Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

BÁO CÁO KỸ THUẬT AN TOÀN TRONG VẬN HÀNHTHIẾT BỊ NÂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (902.68 KB, 19 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG TPHCM
KHOA: MÔI TRƯỜNG

BÀI BÁO CÁO

MÔN: AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VSMT CN
ĐỀ TÀI: KỸ THUẬT AN TOÀN TRONG VẬN HÀNH
THIẾT BỊ NÂNG
LỚP: 02ĐHKTMT02
NHÓM 7
THÀNH VIÊN NHÓM:
LÊ ĐOÀN HƯƠNG GIANG

0250020215

HOÀNG THỊ THÙY DUNG

0250020208

NGUYỄN TRUNG HIẾU

0250020218

NGUYỄN TUẤN KIỆT

0250020227

PHAN DUY KHANG

0250020224



LÊ NHẬT DUY

0250020210

GVHD: TH.S LÊ BẢO VIỆT

Tháng 3 - 2017

MỤC LỤC


An toàn lao động và VSMT CN
Đề tài: Kỹ thuật an toàn trong vận hành thiết bị nâng

SVTH: Nhóm 7 – 02ĐHKTMT2

GVHD: Th.S Lê Bảo Việt

2


An toàn lao động và VSMT CN
Đề tài: Kỹ thuật an toàn trong vận hành thiết bị nâng

GVHD: Th.S Lê Bảo Việt

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ THIẾT BỊ NÂNG HẠ
1. Khái niệm về thiết bị nâng hạ
Thiết bị nâng hạ chuyển là thiết bị cơ giới nâng chuyển các vật nặng nhằm nâng cao

năng suất lao động, giảm nhẹ sức lao động cho con người.
2. Phân loại
Phân loại thiết bị nâng hạ dựa vào đặc điểm của quá trình vận chuyển vật liệu:
− Máy nâng (còn gọi là máy trục): Đây là loại thiết bị mà quá trình làm việc lặp lại
có chu kỳ. Một chu kỳ công tác bao gồm thời gian có tải và thời gian chạy không.
− Máy vận chuyển liên tục: ở loại thiết bị nầy, vật liệu được vận chuyển theo từng
dòng liên tục.
Phân loại máy nâng:
− Máy nâng đơn giản: Chỉ có một chuyển động công tác là nâng và hạ vật.
Ví dụ: Các loại kích, Tời, palăng xích, vận thăng xây dựng...

− Máy trục dạng cầu: ở các loại thiết bị này, ngoài chuyển động nâng hạ vật, còn có
các chuyển động tịnh tiến ngang và dọc để di chuyển vật nâng đến vị trí yêu cầu.
Ví dụ: Cầu trục, cổng trục…
SVTH: Nhóm 7 – 02ĐHKTMT2

3


An toàn lao động và VSMT CN
Đề tài: Kỹ thuật an toàn trong vận hành thiết bị nâng

GVHD: Th.S Lê Bảo Việt

− Cần trục: Quá trình di chuyển vật nâng được thực hiện nhờ cơ cấu quay cần hoặc
thay đổi khẩu độ của cần

SVTH: Nhóm 7 – 02ĐHKTMT2

4



An toàn lao động và VSMT CN
Đề tài: Kỹ thuật an toàn trong vận hành thiết bị nâng

GVHD: Th.S Lê Bảo Việt

CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH AN TOÀN KHI SỬ DỤNG THIẾT BỊ NÂNG HẠ
1. Quy định đối với thiết bị nâng hạ
Theo TCVN 5863:1995 – Thiết bị nâng_Yêu cầu an toàn trong lắp đặt và sử dụng.
1.1. Tất cả các thiết bị nâng thuộc danh mục các máy, thiết bị… có yêu cầu về an toàn
theo quy định của nhà nước đều phải đựơc đăng ký và kiểm định trước khi đưa vào
điều khiển.
1.2. Đơn vị sử dụng chỉ được phép sử dụng những thiết bị nâng có tình trạng kỹ thuật
tốt, đã được đăng ký và còn thời hạn kiểm định. Không được phép sử dụng thiết bị
nâng và các bộ phận mang tải chưa qua khám nghiệm và chưa được đăng ký sử dụng.
1.3. Chỉ được phép bố trí những người điều khiển thiết bị nâng đã được đào tạo và cấp
giấy chứng nhận. Những người buộc móc tải, đánh tín hiệu phải là thợ chuyên nghiệp,
hoặc thợ nghề khác nhưng phải qua đào tạo.
1.4. Công nhân điều khiển thiết bị nâng phải nắm chắc đặc tính kỹ thuật, tính năng tác
dụng của các bộ phận cơ cấu của thiết bị, đồng thời nắm vững các yêu cầu về an toàn
trong quá trình sử dụng thiết bị.
1.5. Chỉ được phép sử dụng thiết bị nâng theo đúng tính năng, tác dụng và đặc tính kỹ
thuật của thiết bị do nhà máy chế tạo quy định. Không cho phép nâng tải có khối
lượng vượt trọng tải của thiết bị nâng.
1.6. Không cho phép sử dụng thiết bị nâng có cơ cấu nâng đựơc đóng mở bằng ly hợp
ma sát hoặc ly hợp vấu để nâng hạ và di chuyển người, kim loại lỏng, vật liệu nổ, chất
độc, bình đựng khí nén hoặc chất lỏng nén.
1.7. Chỉ được phép chuyển tải bằng thiết bị nâng qua nhà xưởng, nhà ở hoặc chỗ có
người khi có biện pháp đảm bảo an toàn riêng biệt loại trừ được khả năng gây sự cố

