Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Labor safety 10x

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.43 KB, 6 trang )

TÂM SINH LÝ LAO ĐỘNG VÀ ECGONOMI

I.

Trong quá trình lao động, 3 yếu tố : Con người – Đối tượng kỹ thuật – Môi
trường lao động luôn có mối quan hệ, tương thích, tác động lẫn nhau. Con
người thiết kế, tạo ra và sử dụng công cụ, phương tiện lao động, đồng thời
họ chịu tác động trở lại của những yếu tố tốt cũng như xấu, bất lợi của công
cụ, phương tiện và các yếu tố môi trường mà họ làm việc. Việc nghiên cứu
sự tương thích giữa các đối tượng kỹ thuật, môi trường lao động với con
người để đảm bảo sao cho con người có thể lao động có năng suất, chất
lượng, an toàn và tiện nghi.

Tâm sinh lý lao động:

1. Lao động: là một mối đồng quy giữa mọi mối quan hệ qua lại giữa Người – Tự
nhiên, Người – Máy, Người – Người. Yếu tố tâm lý con người có liên quan mật
thiết với lao động.
- Những yếu tố chủ yếu của con người tác động đến lao động gồm:
 Thể chất: thể hiện chủ yếu ở sức khỏe và tình trạng thần kinh để đảm
đương nhiệm vụ lao động.
 Trình độ nhận thức: thể hiện ở khả năng thực hiện công việc.
 Tình cảm, cảm xúc con người: thể hiện trong sự hứng thú khi nhận và
hoàn thiện công việc.
 Ý chí: thể hiện ở phẩm chất thuộc phạm vi lao động, sức mạnh tinh thần
để thực hiện nhiệm vụ lao động.
 Những thuộc tính tâm lý cá nhân: thể hiện ở xu hướng và tính cách tạo
nên một màu sắc riêng biệt.
- Hoạt động lao động gồm 3 thành phần chủ yếu chịu sự tác động của con
người:
 Tổ chức quá trình lao động


 Năng suất lao động
 Kết quả lao động
2. Mục đích của việc nghiên cứu tâm lý lao động:
- Nghiên cứu những đặc điểm tâm lý của những người khác nhau để chứng
minh một cách khoa học và hoàn thiện công việc lựa chọn nghề nghiệp và tư
vấn nghề nghiệp.
- Nghiên cứu sự mệt mỏi về tâm lý dẫn đến giảm sút khả năng làm việc nhằm
hợp lý hóa các chế độ lao động, điều kiện lao động và quá trình lao động.
- Nghiên cứu những nguyên nhân tâm lý của những hành động sai sót dẫn đến
tai nạn lao động nhằm mục đích ngăn ngừa những hành động sai sót đó.
- Nghiên cứu những quy luật tâm lý của sự hình thành các kỹ năng, kỹ xảo lao
động sự hình thành tay nghề cao nhằm hoàn thiện các phương pháp dạy lao
động.
- Nghiên cứu các phương tiện nâng cao năng suất lao động và tổ chức lao
động một cách đúng đắn.
- Nghiên cứu mối quan hệ giữa người với người trong quá trình lao động
nhằm xây dựng tập thể lao động tốt, hình thành thái độ đúng đắn đối với lao
động cho những người lao động.


 Mục đích của tâm sinh lý lao động: là hiểu, đánh giá đúng đắn, khoa học các
yếu tố tâm sinh lý của người lao động góp phần đáng kể vào nâng cao hiệu quả
sản xuất, chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn và nâng cao chất lượng cuộc
sống cho người lao động.

II.

Ecgonomi:

1. Ecgonomi (các yếu tố con người): là môn khoa học nghiên cứu tổng

hợp sự thích ứng giữa phương tiện kỹ thuật và môi trường lao động với
khả năng của con người về giải phẫu, sinh lý, tâm lý nhằm bảo đảm cho
lao động hiệu quả nhất, đồng thời bảo vệ sức khỏe, an toàn và tiện nghi
cho con người.
2. Mục tiêu của Ecgonomi:
Trong mọi hoạt động, Ecgonomi luôn luôn theo đuổi các mục tiêu nhằm
tối ưu hiệu quả hoạt động của hệ thống Người – Máy – Môi trường.

