Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Ảnh hưởng của việc tăng thuế suất thuế GTGT final

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (476.28 KB, 6 trang )

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA
VIỆC TĂNG THUẾ SUẤT THUẾ
GTGT VỚI MỘT SỐ NHÓM HÀNG
HÓA DỊCH VỤ THIẾT YẾU
Nguyễn Thành Lâm – Bùi Mạnh Quân
RSM Việt Nam

Trong thời gian vừa qua, Bộ Tài chính có công bố dự thảo Luật thuế GTGT.
Sau đó có rất nhiều quan chức, chuyên gia đăng đàn có ý kiến về chuyện
tăng thuế này và nóng nhất là chủ để tăng thuế GTGT có tác động đến người
dân có thu nhập thấp ở mức nào, cao hay thấp. Cụ thể như, Thứ trưởng BTC
Vũ Thị Mai khẳng định: “Bộ Tài chính đã đánh giá tác động lên người dân,
nhất là người nghèo, thu nhập thấp khi thay đổi thuế suất VAT không nhiều”
– Nguồn Vnexpress. Tương tự như vậy, Ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ
Chính sách thuế khẳng định “Nhóm thu nhập thấp chi gần 60% cho mặt hàng
không phải chịu mức thuế GTGT nên việc tăng thuế GTGT từ 10% lên 12%
không ảnh hưởng nhiều đến những hộ gia đình có thu nhập thấp” – Nguồn
Dân Trí. Ngược lại cũng có nhiều ý kiến trái chiều. Việc này truyền cảm hứng
cho chúng tôi những người làm nghề tư vấn thuế, nghiên cứu và cung cấp
các thông tin chính xác được trích dẫn từ Luật thuế GTGT hiện hành và Dự
thảo Luật sửa đổi để mọi người có nhận thức đúng về mức độ ảnh hưởng
của Dự thảo luật thuế.

===========&&&===========

Ngày 18/08/2017, Bộ tài chính công bố Dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật thuế Giá trị gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật thuế thu
nhập cá nhân và Luật thuế tài nguyên có đề xuất những sửa đổi bổ sung luật
thuế GTGT và phương án tăng thuế suất thuế GTGT phổ thông từ 10% lên
12%, theo đó, nhóm hàng hóa dịch vụ mức thuế suất 50% mức thuế suất phổ
thông tăng tương ứng từ 5% lên 6%. Như chúng ta đã biết, thuế GTGT là sắc


thuế đánh vào người tiêu dùng cuối cùng, vậy liệu việc thay đổi thuế suất có
ảnh hưởng lớn đến người tiêu dùng, đặc biệt là nhóm có thu nhập thấp và
trung bình hay không? Dựa trên các quy định hiện hành, bài viết này sẽ đánh
giá ảnh hưởng của việc tăng thuế suất thuế GTGT với một số nhóm hang
hóa dịch vụ thiết yếu, cụ thể bao gồm: thực phẩm, y tế, giáo dục, điện nước,
xăng dầu.


