Tải bản đầy đủ (.ppt) (146 trang)

BÀI GIẢNG TÍN CHỈ CƠ SỞ CÔNG TRÌNH CẦU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.12 MB, 146 trang )

Trường Đại học Giao thông Vận tải
BÀI GIẢNG TÍN CHỈ HỌC PHẦN : CƠ SỞ CÔNG TRÌNH CẦU

BÀI GIẢNG TÍN CHỈ

CƠ SỞ CÔNG TRÌNH CẦU
Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố & Công trình Thủy
Division of Urban Transport and Coastal Engineering


Hà Nội, 2012


GIỚI THIỆU HỌC PHẦN
 Tên học phần: CƠ SỞ CÔNG TRÌNH CẦU
 Tên tiếng Anh: Bridge Concept
 Mã số:

GTP.01.02

 Số tín chỉ học phần: 02
 Thời gian của học phần:
 Lý

thuyết:

 Bài

tập :

15


20

 Thực

hành:

0

 Thảo

luận:

10

 Tự

học:

60

Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố và Công trình Thủy

2


GIỚI THIỆU HỌC PHẦN

 Các khái niệm cơ bản của các công trình giao thông,
 Cách lập một phương án xây dựng cầu
 Giới thiệu về cấu tạo cơ bản, sự bố trí, và cơ sở tính toán


của tất cả các thành phần cấu thành nên một công trình cầu
bao gồm: kết cấu phần trên, kết cấu phần dưới, các thiết bị
trên cầu khác như gối cầu, khe co giãn, hệ thống thoát
nước, chiếu sáng, lan can, lề người đi bộ…
 Giới thiệu về Tiêu chuẩn 22 TCN 272 – 05 với một số nội

dung: các qui định chung, thiết kế tổng thể, tải trọng và hệ
số tải trọng, tính toán phân bố tải trọng theo phương ngang
cầu.

Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố và Công trình Thủy

3


GIỚI THIỆU HỌC PHẦN

CHƯƠNG 1: Tổng quan về các công trình xây dựng giao thông.
CHƯƠNG 2: Các kết cấu và các thiết bị trên công trình cầu.
CHƯƠNG 3: Những vấn đề cơ bản trong thiết kế và xây dựng cầu.
CHƯƠNG 4: Phân tích, lập phương án thiết kế kỹ thuật, công nghệ lựa
chọn các phương án xây dựng công cầu.

Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố và Công trình Thủy

4


GIỚI THIỆU HỌC PHẦN

PHẦN BÀI TẬP & CHUYÊN ĐỀ THẢO LUẬN:
BÀI TẬP 1 /CHUYÊN ĐỀ 1:
Phân tích một số bố trí chung cầu và chỉ ra các thông số cơ bản của 1 công
trình cầu thông qua các bản vẽ có sẵn.

BÀI TẬP 2 /CHUYÊN ĐỀ 2:
Phân tích các phương pháp bố trí gối cầu và khe co giãn

BÀI TẬP 3 /CHUYÊN ĐỀ 3:
Tập lập hồ sơ cho 1 bước dự án nào đó.

Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố và Công trình Thủy

5


GIỚI THIỆU HỌC PHẦN
PHẦN TỰ HỌC:

1.

Hướng dẫn lập 1 báo cáo dự án đầu tư, xác định sự cần thiết phải đầu tư

2.

Hướng dẫn lập 1 phương án tổng thể công trình cầu

3.

Hướng dẫn lập phương án kết cấu phần trên cho 1 công trình cầu


4.

