở: “Những điểm mới của Luật thi hành án dân sự
năm 2008” - Trường Đại học luật Hà Nội, năm 2011.
- Đề tài khoa học cấp cơ sở:“Nghiên cứu việc áp dụng pháp luật trong bán
đấu giá bất động sản phục vụ công tác đào tạo nghề tại Học viện Tư pháp” - Khoa
đào tạo CHV Học viện Tư pháp, năm 2013.
1.2.2. Luận án, luận văn
-“Hoàn thiện pháp luật THADS ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sỹ luật
học của tác giả Nguyễn Thanh Thủy, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,
2008.
-“Pháp chế XHCN trong hoạt động THADS ở Việt Nam hiện nay” của tác
giả Nguyễn Quang Thái, Luận án Tiến sĩ luật học, Học viện chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh, 2008.
-“Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật trong THADS ở Việt Nam
hiện nay”, Nguyễn Tuấn An, Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà nội,
2014.


9

- “Bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự theo pháp luật Việt Nam”,
Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Bùi Thị Thu Hiền khoa Luật, Đại học quốc gia
Hà Nội, 2014
1.2.3. Giáo trình

- Giáo trình Luật dân sự, tập 2, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản
giáo dục Việt Nam, năm 2009;
- Giáo trình Luật thi hành án dân sự Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội,
nhà xuất bản Công an nhân dân năm 2011;
- Giáo trình Kỹ năng thi hành án dân sự, Học viện Tư pháp, Nhà xuất bản tư
pháp năm 2012;
- Giáo trình Kỹ năng năng bán đấu giá tài sản, Học viện Tư pháp, Nhà xuất
bản tư pháp, năm 2014.
- Giáo trình nghiệp vụ đấu giá tài sản (2 tập - Phần chung và Phần nghiệp
vụ), Học viện Tư pháp, Nhà xuất bản tư pháp, năm 2018
1.2.4. Bài viết tạp chí.
- “Một số vướng mắc về bán đấu giá tài sản để thi hành án” của tác giả Đặng
Duy Bằng, tạp chí Dân chủ - pháp luật số 2, năm 2012, trang 52-56;
-“Một số bất cập trong việc định giá, định giá lại tài sản kê biên” của tác giả
Vũ Hoà, Tạp chí dân chủ - pháp luật số chuyên đề tháng 12, năm 2012, trang 14-15;
-“Một số vấn đề về định giá, định giá lại và bán đấu giá tài sản kê biên để thi
hành án” của tác giả Hồ Quân Chính - Tạp chí Dân chủ - pháp luật số chuyên đề
tháng 12, năm 2012, trang 90 - 99;
-“Những vướng mắc trong công tác kiểm sát trong hoạt động bán đấu giá tài
sản thi hành án dân sự” của tác giả Nguyễn Hồng Sinh, Tạp chí Dân chủ - pháp luật
số chuyên đề tháng 12, năm 2012, trang 100 -104;
-“Các sai phạm trong bán đấu giá tài sản và các giải pháp phòng ngừa” của
tác giả Hoàng Quốc Hùng, Nguyễn Hồng Sinh, Tạp chí Dân chủ - pháp luật số
chuyên đề tháng 12, năm 2012, trang 112 - 117;
-“Một số vấn đề về cưỡng chế kê biên, bán đấu giá quyền sử dụng đất để thi
hành án” của tác giả Lê Anh Tuấn, tạp chí Dân chủ - pháp luật tháng 9, năm 2013
trang 44 - 52;
-“Tổ chức bán đấu giá tài sản chuyên nghiệp ban hành nội quy hay quy chế
bán đấu giá tài sản” của tác giả Nguyễn Thị Thu Hồng, tạp chí Dân chủ - pháp luật
số 6, năm 2014, trang 55 - 57;



10

-“ Một số vấn đề về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bán đấu giá
tài sản” của tác giả Đoàn Văn Hường, tạp chí Dân chủ - Pháp luật, Bộ Tư pháp, năm
2014, trang 59 - 62;
-“Bảo vệ quyền lợi của người mua được tài sản bán đấu giá để thi hành án
dân sự” của tác giả Lê Vĩnh Chân, tạp chí Dân chủ pháp luật số 1, năm 2015, trang
13 -18.
- “Giải pháp nâng cao hiệu quả bán đấu giá tài sản trong thi hành án dân sự”
của tác giả Lê Thị Kim Dung và Văn Thị Tâm Hồng, tạp chí Dân chủ pháp luật số
chuyên đề về thi hành Luật đấu giá tài sản năm 2017, trang 49-66
- “Bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự trong trường hợp chỉ có một người
tham gia đấu giá” của tác giả Lê Thị Kim Dung và Văn Thị Tâm Hồng, Phạm Quốc
Nam tạp chí Dân chủ pháp luật số chuyên đề về thi hành Luật đấu giá tài sản năm
2017, trang 127 -135.
Chi tiết nội dung của từng công trình nghiên cứu liên quan đến bán đấu giá
tài sản xem mục 2, Phụ lục số 1 “Nội dung các công trình nghiên cứu liên quan đến
đề tài luận án”
1.3. Một số công trình tiêu biểu của nước ngoài về bán đấu giá tài sản, bán
đấu giá tài sản THADS
1.3.1. Công trình, tài liệu tiêu biểu của nước ngoài về bán đấu giá tài sản,
bán đấu giá tài sản THADS do tác giả Việt Nam viết, dịch thuật.
-“Pháp luật Trung Quốc về bán đấu giá tài sản”, Thế Anh, số chuyên đề Tạp
chí Dân chủ - Pháp luật, tháng 10, năm 2006, trang 26-27;
-“Bán đấu giá tài sản ở Nhật Bản - Dân Đức, số chuyên đề Tạp chí Dân chủ Pháp luật, tháng 10, năm 2006, trang 28 -32;
-“Kinh nghiệm bán đấu giá tài sản theo pháp luật của một số quốc gia trên
thế giới” của các tác giả Thanh Minh, Mai Hoa, Huyền Trang, Tạp chí Dân chủ pháp luật số chuyên đề tháng 12, năm 2012, trang 118 - 135;
-“Thông tin về pháp luật thi hành án dân sự của một số nước”, Bộ Tư Pháp,

