Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINHMÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG Chủ đề CHƯƠNG TRÌNH ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆNLÀM VIỆC ( WCA )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (529.32 KB, 14 trang )

AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH
MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG
Chủ đề :CHƯƠNG TRÌNH ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN
LÀM VIỆC ( WCA )

GVHD : Lê Bảo Việt
Thành viên nhóm 1 :
1. H Thao Sruk
2. Đặng Kim Nhẫn
3. Nguyễn Bình Tân
4. Phan Thế Minh Thiện
5. Thiên Thị Mỹ Trang
6. Lục Văn Cương
7. Trần Hoàng Yến
8. Nguyễn Ngọc Trâm


CHƯƠNG TRÌNH ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN LÀM VIỆC
( WCA )
I. NHỮNG THÁCH THỨC

Làm thế nào để các nhà cung cấp cạnh tranh được trong
ngành,trong thị trường nội địa hay quốc tế?Những thách thức lớn nhất
mà các nhà cung cấp đang phải đối mặt là gì?Có thể giúp đối tác nâng cao
chất lượng và gỉam chí phí ở những chỗ nào?Tìm kiếm câu trả lời cho
những câu hỏi tương tự như trên là cơ sở quan trọng để liên tục cải thiện,
nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh của chuỗi cung ứng.
Các khách hàng quốc tế ngày càng mong muốn có những thước đo
hiệu quả hơn để đánh giá điều kiện làm việc của các nhà cung cấp. Các nhà
máy cũng trở nên chủ động hơn trong việc tìm kiếm cách thức tự đối chiếu
so sánh họ với các đối thủ cạnh tranh, cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn


trách nhiệm xã hội.
II. GIẢI PHÁP
1.Chương trình đánh giá điều kiện làm việc ( WCA ) là gì?
WCA là chữ viết tắt của Workplace Condition Assessment - dịch
sang tiếng Việt là Chương trình đánh giá điều kiện làm việc
Chương trình đánh giá điều kiện làm việc (WCA) cung cấp một giải pháp
hữu ích, tiết kiệm chi phí cho các đơn vị sản xuất kinh doanh muốn tìm cách
cải tiến điều kiện làm việc một cách hiệu quả, góp phần vào việc tuân thủ các
tiêu chuẩn hiện hành theo ngành công nghiệp và thực hành sản xuất tốt.
Tiêu chuẩn WCA được xây dựng như là một phần của Chương trình tuân
thủ trách nhiệm xã hội toàn cầu (GSCP). Chương trình GSCP này được nhiều
hiệp hội bán lẻ trên thế giới công nhận


Được thiết kế trên nền web, chương trình WCA được xây dựng từ những
kiến thức và hiểu biết sâu rộng về trách nhiệm xã hội của Intertek. Chương
trình WCA là một công cụ hoàn hảo để đánh giá, so sánh và kiểm soát điều
kiện làm việc tại nhà máy. Chương trình WCA đưa ra một cơ chế làm việc
hiệu quả, giúp cho quá trình cải tiến liên tục của nhà máy thông qua các
chương trình đào tạo có định hướng và các biện pháp xử lý các vấn đề còn
tồn tại.
2. Nội dung đánh giá của chương trình WCA
Gồm 5 phần chính:
A. Lao động
1) Lao động trẻ em
2) Lao động cưỡng bức
3) Phân biệt đối xử
4) Kỷ luật, quấy rối, hoặc lạm dụng
5) Tự do hiệp hội
6) Hợp đồng lao động

B. Lương & Giờ làm việc
1) Giờ làm việc
2) Tiền lương và phúc lợi
C. Sức khoẻ & An toàn lao động
1) Điều kiện làm việc chung tại cơ sở
2) Chuẩn bị sẵn sàng cho tình huống khẩn cấp
3) Chấn thương nghề nghiệp
4) An toàn đối với máy móc
5) An toàn đối với các chất nguy hiểm
6) Hóa chất và vật liệu nguy hiểm
7) Ký túc xá và Canteen
D. Hệ thống quản lý
E. Môi trường
3. Lợi ích của chương trình đánh giá điều kiện làm việc WCA:
 Cải tiến điều kiện làm việc, góp phần xây dựng một lực lượng lao động
năng suất, hiệu quả và khoẻ mạnh.
 Các câu hỏi đánh giá được sắp xếp phân loại chi tiết, cung cấp những
thông tin hữu ích, góp phần khắc phục vấn đề tồn tại một cách nhanh chóng.