Hướng dẫn lập 1 phương án kết cấu phần dưới cho 1 công trình cầu

Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố và Công trình Thủy

6


NỘI DUNG HỌC PHẦN

TÀI LIỆU MÔN HỌC
1.GS.TS. Nguyễn Viết Trung, ThS. Nguyễn Thị Tuyết Trinh, ThS. Nguyễn ĐỨc Thị Thu
Định, KS. Trần Anh Đạt - Giáo trình thiết kế các phương án cầu, NXBXD, 2009
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Giao thông Vận tải,Tiêu chuẩn ngành 22 TCN 272 – 05,;
Bộ xây dựng, Tiêu chuẩn thiết kế đường đô thị yêu cầu thiết kế TCXDVN 104 – 07;
Giáo trình Cầu BTCT – GS.TS Nguyễn Viết Trung, PGS. TS Hoàng Hà
Giáo trình cầu thép [6]. American Association of State Highway and Transportation Officials, Standard
Specifications for Highway Bridges, 16th ed., AASHTO, Washington, D.C., 1996.
[7]. American Association of State Highway and Transportation Officials, Load
Resistance Factor Design, AASHTO, Washington, D.C., 1996.
[10]. W.F.CHEN & J.Y.RICHARD LIEW, Civil Engineering Handbook.

Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố và Công trình Thủy

7



GIỚI THIỆU HỌC PHẦN
ĐÁNH GIÁ HỌC TẬP:




Điểm đánh giá quá trình học tập

: 30% trọng số



Chuyên cần

: 10% trọng số



Kiểm tra giữa kỳ, điểm bài tập, thảo luận: 20% trọng số

Điểm kết thúc học phần

: 70 % trọng số

ĐIỀU KIỆN HỌC PHẦN:


Học phần tiên quyết:
 Kết cấu bê tông
 Kết cấu thép

 Động lực học công trình
 Cơ kết cấu,
 Sức bền vật liệu
 Vật liệu xây dựng

Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố và Công trình Thủy

8


GIỚI THIỆU HỌC PHẦN
NHIỆM VỤ SINH VIÊN:


Tham gia đầy đủ các buổi học lý thuyết và các buổi thảo luận.



Tự học, tự tìm hiểu tài liệu tham khảo phục vụ cho môn học, biết làm việc theo
nhóm.



Nắm vững nội dung yêu cầu của học phần



Làm đầy đủ các bài tập và bài tập lớn nếu có.




Tham gia đánh giá kết thúc học phần

Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố và Công trình Thủy

9


PHẦN LÝ THUYẾT
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG

1.1. TỔNG QUAN:
Tuyến giao thông: Tuyến giao thông là
khái niệm chỉ cách thức để đi từ một
điểm A nào đó đến một điểm B.

NATIONAL HIGHWAY No.1

Ví dụ: tuyến trên hình là quốc lộ 1.
Có rất nhiều cách để đi từ A đến B: đi
bộ, đi xe đạp, đi ôtô, đi tàu hoả, đi bằng
máy bay, tàu thủy… Tương ứng với các
phương tiện giao thông này là các công
trình phục vụ cho giao thông như
đường, cầu, hầm, nút giao thông...

0

10 0


20 0

Kilomet ers

Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố và Công trình Thủy

10


PHẦN LÝ THUYẾT
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG

1.2. CÁC DẠNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG:
Công trình đường bộ
là các loại đường phục vụ vận tải và đi lại trên
mặt đất cho người đi bộ, ôtô, xe máy và các
phương tiện vận chuyển khác trừ xe lửa, xe
điện bánh sắt bao gồm

No
.

Type of
Road

Total
Length
(km)

(%)


1

Express
ways

2

National
Highways

17,295

7.7

-Đường cao tốc

3

Province
road

21,841

9.7

-Đường quốc lộ

4


District Road

45,250

20.2

-Đường liên tỉnh

5

Commune
Road

124,994

55.7

-Đường liên huyện

6

Urban Road

7,476

3.3

-Đường đô thị, quảng trường

7


Others

7,627

3.4

-Đường khác như: đường chuyên dụng…

8

Total

224,483

100

Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố và Công trình Thủy

30

11


PHẦN LÝ THUYẾT
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG
Công trình đường sắt
Đường sắt cao tốc: tốc độ thiết kế tối đa là 350km/h, thuộc mạng đường sắt quốc gia.
 Đường sắt trên cao: đường sắt có đa số kết cấu nằm trên cao so với mặt đất.
 Đường tàu điện trên cao: một loại đường sắt trên cao thuộc hệ thống đường sắt đô thị

