Tải bản đầy đủ (.ppt) (256 trang)

AN TOÀN LAO ĐỘNG - VỆ SINH LAO ĐỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.39 MB, 256 trang )

PHẦN I
BẢO HỘ LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH CÔNG NGHIỆP
CHƯƠNG I
NGHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG
§1.1. MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC BHLĐ
1. Mục đích:
- Dưới bất cứ chế độ xã hội nào, lao động của con người cũng
là một trong những yếu tố quyết định nhất, năng động nhất tạo ra
của cải vật chất, làm cho xã hội tồn tại và phát triển.
- Bảo hộ lao động (BHLĐ) mà nội dung chính là an toàn và vệ
sinh lao động (AT- VSLĐ) là một chính sách kinh tế xã hội lớn của
Đảng và Nhà nước ta nhằm cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ sức
khoẻ người lao động, đảm bảo quyền của người lao động được làm
việc trong điều kiện an toàn và vệ sinh, hạn chế được tai nạn lao
động và bệnh nghề nghiệp
1


2. Ý nghĩa của công tác BHLĐ:
- Về chính trị xã hội: Làm tốt công tác BHLĐ sẽ làm cho
người lao động thấy rõ bản chất tốt đẹp của chế độ XHCN, một
chế độ yêu quí con người và coi trọng sức lao động;
- Về nhân đạo: BHLĐ là yếu tố quan trọng để đảm bảo và phát
triển sản xuất, góp phần bảo vệ người lao động khỏi các nguy cơ và
tiến tới loại bỏ thương tật, ốm đau, bệnh tật, đảm bảo tính mạng và
sức khoẻ người lao động;

2


§1.2. TÍNH CHẤT CỦA CÔNG TÁC BHLĐ


1. Tính luật pháp:
Tính luật pháp của công tác BHLĐ thể hiện ở chính sách, chế
độ, quy phạm, tiêu chuẩn được nghiên cứu, xây dựng bằng các văn
bản pháp luật; là cơ sở pháp lý bắt buộc các tổ chức kinh tế, chính
trị, xã hội và mọi người tham gia lao động phải có trách nhiệm
nghiên cứu, thi hành.
Hệ thống các văn bản pháp luật về BHLĐ bao gồm:
- Các văn bản luật do Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội,
Chủ tịch nước ban hành gồm:
. Hiến pháp 1958, 1992,
. Bộ luật lao động 1994
3


. Luật

bảo vệ sức khoẻ nhân dân năm 1989,
. Pháp lệnh bảo hộ lao động năm 1990,
. Sắc lệnh của Chủ tịch nước 12/3/1947
- Nghị định, Quyết định, Chỉ thị của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ hướng dẫn thực hiện các điều luật, pháp lệnh:
. Nghị định số 06/CP ngày 20/01/1995 của Chính phủ quy định
chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về an toàn lao động, vệ
sinh lao động,
.Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 26/3/1998 của Thủ tướng chính phủ
về việc tăng cường chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác BHLĐ
trong tình hình mới,
. Quyết định số 41/1999/QĐ-TTg ngày 08/3/1999 của Thủ
tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý an toàn trong các hoạt
động dầu khí.


4


- Các Thông tư, Quyết định, Chỉ thị của các Bộ, liên Bộ hướng
dẫn thực hiện các điều luật của Quốc hội, Chính phủ:
. Thông tư liên tịch số 14/1998/TTLT-BLĐTBXH-BYTTLĐLĐVN ngày 31/10/1998 của Liên tịch Bộ Lao động- Thương
binh và Xã hội- Bộ Y tế- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng
dẫn việc tổ chức thực hiện công tác Bảo hộ lao động trong doanh
nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh,
. Thông tư số 08/LĐTBXH-TT ngày 11/04/1995 của Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn công tác huấn luyện về an
toàn lao động, vệ sinh lao động,
. Quyết định số 473/LĐTBXH-QĐ ngày 08/08/1992 của Bộ
trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành chế độ báo
cáo về điều kiện lao động và bảo hộ lao động,
. Chỉ thị số 622/BXD-TCLĐ ngày 25/9/1997 của Bộ trưởng Bộ
Xây dựng về việc tăng cường công tác an toàn và vệ sinh lao động
trong ngành xây dựng.
5


2. Tính khoa học kỹ thuật:
Muốn cải thiện điều kiện làm việc, loại trừ tai nạn lao động và
bệnh nghề nghiệp yêu cầu cần phải nghiên cứu và ứng dụng những
thành tựu mới về khoa học kỹ thuật trong công tác BHLĐ.
3. Tính quần chúng:
BHLĐ có liên quan đến tất cả mọi người tham gia sản xuất.
Muốn làm tốt công tác BHLĐ phải vận động mọi người tham gia.