Tạo dựng cơ sở về tuân thủ trách nhiệm xã hội đối với những nhà cung
cấp được chọn, chuẩn bị cho việc triển khai áp dụng những tiêu chuẩn về
trách nhiệm xã hội cao hơn của ngành công nghiệp.
 Nâng cao sự tin tưởng vào mối quan hệ kinh doanh với nhà cung cấp
qua sự minh bạch hơn và giảm thiểu rủi ro một cách hiệu quả.
 Giảm bớt những đánh giá trách nhiệm xã hội không cần thiết và trùng
lặp.
4. Kết quả đánh giá WCA:
Sau khi đạt những yêu cầu của chương trình đánh giá,nhà cung cấp/sản
xuất sẽ được cung cấp chứng chỉ đạt chuẩn chương trình WCA.



Những nhà máy có đăng ký đánh giá theo chương trình WCA và đạt được
chứng chỉ WCA có thể chia sẻ báo cáo và chứng chỉ đó với bất kỳ khách
hàng nào như là một bằng chứng cho việc thực hiện tốt các yêu cầu về tuân
thủ trách nhiệm xã hội và thực hiện kinh doanh có đạo đức.
Dưới đây là quy trình tư vấn WCA để tham khảo :
Khởi động dự án,thành lập ban WCA,thiết lập kênh thông tin
với tư vấn
Khảo sát và báo cáo
Lập danh mục tiêu tài liệu
Phân công biên soạn tài liệu
Thực hiện thiết lập và hoàn
thành tài liệu

Lập danh mục khắc phục hiện
trường-Phân công thực hiện
Thực hiện khắc phục hiện
trường

Triển khai hệ thống quản lí – các hoạt đọng truyền thông,đào
tạo,giám sát,tuân thủ chính sách,quy định của công ty về TNXH-môi
trường-an toàn-SKNN
Đánh giá rủi ro- Đáng giá tuân thủ WCA
ChuẨn bị hồ sơ phục vụ đánh giá
Đánh giá của bên thứ 2 / Khách hàng
Khắc phục sau đánh giá/ Kết thúc dự án


III.ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG ĐẾN

SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH XÂY DỰNG
1. Khái Niệm điều kiện lao động
Điều kiện lao động là một tập hợp tổng thể về các yếu tố tự nhiên, kỹ
thuật, kinh tế, xã hội, được biểu hiện thông qua các công cụ và phương tiện
lao động, quá trình công nghệ, môi trường lao động và sự sắp xếp, bố trí tác
động qua lại của chúng trong mối quan hệ với con người, tạo nên một điều
kiện nhất định cho con người trong quá trình lao động.
Đánh giá, phân tích điều kiện lao động phải tiến hành đánh giá, phân tích
đồng thời trong mối quan hệ tác động qua lại của tất cả các yếu tố trên.
2.Thực trạng về điều kiện lao động của ngành xây dựng

Ngành Xây dựng là ngành sử dụng nhiều lao động, chiếm từ 9 12%, có
khi tới 20% lực lượng lao động của mỗi quốc gia. Hiện nay, lực lượng lao
động trong ngành khoảng 1,3 triệu người. Người công nhân lao động phải
làm việc trong điều kiện lao động phức tạp, tiềm ẩn nhiều yếu tố có hại và
nguy cơ mất an toàn dẫn đến tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
Năm 2008, Bệnh viện Xây dựng đã tiến hành đo kiểm 13.828 mẫu về môi
trường lao động, nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, ánh sáng, bụi, tiếng ồn, độ rung,
hơi, khí độc, phóng xạ và từ trường tại 41 cơ sở. Kết quả kiểm tra cho thấy
tuy môi trường lao động được chuyên môn và Công đoàn các cấp quan tâm
đầu tư khắc phục nhằm từng bước cải thiện điều kiện làm việc cho người lao
động, nhưng vẫn còn 9,84% số mẫu không đạt tiêu chuẩn cho phép (năm
2007 là 13,1%).
Một số điều kiện làm việc như nhiệt độ, bụi, tiếng ồn số mẫu không đạt
tiêu chuẩn vẫn chiếm tỉ lệ cao. Bệnh viện cũng đã khám, phát hiện bệnh nghề