và tai nạn lao động.
1.8. Chỉ được dùng hai hoặc nhiều thiết bị nâng để cùng nâng một tải trong các trường
hợp đặc biệt và phải có giải pháp an toàn được tính toán và duyệt.
Tải phân bố lên mỗi thiết bị nâng không được lớn hơn trọng tải.
Trong giải pháp an toàn phải có sơ đồ buộc móc tải, sơ đồ di chuyển tải và chỉ rõ
trình tự thực hiện các thao tác, yêu cầu về kích thước, vật liệu và công nghệ chế tạo
các thiết bị phụ trợ để móc tải.
Phải giao trách nhiệm cho người có kinh nghiệm về công tác nâng chuyển chỉ huy
suốt quá trình nâng chuyển.
1.9. Trong quá trình sử dụng thiết bị nâng, không cho phép:
− Người lên, xuống thiết bị nâng khi thiết bị nâng đang hoạt động.
− Người ở trong bán kính quay phần quay của cần trục.
− Người ở trong vùng hoạt động của thiết bị nâng mang tải bằng nam châm, chân không
hoặc gầu ngoạm.
− Nâng, hạ và chuyển tải khi có người đứng ở trên tải.
− Nâng tải trong tình trạng chưa ổn định hoặc chỉ móc một bên của móc kép.
SVTH: Nhóm 7 – 02ĐHKTMT2

5


An toàn lao động và VSMT CN
Đề tài: Kỹ thuật an toàn trong vận hành thiết bị nâng

GVHD: Th.S Lê Bảo Việt

− Nâng tải bị vùi dưới đất, bị các vật khác đè lên bị liên kết bằng bu lông hoặc bê tông
với các vật khác.
− Đưa tải qua lỗ cửa sổ hoặc ban công khi không có sản nhận tải.
− Chuyển hướng chuyển động của các cơ cấu khi cơ cấu chưa ngừng hẳn.

− Nâng tải lớn hơn trọng tải tương ứng với tầm với và vị trí của chân chống phụ của
phần trục.
− Cẩu với, kéo lê tải.
− Vừa dùng người đẩy hoặc kéo tải vừa cho cơ cấu nâng hạ tải.
1.10. Phải đảm bảo lối đi tự do cho người điều khiển thiết bị nâng khi điều khiển bằng
nút bấm từ mặt đất hoặc sàn nhà.
1.11. Khi cầu trục và cần trục công xôn di động đang làm việc, các lối lên và ra đường
ray phải được rào chắn.
1.12. Cấm người ở trên hành lang của cầu trục và cần trục công xôn khi chúng đang
hoạt động. Chỉ cho phép tiến hành các công việc vệ sinh, tra dầu mỡ, sửa chữa trên
cầu trục và cần trục công xôn khi thực hiện các biện pháp đảm bảo làm việc an toàn
(phòng ngừa rơi ngã, điện giật…)
1.13. Đơn vị sử dụng quy định và tổ chức thực hiện hệ thống trao đổi tín hiệu giữa
người buộc móc tải với người điều khiển thiết bị nâng. Tín hiệu sử dụng phải được
quy định cụ thể và không thể lẫn được với các hiện tượng khác ở xung quanh.
1.14. Khi người sử dụng thiết bị nâng không nhìn thấy tải trong suốt quá trình nâng hạ
và di chuyển tải, phải bố trí người đánh tín hiệu.
1.15. Trước khi nâng chuyển tải xấp xỉ trọng tải phải tiến hành nhấc tải lên độ cao
không lớn hơn 300mm, giữ tải độ cao đó để kiểm tra phanh, độ bền của kết cấu kim
loại và độ ổn định của cần trục. Nếu không đảm bảo an toàn, phải hạ tải xuống để xử
lý.
1.16. Khi nâng, chuyển tải ở gần các công trình, thiết bị chướng ngại vật, phải đảm bảo
an toàn cho các công trình, thiết bị… và những người ở gần chúng.
1.17. Các thiết bị nâng làm việc ngoài trời phải ngừng hoạt động khi tốc độ gió lớn hơn
tốc độ gió cho phép theo thiết kế của thiết bị đó.
1.18. Đối với thiết bị nâng làm việc ngoài trời, không cho phép treo panô, áp phích,
khẩu hiệu hoặc che chắn làm tăng diện tích cản gió của thiết bị nâng.
1.19. Phải xiết chặt các thiết bị kép ray, thiết bị chống tự di chuyển của các cần trục
tháp, cổng trục, cần trục chân đế khi kết thúc làm việc hoặc khi tốc độ gió vượt tốc độ
gió cho phép. Khi có bão phải có biện pháp gia cố thêm đối với các loại máy trục nói

