Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tiết 10 TÍNH TƯƠNG đối của CHUYỂN ĐỘNG CÔNG THỨC CỘNG vận tốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.26 KB, 3 trang )

Tiết 10. TÍNH TƯƠNG ĐỐI CỦA CHUYỂN ĐỘNG. CÔNG THỨC CỘNG VẬN TỐC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trả lời được các câu hỏi thế nào là tính tương đối của chuyển động.
- Trong những trường hợp cụ thể, chỉ ra được đâu là hệ quy chiếu đứng yên, đâu là hệ quy
chiếu chuyển động.
- Viết được đúng công thức cộng vận tốc cho từng trường hợp cụ thể của các chuyển động
cùng phương.
2. Kỹ năng:
- Giải được một số bài toán cộng vận tốc cùng phương.
- Giải thích được một số hiện tượng liên quan đến tính tương đối của chuyển động.
3. Thái độ:
- Tăng cường tình yêu với môn học và xây dựng thế giới quan khoa học
4. Định hướng phát triển năng lực
Năng lực tư duy, năng lực suy luận logic, năng lực tổng hợp kiến thức, năng lực toán học
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Đọc lại SGK vật lí 8 xem HS đã được học những gì về tính tương đối của chuyển đông.
- Tiên liệu thời gian dành cho mỗi nội dung và dự kiến các hoạt động tương ứng của học sinh.
2. Học sinh:
Ôn lại những kiến thức đã được học về tính tương đối của chuyển động.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Giới thiệu gọi mở về tính tương đối của chuyển động
Nội dung: Một người ở tren tàu hỏa đang chạy, người này đi bộ về phía cuối tàu. Với tàu hỏa
thì người đang đi về phía sau nhưng với người dưới đất thì người này đang chuyển động cùng
chiều tàu hỏa.

TÍNH TƯƠNG ĐỐI CỦA CHUYỂN ĐỘNG. CÔNG THỨC CỘNG VẬN TỐC
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
1. Nội dung 1. Tìm hiểu tính tương đối của chuyển động.


Mục tiêu: Chuyển động có tính tương đối
Nội dung: Tính tương đối của quỹ đạo và tính tương đối của vận tốc
Phương thức tổ chức: Hoạt động nhóm
Phương tiện: SGK, video về các hiện tượng

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Sản phẩm kiến thức, kĩ năng,
năng lực cần đạt


Nêu và phân tích về tính tương đối của quỹ đạo.
Mô tả một vài ví dụ về tính tương đối của vận tốc.
Nêu và phân tích về tính tương đối của vận tốc.
Quan sát hình 6.1 và trả lời C1
Lấy thêm ví dụ minh hoạ.
Lấy ví dụ về tính tương đối của vận tốc.

I. Tính tương đối của chuyển
động.
1. Tính tương đối của quỹ đạo.
Hình dạng quỹ đạo của chuyển
động trong các hệ qui chiếu khác
nhau thì khác nhau – quỹ đạo có
tính tương đối
2. Tính tương đối của vận tốc.
Vận tốc của vật chuyển động đối
với các hệ qui chiếu khác nhau thì
khác nhau. Vận tốc có tính tương
đối


2. Nội dung 2: Hệ quy chiếu đứng yên và hệ quy chiếu chuyển động
Mục tiêu: Phân biệt hệ qui chiếu đứng yên và hệ qui chiếu chuyển động.
Nội dung: hệ quy chiếu đứng yên gắn với vật đứng yên, hệ quy chiếu chuyên động gắn với vật
chuyển động
Phương thức hoạt động: Cả lớp; phương tiện: SGK
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Sản phẩm kiến thức, kĩ năng,
năng lực cần đạt
II. Công thức cộng vận tốc.
Yêu cầu nhắc lại khái niệm hệ qui chiếu.
1. Hệ qui chiếu đứng yên và hệ qui
Phân tích chuyển động của hai hệ qui chiếu đối với mặt chiếu chuyển động.
đất.
Hệ qui chiếu gắn với vật đứng yên
gọi là hệ qui chiếu đứng yên.
Hệ qui chiếu gắn với vật vật
Nhắc lại khái niệm hệ qui chiếu.
chuyển
động gọi là hệ qui chiếu
Quan sát hình 6.2 và rút ra nhận xét về hai hệ qui chiếu
chuyển động.
có trong hình.
3. Nội dung 3:Công thức cộng vận tốc
Mục tiêu: Xây dựng công thức cộng vận tốc.
Nội dung: Công thức cộng vận tốc của vật trong 2 hệ quy chiếu
Phương thức tổ chức: Cả lớp
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Sản phẩm kiến thức, kĩ năng,
năng lực cần đạt

2. Công thức cộng vận tốc.
Giới thiệu công thức cộng vận tốc.
Nếu một vật (1) chuyển động với


Trường hợp các vận tốc cùng phương, cùng chiều :
v1,3 = v1,2 + v2,3
Trường hợp các vận tốc cùng phương, ngược chiều :
|v1,3| = |v1,2 - v2,3|

vận tốc v 1, 2 trong hệ qui chiếu thứ
nhất (2), hệ qui chiếu thứ nhất lại


chuyển động với vận tốc v 2,3 trong
hệ qui chiếu thứ hai (3) thì trong hệ
qui chiếu thứ hai vật chuyển động


Ghi nhận công thức.

Áp dụng công thức trong những trường hợp cụ thể.

với vận tốc v 1,3 được tính theo công







thức : v 1,3 = v 1, 2 + v 2,3


C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
GV yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức trọng tâm của bài học
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Yêu cầu học sinh liên hệ các trường hợp sử dụng công thức cộng vận tốc trong đời sống thực
tế
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
Tìm hiểu xem khi hai xe máy đi song song hãy so sánh vận tốc tương đối của hai xe trong
trường hợp chúng chuyển động cùng chiều và ngược chiều?
IV. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI VỀ NHÀ
- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà
Câu hỏi: 1, 2, 3 SGK – Tr 37 ; Bài tập: 6, 7, 8 SGK – Tr 37 ; Bài tập: 6.1 đến 6.10 SBT –
Tr 23, 24
- Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau Tiết: Bài tập
GHI CHÉP/ĐIỀU CHỈNH/THAY ĐỔI/BỔ SUNG
………………………………………………………………………………………………………
…….
……………………………………………………………………………………………………......
..............................................................................................................................................................
.........…



×