(kể cả đường 1 ray tự động dẫn hướng).
 Đường tàu điện ngầm: xây dựng ngầm dưới đất thuộc hệ thống đường sắt đô thị.
 Đường sắt quốc gia: phục vụ nhu cầu vận tải chung của cả nước, vùng kinh tế và liên
vận quốc tế.
 Đường sắt chuyên dùng: phục vụ nhu cầu vận tải riêng của tổ chức, cá nhân; khi nối
vào đường sắt quốc gia phải được phép của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
 Đường sắt địa phương: đường đô thị do địa phương quản lý, đường chuyên dùng
không nối vào đường sắt quốc gia.
 Đường sắt đô thị: phục vụ nhu cầu đi lại hàng ngày của hành khách ở thành phố và
vùng phụ cận bao gồm đường tàu điện ngầm, đường tàu điện trên cao, đường 1 ray
tự động dẫn hướng và đường xe điện bánh sắt.
Đường (sắt) nhánh: đường sắt chuyên dùng có nối thông vào đường sắt quốc gia.


Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố và Công trình Thủy

12


PHẦN LÝ THUYẾT
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG

Công trình đường thủy









Công trình bến: là công trình thành phần quan trong trong cảng, dùng cho tàu
đậu và bốc xếp hàng hoá từ tàu lên bến và ngược lại.
Luồng tàu: là một tuyến đường thuỷ với hệ thống báo hiệu hàng hải, bảo đảm
cho các loại tàu bè đi lai an toàn và thuận tiện. Điểm đầu và điểm cuối của luồng
tàu thường là vùng nước của một cảng hay bến tàu.
Triền tàu: là công trình có kết cấu loại mái dốc nghiêng, trên đó đặt một hệ thống
xe trên đường ray để chuyển tàu lên bờ hoặc ngược lại, phục vụ đóng mới hoặc
sửa chữa tàu.
Đà tàu: Là công trình mái dốc, chủ yếu để đóng tàu trên mặt nghiêng và khi hạ
thuỷ với mực nước phù hợp bằng cách trượt xuống nước bằng trọng lượng tàu.

Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố và Công trình Thủy

13


PHẦN LÝ THUYẾT
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG

Công trình đường hàng không





Cảng Hàng không: bao gồm sân bay và tổ hợp các công trình và trang thiết bị
phục vụ vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa và bưu kiện bằng đường
hàng không, phục vụ máy bay cất hạ cánh an toàn.
Sân bay: Một khu vực bề mặt mặt đất hoặc mặt nước cụ thể (bao gồm cả nhà

cửa công trình và trang thiết bị) được dùng toàn bộ hay một phần cho máy bay
bay đi, bay đến và di chuyển trên bề mặt.

Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố và Công trình Thủy

14


PHẦN LÝ THUYẾT
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG
1.3. Phân cấp công trình xây dựng:

Mã số Loại công trình

1

2

Đường bộ

Cấp đặc biệt

Đường sắt

Đường sắt cao tốc

Cầu

b) Hầm đường
sắt

c)
Hầm
người đi bộ

cho

Đường sắt quốc
gia thông thường

Cấp IV

Đường sắt chuyên
dụng và đường sắt
địa phương

-

Nhịp từ 25-50m

Nhịp từ < 25m

Nhịp >200m

Hầm tầu điện
ngầm

Chiều dài từ 1000Chiều dài > 3000m, 3000m, tối thiểu 2 Chiều dài từ 100tối thiểu 2 làn xe ô làn xe ô tô, 1 làn
1000m
tô, 1 làn đường sắt
đường sắt


a) Hầm đường ô

Hầm

Đường tầu điện
ngầm; đường sắt
trên cao.

