Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

TIẾT 1 CHUYỂN ĐỘNG cơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.59 KB, 4 trang )

Tiết 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nắm được khái niệm về: Chất điểm, chuyển động cơ, quỹ đạo của chuyển động.
- Nêu được ví dụ cụ thể về: Chất điểm, chuyển động, vật mốc, mốc thời gian.
- Phân biệt được hệ toạ độ và hệ qui chiếu, thời điểm và thời gian.
2. Kỹ năng:
- Xác định được vị trí của một điểm trên một quỹ đạo cong hoặc thẳng.
- Làm các bài toán về hệ qui chiếu, đổi mốc thời gian.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, chú ý
4. Định hướng phát triển năng lực:
Năng lực tư duy logic, năng lực suy luận, năng lực tổng hợp và hình thành kiến thức mới, năng lực toán học
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên:
- Một số ví dụ thực tế về cách xác định vị trí của một điểm nào đó.
- Một số bài toán về đổi mốc thời gian.
2. Học sinh:
- Ôn lại kiến thức về chuyển động cơ học
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: Tình huống có vấn đề: chuyển động của vật trên quỹ đạo
Nội dung: Nêu ví dụ về một vật chuyển động, yêu cầu nêu các trường hợp coi vật là 1 điểm và các
trường hợpphải xét đến hình dáng cụ thể của vật
Phương thức tổ chức: Cả lớp
PHẦN I: CƠ HỌC
Chương I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
Tiết 1. CHUYỂN ĐỘNG CƠ
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI: 30 phút
1. Nội dung 1: Tìm hiểu về chuyển động, chất điểm (thời gian 10 phút)
Mục tiêu: Học sinh nắm được khái niệm chuyển động, chất điểm và quỹ đạo chuyển động


Nội dung: Các khái niệm chuyển động cơ học (sau đây gọi tắt là chuyển động cơ hay chuyển động),
chất điểm, quỹ đạo của chuyển động
Phương thức tổ chức: Hoạt động cả lớp, phương tiện: SGK, hình ảnh và video minh họa (nếu có)
Các bước thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Sản phẩm kiến thức, kĩ năng, năng lực
cần đạt
I. Chuyển động cơ – Chất điểm
GV: Đặt câu hỏi giúp hs ôn lại kiến thức về chuyển 1. Chuyển động cơ
động cơ học.
Chuyển động của một vật là sự thay đổi vị


HS: Nhắc lại kiến thức cũ về chuyển động cơ học, vật trí của vật đó so với các vật khác theo thời
làm mốc.
gian.
GV: Giới thiệu khái niệm chất điểm.
HS: Ghi nhận khái niệm chất điểm.
2. Chất điểm
GV: Yêu cầu học sinh thực hiện C1.
Những vật có kích thước rất nhỏ so với độ
dài
đường đi (hoặc với những khoảng cách
HS: Thực hiện C1.
mà ta đề cập đến), được coi là những chất
điểm.
GV: Giới thiệu khái niệm quỹ đạo.
Khi một vật được coi là chất điểm thì khối
HS: Ghi nhận khái niệm quỹ đạo.
lượng của vật coi như tập trung tại chất điểm

GV: Yêu cầu học sinh lấy ví dụ về các dạng quỹ đạo đó.
chuyển động.
3. Quỹ đạo
Quỹ đạo của chuyển động là đường mà
chất điểm chuyển động vạch ra trong không
gian.
HS: Lấy ví dụ về các dạng quỹ đạo trong thực tế.
2. Nội dung 2: Tìm hiểu cách xác định vị trí của vật trong không gian
Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu cách xác định vị trí của vật bằng phương pháp tọa độ
Nội dung: Các khái niệm vật làm mốc, thước đo, trục tọa độ
Phương thức tổ chức: Hoạt động cả lớp, phương tiện: SGK, hình ảnh và video minh họa (nếu có)
Các bước thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Sản phẩm kiến thức, kĩ năng, năng lực cần đạt
II. Cách xác định vị trí của vật trong không
gian.
GV: Yêu cầu học sinh chỉ ra vật làm mốc trong hình 1.1 1. Vật làm mốc và thước đo
Để xác định chính xác vị trí của vật ta chọn một
HS: Quan sát hình 1.1 và chỉ ra vật làm mốc.
vật làm mốc và một chiều dương trên quỹ đạo rồi
dùng thước đo chiều dài đoạn đường từ vật làm
GV: Nêu và phân tích cách xác định vị trí của vật trên mốc đến vật.
quỹ đạo.
2. Hệ toạ độ
HS: Ghi nhận cách xác định vị trí của vật trên quỹ đạo
a) Hệ toạ độ 1 trục (sử dụng khi vật chuyển động
GV: Yêu cầu học sinh thực hiện C2.
trên một đường thẳng)
HS: Thực hiện C2.
GV: Giới thiệu hệ toạ độ 1 trục (gắn với một ví dụ thực

