Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

QUI ĐỊNH CÔNG TÁC ĐÀO LẤP ĐẤT, SAN NỀN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.37 KB, 10 trang )

CÔNG TY TƯ VẤN XÂY DỰNG GIAO THÔNG 533

QUI ĐỊNH

CÔNG TÁC ĐÀO LẤP ĐẤT, SAN NỀN
MÃ SỐ

: QĐ-75-15

LẦN BAN HÀNH
NGÀY
TRANG

: 01
:
: 1/10

NGƯỜI VIẾT

NGƯỜI KIỂM TRA

NGƯỜI DUYỆT

NGUYỄN V. HẬU

NG. T. KIỀU OANH

TRƯƠNG TIÊN PHONG

NHỮNG THAY ĐỔI ĐÃ CÓ
Ngày tháng



Nội dung thay đổi
Ban hành lần đầu

Lần ban hành
01


QUI ĐỊNH
CÔNG TÁC ĐÀO LẤP ĐẤT, SAN
NỀN

Mã số: QĐ-75-15
Lần ban hành: 01
Ngày: ..../..../2002
Trang: 2/10

1. MỤC ĐÍCH
Mục đích của Qui định này là nhằm đưa ra phương pháp thống nhất về
việc đào lấp đất và san nền phục vụ các công trình xây dựng theo đúng yêu
cầu kỹ thuật, đảm bảo chất lượng công trình và an toàn lao động.
2. PHẠM VI ÁP DỤNG
Qui định này áp dụng đối với mọi công trình xây dựng có áp dụng
công nghệ này do Xí nghiệp thực hiện.
3. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- TCVN ISO 9001: 2000
- Sổ tay chất lượng, chương tạo sản phẩm (ST-07).
4. ĐỊNH NGHĨA
5. NỘI DUNG
5.1 Công tác chuẩn bị mặt bằng thi công đất

Công việc chuẩn bị để thi công đất bao gồm các việc:
- Giải pháp thu gọn mặt bằng
- Tiêu nước bề mặt và tiêu nước ngầm
- Đường vận chuyển đất
- Định vị, dựng khuôn công trình
5.1.1 Giải phóng mặt bằng
- Giải phóng mặt bằng bao gồm các di chuyển mồ mả trên mặt bằng,
phá dỡ công trình cũ (nếu có), chặt cây, đào mỏ rễ cây, phá đá mồ côi (nếu
cần), xử lý thảm thực vật, dọn sạch mọi chướng ngại tạo thuận tiện cho thi
công.
- Khi xây dựng công trình phải tính cả diện tích bãi lấy đất, bãi trữ đất,
bãi thải, đường vận chuyển tạm thời, nơi đặt đường ống và đường dây điện.
- Những lớp cỏ, lớp đất màu phải hớt bỏ. Những nơi lấy đất có bùn ở
dưới phải vét bùn để tránh hiện tượng không ổn định lớp đất đắp.
5.1.2 Tiêu nước bề mặt
- Trước khi đào hố móng phải xây dựng hệ thống tiêu nước bề mặt
(nước mưa, nước ao hồ, cống rãnh...) không cho chảy vào hố móng công


QUI ĐỊNH
CÔNG TÁC ĐÀO LẤP ĐẤT, SAN
NỀN

Mã số: QĐ-75-15
Lần ban hành: 01
Ngày: ..../..../2002
Trang: 3/10

trình. Phải đào mương, khơi rãnh, đắp bờ...tuỳ theo điều kiện địa hình và tính
chất công trình.