Nhịp từ
100-200m hoặc sử
dụng công nghệ thi Nhịp từ 50-100m
công mới, kiến trúc
đặc biệt

b) Cầu đường sắt

4

Cấp III

a) Đường ô tô
Lưu lượng xe từ
Lưu lượng xe
cao tốc các loại Đường cao tốc với Đường cao tốc với Lưu lượng xe từ
lưu lượng xe >
300-3.000 Xe quy <300 Xe quy đổi/
b) Đường ô tô,
lưu lượng xe từ
3.000-10.000 Xe

30.000 Xe quy
đổi/ngày đêm
ngày đêm
đường trong đô
10.000-30.000 Xe quy đổi/ ngày đêm
đổi/ ngày đêm
hoặc
hoặc
thị
quy đổi/ngày đêm
hoặc
hoặc
đường giao thông đường giao thông
hoặc
tốc độ >60km/h
c) Đường nông tốc độ >100km/h
nông thôn loại A nông thôn loại B
tốc độ >80km/h
thôn

a) Cầu đường bộ
3

Cấp I

Cấp công trình
Cấp II

Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố và Công trình Thủy


Chiều dài <100m

15


PHẦN LÝ THUYẾT
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG
1.3. Phân cấp công trình xây dựng:

Mã số Loại công trình

5

Cấp đặc biệt

Cấp I

a) Bến, ụ nâng tầu
cảng biển

-

Bến, ụ cho tầu
>50.000 DWT

b) Cảng bến thủy cho
tàu, nhà máy đóng sửa
chữa tàu

> 5.000 T


Công
trình
c) Âu thuyền cho tầu
đường thủy
d) Đường thủy có bê
rộng (B) và độ sâu (H )
nước chạy tàu
- Trên sông
- Trên kênh đào

6

Sân bay

Đường băng cất hạ
cánh (phân cấp theo
tiêu chuẩn cuả tổ chức
ICAO)

3.000- 5.000T

Cấp công trình
Cấp II

Cấp III

Cấp IV

Bến, ụ cho tầu

30.000-50.000
DWT

Bến, ụ cho tầu
10.000-30.000
DWT

Bến cho tầu
<10.000 DWT

750 -1.500 T

< 750T

1.500–
3000 T

> 3.000 T

1.500 - 3.000 T

750- 1.500 T

200 - 750 T

< 200T

B > 120m;
H >5m


B= 90-<120m
H = 4- <5m

B = 70- < 90m
H = 3 - <4 m

B= 50- < 70m
H = 2- < 3 m

B < 50m
H < 2m

B= 50- <70m
H=5-<6m

B = 40 - <50m
H = 4- < 5m

B= 30 - <40m
H = 2 - <4 m

B < 30m
H < 3m

IV D

III C

II B


IA

B > 70m;
H >6m

IV E

Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố và Công trình Thủy

16


PHẦN LÝ THUYẾT
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG
1.4. Phân loại công trình xây dựng:

TT

1

Loại công
trình thoát
nước

Đường

Đường

Đường


cao tốc

Ôtô

đô thị

Cầu

- Chủ yếu dùng để
vượt dòng chảy và
sông có lưu lượng
trên 20m3/s

- Chủ yếu dùng
để vượt dòng
chảy và sông có
lưu lượng trên
20m3/s

- Sử dụng để làm
cầu vượt tại các nút - Thời hạn sử
giao cắt khác mức dụng tính toán
- Thời hạn sử dụng 50-100 năm
tính toán 100 năm
- Tải trọng tính
toán H30, HL93
2

Cống


- Chủ yếu dùng để vượt
dòng chảy và sông có
lưu lượng trên 20m3/s.
- Có thể dùng làm cầu
vượt tại các nút giao cắt
khác mức
- Thời hạn sử dụng tính
toán 75-100 năm

- Tải trọng tính - Tải trọng tính toán
toán HL93, H30- H10-H30, HL93
XB80, H18,
H13.