trên.
1.20. Chỉ được phép hạ tải xuống vị trí đã định, nơi loại trừ được khả năng rơi, đổ hoặc
trượt. Chỉ được phép tháo bỏ dây treo các kết cấu, bộ phận lắp ráp khỏi móc, khi các
kết cấu và bộ phận đó đã được cố định chắn chắn và ổn định.
1.21. Trước khi hạ tải xuống hào, hố, giếng… phải hạ móc không tải xuống vị trí thấp
nhất để kiểm tra số vòng cáp còn lại trên tang. Nếu số vòng cáp còn lại trên tang lớn
hơn 1,5 vòng, thì mới được phép nâng, hạ tải.
SVTH: Nhóm 7 – 02ĐHKTMT2

6


An toàn lao động và VSMT CN
Đề tài: Kỹ thuật an toàn trong vận hành thiết bị nâng

GVHD: Th.S Lê Bảo Việt

1.22. Phải ngừng hoạt động của thiết bị nâng khi:
− Phát hiện biến dạng dư của kết cấu kim loại;
− Phát hiện phanh của bất kỳ một cơ cấu nào bị hỏng; phát hiện móc, cáp, ròng rọc,
tang bị mòn quá giá trị cho phép, bị rạn nứt hoặc hư hỏng khác
− Phát hiện đường ray của thiết bị nâng hư hỏng hoặc không đảm bảo yêu cầu kỹ
thuật.
1.23. Khi bốc, xếp tải lên các phương tiện vận tải phải đảm bảo độ ổn định của phương
tiện vận tải.
1.24. Người buộc móc tải chỉ được phép đến gần tải khi tải đã hạ đến độ cao không lớn
hơn 1m tính từ mặt sàn chỗ người móc tải đứng.
1.25. Thiết bị nâng phải được bảo dưỡng định kỳ. Phải sửa chữa, thay thế các chi tiết, bộ
phận dã bị hư hỏng, mòn quá qui định cho phép
1.26. Khi sửa chữa, thay thế các chi tiết bộ phận của thiết bị nâng, phải có biện pháp

đảm bảo an toàn.
Sau khi thay thế, sửa chữa các bộ phận, chi tiết quan trọng như kết cấu kim loại,
móc, phanh… phải tiến hành khám nghiệm có thử tải thiết bị nâng trước khi đưa vào
sử dụng.
2. Quy định an toàn vệ sinh lao động đối với tài xế xe cần cẩu
2.1.




Người lái xe cần cẩu phải hội đủ các điều kiện sau:
Trong độ tuổi lao động do nhà nước qui định.
Qua khám tuyển sức khỏe bởi cơ quan y tế.
Đã được đào tạo nghề nghiệp và được cấp bằng lái xe cần cẩu tương ứng. Được
huấn luyện BHLĐ và có thẻ an toàn kèm theo.
− Nắm vững và thực hiện nghiêm túc luật lệ giao thông.
− Sử dụng đủ và đúng các phương tiện bảo vệ cá nhân được cấp phát theo chế độ.
2.2. Người lái xe cần cẩu và người làm nhiệm vụ móc cẩu phải nắm vững các thông tin
cho nhau bằng tín hiệu qui ước.
2.3. Chỉ được nâng những tải trọng phù hợp với sức nâng cảu cần cẩu (tải trọng nâng
cho phép ghi ở móc cần cẩu).
Đối với các kiện hàng bị bám dính, bị đè lên bởi các vật khác chỉ cho phép nâng
chúng sau khi đã giải tỏa hoàn toàn sự đè, sự bám dính đó.
Cần cẩu chỉ được dùng để nâng chứ không được dùng để kéo hàng (tải trọng).
2.4. Trước khi buộc móc hàng phải:
- Kiểm tra để tin chắc cáp, xích, móc ở trình trạng hoàn hảo và phù hợp với tải trọng
nâng.
- Dây xích không có các mắt xích bị xoắn hay bị giãn do quá tải. Cáp không bị
xoắn, bị thắt nút hay bị đứt, sét rỉ làm mất khả năng chịu tải bình thường. Các móc
phải chịu lực bằng nhau (nếu là móc kép), không có vết nứt, không bị biến dạng,