6


§1.3. LUẬT PHÁP VỀ BHLĐ
I. Các văn bản pháp luật về BHLĐ:
1. Khái quát chung:
- An toàn lao động (ATLĐ) và vệ sinh lao động (VSLĐ) là yếu tố
quan trọng để đảm bảo và phát triển sản xuất, bảo đảm tính mạng và
sức khoẻ người lao động. Đây là một trong những quan điểm chiến
lược của Đảng và Nhà nước ta. Chính vì vậy hệ thống các văn bản
pháp luật về ATLĐ và VSLĐ luôn được bổ sung, hoàn thiện.
- Hệ thống các văn bản pháp luật về BHLĐ bao gồm:
. Các văn bản luật do Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ
tịch nước ban hành: Hiến pháp, Bộ luật, Luật, Pháp lệnh, Sắc lệnh.
. Nghị định, Quyết định, Chỉ thị của Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ hướng dẫn thực hiện các điều luật, pháp lệnh.
. Các Thông tư, Quyết định, Chỉ thị của các Bộ, liên Bộ hướng
dẫn thực hiện các điều luật của Quốc hội, Chính phủ.
7


2. Bộ luật lao động:
Bộ luật Lao động đã được Quốc hội khoá IX, Nước
CHXHCNVN thông qua ngày 23/6/1994 và có hiệu lực thi hành từ
ngày 01/01/1995 gồm 17 chương, 198 điều.
Chương IX
An toàn lao động, vệ sinh lao động
Điều 95.
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm trang bị đầy đủ
phương tiện BHLĐ, bảo đảm ATLĐ, VSLĐ và cải thiện điều kiện lao

động cho người lao động. Người lao động phải tuân thủ các quy định
về ATLĐ, VSLĐ và nội quy lao động của doanh nghiệp. Mọi tổ chức
và cá nhân có liên quan đến lao động, sản xuất phải tuân theo pháp
luật về ATLĐ, VSLĐ và bảo vệ môi trường.
8


2. Chính phủ lập chương trình quốc gia về BHLĐ, ATLĐ, VSLĐ,
đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và ngân sách Nhà nước;
đầu tư nghiên cứu khoa học, hỗ trợ phát triển các cơ sở sản xuất dụng
cụ, thiết bị ATLĐ, VSLĐ, phương tiện bảo vệ cá nhân; ban hành hệ
thống tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm về ATLĐ, VSLĐ.
3. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tham gia với Chính phủ
trong việc xây dựng chương trình quốc gia về BHLĐ, ATLĐ, VSLĐ,
xây dựng chương trình nghiên cứu khoa học và xây dựng pháp luật
về BHLĐ, ATLĐ, VSLĐ.
Điều 96.
1. Việc xây dựng mới hoặc mở rộng, cải tạo cơ sở sản xuất, sử
dụng, bảo quản, lưu giữ và tàng trữ các loại máy, thiết bị, vật tư, các
chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ, VSLĐ phải có luận chứng về
các biện pháp bảo đảm ATLĐ, VSLĐ đối với nơi làm việc của người
lao động và môi trường xung quanh theo quy định của pháp luật.
9


2. Việc sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển các loại máy,
thiết bị, vật tư, năng lượng, điện, hoá chất, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, diệt
chuột, việc thay đổi công nghệ, nhập khẩu công nghệ mới phải được
thực hiện theo tiêu chuẩn ATLĐ, VSLĐ. Các loại máy, thiết bị, vật
tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ, VSLĐ phải được khai

báo, đăng ký và xin cấp giấy phép với cơ quan Thanh tra Nhà nước
về ATLĐ hoặc VSLĐ.
Điều 97.
Người sử dụng lao động phải bảo đảm nơi làm việc đạt tiêu
chuẩn về không gian, độ thoáng, độ sáng, đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho
phép về bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn,
rung và các yếu tố có hại khác. Các yếu tố đó phải được định kỳ
kiểm tra đo lường.