tài liệu tham khảo phục vụ xây dựng Luật thi hành án dân sự; Chính Phủ, dự án
Luật THADS (tài liệu trình Quốc Hội) năm 2008 trong đó có phần nội dung liên
quan đến bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự (Nhật Bản, Cộng Hoà Pháp, Cộng
hoà liên bang Đức, Thuỵ Điển, Sinhgapo, Cộng hoà Liên Bang Nga, Thái Lan,
Bang California (Hoa Kỳ), …);
- Đặc san đấu giá tài sản, Cục bổ trợ tư pháp “Kinh nghiệm đấu giá tài sản
của một số quốc gia trên thế giới”, năm 2014;


11

- “Pháp luật về bán đấu giá tài sản của một số nước trên thế giới”, năm 2015,
Cục Bộ trợ Tư pháp - Bộ Tư Pháp, tài liệu tham khảo phục vụ xây dựng Luật bán
đấu giá tài sản 2016;
- Tài liệu hội thảo khoa học, Cục bổ trợ tư pháp “Trình tự, thủ tục bán đấu
giá tài sản của cộng hòa Pháp - Kinh nghiệm xây dựng Luật đấu giá tài sản của Việt
Nam”, Hà Nội, ngày 09 tháng 06 năm 2015.
1.3.2. Công trình, tài liệu tiêu biểu của nước ngoài về bán đấu giá tài sản
THADS do tác giả nước ngoài viết.
- “Tham luận tại tọa đàm về bán đấu giá tài sản”, tại Hà Nội ngày 13/6/1996,
luật sư J.Bentley, Hoa Kỳ;
-“Bán” và “Phân chia” trong cưỡng chế thi hành án, Giáo sư Sakai, Đại học
Nagoya Nhật Bản, tài liệu hợp tác của tổ chức JICA,Nhật Bản, tháng 1/2013;
-“Tài liệu hội thảo khoa học Pháp luật về bán đấu giá tài sản”- Nhà Pháp luật
Việt - Pháp, tại thành phố Hồ Chí Minh, năm 2009;
- Auction theory, Vijay Krishna, 2002;
- The three types of auction sales, Nicholas Unkovic http:/heionline.org;
2012;
- Introduction to Combinatorial Auctions, P. Cramton, Y. Shoham and R.
Steinberg (editors): Combinatorial Auctions , 29-54, MIT Press, Boston, 2005.

Chi tiết nội dung của từng công trình nghiên cứu liên quan đến bán đấu giá
tài sản xem mục 3, Phụ lục số 1 “Nội dung các công trình nghiên cứu liên quan đến
đề tài luận án”.
2. Phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu đã công bố liên quan
đến những vấn đề lý luận về “Bán đấu giá tài sản THADS” và định hướng
nghiên cứu của nghiên cứu sinh.
2.1. Đánh giá các công trình khoa học đã công bố với vấn đề lý luận về
đấu giá tài sản, bán đấu giá tài sản
2.1.1. Đối với khái niệm đấu giá tài sản, bán đấu giá tài sản
Liên quan đến khái niệm đấu giá tài sản, bán đấu giá tài sản, nghiên cứu sinh
thấy rằng các tác giả trong nhiều công trình đã nghiên cứu 02 khái niệm này dưới
nhiều góc độ khác nhau nhưng có có bản chất giống nhau là quan hệ mua bán tài
sản tuân theo quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, xác định người mua được tài sản
là người trả giá cao nhất. Trong các đề tài nghiên cứu khoa học, luận án, luận văn
của các tác giả Việt Nam, các từ điển khoa học thường tiếp cận khái niệm đấu giá
tài sản, bán đấu giá tài sản dưới góc độ là một hình thức mua bán tài sản và tài sản


12

được bán cho người trả giá cao nhất [93, tr.101; 24, tr.11; 49, tr.46]. Nghiên cứu các
công trình của các tác giả nước ngoài cho thấy các tác giả nước ngoài xem xét khái
niệm đấu giá tài sản dưới góc độ quy luật giá trị của tài sản và hướng đến giá trị
tăng thêm của tài sản trong quan hệ đấu giá. Trong tác phẩm Auction theory,Vijay
Krishna, đã phân tích khái niệm đấu giá có nguồn gốc từ tiếng Latinh augeō có
nghĩa là "tôi tăng" hoặc "tôi làm tăng thêm [99, tr.18]. Trong tác phẩm Introduction
to Combinatorial Auctions, P. Cramton, Y. Shoham and R. Steinberg, khái niệm
đấu giá được tiếp cận dưới góc độ lý thuyết kinh tế được hiểu là phương pháp xác
định giá trị của một hàng hoá có mức giá không thể xác định hoặc biến đổi quá
nhiều [92, tr.29-54].