khóa hãm móc hoàn hảo.
SVTH: Nhóm 7 – 02ĐHKTMT2

7


An toàn lao động và VSMT CN
Đề tài: Kỹ thuật an toàn trong vận hành thiết bị nâng

GVHD: Th.S Lê Bảo Việt

-

Xe cần cẩu phải đậu trên nền bằng phẳng vững chắc, không bị lún hoặc đã kê
chống lún bằng tè vẹt và được hãm bằng thắng tay, nếu cần phải chèn bánh. Nếu
xe cần trục có chân chống phải hạ chân chống xuống nền vững chắc, dưới chân
chống có đặt các tấm lót đúng qui cách. Phải tính toán để tin chắc khi cần cẩu
quay, đầu cần không chạm vào các vật cản khác, đặc biệt là phạm vi hành lang an
toàn điện cao thế. Nếu xe cần cẩu hoạt động trên nền đất mới, phải đầm nén kỹ
nền đó và phải đậu cách mép các hố móng, đường hào một khoảng cách bảo đảm
an toàn để tránh hiện tượng sụt lở đất ở mép hố.
2.5. Không được dùng dây cáp (xích) có sức chịu tải khác nhau để cẩu cùng một kiện
hàng. Đối với các kiện hàng có mép sắc phải dùng đệm lót bảo vệ cáp. Không cho
phép buộc các kiện hàng khi dây cáp bị xoắn, bị lệch và có độ căng cáp không đều
nhau. Góc căng cáp không lớn hơn 60 độ và tối đa là 90 độ. Các mép buộc phải chắc
chắn. Đối với các vật cồng kềnh phải buộc thêm dây dẫn hướng để điều khiển cho nó
không bị lăng trong quá trình di chuyển.
2.6. Nâng tải trọng lên khỏi mặt đất chỉ được thực hiện khi dây treo móc ở thế thẳng
đứng, thoạt tiên phải nâng cách mặt đất 0,2m rồi dừng lại để kiểm tra độ ổn định của
tải trọng. Nếu tải trọng không bị sút, bị lệch, bị lật, bị xoắn… thì mới được nâng lên

đến độ cao cần thiết. Nếu muốn di chuyển theo chiều ngang thì phải nâng tỉa trọng lên
cao quá vật cản cao nhất gặp phải trên đường di chuyển một khaongr cách tối thiểu là
0,5m.
2.7. Khi dùng hải cần cẩu để cùng nâng một vật thì phải:
- Đậu xe cần cẩu trên nền đất chịu tải như nhau.
- Dùng móc, xích, cáp chịu tải như nhau.
- Tốc độ nâng vật ngang nhau.
- Phải có người chỉ huy bằng hiệu lệnh cho cả hai xe.
2.8. Khi hạ tải trọng, chỉ được tháo mở dây buộc khi nó nằm yên trên mặt đất hay trên
mặt sàn qui định.
2.9. Làm việc ban đêm phải có đèn chiếu sáng đầy đủ.
2.10. Trong khi cần cẩu làm việc:
- Mọi người không có phận sự đứng ngoài chu vi vạch ra bởi tầm với của cần trục
một khoảng cách tối thiểu là 3m.
- Cấm việc vừa nâng tải trọng vừa quay cần.
- Người điều khiển cần cẩu và người được giao làm tín hiệu phải luôn luôn có mặt
tại nơi làm việc.
2.11. Khi di chuyển không tải xe cần cẩu phải hạ cần xuống, cố định móc cẩu lại và
quan sát các công trình xung quanh để đề phòng va chạm.
2.12. Khi gió từ cấp 5 trở lên phải đưa máy cẩu vào nơi an toàn, hạ cần trùng với hướng
gió và hãm phanh, chèn bánh.
2.13. Kết thúc ca làm việc phải đưa xe về đậu nơi qui định.