nghiệp cho 1.690 lượt người, trong đó 11 trường hợp mắc bệnh điếc do tiếng
ồn.
Ngoài điều kiện làm việc và môi trường lao động chưa đạt chuẩn theo quy

định, thì thiết bị, máy móc, công cụ lao động không đảm bảo an toàn vẫn đưa
vào sử dụng và người lao động không được trang bị đầy đủ các phương tiện
bảo vệ cá nhân trong lao động sản xuất. Đây đều là những nguyên nhân dẫn
đến tai nạn lao động và bệnh tật, bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
Theo báo cáo của các đơn vị trực thuộc Bộ xây dựng, năm 2008 đã xảy ra
167 vụ tai nạn lao động, trong đó 15 vụ tai nạn lao động chết người làm 21
người chết. Vụ tai nạn lao động chết người nghiêm trọng nhất xảy ra ngày
15.7.2008 tại cảng Cái Lân-Quảng Ninh, làm 7 công nhân lao động của công
ty CP Lilama bị chết và 1 người bị thương nặng.
3.Đánh giá mức độ khắc nghiệt của điều kiện lao động đến sức khỏe
của người lao động
3.1 Tính toán mức độ khắc nghiệt của điều kiện lao động tại công
trường.
Bảng kết quả đã đo được điều kiện lao động tại một vị trí trên công
trường
Nhiệt
Các yếu
độ(oC)
tố

TCC
P

Nhịp
điệu cử
động, số
lượng
thao
tác /1h






320C

500
lần/h

Tiếng
ồn
(dBA)

≤85
dBA

Bụi toàn Bức xạ nhiệt
Vị trí,
phần
Tư thế
(cal/cm2/phút)
lao động
3
và đi lại (mg/m )
trong
khi làm
việc trên
giá cao
<5m



6mg/m3

1cal/cm2/p
hút


Trên
giàn
giáo

37

600

90

20m,
đứng

60

2

4

4

lâu, tay
chân có

khi
không
đúng vị
trí thuận
lợi.

Số điểm

4

3

3

5

Qua bảng đo kết quả điều kiện lao động ta thấy có một điều kiện khắc
nghiệt nhất là yếu tố bụi tại công trường xây dựng.
Thuộc yếu tố điều kiện lao động vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép rất
nhiều lần, làm việc trong điều kiện khí hậu nóng xấu với nhiệt độ luôn cao
hơn tiêu chuẩn cho phép từ 4 – 50C và lượng bức xạ nhiệt của mặt trời lớn,
tiếng ồn, nồng độ bụi cao, nhịp cử động, số lượng thao tác nhiều,…nhưng
khắc nghiệt nhất là vị trí làm việc trên cao, tư thế lao động không thoải mái,
đứng nhiều, đi lại khó khăn. Khi đó trạng thái chức năng cơ thể ở ngưỡng
thấp của bệnh lý. Làm việc liên tục, kéo dài sẽ dẫn tới tiền bệnh lý. Công việc
đòi hỏi người lao động có sức khỏe tốt, song cũng cần có chế độ bảo hộ lao
động tốt, và thời gian làm việc, nghỉ ngơi hợp lý trong ca.
3.2 Cải thiện điều kiện lao động và tính toán mức khắc nghiệt sau khi
cải thiện.
A. Cải thiện điều kiện lao động

- Vị trí, tư thế lao động và đi lại trong khi làm việc trên giàn giáo cao:
Do tính chất của công việc xây tô với công trình nhiều tầng thì phải làm việc
tại vị trí trên cao, đứng trên giàn giáo nhiều là điều bắt buộc.