2.1.2. Đối với đặc điểm cuả bán đấu giá tài sản.
Khi nghiên cứu các công trình của các tác giả trong nước và nước ngoài
nghiên cứu sinh nhận thấy các tác giả đã xem xét đặc điểm của bán đấu giá tài sản ở
các nội dung như: chủ thể, phương thức, hình thức đấu giá, tài sản đấu giá, trình tự,
thủ tục đấu giá tài sản.
Thứ nhất, về chủ thể: Trong Giáo trình Luật dân sự, tập 2, Trường Đại học
Luật Hà Nội đã xác định có 03 loại chủ thể trong quan hệ đấu giá tài sản: (i) Người
bán đấu giá tài sản (ii) Người có tài sản bán đấu giá; (iii) Người mua được tài sản
bán đấu giá [82, tr.114 - 115]. Trong bài viết“Nhận diện và điều chỉnh các quan hệ
pháp luật trong hoạt động đấu giá tài sản” cho rằng:“hoạt động đấu giá thường
liên quan đến bốn nhóm chủ thể bao gồm: người có tài sản đấu giá, doanh nghiệp
đấu giá tài sản, người tham gia đấu giá tài sản và người trúng đấu giá”[5, tr.26 32]. Về lý luận, cần phải xác định rõ tư cách chủ thể của các chủ thể này trong quan
hệ đấu giá và mối liên hệ giữa các chủ thể này với nhau để có thể xác định được
những đặc thù trong quan hệ bán đấu giá tài sản.
Thứ hai, về hình thức, phương thức đấu giá tài sản: Các tác giả Việt Nam
nghiên cứu tập trung vào phương thức đấu giá lên trong dân sự [88, tr.82 - 88],
phương thức đặt giá xuống trong thương mại và mới đây ghi nhận phương thức đặt
giá xuống trong dân sự. Trong khi đó, các tác giả nước ngoài nghiên cứu rất nhiều
các phương thức đấu giá đa dạng khác một cách chuyên sâu: phương thức đấu giá
niêm phong, phương thức đấu giá nhượng quyền, phương thức đấu giá tổ hợp,
phương thức đấu giá ngược [92, tr.29 - 54]…Trong các công trình nghiên cứu của
các tác giả Việt Nam thường tập trung nghiên cứu chủ yếu vào các hình thức bán
đấu giá: hình thức đấu giá trực tiếp bằng lời nói, bằng bỏ phiếu. Hình thức đấu giá
trực tuyến, đấu giá gián tiếp còn khá mới mẻ, sơ khai. Trong khi đó các tác giả nước


13

ngoài nghiên cứu các hình thức bán đấu giá rất đa dạng: hình thức gửi thư, đấu giá
qua internet (đấu giá trực tuyến); đấu giá kiểu Anh (England auction), đấu giá kiểu

Hà Lan (Dutch auction), đấu giá kín (Bid auction), đấu giá câm (slient auction) [94,
95 ]...
Thứ ba, về tài sản đấu giá, trình tự, thủ tục đấu giá tài sản: Tài sản trong đấu
giá theo quan niệm của các nước trên thế giới rất đa dạng. Tuy nhiên, có thể căn cứ
vào trình tự thủ tục quy định cho việc đấu giá tài sản thì các loại tài sản bán đấu giá
có thể chia làm 02 loại: Tài sản tự nguyện là tài sản thuộc sở hữu của tổ chức, cá
nhân là những tài sản được phép giao dịch theo quy định của pháp luật, ví dụ như:
hàng hoá, đồ sưu tầm, bất động sản, đồ văn phòng... Tài sản tư pháp bao gồm các tài
sản bán theo quy định của pháp luật: tài sản để thi hành án theo quy định của pháp
luật về thi hành án; tài sản là tang vật phương tiện VPHC, tài sản bảo đảm, tài sản
nhà nước [62, tr.27-35]....
Câu hỏi nghiên cứu 1. Đấu giá tài sản, bán đấu giá tài sản là gì? Hai khái
niệm về đấu giá tài sản, bán đấu giá tài sản về bản chất có gì khác nhau? Đặc điểm
của bán đấu bán giá tài sản?
Giả thuyết nghiên cứu 1: Hiện nay có những quan điểm, cách xác định khác
nhau về khái niệm đấu giá tài sản, bán đấu giá tài sản. Sự khác biệt này xuất phát từ
góc độ nghiên cứu, thực tiễn, quan điểm lập pháp ở từng nước ở từng thời kỳ cần
phải nghiên cứu để tìm ra bản chất của đấu giá tài sản, bán đấu giá tài sản.
Kết quả nghiên cứu 1: Tác giả xây dựng một khái niệm pháp lý về bán đấu
giá tài sản, phân biệt được khái niệm đấu giá tài sản và bán đấu giá tài sản, đưa ra
được đặc điểm chung của bán đấu giá tài sản phù hợp với tình hình mới, đảm bảo sự
phát triển đấu giá tài sản trong xu thế hội nhập và thông lệ quốc tế.
2.2. Sự liên quan của các công trình khoa học đã công bố với những vấn đề
lý luận liên quan đến khái niệm, đặc điểm của bán đấu giá tài sản THADS và định
hướng nghiên cứu của nghiên cứu sinh
Qua nghiên cứu tổng quan tài liệu, nghiên cứu sinh thấy có rất ít các công
trình liên quan trực tiếp đến các vấn đề lý luận về bán đấu giá tài sản THADS như:
khái niệm, đặc điểm, chủ thể của bán đấu giá tài sản THADS... Trong rất nhiều các
giáo trình, sách tham khảo, luận án đều chủ yếu phân tích và giới thiệu các quy định
của pháp luật liên quan đến hoạt động kê biên, định giá, bán đấu giá tài sản THADS