- Cần đảm bảo thoát nước nhanh và trong thời gian ngắn nhất. Không
để mặt bằng thi công ngập úng, xói lở.
- Nếu không có điều kiện dẫn nước tự chảy thì phải đặt trạm bơm tiêu
nước.
5.1.3 Hạ mức nước ngầm
- Khi đào hố móng mà đáy hố móng thấp hơn mức nước ngầm phải
thiết kế giải pháp hạ mức nước ngầm.
- Hiện nay, để hạ mực nước ngầm người ta dùng phổ biến ba loại thiết
bị chủ yếu: ống giếng lọc với bơm hút sâu, thiết bị kim lọc hạ mức nước
nông, thiết bị kim lọc hạ mức nước sâu.
5.1.4 Đường vận chuyển
- Phải tận dụng mạng đường xá sẵn có để vận chuyển đất, chỉ làm
đường thi công tạm thời khi không thể tận dụng mạng lưới đường sẵn có và
không thể kết hợp sử dụng được những tuyến đường có trong thiết kế.
- Bề rộng của đường, bán kính cong tối thiểu của đường tạm, độ dốc
của đường phải đảm bảo cho các thiết bị vận chuyển đất hoạt động bình
thường trong suốt quá trình thi công.
5.1.5 Định vị dựng khuôn công trình
- Trước khi thi công phải tiến hành bàn giao các mốc chuẩn và độ cao
giữa bên giao thầu và bên thi công. Cọc mốc chuẩn được làm bằng bê tông
đặt ở vị trí không vướng vào công trình và được rào kỹ bảo vệ.
- Đơn vị thi công phải làm thêm những cọc phụ cần thiết cho việc thi
công. Những cọc này phải đặt ở ngoài đường đi của xe máy và phải được
thường xuyên kiểm tra.
- Nội dung của việc định vị công trình là dùng hệ thống cọc mốc để xác
định tim, trục công trình, chân mái đắp, mép, đỉnh mái đất đào, đường biên hố
móng.
5.2 Thi công công tác đất
5.2.1 Đào hào và hố móng
- Việc đào hào và hố móng được thi công bằng phương pháp thủ công

hoặc cơ giới.


QUI ĐỊNH
CÔNG TÁC ĐÀO LẤP ĐẤT, SAN
NỀN

Mã số: QĐ-75-15
Lần ban hành: 01
Ngày: ..../..../2002
Trang: 4/10

- Đối với đất mềm, được phép đào hào và hố móng, có vách đứng
không cần gia cố, trong trường hợp không có công trình ngầm bên cạnh và ở
trên mực nước ngầm theo qui định sau đây:
Loại đất
- Đất cát, đất lẫn sỏi sạn
- Đất cát pha
- Đất thịt và đất sét
- Đất thịt chắc và đất sét chắc

Chiều sâu hố móng
Không quá 1m
Không quá 1,25m
Không quá 1,5 m
Không quá 2m

- Độ dốc lớn nhất cho phép của mái dốc hào và hố móng khi không cần
gia cố trong trường hợp nằm trên mực nước ngầm phải chọn theo bảng sau:
Loại đất


Độ dốc lớn nhất cho phép khi chiều sâu hố móng (m)
1,5
3
5
Góc nghiêng của Góc nghiêng của Góc nghiêng
mái dốc
mái dốc
của mái dốc
0
0
Đất mượn
56
45
380
Đất cát và cát 630
450
450
cuội ẩm
Đất cát pha
760
560
500
Đất thịt
900
630
530
Đất sét
900
760

630
- Đất lấp vào đường hào và móng công trình đều phải đầm theo từng
lớp. Độ chắc của đất do thiết kế qui định.
5.2.2 Đào và đắp
Nền công trình, nền đường, nền đất nói chung trước khi đắp phải xử lý:
- Chặt cây, đán rễ, phạt bụi, rẫy cỏ, bóc lớp đất hữu cơ.
- Nền có độ dốc nhỏ chỉ cần đánh sờm bề mặt
- Nếu độ dốc mặt đất từ 1:5 trở lên phải làm dật cấp bề mặt, bề mặt bậc
từ 2-4m.
- Nếu nền dưới là cát hoặc đất lẫn đá tảng thì không phải làm giật cấp.
- Trong một lớp đất không được đắp lẫn lộn hai loại đất có hệ số thấm
khác nhau.
- Trên bề mặt nền đắp phải chia ra từng ô có diện tích bằng nhau để cân
bằng giữa đầm và rải đất nhằm đảm bảo dây chuyền hoạt động liên tục tưới
ẩm.


QUI ĐỊNH
CÔNG TÁC ĐÀO LẤP ĐẤT, SAN
NỀN

Mã số: QĐ-75-15
Lần ban hành: 01
Ngày: ..../..../2002
Trang: 5/10

- Chỉ được rải lớp tiếp theo khi lớp dưới đã đạt khối lượng thể tích khô
thiết kế.
- Khi đắp đất trên nền đất ướt hoặc có nước trước phải đề ra biện pháp
chống đùn đất 2 bên trong quá trình đắp đất.