 Phải thiết kế giàn giáo chuẩn, mức chịu tải tốt, giàn giáo có tay
vịnh, lang cang bảo vệ...
 Thiết kế độ cao giàn giáo phù hợp với chiều cao tường cần xây, để
công nhân không với, nên dùng thang chữ A để đứng xây khi có
thể, hay có thể dùng máy nâng người;
 Với những khu vực vị trí cheo leo thì nên bảo hộ người lao động
bằng phương tiện cá nhân phù hợp chất lượng, dùng dây đai đúng
quy định.

Và sau đây là một số biện pháp phòng ngừa ngã cao trong công đoạn xây tô:
+ Trước khi xây tường, phải xem xét tình hình của móng hoặc phần tường
đã xây trước cũng như tình trạng của giàn giáo, đồng thời kiểm tra lại việc
sắp xếp bố trí vật liệu và vị trí công nhân đứng làm việc trên sàn thao tác theo
sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật giám sát.
+ Khi xây tới độ cao cách sàn 1,5m trở lên thì phải lắp giàn giáo
+ Vật liệu gạch,vữa chuyển lên sàn ở độ cao từ 2m trở lên phải dùng các
thiết bị cẩu chuyển, cấm chuyển gạch bằng cách tung lên cao quá 2m.
+ Những lỗ tường ở tầng hai trở lên, nếu người có thể lọt qua được thì
phải che chắn lại.
+ Cấm không được: đứng trên mặt tường để xây; đi lại trên mặt tường;
đứng trên mái để xây; dựa thang vào tường mới xây để lên xuống.
+ Cấm xây tường quá hai tầng khi chưa có sẵn tầng dưới hoặc sàn tạm.


+ Lanh tô, ô văng hoặc các cấu kiện đúc sẵn khác phải đạt và cố định theo

đúng thiết kế thi công.
+ Xây các mái hắt nhô ra khỏi tường quá 20cm phải có giá để côngxônchiều rộng của giá đẻ côngxôn khi kết cấu mái hắt đã đạt cường độ thiết kế.
+ Công nhân lên xuống phải dùng thang của thiết bị thi công hoặc các
thang sắt cắm sâu vào than ống khói một đoạn ít nhất là 25cm.
+ Cấm dung bàn nâng vật liệu để đưa công nhân lên xuống.
+ khi tiến hành xây trát ở trên cao phải sử dụng giàn giáo, trát trong có thể
sử dụng giáo ghế có lan can an toàn, còn trát ngoài có thể sử dụng giáo cao
hoặc giáo treo. Chỉ được phép dùng thang treo để làm công tác ở các nơi
riêng biệt, khối lượng ít.
+ Nếu tiến hành xây trát đồng thời ở hai hay nhiều tầng, cần bố trí sàn
bảo vệ trung gian.
+ Khi đưa vữa lên sàn thao tác cao không quá 5m thì phải dùng các thiết
bị cơ giới nhỏ hoặc công cụ cải tiến. Khi độ cao hơn 5m thì phải dùng tải
hoặc phương tiện cẩu chuyển khác. Không với tay đưa các thùng, xô đựng
vữa lên mặt sàn thao tác quá 2m.
- Giảm nhịp điệu cử động, số lượng thao tác của cánh tay và thân bằng
cách tăng số lượng công nhân làm việc để chia sẻ công việc hay bố trí thời
gian lao động hợp lý giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi.
-Bụi toàn phần: Tại công trường xây dựng bụi là yếu tố độc hại cao vì
những bụi này có thể gây ra bệnh phổi nghề nghiệp. Do đó để cải thiện điều
kiện lao động nơi làm việc của công nhân lao động thì yếu tố bụi là yếu tố
cần được cải thiện.
Đối với yếu tố bụi nên dùng biện pháp đơn giản để xử lý như :
 Tưới nước xung quanh khu vực phát tán bụi,
 Trang bị phương tiện cá nhân như cấp khẩu trang than hoạt tính cho
người công nhân.
 Nên cách ly nguồn phát sinh ra bụi sau đó ta có thể thu gom bằng miệng
hút, chụp hút và xử lý cục bộ bằng những thiết bị kỹ thuật như túi lọc bụi