[49, tr.22; 56]. Ở cấp độ luận án tiến sĩ, chưa có công trình nào nghiên cứu về bán
đấu giá tài sản THADS. Việc nghiên cứu chuyên sâu những vấn đề lý luận bán đấu
giá tài sản THADS cho phép nhận diện được chính xác tài sản THADS, phân biệt


14

với bán đấu giá các tài sản khác như: tài sản bảo đảm, tài sản Nhà nước, tài sản là
tang vật phương tiện VPHC... ở Việt Nam.
Luận văn thạc sĩ luật học“Bán đấu giá tài sản trong THADS theo pháp luật
Việt Nam” [38, tr.8] và có 02 bài viết tạp chí:“Nâng cao hiệu quả bán đấu giá tài
sản trong thi hành án dân sự” [39, tr. 3-8];)“Bán đấu giá tài sản THADS dân sự
vẫn còn là điểm nghẽn” [73] là những công trình đầu tiên đã đưa ra khái niệm, đặc
điểm về bán đấu giá tài sản trong THADS. Về cơ bản, khái niệm này đã thể hiện
được bản chất của quá trình bán đấu giá tài sản THADS. Tuy nhiên, trong khái niệm
về bán đấu giá tài sản THADS, tác giả Bùi Thị Thu Hiền cho rằng cơ quan THADS
xác định giá khởi điểm là chưa chính xác. Ở các bài viết tạp chí này cũng đưa ra một
số đặc điểm của bán đấu giá tài sản THADS tuy nhiên chỉ ở mức độ chung chưa đầy
đủ, chuyên sâu. Theo nghiên cứu sinh, khi nghiên cứu đặc điểm của bán đấu giá tài
sản THADS ở Việt Nam thì đầu tiên bán đấu giá tài sản THADS phải mang đặc
điểm của bán đấu giá tài sản nói chung, ngoài những đặc điểm chung thì bán đấu
giá tài sản THADS có những điểm đặc thù…Do đó, cần một công trình nghiên cứu
ở cấp độ luận án tiến sĩ để nghiên cứu đầy đủ, chuyên sâu về vấn đề này.
Nghiên cứu khái niệm bán đấu giá tài sản THADS, bà Pascale Líegois, Phó
ban pháp luật về các nghề tư pháp, vụ dân sự và ấn tín, Bộ Tư pháp - Cộng hoà
Pháp cho rằng:“bán đấu giá tài sản THADS được gọi là hoạt động bán đấu giá tư
pháp được thực hiện bởi các ĐGV tư pháp theo quyết định của Tòa án hay theo quy
định của pháp luật” [64, tr.8 - 12].
Câu hỏi nghiên cứu 2. Bán đấu giá tài sản THADS là gì? Đặc điểm của bán
đấu giá tài sản THADS?

Giả thuyết nghiên cứu 2: Hiện nay có những quan điểm, cách xác định khác
nhau về khái niệm, đặc điểm bán đấu giá tài sản THADS. Sự khác biệt này xuất
phát từ góc độ nghiên cứu, thực tiễn, quan điểm lập pháp ở từng nước mà nghiên
cứu sinh cần phân tích, đánh giá trong luận án.
Kết quả nghiên cứu 2: Tác giả xây dựng một khái niệm pháp lý về bán đấu
giá tài sản THADS, đưa ra được đặc điểm của bán đấu giá tài sản THADS trong đó
có đặc điểm chung của bán đấu giá tài sản và đặc điểm riêng của bán đấu giá tài sản
THADS so với bán đấu giá các loại tài sản khác.
Định hướng nghiên cứu của nghiên cứu sinh khi triển khai phần khái niệm,
đặc điểm của bán đấu giá tài sản THADS cần phải tập trung làm rõ bản chất những
vấn đề cơ bản: chủ thể bán đấu giá tài sản THADS, mục đích, điều kiện thực hiện
bán đấu giá tài sản THADS, cơ sở pháp lý, những điểm khác biệt trong tài sản, trình


15

tự, thủ tục bán đấu giá tài sản THADS có gì khác với bán đấu giá các loại sản khác
ở Việt Nam và theo quan điểm của một số nước trên thế giới.
2.3. Những vấn đề lý luận liên quan đến cơ sở khoa học của việc xây dựng
pháp luật bán đấu giá tài sản THADS và định hướng nghiên cứu của nghiên cứu
sinh.
Sau khi nghiên cứu các công trình khoa học đã công bố của tác giả trong
nước và nước ngoài có liên quan đến luận án, nghiên cứu sinh nhận thấy không phải
ngẫu nhiên mà pháp luật của Việt Nam cũng như các nước trên thế giới lại quy định
việc xử lý tài sản THADS bằng bán đấu giá tài sản [96, tr.8]. Trong tác phẩm
Introduction to Combinatorial Auctions, P. Cramton, Y. Shoham and R. Steinberg
[92, tr.29-54] đã phân tích những nguyên lý cơ bản của đấu giá và lý giải tại sao các
nước lại đều xây dựng pháp luật về bán đấu giá dựa trên những lý thuyết cơ bản: lý
thuyết giá trị, lý thuyết cạnh tranh. Tham khảo các công trình nghiên cứu liên quan
đến việc xây dựng pháp luật nói chung [32, tr.3-9; 30, tr.61-70] nghiên cứu sinh