-

Quan hệ Người – Máy – Môi trường
Mục tiêu của Ecgonomi:
 Hướng tới việc loại trừ mọi nguy hại cho sức khỏe của con người.
 Hướng tới sự tiện nghi cho con người, tức là làm cho các đối tượng
kỹ thuật phù hợp với các khả năng hữu hạn của con người, có tác
dụng động viên các quá trình tâm lý, sinh lý, hạn chế mệt mỏi và
thúc đẩy khả năng lao động lâu dài mà không làm ảnh hưởng đến
sức khỏe của con người.
 Hướng tới tối ưu các tổn hao sinh học trong quá trình lao động.
 Làm cho lao động có hiệu quả cao (tăng năng suất và chất lượng
của lao động).


 Mục tiêu chính của Ecgonomi: là làm công cụ, thiết bị, công việc
phù hợp với con người chứ không phải là làm cho con người phù
hợp với công việc, công cụ, thiết bị.
- Yêu cầu và nguyên tắc chính của Ecgonomi đối với hệ thống lao động:
 Đối với không gian và phưng tiện lao động: Cấu trúc không gian vị
trí làm việc phải đảm bảo an toàn, tiện nghi cho 90% người sử
dụng. Tư thế, lực cơ, chuyển động cơ thể; khả năng tiếp nhận

thông tin từ các phương tiện phản ánh thông tin, đặc tính chuyển
động của cơ thể phải đảm bảo an toàn và tiện nghi.
 Đối với môi trường lao động: Đảm bảo không gian di chuyển, thao
tác. Trao đổi không khí, cân bằng nhiệt, màu sắc, âm thanh, rung
động, bức xạ phải đảm bảo nằm trong giới hạn cho phép.
 Đối với quá trình lao động: Bảo đảm an toàn, sức khỏe, tiện nghi
để thực hiện mục tiêu lao động. Loại trừ quá tải và dưới tải – giới
hạn trên và dưới của chức năng sinh lý, tâm sinh lý.
3. Hướng phát triển và ứng dụng của Ecgonomi:
- Ecgonomi dự phòng: thấy rõ sự hạn chế của khả năng con người, biết
tôn trọng những đặc điểm hình thái, sinh lý, tâm lý của người lao
động thì không những tăng năng suất mà còn tránh được cho người
lao động các tai nạn và bệnh tật không muốn có.
 Thiết kế công nghệ máy móc: Thiết kế phải làm giảm gánh nặng
thể lực, tâm thần và gánh nặng do môi trường, đề xuất các cải
tiến để thích nghi gánh nặng lao động và gánh nặng môi trường
đối với khả năng chịu đựng của con người. Khi thiết kế phải tính
đến đặc điểm liên quan đến người sử dụng như: tuổi, giới tính,
đặc điểm nhân trắc, thể lực, trình độ học vấn, phong tục tập
quán…
 Tổ chức lao động khoa học: Hoàn thiện và hợp lý hóa các thao tác,
quy định chế độ lao động và nghỉ ngơi …
 Tuyển chọn nghề nghiệp: Một số công việc có những đòi hỏi thích
nghi nghề nghiệp đặc biệt, cần tuyển chọn những người có khả
năng thích nghi tốt với nghề nghiệp đó.
- Ecgonomi sửa chữa: được phát huy rộng ở những nơi có bất hợp lý
trong quá trình lao động, đặc biệt ở những nước đang phát triển.
Trong quá trình vận hành các trang thiết bị, máy móc, dụng cụ nhập
khẩu có thể phát sinh các yếu tố bất hợp lý, có hại, nguy hiểm làm
ảnh hưởng đến người lao động và tăng nguy cơ xảy ra tai nạn lao

động, bệnh nghề nghiệp. Để cải thiện hợp lý, thường được thực hiện
theo 4 giai đoạn:
 Phát hiện (chẩn đoán): quay phim, chụp ảnh các tư thế làm việc,
quan sát biểu đồ sinh lý, phân tích các sự cố,…
 Thử nghiệm: Dùng thử nghiệm phân tích các biểu đồ đã chọn.
 Ứng dụng: cải tạo các bất hợp lý theo các thử nghiệm đã thành
công.