tế).
Toạ độ của vật ở vị trí M : x = OM
HS: Ghi nhận hệ toạ độ 1 trục.
GV: Yêu cầu học sinh nêu cách xác định dấu của x.
HS: Nêu các xác định dấu của x.
b) Hệ toạ độ 2 trục (sử dụng khi vật chuyển động
trên một đường cong trong một mặt phẳng)
GV: Giới thiệu hệ toạ độ 2 trục (gắn với ví dụ thực tế).
HS: Ghi nhận hệ toạ độ 2 trục.
GV: Yêu cầu học sinh thực hiện C3.
.


HS: Thực hiện C3

Toạ độ của vật ở vị trí M:
x = OM x ; y = OM y

3. Nội dung 4: Cách xác định thời gian trong chuyển động
Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu cách xác định thời gian của trong chuyển động của 1 vật
Nội dung: Các khái niệm mốc thời gian, đồng hồ, thời điểm, khoảng thời gian
Phương thức tổ chức: Hoạt động cả lớp, phương tiện: SGK, hình ảnh và video minh họa (nếu có)

Các bước thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh

Sản phẩm kiến thức, kĩ năng, năng lực cần
đạt
III. Cách xác định thời gian trong chuyển
GV: Gới thiệu cách chọn mốc thời gian khi khảo sát động .

chuyển động.
1. Mốc thời gian và đồng hồ.
HS: Ghi nhận cách chọn mốc thời gian.
Để xác định từng thời điểm ứng với từng vị trí
của vật chuyển động ta phải chọn mốc thời gian
GV: Dựa vào bảng 1.1 hướng dẫn học sinh cách phân và đo thời gian trôi đi kể từ mốc thời gian bằng
một chiếc đồng hồ.
biệt thời điểm và khoảng thời gian.
2. Thời điểm và thời gian.
HS: Phân biệt được thời điểm và khoảng thời gian.
Vật chuyển động đến từng vị trí trên quỹ đạo
GV: Yêu cầu học sinh thực hiện C4.
vào những thời điểm nhất định còn vật đi từ vị
trí này đến vị trí khác trong những khoảng thời
HS: Thực hiện C4.
gian nhất định.
4. Nội dung 5: Hệ quy chiếu
Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu hệ quy chiếu
Nội dung: Khái niệm hệ quy chiếu
Phương thức tổ chức: Hoạt động cả lớp, phương tiện: SGK, hình ảnh và video minh họa (nếu có)
Các bước thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Sản phẩm kiến thức, kĩ năng, năng lực cần
đạt
IV. Hệ qui chiếu.
GV: Giới thiệu hệ qui chiếu
Một hệ qui chiếu gồm:
+ Một vật làm mốc, một hệ toạ độ gắn với vật
làm mốc.
HS: Ghi nhận khái niệm hệ qui chiếu.

+ Một mốc thời gian và một đồng hồ
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
GV: Yêu cầu học sinh tóm tắt kiến thức trọng tâm của bài
HS: Báo cáo
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Chữa các bài tập 5,6,7 SGK trang 11
E. TÌM TÒI MỞ RỘNG
Yêu cầu học sinh về nhà tìm hiểu thêm về hệ tọa độ 3 chiều


IV. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI VỀ NHÀ
- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà: Câu hỏi: 1, 2, 3, 4SGK- Tr 11
Bài tập: 6, 7 SGK- Tr 11 ; Bài tập: 1.1 đến 1,9 SGK- Tr 4
- Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau :
Chuyển động thẳng đều
CH1: Chuyển động thẳng đều là gì?
CH2:Tốc độ trung bình?Công thức tính vận tốc
V. GHI CHÉP/ĐIỀU CHỈNH/THAY ĐỔI/BỔ SUNG
…………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………….........................
....................................................................................................................................................…
----------------------------------------



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×