nhận thấy trong lĩnh vực bán đấu giá tài sản THADS còn phải dựa trên những cơ sở
khoa học như: quyền con người, lý thuyết về trật tự công bằng. Lý giải vấn đề này
các công trình nghiên cứu liên quan đến bán đấu giá tài sản THADS trong nước thời
gian qua đều nêu lên vấn đề cấp thiết: cần xây dựng, hoàn thiện pháp luật về
THADS [36, tr.82], bảo đảm quyền con người [33, tr.12-15], tính dân chủ, tính hiệu
quả trong pháp luật THADS, cần xử lý, ngăn chặn những vi phạm trong đấu giá tài
sản THADS [53, tr.112-117; 39, tr.3-8], kiểm sát hoạt động bán đấu giá tài sản
THADS [52, tr.24-28], giảm thiểu lượng án dân sự tồn đọng [2; tr.54-57]. Tuy
nhiên, trong số các công trình khoa học đã được công bố ở Việt Nam chỉ có một số
công trình đề cập đến một số khía cạnh trong cơ sở khoa học xây dựng pháp luật về
bán đấu giá tài sản THADS. Luận án tiến sĩ luật học“Hoàn thiện pháp luật về
THADS ở Việt Nam hiện nay” [74, tr.98] đã đề cập đến vấn đề bán đấu giá tài sản
THADS nhưng chỉ mang tính khái quát một cách chung nhất cần phải xây dựng,
hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này để tổ chức THADS. Luận án tiến sĩ luật
học“Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật trong thi hành án dân sự ở
Việt Nam hiện nay” cũng đã đưa ra yêu cầu phải hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực
này [1, tr.107]. Trong bài viết tạp chí“Bàn về tính dân chủ trong pháp luật THADS”
đã đưa ra quan điểm khi xây dựng pháp luật THADS đang thiên vị người được thi
hành án [8, tr.5-15]. Trong bài viết tạp chí “Bảo vệ quyền lợi của người mua được
tài sản bán đấu giá để THADS” đã đưa ra quan điểm cần bảo vệ người mua được
tài sản bán đấu giá trong THADS [15, tr.13-8]. Trong luận văn “Bán đấu giá tài sản


16

trong THADS theo pháp luật Việt Nam” [40, tr.16-20] cũng đã đưa ra cơ sở lý luận
và thực tiễn của bán đấu giá trong THADS.
Câu hỏi nghiên cứu 3. Tại sao phải xây dựng pháp luật về bán đấu giá tài
sản? Hoặc dựa vào những cơ sở khoa học nào cần phải xây dựng pháp luật về bán
đấu giá tài sản THADS?

Giả thuyết nghiên cứu 3: Hiện nay có một số nghiên cứu liên quan đến việc
phải xây dựng pháp luật bán đấu giá tài sản THADS như thế nào. Việc xây dựng
pháp luật trong lĩnh vực này này không phải là sự ngẫu nhiên mà xuất phát từ
những cơ sở khoa học.
Kết quả nghiên cứu 3: Tác giả xây dựng những cơ sở khoa học cơ bản của
việc xây dựng pháp luật về bán đấu giá tài sản THADS và lý giải tại sao pháp luật
về bán đấu giá tài sản THADS phải dựa trên những cơ cở khoa học đó.
Định hướng nghiên cứu của nghiên cứu sinh trong phần này sẽ triển khai
phần cơ sở khoa học của việc xây dựng pháp luật về bán đấu giá tài sản THADS
trong luận án để giải quyết căn nguyên của vấn đề vì sao phải xây dựng pháp luật về
bán đấu giá tài sản THADS với những nội dung cơ bản sau: bảo đảm bản án, quyết
định dân sự có hiệu lực thi hành trên thực tế; bảo đảm quyền con người trong giai
đoạn thi hành án, quyền lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong bán đấu giá tài sản
THADS; tuân theo các quy luật kinh tế trong nền kinh tế thị trường.
2.4. Những vấn đề lý luận liên quan đến nội dung pháp luật điều chỉnh về
bán đấu giá tài sản THADS và định hướng nghiên cứu của nghiên cứu sinh.
Sau khi nghiên cứu tổng quan tài liệu, nghiên cứu sinh thấy rằng hoạt động
bán đấu giá tài sản cần phải được pháp luật điều chỉnh ở các nội dung cơ bản.
Câu hỏi nghiên cứu 4. Những nội dung cơ bản nào cần được pháp luật điều
chỉnh trong hoạt động bán đấu giá tài sản THADS ở Việt Nam?
Giả thuyết nghiên cứu 4: Hiện nay có nhiều nghiên cứu liên quan đến những
nội dung cơ bản cần được điều chỉnh trong pháp luật về bán đấu giá tài sản THADS
ở Việt Nam. Có quan điểm cho rằng những nội dung này cần phụ thuộc vào đường
lối chính sách, có quan điểm cho rằng yếu tố này phụ thuộc vào tính đồng bộ, thống
nhất, hoàn thiện của hệ thống pháp luật. Quan điểm khác cho rằng hiệu quả của hoạt
động bán đấu giá tài sản phụ thuộc vào chính nhân tố con người thực hiện hoạt
động này, cơ chế kiểm soát các hành vi vi phạm trong bán đấu giá tài sản THADS.
Kết quả nghiên cứu 4: Tác giả xây dựng những nội dung cơ bản mà pháp
luật về bán đấu giá tài sản THADS cần phải điều chỉnh như: tài sản THADS được
đưa ra đấu giá; chủ thể có thẩm quyền bán đấu giá tài sản THADS, trình tự, thủ tục