5.2.3 San mặt bằng
- Chỉ bắt đầu tiến hành san mặt bằng công trình khi đã có thiết kế san
nền, đã cân đối khối lượng đào đắp và đã có thiết kế của tất cả những công
trình ngầm trong phạm vi san nền.
- Khi san mặt bằng phải có biện pháp tiêu nước, không để nước chảy
chàn qua mặt bằng, không để hình thành vũng đọng trong quá trình thi công.
- Phải đổ đất đắp nền theo từng lớp. Bề dày mỗi lớp đất rải để đầm và
số lần đầm cho mỗi lớp phụ thuộc vào loại máy đầm sử dụng, hệ số đầm và
loại đất đắp.
- Đối với phần đào, phải san mặt bằng trước khi tiến hành xây dựng
những công trình ngầm. Đối với phần đắp thì chỉ tiến hành đắp sau khi đã xây
dựng xong các công trình ngầm trong phạm vi phần đắp đất.
5.3 Đầm nén đất
- Độ chặt yêu cầu của đất được biểu thị bằng khối lượng thể tích khô
của đất hay hệ số làm chặt. Độ chặt yêu cầu của đất được qui định trong thiết
kế.
- Muốn đạt được khối lượng thể tích khô lớn nhất, đất đắp phải có độ
ẩm tốt nhất. Đối với từng loại đất, khi chưa có số liệu thí nghiệm, muốn biết
độ ẩm khống chế và khối lượng thể tích tương ứng có thể tham khảo bảng
sau:
Loại đất
Cát
Đất cát pha
Bụi
Đất pha sét nhẹ
Đất pha sét nặng
Đất pha sét bụi
Sét

Độ ẩm khống

chế %
8 - 12
9 - 15
14 - 23
12 - 18
15 - 22
17 - 23
18 - 25

Khối lượng thể tích lớn nhất
của đất khi đầm nén
1,75 - 1,95
1,85 - 1,95
1,6 - 1,82
1,65 - 1,85
1,6 - 1,8
1,58 - 1,78
1,55 - 1,75


QUI ĐỊNH
CÔNG TÁC ĐÀO LẤP ĐẤT, SAN
NỀN

Mã số: QĐ-75-15
Lần ban hành: 01
Ngày: ..../..../2002
Trang: 6/10

- Phải đảm bảo lớp đất cũ và lớp đất mới liên kết chắc với nhau, không

có hiện tượng mặt nhẵn giữa hai lớp đất, bảo đảm sự liên tục và đồng nhất của
khối đất đắp.
5.4 Thi công đất bằng máy đào, máy cạp, máy ủi
5.4.1 Nguyên tắc chung
- Thi công cơ giới công tác đất chỉ được tiến hành trên cơ sở đã có thiết
kế thi công được duyệt. Trong thiết kế thi công phải nêu rõ những phần sau
đây:
+ Khối lượng, điều kiện thi công và tiến độ thực hiện.
+ Phương án thi công hợp lý.
+ Lựa chọn các loại máy móc phương tiên vận chuyển theo cơ
cấu nhóm máy hợp lý nhất, phù hợp với điều kiện kinh tế, kỹ thuật.
- Với từng loại máy, phải nêu sơ đồ làm việc của máy, phải có biện
pháp phòng chống lún, sạt lở, ngập lụt, lầy thụt... khi mưa bão.
- Phải đánh dấu trên bản vẽ thi công và thể hiện trên thực địa bằng các
cọc mốc dễ nhìn thấy để báo hiệu các công trình ngầm như đường điện, nước,
thông tin liên lạc, cống ngầm... nằm trong khu vực thi công. Các khu vực có
đường ống khí nén, nhiên liệu, kho hoá chất, thuốc nổ... phải có biển báo khu
vực nguy hiểm.
- Phải chuẩn bị chu đáo trước khi đưa máy ra làm việc, phải kiểm tra
toa, xiết chặt, điều chỉnh các cơ cấu làm việc, kiểm tra các thiết bị an toàn kỹ
thuật.
- Cán bộ kỹ thuật và công nhân lái máy phải chấp hành đầy đủ và
nghiêm túc các qui trình qui phạm về quản lý sử dụng máy, sửa chữa, bảo
dưỡng máy và các qui phạm an toàn về máy.
5.4.2 Thi công bằng máy đào
- Máy đào dùng để đào các loại đất. Đối với đá trước khi đào cần làm
tơi trước. Máy đào lắp thiết bị gầu dây, gầu xếp, gầu ngoạm dùng để đào
những nơi đất yếu, sình lầy, đào các hố có thành đứng, vét bùn, bạt mái dốc,
đất rời...
- Chỗ đứng của máy đào phải bằng phẳng, máy phải nằm toàn bộ trên

mặt đất, khi đào ở sườn đồi núi phải đảm bảo khoảng cách an toàn tới bờ mép
mái dốc và không được nhỏ hơn 2 m. Độ nghiêng cho phép về hướng đổ đất
của máy không được quá 20.
- Khi di chuyển máy phải nâng gầu cách mặt đất tối thiểu 0,5m và quay
cần trùng hướng đi. Đối với máy đào bánh xích, hạn chế tối đa máy di chuyển
tự hành, cự li di chuyển không quá 3km.


