Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tiết 2 CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.01 KB, 3 trang )

Tiết 2: CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Nắm được định nghĩa của chuyển động thẳng đều. Viết được công thức tính quãng đường đi và dạng
phương trình chuyển động của chuyển động thẳng đều.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng được công thức tính đường đi và phương trình chuyển động để giải các bài tập về chuyển
động thẳng đều.
- Vẽ được đồ thị tọa độ - thời gian của chuyển động thẳng đều.
- Thu thập thông tin từ đồ thị như: Xác định được vị trí và thời điểm xuất phát, vị trí và thời điểm gặp
nhau, thời gian chuyển động, …
- Nhận biết được một chuyển động thẳng đều trong thực tế.
3. Thái độ : Nghiêm túc, chú ý.
4. Định hướng phát triển năng lực:
Năng lực tư duy trừu tượng, năng lực suy luận logic, năng lực toán học
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Đọc phần tương ứng trong SGK Vật lý 8 để xem ở THCS đã được học những gì.
- Chuẩn bị một số bài tập về chuyển động thẳng đều có đồ thị tọa độ khác nhau (kể cả đồ thị tọa độ
- thời gian lúc vật dừng lại).
2. Học sinh:
Ôn lại các kiến thức về chuyển động thẳng đều đã học ở lớp 8 về tọa độ, hệ quy chiếu.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
-Mục tiêu: Tạo tình huống có vấn đề
-Nội dung: Giới thiệu về chuyển động thẳng đều
Tiết 2. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
1. Nội dung 1: Tìm hiểu về chuyển động thẳng đều
Mục tiêu: Định nghĩa và các đại lượng của chuyển động thẳng đều
Nội dung: Các khái niệm tốc độ trung bình, chuyển động thẳng đều, công thức quãng


đường
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Sản phẩm kiến thức, kĩ năng, năng lực
cần đạt
I. Chuyển động thẳng đều
1. Tốc độ trung bình.
GV: Biểu diễn chuyển động của chất điểm trên hệ trục toạ độ.
s
vtb 
HS: Xác định quãng đường đi s và khoảng thời gian t để đi
t
hết quảng đường đó.
Với : s = x2 – x1 ; t = t2 – t1

GV: Yêu cầu hs xác định s, t và tính vtb.
HS: Tính vận tốc trung bình.

2. Chuyển động thẳng đều.
Chuyển động thẳng đều là chuyển động
có quỹ đạo là đường thẳng và có tốc độ
trung bình như nhau trên mọi quãng


GV: Yêu cầu học sinh thực hiện C1.
HS: Thực hiện C1.
GV: Giới thiệu khái niệm chuyển động thẳng đều.
HS: Ghi nhân khái niệm chuyển động thẳng đều.

đường.


3. Quãng đường đi trong chuyển động
thẳng đều.
s = vtbt = vt
GV: Yêu cầu học sinh xác định đường đi trong chuyển động
thẳng đều khi biết vận tốc.
Trong chuyển động thẳng đều, quãng
đường đi được s tỉ lệ thuận với thời gian
chuyển động t.
HS: Lập công thức đường đi.
2. Nội dung 2: Tìm hiểu về phương trình chuyển động và đồ thị tọa độ thời gian
Mục tiêu: Tìm hiểu các phương pháp để mô tả chuyển động thẳng đều
Nội dung: Các khái niệm và công thức của phương trình chuyển động và đồ thị tọa độ

thời gian
Hoạt động của giáo viên và học sinh

Sản phẩm kiến thức, kĩ năng, năng lực
cần đạt
II. Phương trình chuyển động và đồ thị
GV: Nêu và phân tích bài toán xác định vị trí của một chất toạ độ – thời gian.
điểm.
1. Phương trình chuyển động.
HS: Lập phương trình chuyển động.
x = x0 + s = x0 + vt
2. Đồ thị toạ độ – thời gian của chuyển
động thẳng đều.
GV: Giới thiệu bài toán.
a) Bảng
Yêu cầu học sinh lập bảng (x, t).
HS: Lập bảng tọa độ-thời gian.

T (h)
0 1 2 3 4 5
6
x
5 15 25 35 45 55
GV: Yêu cầu học sinh vẽ đồ thị toạ độ – thời gian.
(km)
65
HS: Vẽ đồ thị toạ độ – thời gian.
b) Đồ thị
GV: Yêu cầu học sinh nhận xét dạng đồ thị của chuyển động
thẳng đều.
HS: Nhận xét dạng đồ thị của chuyển động thẳng đều.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
GV: Yêu cầu học sinh tóm tắt kiến thức trọng tâm của bài
HS: Báo cáo
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Chữa các bài tập 6,7,8 SGK trang 15
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
Yêu cầu học sinh về nhà tìm hiểu về các chuyển động thẳng đều trong thực tế
IV. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI VỀ NHÀ
- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà:
Câu hỏi: 1, 2, 3, 4, 5 SGK- Tr 14; Bài tập: 8, 9, 10 SGK- Tr 14


Bài tập: 2.1 đến 2.9 SBT – Tr 7
V. GHI CHÉP/ĐIỀU CHỈNH/THAY ĐỔI/BỔ SUNG




×