17

bán đấu giá tài sản THADS, quyền nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý của các chủ thể
trong hoạt động bán đấu giá tài sản THADS, các quy định về bảo đảm hoạt động
bán đấu giá tài sản THADS
Kết luận: Qua việc nghiên cứu các công trình đã công bố có liên quan đến
những vấn đề lý luận về bán đấu giá tài sản THADS ở Việt Nam cho thấy có rất
nhiều các công trình nghiên cứu đề cập đến bán đấu giá tài sản nói chung nhưng rất
ít các công trình nghiên cứu chuyên sâu về bán đấu giá tài sản THADS một cách có
hệ thống và toàn diện. Vì vậy, nghiên cứu sinh cho rằng cần một công trình nghiên
cứu khoa học ở cấp độ luận án tiến sĩ để giải quyết những vấn đề lý luận cơ bản về
“Bán đấu giá tài sản THADS ở Việt Nam”.
3. Đánh giá các công trình nghiên cứu đã công bố với vấn đề thực trạng
pháp luật - thực tiễn áp dụng pháp luật về bán đấu giá tài sản THADS ở Việt
Nam và định hướng nghiên cứu của nghiên cứu sinh.
Bán đấu giá tài sản THADS ở Việt Nam được thực hiện theo quy trình xử lý
tài sản kê biên của pháp luật THADS và tuân theo trình tự, thủ tục pháp luật về bán
đấu giá tài sản. Do đó, việc đánh giá các công trình liên quan đến thực trạng pháp
luật và thực tiễn thi hành về bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự sẽ chủ yếu tập
trung vào các quy định của pháp luật THADS liên quan đến bán đấu giá và trình tự,
thủ tục bán đấu giá tài sản theo pháp luật về bán đấu giá tài sản.
3.1. Đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định pháp
luật về bán đấu giá tài sản THADS từ năm 2005 cho đến năm 2010 .
Từ năm 2005, khi Quốc Hội ban hành Bộ luật dân sự năm 2005 và Chính
phủ ban hành Nghị định số 05/NĐ- CP ngày 18/1/2005 về bán đấu giá tài sản đã có
một số các công trình khoa học viết về thực trạng pháp luật bán đấu giá tài sản nói
chung và thực tiễn thực hiện trong giai đoạn này [59, tr.29 -32; 60, tr.13 - 14]. Đa số
các công trình đã phân tích những bất cập trong các quy định của Nghị định số

05/NĐ-CP ngày 18/5/2005 về bán đấu giá tài sản như: hình thức bán đấu giá còn
đơn điệu, cách thức tổ chức bán đấu giá chưa chặt chẽ, nhiều quy định đã tạo điều
kiện cho khách hàng thông đồng, dìm giá, khoản tiền đặt trước còn thấp...[80, tr.36; 68, tr.49; 60, tr.13-14]. Trong một số sách chuyên khảo có liên quan đến pháp
luật bán đấu giá tài sản THADS trong giai đoạn này thì thực trạng pháp luật được đề
cập thường ngắn gọn, mang tính chất giới thiệu quy định của pháp luật mà chưa có
sự phân tích, bình luận chuyên sâu về thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành về
bán đấu giá tài sản THADS [7, tr.43] .


18

3.2. Đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định pháp
luật về bán đấu giá tài sản THADS từ sau năm 2010 cho đến nay.
Việc bán đấu giá tài sản THADS ở Việt Nam phải thực hiện theo quy định
của Bộ Luật Dân sự năm 2005, Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 4/3/2010 về bán
đấu giá tài sản, các văn bản hướng dẫn thi hành. Bên cạnh đó phải áp dụng các văn
bản pháp lý chuyên ngành là Luật THADS năm 2008, Luật THADS sửa đổi, bổ
sung năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Chính vì vậy, đánh giá thực
trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật hiện nay về bán đấu giá
tài sản có thể đánh giá qua việc thực hiện các văn bản pháp luật nêu trên.
3.2.1. Đánh giá thực trạng pháp luật về trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản
ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 4/3/2010 về
bán đấu giá tài sản và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Phản ánh thực trạng pháp luật về trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản ở Việt
Nam và thực tiễn áp dụng được phân tích trong các khá nhiều các bài viết tạp chí
khoa học. Vì nội dung của các công trình nghiên cứu dài và phân tích ở từng vấn đề
pháp lý nhỏ nên nghiên cứu sinh tổng hợp lại những nội dung cơ bản trong các công
trình nghiên cứu: (i) Nghị định số 17/2010/NĐ-CP chưa có một quy trình chuẩn về
các hoạt động trước khi tiến hành bán đấu giá tài sản bán đấu giá tài sản; chưa thống
nhất về việc tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp phải ban hành nội quy hay quy chế