SVTH: Nhóm 7 – 02ĐHKTMT2

8


An toàn lao động và VSMT CN
Đề tài: Kỹ thuật an toàn trong vận hành thiết bị nâng


GVHD: Th.S Lê Bảo Việt

3. Yêu cầu kỹ thuật an toàn đối với một số chi tiết quan trọng
3.1.
-

Đối với dây cáp:
Chọn cáp sử dụng phải có khả năng chịu lực phù hợp.
Cáp nâng hạ cần phải có đủ chiều dài cần thiết: (số vòng dự trữ còn lại trên tang
cuốn cáp).
- Đối với cáp dùng để buộc thì đảm bảo góc tạo thành giữa các nhanh cáp không lớn
hơn 900.
- Loại bỏ cáp:
+ Thường xuyên kiểm tra tình trạng dây cáp, căn cứ vào quy phạm để tiến hành
loại bỏ cáp tuân thủ quy định an toàn trong sử dụng khóa cáp.
+ Tang và ròng rọc: phải loại bỏ khi bị rạn nứt hoặc mòn quá tiêu chuẩn cho phép.
3.2. Đối với phanh
Phải loại bỏ khi:
- Có vết nứt.
- Đai phanh, má phanh mòn quá 50% chiều dày ban đầu.
- Bánh phanh mòn quá 30% chiều dày ban đầu.
4. Yêu cầu khi vận hành

-

-

-


-

4.1. Trước khi vận hành:
Phải kiểm tra tình trạng kỹ thuật của các cơ cấu và chi tiết quan trọng. Nếu phát hiện
có hư hỏng phải khắc phục xong mới được đưa vào sử dụng. Phát tín hiệu cho nhiều
người xung quanh biết trước khi cho cơ cấu hoạt động.
4.2. Khi vận hành:
Phải bảo đảm khoảng cách an toàn với lưới điện. Không cho phép nâng tải có khối lượng
vượt trọng tải của thiết bị nâng. Tải phải được giữ chắc chắn không bị rơi, trượt trong quá
trình chuyển tải. Cấm để người đứng lên tải khi nâng chuyển hoặc dùng người để điều
chỉnh cân bằng tải.
Tải phải được nâng cao hơn các chướng ngại vật ít nhất là 500mm. Cấm đưa tải qua đầu
người; không được vừa nâng tải, vừa quay hoặc di chuyển thiết bị nâng khi nhà chế tạo
không qui định trong hồ sơ kỹ thuật.
Chỉ được phép đón và điều chỉnh tải ở cách bề mặt người móc tỉa đứng một khoảng cách
không < 200mm và độ cao không > 1m tính từ mặt sàn công nhân đứng. Tải phải được hạ
xuống ở nơi quy định và đảm bảo sao cho tải không bị đổ, trượt rơi. Các bộ phận giữ tải
chỉ được phép tháo ra khi tải đã ở tình trạng ổn định.
Khi xếp hoặc đỡ tải lên các phương tiện vận tải phải tiến hành sao cho không làm mất ổn
định của phương tiện.
Cẩm kéo hoặc đẩy tải khi đang treo. Phải có biện pháp đảm bảo an toàn và loại trừ khả
năng gây sự cố tai nạn khi chuyển tải bằng thiết bị nâng qua nhà xưởng, khi dùng 2 hoặc
nhiều thiết bị nâng để cùng nâng 1 tải.
Phải ngừng hoạt động của thiết bị nâng khi phát hiện biến dạng dư của kết cấu kim loại;
phanh của bất kỳ một cơ cấu nào bị hỏng; móc, cáp, ròng rọc, tang bị mòn quá giá trị cho
SVTH: Nhóm 7 – 02ĐHKTMT2

9



An toàn lao động và VSMT CN
Đề tài: Kỹ thuật an toàn trong vận hành thiết bị nâng

GVHD: Th.S Lê Bảo Việt

phép, bị rạn nứt hoặc hư hỏng khác; đường ray của thiết bị nâng hư hỏng hoặc không
đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
4.3. Đối với móc cáp
- Không được để cáp treo đè lên nhau.
- Dùng các tấm đệm cáp dưới các chi tiết đã gia công và các chi tiết dễ trượt.
- Móc phải từ phía trong (cho đầu móc hướng ra ngoài).
- Tránh dùng một sợi cáp lại cuốn hai vòng quanh vật nâng để cẩu.
- Việc nâng hàng bằng cách luồn dây treo qua mắt treo của nó để bó vật nâng là
không tốt nhưng có thể chấp nhận được trong trường hợp vật nâng là loại hàng dễ
lăn hoặc không còn cách nào khác để treo hàng.
- Phải treo thùng hàng trên 4 dây treo.
- Đối với hàng hóa là các ống thép đặc, các bó sắt quàng dây treo một vòng để
nâng hàng lên.
- Khi phải cẩu hàng bản mỏng, bắt chéo các dây treo trước khi nâng hàng.
- Góc treo phải nằm trong khoảng 600.