Thực phẩm
v

Người tiêu dùng nói chung và người có thu nhập thấp nói riêng có 03 lựa chọn
cho nhu cầu tiêu dùng lương thực thực phẩm của mình và gia đình:
Lựa chọn 1 và 2: người tiêu dùng tự sản xuất hoặc mua các mặt hàng lương
thực thực phẩm từ các hộ gia đình khác, tiểu thương thuộc nhóm đối tượng
không phải nộp thuế GTGT. Do đó chi phí đầu vào bao gồm cả thuế GTGT được
tính thẳng vào chi phí sản xuất. Ví dụ: các mặt hàng phân bón, thuốc trừ sâu,
bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi… là chi phí đầu vào cho trồng trọt và chăn
nuôi vốn đang chịu thuế GTGT 5% -> tăng lên 6% sẽ làm tăng chi phí sản xuất.
Do đó, dù không chịu thuế GTGT, nhưng việc tăng thuế sẽ gián tiếp dẫn tăng giá
bán ra của lương thực, thực phẩm.
Lựa chọn 3: người tiêu dùng mua hàng tại các chuỗi cửa hàng, siêu thị, trung
tâm thương mại với nhiều tiện ích như đa dạng từ tươi sống đến sơ chế, đóng
gói đóng hộp; lợi thế so sánh giữa các nhà cung cấp, thanh toán nhanh chóng.
Người tiêu dùng đang chịu thuế 10% sẽ chịu thuế 12% theo dự thảo Luật thuế
GTGT, chưa kể 1% thuế GTGT đầu vào nếu mua từ hộ gia đình và tiểu thương.
Do vậy, người tiêu dùng cuối cùng cho mặt hàng lương thực thực phẩm sẽ chịu
tác động tăng thêm từ 1% - 2% so với giá trước khi tăng thuế. Các quy định hiện
hành xem sơ đồ bên dưới:



Tự sản xuất, không qua
chế biến, bán trực tiếp
cho người tiêu dùng

Không
chịu thuế
GTGT

K1, Đ4 TT
219/2013/TT-BTC

Tiểu thương, kinh
doanh nhỏ lẻ DT
<= 100tr/năm

Không phải nộp
thuế GTGT, TNCN

K 5, 7, 8 Đ10 TT
219/2013/TTBTC

Điều 11 TT
219/2013/TTBTC

Thuế
GTGT 5%

Thuế
GTGT 10%


Sản phẩm sơ
chế qua khâu
thương mai

Phương thức tiêu dùng hiện đại

Chợ truyền thống

K1, Đ2, TT
92/2015/TT-BTC

Thực phẩm đã được
chế biến thành hàng
hóa khác

Giáo dục

Đối với nhóm người thu nhập thấp và trung bình, hang hóa, dịch vụ liên quan
đến giáo dục được tiêu thụ tập trung ở: học phí, sách giáo khoa, giáo trình, giáo
cụ phục vụ học tập, sách tham khảo, báo, tạp chí.
Căn cứ Điều 4, thông tư 219/2013/TT-BTC, các đối tượng không chịu thuế GTGT
liên quan tới giáo dục như sau:


“13. Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật bao gồm cả dạy ngoại ngữ,
tin học; dạy múa, hát, hội họa, nhạc, kịch, xiếc, thể dục, thể thao; nuôi dạy trẻ và
dạy các nghề khác nhằm đào tạo. 15. Xuất bản, nhập khẩu, phát hành báo, tạp
chí, bản tin chuyên ngành, sách chính trị, sách giáo khoa, giáo trình, sách văn
bản pháp luật, sách khoa học-kỹ thuật,

Do vậy học phí, sách giáo khoa, sách
khác…không chịu thuế GTGT. Như
vậy, thuế GTGT của các yếu tố đầu
vào để thực hiện các việc trên như
máy móc thiết bị, giấy, mục, thuê văn
phòng đang chịu thuế sẽ tăng 2% sẽ
được tính vào giá thành sản xuất và
chuyển vào giá bán.
Quan trọng hơn là dự thảo đề xuất
chuyển sách các loại sang áp
dụng mức thuế suất thông thường
10% (được đề xuất sửa đổi lên
12%), trừ sách không chịu thuế
GTGT nêu tại điều trên.

Y tế
Dịch vụ khám
chữa bệnh

Máy móc, dụng cụ y
tế, thuốc chữa bệnh

Thực phẩm chức
năng, sữa

Không
chịu
thuế

5%


10%

Khoản 9, Điều 4,
TT 219/2013/TTBTC

Khoản 11, Điều 10,
TT 219/2013/TTBTC

Không thuộc đối
tượng quy định tại
Điều 4, Điều 10 TT
219/2013/TT-BTC

Không
chịu
thuế

6%

12%


Theo quy định đã nêu ở trên, hàng hóa, dịch vụ y tế có 2 loại chủ yếu được tiêu
dùng là dịch vụ khám chữa bệnh không chịu thuế GTGT và các dụng cụ y tế,
và thuốc chữa bệnh đang chịu thuế suất thuế GTGT 5%. Do đó 1% sẽ được
chuyển cho bệnh nhân.
Bên cạnh đó, nhu cầu về sữa và thực
phẩm chức năng và sữa ngày càng
tăng cao cho mọi nhóm người tiêu