bán đấu giá tài sản [50, tr.55 - 57]; (ii) Các quy định về đăng ký tham gia đấu giá và
các trường hợp không được đăng ký tham đấu giá còn thiếu và nhiều kẽ hở, phương
thức đấu giá, hình thức bán đấu giá còn sơ sài, cách thức trả giá cũng còn nhiều bất
cập, khoản tiền đặt trước còn thấp [57, tr.76-89; 41, tr.66 -75; 59, tr.29-32]; (iii)
Nghị định 17/2010/NĐ-CP cũng chưa đưa ra được một khái niệm chính thức về bán
đấu giá thành và bán đấu giá không thành, thiếu chế tài xử lý vi phạm đối với khách
hàng trúng đấu giá mà không ký kết hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá, việc xử
lý VPHC trong lĩnh vực bán đấu giá còn nhẹ chưa có tính răn đe. Bên cạnh đó trình
độ, tiêu chuẩn đối với đội ngũ ĐGV tại Việt Nam còn thấp, chưa đáp ứng được yêu
cầu công việc, cơ chế kiểm sát hoạt động bán đấu giá còn chưa thống nhất [53,
tr.112-117; 54, tr.59- 62; 25, tr.31-38];
Ở phạm vi các bài viết tạp chí nên ở mỗi bài viết thường dừng lại phân tích
được một, một số những bất cập vướng mắc của pháp luật về trình tự, thủ tục bán
đấu giá tài sản mà chưa có điều kiện phân tích, đánh giá một cách toàn diện những
bất cập trong quy định của pháp luật ở lĩnh vực này.


19

3.2.2. Đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện Luật THADS
năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Trong số khá nhiều công trình được công bố sau khi Luật THADS năm 2008
có hiệu lực thi hành cho thấy rất nhiều các công trình chỉ nghiên cứu, đánh giá pháp
luật về bán đấu giá tài sản THADS, mà không đề cập đến thực trạng áp dụng pháp
luật về bán đấu giá tài sản THADS. Trong hệ thống các giáo trình chính thống của
Trường Đại học Luật, Học viện Tư pháp… đều chỉ dừng lại giới thiệu các quy định
của pháp luật về bán đấu giá tài sản THADS mà ít có sự bình luận, đánh giá cụ thể
về thực trạng pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng. Vì vậy, cho đến hiện nay ở Việt
Nam chưa có một cuốn sách tham khảo nào nghiên cứu chuyên sâu về pháp luật bán
đấu giá tài sản THADS và thực tiễn áp dụng mà chủ yếu là giáo trình [47, 48]

Nghiên cứu những vấn đề vướng mắc trong Luật THADS năm 2008, Nghị
định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ và Nghị định số
125/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ về trình tự, thủ tục THADS với
những bất cập trong thực tiễn cần phải khắc phục mà nổi cộm là những vướng mắc
được phản ánh qua một số bài tạp chí với các nội dung như: (i)Vướng mắc về xác
QSDĐ nào được kê biên, bán đấu giá để thi hành án [41, tr.61-64; 84, tr.44-52];(ii)
Vướng mắc trong thủ tục định giá tài sản [9, tr.44-45], định giá lại tài sản để bán
đấu giá [16, tr.26-32], giảm giá tài sản để bán đấu giá [67,tr.14-16]; (iii)Vướng mắc
trong việc áp dụng thời hạn bán đấu giá, thủ tục thông báo trên phương tiện thông
tin đại chúng; thủ tục cưỡng chế bàn giao tài sản cho người trúng đấu giá, tài sản
đấu giá thành nhưng không giao được hoặc kéo dài thời gian bàn giao cho khách
hàng không bảo vệ quyền lợi ích của người mua được tài sản THADS [15, tr.1318]; (iv) Vướng mắc trong việc thống nhất công tác kiểm sát bán đấu giá tài sản
THADS [52, tr.24-28; 69, tr.100-104] .
Có thể thấy các công trình nghiên cứu nêu trên ra đời trong bối cảnh Luật
THADS năm 2008 đang có hiệu lực thi hành nhưng tại thời điểm hiện tại thì một số
quy định về kê biên để định giá, bán đấu giá tài sản THADS trong Luật THADS
năm 2008 đã được sửa đổi theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật THADS
năm 2014.
3.2.3. Thực trạng pháp luật - thực tiễn áp dụng Luật THADS sửa đổi, bổ
sung năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Để khắc phục các khó khăn, bất cập trong thực tiễn áp dụng pháp luật, Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật THADS năm 2014 đã sửa đổi, bổ sung. Đồng
thời, để thi hành có hiệu quả các quy định của Luật THADS, ngày 18/7/2015, Chính


20

phủ đã ban hành Nghị định số 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật THADS. Khi thi hành những quy định mới trên trong
thực tiễn đã phát sinh khá nhiều vướng mắc đòi hỏi pháp luật tiếp tục cần hoàn thiện