SVTH: Nhóm 7 – 02ĐHKTMT2

10


An toàn lao động và VSMT CN
Đề tài: Kỹ thuật an toàn trong vận hành thiết bị nâng

GVHD: Th.S Lê Bảo Việt


CHƯƠNG 3: NHỮNG SỰ CỐ, TAI NẠN THƯỜNG XẢY RA
1. Nguyên nhân:
73% Do các hành vi không an toàn sau đây:
-

Sơ suất không chú ý.
Không tuân thủ những điều cấm.
Không theo đúng các quy trình an toàn.
Không đeo dùng trang thiết bị bảo hộ.
Tình trạng sức khỏe không tốt.

Còn lại là do thiên tai chiếm 3%, thiết bị hoặc môi trường không tốt 24%.
2. Những tai nạn thường xảy ra:
Do nâng quá tải làm đứt dây cáp nâng tải, nâng cần, móc buộc tải.
Tải bị vướng vào các vật xung quanh.
-

Phanh của cơ cấu nâng bị hỏng, má phanh mòn quá mức quy định, momen
phanh quá bé.
Dây cáp, dây treo tải bị mòn hoặc bị đứt, mối nối cáp không đảm bảo…

Sập cần:
-

Do nối cáp không đúng kỹ thuật.
Khóa cáp mất, hỏng phanh.
Do cần quá tải ở tầm với xa nhất.
Do đứt cáp.


Một vụ gãy cần:
-

Đổ cẩu.
Do vùng đất mặt bằng làm việc không ổn định, đất bị lún hoặc mặt bằng có góc
nghiêng quá quy định.
Cầu quá tải hoặc vướng tải vào các vật xung quanh.
Tai nạn điện.
Do thiết bị bị chạm vỏ.
Cần cẩu chạm vào dây mang điện hay bị phóng điện hồ quang do vi phạm
khoảng cách an toàn đối với điện cao áp.
Thiết bị được nâng đè dây cáp mang điện.

SVTH: Nhóm 7 – 02ĐHKTMT2

11


An toàn lao động và VSMT CN
Đề tài: Kỹ thuật an toàn trong vận hành thiết bị nâng

Hình: Cần cẩu chạm vào dây mang
điện.

Hình: Đổ cẩu.

GVHD: Th.S Lê Bảo Việt

Hình: Sập cầu trục.


Hình: Đổ xe nâng do quá tải.

3. Một số tình huống sự cố, tai nạn và biện pháp giải quyết
3.1 Tình huống 1:
Một lái xe đỗ xe nâng ở bên phải của một xe tải trên con đường dốc. Anh xuống giúp mở
dây buộc hàng hóa của xe tải.

SVTH: Nhóm 7 – 02ĐHKTMT2

12


An toàn lao động và VSMT CN
Đề tài: Kỹ thuật an toàn trong vận hành thiết bị nâng

GVHD: Th.S Lê Bảo Việt

 Dự đoán tai nạn sẽ xảy ra?

 Đây là tại nạn đã xảy ra:
Xe nâng hạ từ từ di chuyển bởi vì đầu của nó chúi xuống theo con dốc. Một bên
của dĩa nâng thúc vào người công nhân và đẩy về phía xe tải, làm anh ta bị
thương.

 Gợi ý để tránh xảy ra các tai nạn tương tự:
SVTH: Nhóm 7 – 02ĐHKTMT2

13



An toàn lao động và VSMT CN
Đề tài: Kỹ thuật an toàn trong vận hành thiết bị nâng

GVHD: Th.S Lê Bảo Việt

Hạ thấp dĩa nâng xuống nền, cài phanh tay khi đỗ, tắt máy và rút chìa khoá trước khi
rời khỏi ghế lái.
Nếu phải đỗ xe trên dốc, cần phải đặt tấm chèn vào trước hoặc sau các bánh xe tuỳ
theo trường hợp cụ thể.
3.2 Tình huống 2:

Một người lái xe tải tình cờ tìm thấy một xe nâng hạ (trọng lượng nâng 1,2 tấn) không
có người lái nhưng chìa khoá khởi động vẫn còn trong ổ. Anh ta chưa có bằng lái xe nâng
hạ bởi vì chưa hoàn thành khoá học. Anh ta đang cố gắng sử dụng xe nâng để nâng bệ
hàng hoá từ nền nhà lên xe tải của anh ta.
 Dự đoán tai nạn sẽ xảy ra?

 Đây là tai nạn đã xảy ra: Anh ta lái xe nâng dọc theo mép sàn cao tiến tới kiện
hàng. Nhưng do anh ta lái xe quá sát mép sàn nên trượt khỏi mép sàn. Xe đổ, đè
lên người anh ta đến chết.