QUI ĐỊNH
CÔNG TÁC ĐÀO LẤP ĐẤT, SAN
NỀN

Mã số: QĐ-75-15
Lần ban hành: 01
Ngày: ..../..../2002
Trang: 7/10

- Khi không làm việc nữa gầu máy đào phải hạ xuống đất, cấm treo lơ
lửng.
5.4.3 Thi công bằng máy cạp
- Là máy đào chuyển đất cự ly vận chuyển thích hợp nhất của máy cạp
có đầu máy trong khoảng từ 400m đến 800m, đổ và san đều, đầm sơ bộ, phổ
biến dùng thi công đường bộ, đường sắt, các công trình thuỷ lợi.
- Máy cạp có đầu kéo bánh xích dùng thích hợp ở nơi địa hình không
có đường. Máy cạp tự hành dùng có hiệu quả ở những nơi địa hình tương đối
bằng phẳng, đường xá tốt. Không dùng máy cạp thi công ở những nơi đất
nhão, dính và đất nặng.
- Khi vận chuyển đất và chạy không tải, thùng máy cạp phải được nâng
lên cách mặt đất 0,4-0,5m.
5.4.4 Thi công bằng máy ủi, máy san

- Máy ủi thi công tốt nhất có hiệu quả trong giới hạn chiều sâu đào hoặc
chiều cao không quá 2m.
- Máy ủi có thể dùng để đào hố lớn, hồ ao, kênh mương, đắp nền
đường, gom đống vật liệu, san lấp mặt bằng như bảo cơ, hạ cây nhỏ, nhổ gốc
cây.
- Khoảng cách vận chuyển đất thích hợp của máy ủi từ 100m - 180m
- Khi máy ủi di chuyển ở trên dốc thì:
+ Độ dốc ủi, khi máy lên, không vượt quá 250
+ Độ dốc khi máy xuống không vượt quá 350
+ Độ dốc ngang không quá 300
- Đoạn đường san thích hợp của máy san tự hành nằm trong giới hạn từ
400 - 500m.
5.5. Công tác kiểm tra, nghiệm thu
5.5.1 Công tác kiểm tra:
- Kiểm tra chất lượng công tác đất được tiến hành theo yêu cầu thiết kế
và các qui định của qui phạm về XDCB.
Nội dung kiểm tra:
5.5.1.1. Công tác đắp
- Kiểm tra tính chất cơ lý, độ ẩm, chất hữu cơ...trước khi đắp( tại mỏ
đất hoặc tại công trình nếu dùng đất đào để đắp).