được phản ánh trong các công trình nghiên cứu từ năm 2015 cho đến nay như: cần
quy định về thời hạn tổ chức bàn giao tài sản, quy định về huỷ bỏ hợp đồng mua
bán tài sản [66], kê biên, xử lý đối với tài sản chung [51]...
3.2.4. Đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng Luật ĐGTS năm
2016 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Sau thời điểm Luật ĐGTS có hiệu lực thi hành đa số các công trình nghiên
cứu tập trung giới thiệu các quy định của Luật ĐGTS mà ít có sự bình luận đánh giá
về những hạn chế, bất cập của Luật ĐGTS. Điển hình là các bài viết: “Yêu cầu và
những định hướng lớn trong xây dựng Luật ĐGTS của tác giả Đỗ Hoàng Yến”, Tạp
chí dân chủ - pháp luật số chuyên đề thi hành Luật đấu giá tài sản năm 2017, [91, tr.
5-21]; “Trình tự, thủ tục đấu giá tài sản theo quy định của Luật ĐGTS” của tác giả
Nguyễn Đại Dân và Nguyễn Thị Thu Hồng, Tạp chí dân chủ - pháp luật số chuyên
đề thi hành Luật đấu giá tài sản năm 2017, [29, tr. 22-48]. Liên quan đến bán đấu
giá tài sản THADS cũng có các bài viết như:“Giải pháp nâng cao hiệu quả bán đấu
giá tài sản trong thi hành án dân sự” của tác giả Lê Thị Kim Dung và Văn Thị Tâm
Hồng, tạp chí Dân chủ pháp luật số chuyên đề về thi hành Luật đấu giá tài sản năm
2017, trang 49-66; “Bán đấu giá tài sản thi hành án dân sự trong trường hợp chỉ có
một người tham gia đấu giá” của tác giả Lê Thị Kim Dung và Văn Thị Tâm Hồng,
Phạm Quốc Nam tạp chí Dân chủ pháp luật số chuyên đề về thi hành Luật đấu giá
tài sản năm 2017, [34, tr.127 -135]. Nội dung các bài viết gợi mở những bất cập
phát sinh khi Luật ĐGTS có hiệu lực thi hành với Luật THADS đòi hỏi phải có sự
hướng dẫn, bổ sung trong pháp luật về bán đấu giá tài sản THADS để nâng cao hiệu
quả khi bán đấu giá tài sản này.
Câu hỏi nghiên cứu 5. Pháp luật về bán đấu giá tài sản THADS ở Việt Nam
có những nội dung gì? Đánh giá pháp luật trong lĩnh vực này điều chỉnh hợp lý
chưa và bất cập như thế nào trong thực tiễn áp dụng?
Giả thuyết nghiên cứu 3: Hiện nay có nhiều nghiên cứu liên quan đến những
bất cập trong pháp luật về bán đấu giá tài sản THADS ở Việt Nam. Những bất cập
xuất phát từ các quy định về trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản, bất cập trong quy
định của pháp luật THADS về quyền, nghĩa vụ của các chủ thể trong bán đấu giá tài

sản THADS…


21

Kết quả nghiên cứu 3: Trên cơ sở nghiên cứu và đánh giá thực trạng quy
định của pháp luật, thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về bán đấu giá tài
sản THADS nêu trên sẽ giúp tác giả chỉ ra được những tồn tại, bất cập trong pháp
luật hiện hành cũng như trong thực tiễn áp dụng pháp luật ở Việt Nam.
Nghiên cứu sinh nghiên cứu hệ thống các quy định của pháp luật và thực tiễn
áp dụng các quy định của pháp luật về “Bán đấu giá tài sản THADS ở Việt Nam” và
trong phạm vi của luận án nghiên cứu sinh sẽ chỉ tập trung vào phân tích giải quyết
những nội dung cơ bản sau đây:
+ Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật tài sản
THADS đưa ra đấu giá, chủ thể trong bán đấu giá tài sản THADS;
+ Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật về trình tự,
thủ tục bán đấu giá tài sản THADS;
+ Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về quyền,
nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý của các chủ thể trong bán đấu giá tài sản THADS;
+ Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về bảo
đảm hoạt động bán đấu giá tài sản THADS.
Tóm lại, đến thời điểm hiện nay, phân tích thực trạng pháp luật về bán đấu giá
tài sản THADS cũng như thực tiễn áp dụng còn chưa được đề cập chi tiết, cụ thể, có
hệ thống, đặc biệt là sau thời điểm Luật THADS được sửa đổi, bổ sung năm 2014
và Luật ĐGTS năm 2016 có hiệu lực thi hành. Do đó rất cần một công trình nghiên
cứu ở cấp độ luận án tiến sĩ nghiên cứu cụ thể chi tiết về bán đấu giá tài sản
THADS ở Việt Nam có sự so sánh, phân tích, đánh giá pháp luật của Việt Nam với
pháp luật nước ngoài giai đoạn 2014 - 2018.
4. Đánh giá các công trình đã nghiên cứu liên quan đến vấn đề hoàn
thiện pháp luật về bán đấu giá tài sản THADS ở Việt Nam và định hướng

nghiên cứu của nghiên cứu sinh.
4.1. Đánh giá những kiến hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá tài sản
THADS ở Việt Nam .
Do các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá tài sản nói chung và
bán đấu giá tài sản THADS nói riêng trong các công trình khoa học đã công bố có
nhiều điểm trùng nhau nên nghiên cứu sinh tạm chia thành các nhóm vấn đề sau:
4.1.1. Nhóm kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật về trình tự, thủ tục
bán đấu giá tài sản đối với Nghị định số 17/NĐ-CP về bán đấu giá tài sản
Liên quan đến trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản, hầu hết đề tài nghiên cứu
khoa học, luận án, luận văn đều kiến nghị phải ban hành Luật ĐGTS, xác định chức


×