SVTH: Nhóm 7 – 02ĐHKTMT2

14


An toàn lao động và VSMT CN
Đề tài: Kỹ thuật an toàn trong vận hành thiết bị nâng

GVHD: Th.S Lê Bảo Việt


 Biện pháp:

Kiểm soát việc sử dụng xe nâng hạ một cách chặt chẽ, không bao giờ cho người
không có giấy phép sử dụng xe nâng hạ.
Thiết lập tiêu chuẩn cho việc sử dụng xe nâng hạ, bao gồm: không gian tối thiểu, tải
trọng nâng hạ, hình dạng tối ưu của hàng hoá.v.v. và đảm bảo rằng người lái xe nâng hạ
không vi phạm những tiêu chuẩn này.
Lắp đặt các kết cấu chống ngã tại mép sàn cao.
3.3 Tai nạn do thiết bị treo của cần trục bị rơi

 Nguyên nhân:
Thiết bị chống kéo quá căng gặp sự cố: Dây cáp bị đứt khi khối tải va đập với trục dây
cáp sau khi thiết bị chống kéo quá căng ngừng hoạt động.
Trạng thái của các đầu nối dây không tốt: Các đầu dây cáp có đường kính nhỏ hơn
16mm được nối bằng hai kẹp nhưng không đủ dài đã khiến cho các đầu dây bị tuột ra.
Không đội mũ bảo hộ lao động: Người công nhân không đội mũ bảo hộ lao động
trong môi trường làm việc có nguy cơ các vật bị rơi cao.
 Biện pháp:

SVTH: Nhóm 7 – 02ĐHKTMT2

15


An toàn lao động và VSMT CN
Đề tài: Kỹ thuật an toàn trong vận hành thiết bị nâng

GVHD: Th.S Lê Bảo Việt


Đảm bảo thiết bị chống kéo quá căng trên cần trục cao vận hành bình thường:
Thiết bị chống kéo quá căng trên cần trục phải tự động ngắt điện và dừng lại khi dây bị
kéo quá căng.
Tuân thủ các tiêu chuẩn cố định các đầu dây cáp bằng kẹp: Sử dụng ít nhất 4 kẹp
cho một dây cáp có đường kính nhỏ hơn 16 mm. Khoảng cách giữa các kẹp phải lớn hơn
gấp sáu lần đường kính của dây.
Tuân thủ nghiêm ngặt các điều khoản về an toàn: Đội mũ bảo hộ lao động trong
những môi trường có nguy cơ tai nạn do vật thể rơi.
3.4 Tai nạn do hoạt động vận chuyển, bốc dỡ:
 Tình huống:
Tai nạn xảy ra trong khi cần trục (tải trọng an toàn 2,8 tấn) đang nâng và di chuyển
dầm tiết diện H. Một người phụ trách của thầu phụ, ông A đang chuẩn bị không gian làm
việc để hàn hồ quang các dầm H. Một công nhân khác, ông B, cột 3 cây dầm và treo nó
lên bằng một cáp nâng. Ông A đã nghĩ rằng việc sử dụng một dây cáp để nâng là rất nguy
hiểm, nhưng ông ấy đã không đề nghị dừng việc cẩu nâng lại vì ông ấy muốn bắt tay
ngay vào việc hàn hồ quang của mình. Thay vì dừng việc nâng lại, ông A lại hướng dẫn
ông B giữ khoảng cách đối với các dầm treo sau khi nâng lên được 2m. Cáp treo bất ngờ
đứt và các thanh dầm đã rơi vào ông B, ông ấy đã bị thương và phải nghỉ việc trong 2
tháng. Nhà thầu chính đã không tổ chức kiểm tra các dây cáp. Thầu phụ đã sử dụng cáp
không phù hợp vì đã bị thắt nút và bị biến dạng. Ông A đã qua khóa huấn luyện về công
tác nâng hạ nhưng ông B thì không. Đơn vị chủ quản đã không kiểm tra các chứng nhận
của công nhân.