III.

Đánh giá: Quan sát hành vi người lao động dựa vào các hiệu
quả( chất lượng, số lượng, trị giá sản phẩm, an toàn thiết bị, an
toàn con người, sức khỏe, ổn định nhân sự).

Các biện pháp:
-

Thực hiện việc đánh giá các yếu tố tâm sinh lý – Ecgônômi trong quan
trắc môi trường lao động; đo- kiểm tra môi trường lao động, lập hồ
sơ vệ sinh lao động (theo thông tư 19/2011/TT-BYT)

-

Đánh giá các yếu tố tâm sinh lý –Ecgônômi làm cơ sở để thực hiện
chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động (theo thông
tư 25/2013/TT-BLĐTBXH).
Đánh giá gánh nặng điều kiện lao động, lao động thể l ực, căng thẳng

thần kinh tâm lý, gánh nặng nhiệt, gánh nặng hệ cơ xương khớp…
làm cơ sở khoa học để phân loại nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hi ểm
và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Đánh giá tư thế lao động và tư vấn các giải pháp can thi ệp cho c ơ s ở
lao động.
Tư vấn can thiệp Ecgônômi, tổ chức lao động, chế độ lao động nghỉ
ngơi hợp lý, hướng dẫn tư thế, các bài tập thể dục, thư giãn… nh ằm
bảo vệ sức khỏe người lao động và giúp doanh nghi ệp tăng năng su ất
lao động.
Đào tạo, tư vấn để cơ sở tự cải thiện điều kiện lao động.
Tư vấn thiết kế Ecgônômi cơ sở lao động.
Cung cấp các khoá đào tạo cơ bản, nâng cao cho các đ ơn v ị và cá nhân
có nhu cầu trong đánh giá điều kiện lao động, lĩnh vực tâm sinh lý –
Ecgônômi.
Cung cấp các khoá đào tạo cơ bản, nâng cao cho các đ ơn v ị và cá nhân
có nhu cầu theo các chuyên đề riêng biệt, theo t ừng ngành ngh ề nh ư
điện tử, may mặc, da giầy, văn phòng, cơ khí …
 Biện pháp trong một số ngành nghề:

-

-

-

-

Thiết kế ghế ngồi phù hợp với đặc điểm nhân trắc của công nhân
may để giảm đau mỏi cơ và thắt lưng.


-

Làm bàn quay ở độ cao hợp lý để đánh vecni ở xưởng mộc để gi ảm
căng thẳng và đau mỏi cơ.

-

Làm giá hứng nguyên vật liệu tránh rơi xuống sàn để công nhân
không phải cúi xuống nhặt.

-

Để giảm nhiệt bức xạ từ lò nung nhiệt độ cao dùng sơn có nhôm sơn
mặt ngoài lò nung, dùng tạp dề có sợi nhôm ở mặt ngoài và sợi bông
ở mặt trong, có tấm chắn 2 lớp bằng sắt di động trước cửa lò nung.

-

Quạt hút đẩy, mở rộng cửa sổ ở những vị trí lao động có các y ếu t ố
độc hại.

-

Dọn quang và xếp đặt thiết bị gọn gàng bằng cách làm giá có bánh xe
để vật liệu và chuyên chở vật liệu.