QUI ĐỊNH
CÔNG TÁC ĐÀO LẤP ĐẤT, SAN
NỀN

Mã số: QĐ-75-15
Lần ban hành: 01
Ngày: ..../..../2002
Trang: 8/10


- Kiểm tra trong quá trình đắp: Trình tự đắp, số lượt đầm, tốc độ di
chuyển của máy, chiều dầy lớp đất đắp, độ chặt đầm nén. Nếu sử dụng cát, cát
sỏi, đá hỗn hợp phải kiểm tra thêm thành phần hạt ngoài các thông số nói trên.
- Đối với công tác san nền: Kiểm tra cao độ và độ dốc, kích thước hình
học, chất lượng đất đắp, khối lượng thể tích khô, phát hiện những nơi đất quá
ướt và bị lún cục bộ.
- Khi đắp đất trên nền đất yếu cần chặt cây, đào gốc, vớt rác, rong rêu,
bóc lớp than bùn tới đất nguyên thổ và vét sạch bùn.
5.5.1.2 Công tác đào
- Đối với đường hào, hố móng phải kiểm tra kích thước hình học, cao
trình mái dốc.
- Đối với công trình dạng tuyến: Kiểm tra vị trí tuyến công trình theo
mặt bằng, mặt đứng; kiểm tra kích thước công trình, cao độ đáy, mép biên, độ
dốc dọc, kích thước rãnh biên, vị trí và kích thước của hệ thống tiêu nước.
- Độ dốc mái, chất lượng gia cố mái, chất lượng đầm đất, độ chặt, khối
lượng thể tích khô.
5.5.2 Phương pháp kiểm tra:
- Độ chặt đầm nén được xác định bằng cách lấy mẫu gửi phòng thí
nghiệm hoặc xác định tại hiện trường phụ thuộc yêu cầu của thiết kế và khách
hàng qui định.
- Các nội dung khác được kiểm tra tại hiện trường bằng phương pháp
cảm quan, so sánh, theo dõi đối chiếu với yêu cầu của thiết kế.
- Sai lệch cho phép của các bộ phận công trình đối với công tác đất
không vượt quá qui định sau:
Tên, vị trí sai lệch
Gờ mép và trục tim công
trình
Độ dốc dọc theo tuyến đáy
kênh nước, hào, hệ thống

tiêu nước
Tăng độ dốc mái công
trình
Giảm độ dốc của vật tiêu
nước bằng đá hỗn hợp
Bề rộng cổ phần đắp
Bề rộng đường hào

Sai lệch cho phép Phương pháp kiểm tra
± 0.05m
Máy thuỷ chuẩn
± 0.005m

Máy thuỷ chuẩn

Không cho phép

Đo cách quãng từng mặt
cắt
Đo cách quãng từng mặt
cắt
Đo cách quãng 50m
Đo cách quãng 50m

± 5 ÷ 10%
± 0.15m
± 0.05m


QUI ĐỊNH

CÔNG TÁC ĐÀO LẤP ĐẤT, SAN
NỀN
Bề rộng kênh mương
Giảm kích thước rãnh tiêu

± 0.1m
Không cho phép

Mã số: QĐ-75-15
Lần ban hành: 01
Ngày: ..../..../2002
Trang: 9/10

Đo cách quãng 50m
Đo cách quãng 50m

5.5.3 Tỷ lệ kiểm tra:
- Nếu không có yêu cầu khác của khách hàng có thể tham khảo bảng
sau:
Loại đất

Phương pháp
lấy mẫu kiểm
tra

Thông số cần kiểm
tra

Hạn mức khối
lượng đắp cần

phải lấy 1 mẫu
kiểm tra
Đấ sét, đất thịt Dao vòng
- Khối lượng, thể 100 ÷ 200m3
và đất pha cát
tích, độ ẩm
20.000
- Các thông số khác ÷ 50.000m3
(nếu có)
Cát, sỏi, cát Hố đào hoặc - Khối lượng, thể 200 ÷ 400m3
thô, cát mịn
dao vòng
tích, độ ẩm
1.000 ÷ 2.000m3
- Thành phần hạt
20.000
- Các thông số khác ÷ 50.000m3
(nếu có)
5.5.4. Công tác nghiệm thu
Những phần việc phải được nghiệm thu trước khi lấp kín gồm:
- Nền móng tầng lọc và vật thoát nước
- Thay đổi loại đất khi đắp nền.
- Các biện pháp xử lý đảm bảo độ ổn định của nền (xử lý mặt nước, cát
chảy...).
- Móng các bộ phận công trình trước khi xây, đổ bê tông...
- Các tài liệu cần được chuẩn bị trước khi nghiệm thu gồm:
+ Bản vẽ hoàn công có ghi những sai lệch thực tế, bản vẽ xử lý
những chỗ làm sai thiết kế (nếu có).
+ Nhật ký thi công công trình và nhật ký các công tác đặc biệt
(nếu có).

+ Biên bản nghiệm thu các bộ phận khuất.
+ Bản vẽ vị trí các cọc mốc định vị cơ bản.
+ Biên bản kết quả thí nghiệm vật liệu sử dụng và kết quả thí
nghiệm những mẫu kiểm tra trong quá trình thi công (nếu có).
+ Kết quả nghiệm thu được lập theo mẫu qui định của Nhà nước.
6. LƯU TRỮ


QUI ĐỊNH
CÔNG TÁC ĐÀO LẤP ĐẤT, SAN
NỀN

Không áp dụng.
7. PHỤ LỤC
Không áp dụng.

Mã số: QĐ-75-15
Lần ban hành: 01
Ngày: ..../..../2002
Trang: 10/10



×