10


Điều 98.
1. Người sử dụng lao động phải định kỳ kiểm tra, tu sửa máy, thiết
bị, nhà xưởng, kho tàng theo tiêu chuẩn ATLĐ, VSLĐ.
2. Người sử dụng lao động phải có đủ các phương tiện che chắn
các bộ phận dễ gây nguy hiểm của máy, thiết bị trong doanh nghiệp;
nơi làm việc, nơi đặt máy, thiết bị, nơi có yếu tố nguy hiểm, độc hại
trong doanh nghiệp, phải bố trí đề phòng sự cố, có bảng chỉ dẫn về
ATLĐ, VSLĐ đặt ở vị trí mà mọi người dễ thấy, dễ đọc.
Điều 99.
1. Trong trường hợp nơi làm việc, máy, thiết bị có nguy cơ gây tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động phải thực
hiện ngay những biện pháp khắc phục hoặc phải ra lệnh ngừng hoạt
động tại nơi làm việc đối với máy, thiết bị đó cho tới khi nguy cơ
được khắc phục.
11


2. Người lao động có quyền từ chối làm công việc hoặc rời bỏ

nơi làm việc khi thấy rõ có nguy cơ xảy ra TNLĐ đe doạ nghiêm
trọng tính mạng hoặc sức khoẻ của mình và phải báo ngay với
người phụ trách trực tiếp. Người sử dụng lao động không được
buộc người lao động tiếp tục làm công việc đó hoặc trở lại nơi làm
việc đó nếu nguy cơ chưa được khắc phục.
Điều 100.
Nơi làm việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại, dễ gây TNLĐ phải
được người sử dụng lao động trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế và
trang bị BHLĐ thích hợp để bảo đảm ứng cứu kịp thời khi xảy ra
sự cố, TNLĐ.

12


Điều 101.
Người lao động làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại phải
được cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân.
Người sử dụng LĐ phải bảo đảm các phương tiện bảo vệ cá nhân
đạt tiêu chuẩn chất lượng và quy cách theo quy định của pháp luật.
Điều 102.
Khi tuyển và sắp xếp lao động, người sử dụng lao động phải căn
cứ vào tiêu chuẩn sức khoẻ quy định cho từng loại việc, tổ chức
huấn luyện, hướng dẫn, thông báo cho người lao động về những quy
định, biện pháp làm việc an toàn, vệ sinh và những khả năng tai nạn
cần đề phòng trong công việc của từng người lao động.
Người lao động phải được khám sức khoẻ khi tuyển dụng và
khám sức khỏe định kỳ theo chế độ quy định. Chi phí khám sức
khoẻ cho người lao động do người sử dụng lao động chịu.
13



Điều 103.
Doanh nghiệp có trách nhiệm tổ chức chăm lo sức khoẻ cho
người lao động và phải kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động
khi cần thiết.
Điều 104.
Người làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại
được bồi dưỡng bằng hiện vật, hưởng chế độ ưu đãi về thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi theo quy định của pháp luật.
Người làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng, khi
hết giờ làm việc phải được người sử dụng lao động bảo đảm các
biện pháp khử độc, khử trùng, vệ sinh cá nhân.

14


Điều 105.
Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận,
chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong xảy ra
trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc,
nhiệm vụ lao động.
Người bị tai nạn lao động phải được cấp cứu kịp thời và điều trị
chu đáo. Người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm về việc để
xảy ra tai nạn lao động theo quy định của pháp luật.
Điều 106.
Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại
của nghề nghiệp tác động đối với người lao động. Danh mục các loại
bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế, Bộ LĐTB&XH ban hành sau khi lấy ý
kiến Tổng LĐLĐ Việt Nam và đại diện của người sử dụng lao động.
Người bị bệnh nghề nghiệp phải được điều trị chu đáo, khám sức

15
khoẻ định kỳ, có hồ sơ sức khoẻ riêng biệt.