bằng vải, cyclon ướt để lọc bụi ướt và cyclon khô lọc bụi khô…vừa có
thể giảm lượng bụi vừa giảm lượng hơi khí độc .
 Nên sử dụng buồng phun mưa nhân tạo làm mát bốc hơi đoạn nhiệt. với
buồng này ta có thể giảm nhiệt độ tại nơi làm việc từ 5 100C, dập được
70% lượng bụi và 35% hơi khí độc.
- Đối với bức xạ mặt trời: vì lao động ngoài trời nên không thể tránh ảnh
hưởng của ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp đến có thể người lao động, vào
các thiết bị, công cụ xây dựng, tường vách công trình…tỏa nhiệt gây nóng.
Đặc biệt ánh nắng mặt trời chiếu và truyền nhiệt đến tường, kết cấu, từ mái
nhà chứa nguyên vật liệu dùng để xây dựng công trình vào nơi làm việc của
người lao động phát sinh ra một lượng nhiệt dư đáng kể.
 Trước các công trình nên có vật che chắn, có thể trồng cây xanh,
dùng quạt gió...
 Với mái nhà thì ta có thể lợp tôn lạnh, tôn sơn màu trắng… và tưới
nước cho mái vì khi tưới nước lên mái làm sản sinh ra các hạt nhỏ li
ti bám trên mái nhà làm giảm lượng nhiệt bức xạ mặt trời, làm
truyền nhiệt đối lưu giữa nước và mái và khi nước trên mái nhà bay
hơi thì cũng làm mất đi một lượng năng lượng cụ thể là 1 lít nước
bay hơi tương đương mất đi một lượng nhiệt là 597,3 kcal. Khi đó
mái được làm mát, làm mát khu vực dưới mái và xung quanh. Vậy
lượng nhiệt do bức xạ mặt trời sẽ giảm.
- Nhiệt độ:
 Sử dụng buồng phun mưa nhân tạo làm mát bốc hơi đoạn nhiệt như
một máy điều hòa.
 Hay ta có thể bố trí nơi làm việc theo đúng hướng đón gió hoặc có
thể áp dụng quy tắc thông gió tự nhiên để lấy gió ngoài trời vào nơi
làm việc. Khi đó nhiệt độ giảm xuống còn 320C theo đúng tiêu
chuẩn cho phép, lại tạo tâm lý làm việc thoải mái cho người công
nhân vì môi trường làm việc trở nên mát mẻ, không khí sạch hơn.
- Tiếng ồn:



 Trước hết ta phải xác định hướng lan truyền của tiếng ồn để có thể
đổi hướng chuyển động của dòng khí đến đường xa hơn, khi đó
năng lượng truyền đi giảm và tiếng ồn cũng giảm theo.
 Nên cô lập hoặc cách ly nguồn phát sinh tiếng ồn, trang bị tai bịt
chống ồn cho công nhân khi làm việc tiếp xúc với tiếng ồn.

- Ngoài ra, cũng có một số quy định cụ thể liên quan đến công tác bảo hộ
lao động mà Bộ đã đề ra và yêu cầu các doanh nghiệp phải thực hiện là:
+ Phải tổ chức khám sức khoẻ cho người lao động đúng qui định của Nhà
nước. Trên cơ sở kết quả phân loại, bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ của
người lao động, tuyệt đối không được sử dụng lao động không đủ sức khoẻ,
lao động hợp đồng thời vụ, theo việc, lao động không qua đào tạo nghề vào
làm việc ở những vị trí nguy hiểm như tháo lắp giàn giáo, làm việc trên các
công trình cao tầng, hầm sâu, giếng chìm…
+ Hợp đồng lao động phải được giao kết trực tiếp giữa người lao động và
người sử dụng lao động, trong đó qui định đầy đủ, rõ ràng các nội dung về
tiền lương, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội nhằm nâng cao trách nhiệm của
người sử dụng lao động và người lao động, trong đó có trách nhiệm về an
toàn lao động.
+ Phải thường xuyên tuyên truyền, giáo dục, phổ biến cho người lao động
về công tác bảo hộ nhằm nâng cao nhận thức của họ trong công tác này bằng
các hình thức phù hợp với tình hình, đặc thù của mình.


+ Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân đảm bảo chất lượng, phù
hợp với công việc của từng người, đồng thời bắt buộc người lao động phải sử
dụng trong khi làm việc.
+ Có biện pháp bảo đảm an toàn lao động chi tiết đối với từng loại công

việc, được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đồng thời phải tổ chức huấn luyện
cho người lao động trước khi giao việc; có đầy đủ sổ theo dõi công tác huấn
luyện an toàn lao động, sổ giao việc, nhật ký an toàn lao động, sổ theo dõi
việc trang cấp phương tiện bảo vệ cá nhân… và ghi chép hàng ngày tại công
trình đang thi công.
+ Đối với các công trình có nhiều nhà thầu phụ cùng thi công, phải thành
lập ban chỉ huy thống nhất và xây dựng qui chế phối hợp trong công tác an
toàn vệ sinh lao động, đồng thời thực hiện chế độ tự kiểm tra, hàng ngày báo
cáo tình hình an toàn lao động tại công trình cho ban chỉ huy.
B. Tính toán mức độ khắc nghiệp sau khi cải thiện
Bảng kết quả điều kiện lao động tại một vị trí trên công trường sau khi đã cải thiện điều kiện lao
động

Các yếu Nhiệt
tố

độ(oC)

Nhịp

Tiếng

Vị trí,

Bụi toàn Bức xạ nhiệt

điệu cử

ồn


Tư thế

phần

động, số (dBA)

lao

lượng

động và

thao

đi lại

tác /1h

trong

(cal/cm2/phút)

(mg/m3)

khi làm
việc
trên giá
cao
TCCP


≤ 320C

500



lần/h

85dBA

< 5m


6mg/m3

1cal/cm2/phút


Trên
giàn
giáo

32

600

90

20m, tư
thế

thoải
mái hơn

30

2

Số điểm

3

3

3

4

3

4

Sau khi cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc của công nhân lao
động ta thấy năng suất lao động tăng lên 4,51%.
4. Kết luận
Như vậy với bài toán đánh giá ảnh hưởng của điều kiện lao động đến sức
khỏe người lao động trong ngành xây dựng ta càng khẳng định được một
điều:
Nếu người lao động làm việc trong một môi trường lao động có nhiều yếu
tố độc hại vi khí hậu nóng xấu, nhiều bụi, tiếng ồn, nồng độ hơi khí độc
cao… và điều kiện lao động khắc nghiệt: làm việc quá sức, tiêu hao năng

lượng nhiều, căng dây thần kinh…thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe
người lao động, làm tâm lý người lao động mệt mỏi, làm việc chán nản,
không tập trung cao, khả năng lao động thấp làm giảm năng suất lao động
Nhưng khi điều kiện lao động được cải thiện, thì mức độ khắc nghiệt của
điều kiện lao động cũng được giảm, người công nhân lao động được làm việc
trong một môi trường không nóng, không khi mát mẻ, sạch. ít bụi, ít hơi khí
độc, tư thế làm viêc thoải mái hơn…nên tâm lý người lao động cũng thoải
mái, sức khỏe được đảm bảo hơn, khả năng làm việc tốt, nâng cao năng suất
lao động. Qua đó ta thấy, cải thiện điều kiện lao động làm tăng hiệu quả kinh
tế ẩn, là sức khỏe, sức lao động, tinh thần lao động hăng say, tập trung…
Chương trình đánh giá điều kiện làm việc (WCA ) là một chương trình góp
phần to lớn vào công cuộc đánh giá và cải thiện điều kiện làm việc cho người
lao động.


THE END



×