dùng kể cả nhóm thu nhập thấp. Đặc
biệt là sữa với đối tượng sử dụng
bao gồm trẻ em, người già, phụ nữ
mang bầu và cho con bú, sữa bổ
sung vi chất, … là nhóm hàng nằm
trong nhóm đối tượng chịu thuế
GTGT 10%. Họ chịu thêm 2% thuế
GTGT.
Việc tiêu thụ nhóm hàng hóa dịch vụ
y tế là gần như bắt buộc, ít bị ảnh
hưởng bởi giá và ngày càng có xu
hướng tăng. Do vậy dù tăng giá của
nhóm hàng hóa dịch vụ này, người
tiêu dùng buộc phải sử dụng.

Xăng dầu, điện, nước sinh hoạt


Điện và xăng dầu thuộc đối tượng chịu thuế GTGT 10%. Do vậy khi thuế GTGT
tăng thuế suất phổ thông lên 12%, giá 2 mặt hàng này sẽ tăng thêm tương ứng
2% vào giá mua của người tiêu dùng.
Ngoài ra, dự thảo còn nêu ra việc cung cấp nhiều loại hàng hóa, dịch vụ đã được
xã hội hoá sâu rộng với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế nhằm mục
đích lợi nhuận, như hoạt động văn hoá, triển lãm, thể dục, thể thao, biểu diễn
nghệ thuật, sản xuất phim, nhập khẩu, phát hành và chiếu phim, trình diễn thời
trang, thi người mẫu, bóng đá, chiếu bóng, cung cấp nước sạch... Bỏ điểm a
khoản 2 Điều 8 quy định về nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt áp dụng
thuế suất 5% để chuyển sang áp dụng mức thuế suất 10% (mức thuế suất này
được đề xuất sửa đổi).
Với đề xuất này, nước sinh hoạt vốn đang áp dụng mức thuế suất 5% theo quy

định tại Khoản 1, Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC (Thuế suất 5%) sẽ áp dụng
mức thuế suất phổ thông là 10% và tăng theo lộ trình lên đến 12%. Nước là mặt
hàng đang được áp dụng cả thuế bảo vệ môi trường 10% và thuế GTGT 5%.
Viêc thay đổi mức thuế suất thuế GTGT của dự thảo có thể làm tăng tổng 2 loại
thuế lên mức 22% - một con số quá trọng yếu đối với một mặt hàng thiết yếu cho
mọi người dân, kể cả người có thu nhập thấp.

Kết luận
Với thông tin trích dẫn chính xác từ luật hiện hành, chúng ta có thể thấy hầu hết
các mặt hàng tiêu dùng chính của người có thu nhập thấp (lương thực, thực
phẩm, giáo dục, ý tế, xăng dầu, điện và nước sinh hoạt) đều có khả năng cao sẽ
bị buộc phải tăng giá từ 1-2%. Thậm trí đối với nước sinh hoạt còn bị tăng quá
cao và chịu thuế đến 22%.
Đề xuất tăng thuế GTGT lần này chắc chắn có một ảnh hưởng đáng kể đến
người có thu nhập nếu hiểu Luật thuế GTGT chính xác. Hy vọng rằng Chính phủ
và Bộ Tài chính sẽ có các quyết định sáng suốt và hợp lòng dân. Chúng tôi tin
rằng Bộ Tài chính vẫn còn các lựa chọn chính sách khác ngoài việc đề xuất tăng
thuế và phí như hiện này.



×