Điều 107.
1. Người tàn tật do bị TNLĐ, bệnh nghề nghiệp được giám định
y khoa để xếp hạng thương tật, xác định mức độ suy giảm khả năng
lao động và được phục hồi chức năng lao động; nếu còn tiếp tục làm
việc, thì được sắp xếp công việc phù hợp với sức khoẻ theo kết luận
của Hội đồng Giám định Y khoa lao động.
2. Người sử dụng lao động phải chịu toàn bộ chi phí y tế từ khi
sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị xong cho người bị TNLĐ hoặc bệnh
nghề nghiệp. Người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội về
TNLĐ, bệnh nghề nghiệp. Nếu doanh nghiệp chưa tham gia loại hình
bảo hiểm xã hội bắt buộc, thì người sử dụng lao động phải trả cho
người lao động một khoản tiền ngang với mức quy định trong Điều
lệ Bảo hiểm xã hội.

16


3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bồi thường ít nhất
bằng 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng
lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người chết do TNLĐ,
bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động. Trường hợp
do lỗi của người lao động thì được trợ cấp một khoản tiền bằng 12
tháng lương.
Điều 108.
Tất cả các vụ TNLĐ, các trường hợp bị bệnh nghề nghiệp đều
phải được khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định

kỳ theo quy định của pháp luật.
Nghiêm cấm mọi hành vi che dấu, khai báo hoặc báo cáo sai sự
thật về TNLĐ, bệnh nghề nghiệp.

17


II/ Nhiệm của các ngành, các cấp về công tác BHLĐ:
1/ Trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước về ATLĐ, VSLĐ (Theo
điều 17, 18, 19, Nghị định 06/CP ngày 20/01/1995 của CP):
+ Bộ LĐTB&XH, Bộ Y tế phối hợp với các bộ, ngành liên quan
xây dựng chương trình quốc gia về BHLĐ, ATLĐ, VSLĐ trình Chính
phủ phê duyệt đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.
+ Hàng năm, căn cứ vào chương trình quốc gia về BHLĐ, ATLĐ,
VSLĐ đã được phê duyệt, Bộ LĐTB&XH phối hợp với Uỷ ban Kế
hoạch Nhà nước và Bộ Tài chính lập kế hoạch kinh phí đầu tư cho
chương trình này để đưa vào kế hoạch ngân sách Nhà nước.
+ Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng quốc gia về ATLĐ,
VSLĐ làm nhiệm vụ tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ và tổ chức
phối hợp hoạt động của các ngành, các cấp về ATLĐ, VSLĐ.
18


+ Bộ LĐTB&XH có trách nhiệm xây dựng, trình cơ quan có
thẩm quyền ban hành hoặc ban hành các văn bản pháp luật, các
chính sách, chế độ về BHLĐ, ATLĐ, VSLĐ; xây dựng ban hành và
quản lý thống nhất hệ thống quy phạm Nhà nước về ATLĐ; hướng
dẫn chỉ đạo các ngành, các cấp thực hiện thanh tra về ATLĐ,
VSLĐ; hợp tác với nước ngoài và các tổ chức quốc tế trong lĩnh
vực ATLĐ.

+ Bộ Y tế có trách nhiệm xây dựng, ban hành và quản lý thống
nhất hệ thống quy phạm về VSLĐ, tiêu chuẩn sức khoẻ đối với các
nghề, các công việc; hướng dẫn chỉ đạo các ngành, các cấp thực
hiện về VSLĐ; thanh tra về VSLĐ; tổ chức khám sức khoẻ và điều
trị bệnh nghề nghiệp; hợp tác với nước ngoài và các tổ chức quốc
tế trong lĩnh vực VSLĐ.

19


+ Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường có trách nhiệm quản
lý thống nhất về việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật về
ATLĐ, VSLĐ; ban hành hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, quy cách
các phương tiện bảo vệ các nhân trong lao động; phối hợp với Bộ
LĐTB&XH, Bộ Y tế xây dựng ban hành và quản lý thống nhất hệ
thống tiêu chuẩn kỹ thuật Nhà nước về ATLĐ, VSLĐ.
+ Bộ GD&ĐT có trách nhiệm chỉ đạo việc đưa nội dung ATLĐ,
VSLĐ vào chương trình giảng dạy trong các trường đại học, các
trường kỹ thuật nghiệp vụ, quản lý và dạy nghề.
+ Các Bộ, ngành ban hành hệ thống tiêu chuẩn quy phạm về
ATLĐ, VSLĐ cấp ngành sau khi có thoả thuận bằng văn bản của Bộ
LĐTB&XH, Bộ Y tế.