Chủ yếu dùng để
Chủ yếu dùng để Chủ yếu dùng để thoát
thoát nước có lưu
thoát nước có
nước có lưu lượng dưới
lượng dưới 20m3/s lưu lượng dưới
20m3/s
20m3/s

Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố và Công trình Thủy

Đường chuyên
dụng

Đường GTNT


- Chủ yếu để
vượt sông , khe
suối có lưu lượng
trên 20m3/s

- Chủ yếu dùng
để vượt qua các
sông nhỏ, kênh
mương. có lưu
lượng nhỏ hơn
- Thời hạn sử
3
dụng tính toán 50 10,0m /s
năm
- Thời hạn sử
dụng tính toán
- Tải trọng tính
30 năm
toán H10-H30
- Tải trọng tính
toán đến H13,
H18
Chủ yếu dùng để
thoát nước có lưu
lượng dưới
20m3/s

Chủ yếu dùng
để thoát nước
có lưu lượng

dưới 20m3/s
17


PHẦN LÝ THUYẾT
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG

1.5. Các công trình thoát nước:
Đường tràn
Công trình vượt sông có mặt đường nằm sát cao
độ đáy sông. Hay nói cách khác là độ chênh cao
giữa cao độ đáy sông và cao độ mặt đường tràn
là không lớn. Thông thường tại những khu vực
này vào mùa khô nước cạn. Vào mùa mưa,
nước chảy tràn qua mặt đường nhưng xe cộ vẫn
đi lại được. Khi thiết kế cho phép một số ngày
trong năm xe cộ không qua lại được.

Cao độ mặt đường tràn

Ưu điểm:

Xây dựng đơn giản, giá thành rẻ.
Nhược điểm:
Giao thông sẽ bị gián đoạn khi lưu lượng
nước lớn, dễ bị xói lỡ công trình.
Phạm vi áp dụng:
Sử dụng cho khu vực có dòng chảy lưu lượng
nhỏ, lũ xảy ra trong thời gian ngắn
Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố và Công trình Thủy


18


PHẦN LÝ THUYẾT
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG
Cầu tràn
Cầu tràn là công trình được thiết kế dành một lối
thoát nước phía dưới, đủ để dòng chảy thông qua
với 1 lưu lượng nhất định. Khi mực nước vượt quá
lưu lượng này, nước sẽ tràn qua công trình.
Ưu điểm:
Xây dựng đơn giản, giá thành rẻ.
Nhược điểm:
Giao thông sẽ bị gián đoạn khi lưu lượng nước lớn,
dễ bị xói lỡ công trình.
Phạm vi áp dụng:
Cầu tràn sử dụng cho dòng chảy có lưu lượng nhỏ
và trung bình tương đối kéo dài trong năm
Cao độ mặt đường tràn

Lối thoát nước nhỏ
Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố và Công trình Thủy

19


PHẦN LÝ THUYẾT
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG


Cống
Cống là một công trình thoát nước dành lối thoát nước ở phía dưới và không cho phép nước tràn
qua công trình khi lưu lượng lớn. Cống thường được làm từ vật liệu có độ bền cao, có khả năng
thoát nước với lưu lượng trung bình và tương đối lớn.
Thường các loại cống có mặt cắt ngang hình tròn được dùng ứng với lưu lượng nước thoát nhỏ
hơn hoặc bằng 40-50m3/s, cống hộp thường được thiết kế để thoát nước với lưu lượng lớn hơn
Trên cống có đất đắp dày tối thiểu 0,50m để phân bố áp lực bánh xe và giảm lực xung kích.
Ưu điểm: Xây dựng đơn giản, tuổi thọ cao hơn so với đường tràn và cầu tràn.
Nhược điểm: Dễ bị tắt nghẽn do các vật trôi, giá thành tương đối cao.
Phạm vi áp dụng: Thoát nước dọc cho các tuyến đường giao thông.
Thoát nước ngang cho dòng chảy có lưu lượng trung bình và tương đối lớn

Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố và Công trình Thủy

20


PHẦN LÝ THUYẾT
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG

CẦU
Cầu được định nghĩa là các công trình vượt qua các chướng ngại như dòng nước, thung lũng,
đường, các khu vực sản xuất hoặc các khu thương mại hoặc cũng có thể là vật cản bất kỳ.
Theo tiêu chuẩn 22 TCN 272 – 05 thì Cầu là một kết cấu bất kỳ vượt khẩu độ không dưới 6m tạo
thành một phần của một con đường.
Ưu điểm:
Có khả năng thoát nước với lưu lượng và khẩu độ lớn, cho phép các phương tiện qua lại phía bên
dưới cầu, có tính ổn định và tuổi thọ cao, mỹ quan đẹp.
Nhược điểm:
Thiết kế và thi công phức tạp, giá thành xây dựng cao.