SVTH: Nhóm 7 – 02ĐHKTMT2

16


An toàn lao động và VSMT CN
Đề tài: Kỹ thuật an toàn trong vận hành thiết bị nâng


GVHD: Th.S Lê Bảo Việt

 Nguyên nhân:

Sử dụng dây bị hỏng, dây đã bị thắt nút và biến dạng, do không kiểm tra dây trước khi
bắt đầu công việc.
Nâng bằng dây đơn. Mặc dù ông A đã dự kiến được mối nguy hiểm khi nâng dầm
nhưng ông ấy đã không cho dừng việc nâng.
Ông B đứng quá gần tải.
Ông B đã móc, buộc các thanh dầm nhưng lại không qua khóa huấn luyện về công tác
móc, buộc tải khi thực hiện các công tác nâng hạ.
Nhà thầu chính đã không thực hiện các hướng dẫn về an toàn và vệ sinh lao động cho
công nhân và đã không kiểm tra các chứng chỉ hành nghề.
 Biện pháp:

Không được dùng dây bị hỏng.
Vật nâng phải được kiểm tra độ ổn định sau khi nâng. Sử dụng nhiều dây để móc,
buộc tải.
Công nhân phải giữ khoảng cách với vật nâng.
Tất cả các công nhân tham gia công tác móc buộc tải phải hoàn thành khóa huấn
luyện về móc buộc tải.
Nhà thầu chính phải thực hiện các hướng dẫn về an toàn, vệ sinh lao động cho công
nhân ở công trường
3.5 Tai nạn do xe tải lật trong lúc tải hàng nặng:

SVTH: Nhóm 7 – 02ĐHKTMT2

17



An toàn lao động và VSMT CN
Đề tài: Kỹ thuật an toàn trong vận hành thiết bị nâng

GVHD: Th.S Lê Bảo Việt

 Nguyên nhân:

Cố gắng nâng các vật có trọng lượng vượt quá mức cho phép : Tải trọng vượt quá
mức cho phép khiến cho hàng bị rơi khi xe lật hoặc thiết bị cẩu bị gẫy.
Không có thông báo về quy tắc làm việc an toàn.
Không sử dụng rầm chìa cho xe: Thùng hàng không có rầm chìa đỡ có thể làm lật xe
do phân bố trọng lượng không đồng đều.
Không có người giám sát: Không có người giám sát trong lúc tải và dỡ hàng nặng.
 Biện pháp:

Không nâng hàng có trọng lượng vượt mức cho phép.
Sử dụng rầm chìa: Cần lắp đặt một thiết bị chống lật (rầm chìa) khi vận hành cần cẩu
gắn trên xe tải.
Thông báo và giáo dục về quy tắc làm việc an toàn: Cần thường xuyên tổ chức lớp
đào tạo cho công nhân học các quy tắc làm việc an toàn đối với xe tải có gắn cần cẩu.
Chỉ định người giám sát: Chỉ sử dụng thiết bị để bốc xếp và dỡ hàng nặng trên
phương tiện vận tải sau khi đã có kế hoạch làm việc đối với từng kiểu và hình dạng hàng
hoá. Cần chỉ định người giám sát để đảm bảo an toàn cho công việc.
3.6 Tai nạn do va đập với xe nâng hàng:

SVTH: Nhóm 7 – 02ĐHKTMT2

18



An toàn lao động và VSMT CN
Đề tài: Kỹ thuật an toàn trong vận hành thiết bị nâng

GVHD: Th.S Lê Bảo Việt

 Nguyên nhân:

Người điều khiển xe nâng bị hạn chế tầm nhìn: Người điều khiển xe nên cố gắng đảm
bảo tầm nhìn bằng cách lùi xe khi bị hạn chế tầm nhìn phía trước xe. Người điều khiển
này đã không làm được như vậy.
Người điều khiển xe nâng không có bằng lái: Về nguyên tắc, việc điều khiển xe nâng
phải do người công nhân có bằng lái thực hiện, tuy nhiên, xe thường do những người
công nhân không có bằng lái điều khiển và điều này gây ra nhiều rủi ro tai nạn.
Không có lối đi an toàn dành riêng cho xe nâng: Cần phân rõ lối đi dành riêng cho xe
nâng và lối đi cho công nhân để ngăn ngừa việc công nhân vô tình va đụng vào xe. Công
trường này đã không làm được như vậy.
 Biện pháp:

Nâng cao kỹ năng vận hành xe nâng cho công nhân: Nếu người vận hành xe không
thể bao quát tầm nhìn phía trước xe, cần chỉ định người hướng dẫn, hoặc đi lùi xe để đảm
bảo tầm nhìn.
Vận hành xe nâng phải do người có nhiệm vụ thực hiện: Xe nâng phải do người vận
hành được giao nhiệm vụ điều khiển theo các điều khoản trong Luật Quản lý Máy Xây
dựng. Người vận hành phải rút khoá khởi động ra khỏi xe khi rời xe để ngăn người không
có nhiệm vụ vận hành.
Phân định rõ lối đi an toàn dành riêng cho xe nâng: Cần phân định rõ lối đi dành riêng
cho xe nâng và lối đi dành cho công nhân để bảo vệ công nhân không bị va đụng vào xe.

SVTH: Nhóm 7 – 02ĐHKTMT2


19



×