20


+ Việc quản lý Nhà nước về ATLĐ, VSLĐ trong các lĩnh vực
phóng xạ, thăm dò khai thác dầu khí, các phương tiện vận tải đường
sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường hàng không và các đơn vị thuộc
lực lượng vũ trang do các cơ quan quản lý ngành đó chịu trách nhiệm

có sự phối hợp của Bộ LĐTB&XH, Bộ Y tế.
+ UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện
quản lý nhà nước về ATLĐ, VSLĐ trong phạm vi địa phương mình;
xây dựng các mục tiêu bảo đảm an toàn, vệ sinh và cải thiện điều
kiện lao động đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân
sách của địa phương.

21


2/ Trách nhiệm của tổ chức Công đoàn (Theo điều 20, 21, Nghị
định 06/CP ngày 20/01/1995 của CP):
+ Tổng LĐLĐVN tham gia với cơ quan nhà nước xây dựng
chương trình quốc gia về ATLĐ, VSLĐ; xây dựng chương trình
nghiên cứu khoa học và xây dựng pháp luật, chính sách, chế độ về
BHLĐ, ATLĐ và VSLĐ.
+ Tổ chức Công đoàn phối hợp với cơ quan LĐTB&XH, cơ quan
y tế cùng cấp tham gia kiểm tra, giám sát việc quản lý Nhà nước,việc
thi hành các quy định về ATLĐ, VSLĐ; tham gia điều tra TNLĐ
+ Công đoàn cơ sở có trách nhiệm giáo dục, vận động người lao
động chấp hành nghiệm chỉnh các quy định, nội quy về ATLĐ,
VSLĐ; xây dựng phong trào bảo đảm an toàn, VSLĐ trong doanh
nghiệp, đơn vị; xây dựng và duy trì hoạt động của mạng lưới an toàn
và vệ sinh viên.
22


3/ Trách nhiệm của người sử dụng lao động (Theo điều 13,
Nghị định 06/CP ngày 20/01/1995 của Chính phủ):
+ Hàng năm, khi xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh của

doanh nghiệp phải lập kế hoạch, biện pháp ATLĐ, VSLĐ và cải thiện
điều kiện lao động;
+ Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và thực hiện các
chế độ khác về ATLĐ, VSLĐ đối với người lao động theo qui định
của Nhà nước;
+ Cử người giám sát việc thực hiện các quy định, nội quy, biện
pháp ATLĐ, VSLĐ trong doanh nghiệp; phối hợp với CĐ cơ sở xây
dựng và duy trì sự hoạt động của mạng lưới an toàn và vệ sinh viên;
+ Xây dựng nội quy, quy trình ATLĐ, VSLĐ phù hợp với từng
loại máy, thiết bị, vật tư kể cả khi đổi mới công nghệ, máy, thiết bị,
vật tư và nơi làm việc theo tiêu chuẩn quy định của Nhà nước.
23


+ Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các tiêu chuẩn, quy định, biện
pháp ATLĐ, VSLĐ đối với người lao động.
+ Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động theo tiêu
chuẩn, chế độ quy định.
+ Chấp hành nghiêm chỉnh quy định khai báo, điều tra tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp và định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo kết
quả tình hình thực hiện ATLĐ, VSLĐ, cải thiện điều kiện lao động
với Sở LĐTB&XH nơi doanh nghiệp hoạt động.
4/ Nhiệm vụ của người lao động (Điều 15, Nghị định 06/CP)
+ Chấp hành quy định, nội quy về ATLĐ, VSLĐ có liên quan đến
công việc, nhiệm vụ được giao;
+ Phải sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã
được trang cấp, các thiết bị an toàn, vệ sinh nơi làm việc, nếu làm mất
hoặc hư hỏng thì phải bồi thường;
24



+ Phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện
nguy cơ gây TNLĐ, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy
hiểm, tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả TNLĐ khi có lệnh của
người sử dụng lao động.
III. Khen thưởng và kỹ luật về BHLĐ:
Các đơn vị và cá nhân có thành tích trong công tác BHLĐ sẽ được
xét đề nghị khen thưởng, đồng thời nếu các đơn vị hoặc cá nhân
không thực hiện đúng các chế độ, thể lệ BHLĐ, để xảy ra TNLĐ, gây
thiệt hại đến tính mạng người lao động và tài sản Nhà nước thì tuỳ
theo mức độ vi phạm mà thi hành kỹ luật hoặc truy tố trước pháp luật.

25


×