Phạm vi áp dụng:
Vượt qua các chướng ngại vật lớn: sông, thung lũng, đường…
Trong các trường hợp vượt dòng chảy có yêu cầu thông thuyền.
Các công trình vượt chướng ngại đòi hỏi tuổi thọ cao, mang tính chất quan trọng…

Khi nào làm cầu và khi nào làm cống?

Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố và Công trình Thủy

21


PHẦN LÝ THUYẾT
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG

Khi nào làm cầu và khi nào làm cống?
Trường hợp cần vượt các dòng chảy nhỏ nhưng phương án cống không đáp ứng
được như:
Khi xây dựng công trình ở địa hình có độ cao vai đường thấp mà nếu sử dụng cống

chìm thì không đảm bảo chiều dày tối thiểu 50cm dành cho phần đất đắp bên trên
cống.
Khi dòng chảy có nhiều vật trôi nếu làm cống dễ dẫn đến khả năng tắc cống, không
đảm bảo an toàn cho nền đường.
Khi có yêu cầu thoát nước nhanh không cho phép mực nước ở thượng lưu cống
dâng cao làm ảnh hưởng đến khu dân cư hay ruộng vườn. Trong trường hợp này
phương án sử dụng cầu thay cho phương án cống tỏ ra hợp lý hơn.

Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố và Công trình Thủy


22


PHẦN LÝ THUYẾT
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG

Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố và Công trình Thủy

23


PHẦN LÝ THUYẾT
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG

Tường chắn

Tường chắn là công trình được xây dựng để chắn đất. Tường chắn thường có hai loại:
Tường chắn có cốt, thường được làm bằng vật liệu có độ bền cao.
Tường chắn không cốt
Phạm vi sử dụng:
Thường được xây dựng trong các trường hợp như:
Kết cấu tường ch
Nền đường đắp

khi xây dựng nền đường trong điều kiện
không thể duy trì được độ dốc tự nhiên của
mái taluy nền đường

hay khi cần hạn chế việc chiếm dụng mặt
bằng của nền đắp (mái taluy đường đầu

cầu ở các nút giao trong đô thị…)

Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố và Công trình Thủy

24


PHẦN LÝ THUYẾT
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAO THÔNG

Hầm
Hầm là công trình giao thông được thiết kế có cao độ thấp hơn nhiều so với cao độ mặt đất tự
nhiên
Phạm vi áp dụng:
Phương án hầm được sử dụng trong các trường hợp gặp chướng ngại vật như núi cao, sông
lớn, eo biển,… mà các giải pháp khác như làm đường vòng tránh hay làm cầu vượt đều khó
khăn. Ngoài ra để tiết kiệm mặt bằng, tránh ảnh hưởng tới môi trường trong các thành phố lớn
cũng sử dụng phổ biến công trình hầm cho giao thông.
Công trình hầm gồm
 Đường hầm: Một công trình ngầm dưới đất có chiều dài lớn hơn nhiều lần kích thước
mặt cắt ngang và độ dốc dọc không vượt quá 15%.
 Hầm giao thông: Đường hầm phục vụ giao thông bao gồm hầm đường ô tô, hầm đường
sắt và hầm giao thông đô thị.
 Hầm đường ô tô: Hầm giao thông trên đường ô tô và hầm trên đường ô tô cao tốc.
 Hầm đường sắt: Hầm giao thông trên đường sắt.
 Hầm giao thông đô thị: Hầm được xây dựng trong đô thị bao gồm hầm đường sắt, hầm
đường ô tô, hầm cho xe thô sơ và người đi bộ.

Bộ môn Công trình Giao thông Thành phố và Công trình Thủy


25


×