-

Cải tiến thiết kế kéo dài tay cầm tránh đưa tay vào gần máy; c ải ti ến

lắp thêm thiết bị khoá và bộ phận điều khiển thoi máy d ệt để đảm
bảo an toàn cho công nhân vệ sinh và bảo dưỡng máy; cải ti ến chi ếu
sáng tự nhiên tốt hơn bằng dùng tôn nhựa trong lắp trên mái và đ ịnh
kỳ lau chùi kính, tăng cường chiếu sáng nhân t ạo bằng bố trí l ại
nguồn sáng hợp lý; cải tiến chu kỳ lao động nghỉ ngơi gi ữa gi ờ: gi ảm
chu kỳ lao động 1giờ và nghỉ 1 gi ờ xuống còn lao động 1/2 gi ờ ngh ỉ
1/2 giờ ,cải tiến ghế ngồi tốt hơn có giảm xóc và đệm tốt hơn.

-

Trang bị thiết bị cơ giới và xe cho vận chuyển và nâng vật nặng, thay
xẻng sắt bằng xẻng nhôm và làm móc cầm tay vào cán x ẻng đã gi ảm
trọng lượng xúc, cải thiện tư thế lao động.

-

Bảo dưỡng dụng cụ ngay dưới mỏ không đem lên mặt đất để ti ết
kiệm thời gian sức lực cho công nhân.

-

Trang bị loại ghế ngồi mềm, có điều chỉnh được chi ều cao và có t ựa
lưng.

-

Xem xét áp dụng chế độ nghỉ ngắn khoảng 5 - 10 phút (4 – 5 l ần/ca
lao động), kết hợp với các bài tập thể dục/vận động ngay tại vị trí
lao động.
 Những điều cần lưu ý và phòng tránh trong quá trình lao


-

-

-

-

động
Đảm bảo tốt về đời sống vật chất cũng như tinh thần cho người lao
động.
Đảm bảo điều kiện làm việc tốt: máy móc, thiết bị phải phù h ợp v ới
cơ thể của người lao động, không đòi hỏi người lao động phải làm
việc quá căng thẳng, nhịp độ quá khẩn trương và thực hi ện nh ững
thao tác gò bó...
Đảm bảo chế độ lao động bao gồm: chế độ thời gi ờ làm vi ệc, thời gi ờ
nghỉ ngơi, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật, chế độ đối với lao động
nữ, chế độ đối với lao động chưa thành niên, chế độ đối v ới người lao
động cao tuổi, người tàn tật v.v...
Đối với lao động nữ cần chú ý về tâm lý, sinh lý, thiên chức sinh con,
nuôi con.
Đối với lao động chưa thành niên cần chú ý đến tâm lý, sinh lý, yêu
cầu phát triển trí tuệ và nhân cách của họ. Không sử dụng lao đ ộng vị
thành niên trong các công việc nghề, công việc cấm lao động ch ưa
thành niên.
Đối với lao động là người cao tuổi, người tàn tật cần chú ý đến sức
khoẻ, tâm lý, tiềm năng về trí tuệ và kinh nghiệm thực tế của họ.
Đối với người lao động làm việc trong điều kiện lao động có yếu tố
độc hại, nguy hiểm cần thực hiện tốt chế độ trang bị phương tiện



-

IV.

bảo vệ cá nhân, chế độ bồi dưỡng chống độc hại, nguy hi ểm bằng
hiện vật, chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
Thực hiện chế độ chung bồi dưỡng hiện vật và chế độ thời gi ờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi thích hợp sẽ giúp cho người lao động nhanh
phục hồi sức khoẻ, tăng cường sức đề kháng, giúp đào th ải các ch ất
độc hại đã xâm nhập vào cơ thể trong quá trình lao động sản xu ất.
Bồi dưỡng bằng hiện vật phải bảo đảm:
 Đủ lượng dinh dưỡng cần thiết.
 Ăn uống tại chỗ trong thời gian làm việc.
 Giúp quá trình đào thải chất độc nhanh không gây tác dụng.

Kết luận:

Việc nâng cao nhận thức cho người sử dụng lao động, cũng nh ư ng ười lao
động và cộng đồng hiểu biết về Ecgonomi để cải thiện điều kiện lao động là
cần thiết nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, d ự phòng các bệnh ngh ề
nghiệp, bệnh liên quan đến nghề nghiệp và tăng năng suất lao động.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×