Tải bản đầy đủ (.pptx) (39 trang)

VẾT THƯƠNG bàn TAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 39 trang )

VẾT THƯƠNG BÀN TAY
Ths. Bs. Đỗ Văn Minh
Khoa CTCH1- Bệnh viện Việt Đức


Mục tiêu bài học



Nắm được giải phẫu bàn tay.



Chẩn đoán xác định các tổn thương giải phẫu trong vết thương bàn tay.



Nguyên tắc xử trí các tổn thương giải phẫu trong thương tích bàn tay.


ĐẠI CƯƠNG






VTBT rất thường gặp, chiếm 40-50% tổng số các vết thương do tai nạn lao động.
VTBT rất đa dạng: do nhiều nguyên nhân gây nên, có nhiều hình thái thương tổn.
Xử lý cấp cứu VTBT còn khó khăn do chưa được quan tâm đầy đủ.
VTBT để lại nhiều biến chứng, di chứng nặng nề, gây tàn phế.




ĐẶC ĐIỂM CỦA VTBT

 VTBT rất dễ nhiễm khuẩn:




Không có cơ lớn và màng liên kết che phủ che phủ.
Chức năng chính là cầm nắm.
Các túi hoạt dịch thông với nhau nên khi nhiễm khuẩn có thể lan tỏa ra toàn bộ bàn tay.


ĐẶC ĐIỂM CỦA VTBT

 VTBT rất dễ lộ gân và xương dẫn đến hoại tử gân, xương.
 VTBT rất dễ gây tàn phế vì:





Nhiễm khuẩn.
Xơ dính gân.
Can lệch xương, cứng khớp.
Tổn thương thần kinh gây mất cảm giác đầu ngón.


YÊU CẦU ĐIỀU TRỊ VTBT







Yêu cầu điều trị VTBT rất cao, đòi hỏi sự phục hồi cả về giải phẫu và chức năng.
Tốt nhất các tổn thương của VTBT cần được xử lý ngay từ đầu trong một lần phẫu thuật.
Phẫu trường trong VTBT rất chật hẹp, PTV cần xử lý hoàn hảo các tổn thương để PHCN sớm.
Tập luyện phục hồi chức năng sau mổ rất quan trọng góp phần thành công trong điều trị


NHẮC LẠI GIẢI PHẪU BÀN TAY

 Da:


Cấu trúc da bàn tay rất quan trọng, che phủ gân và xương ngay bên dưới. VTBT mất da rộng dễ gây lộ gân,
xương.



Da bàn tay có các nếp gấp tự nhiên. Trong phẫu thuật cần hết sức tôn trọng các nếp gấp này trong để tránh
sẹo co.



Da búp ngón có chức năng cảm thụ tinh tế.



NHẮC LẠI GIẢI PHẪU BÀN TAY

 Gân gấp:






Ngón cái có 1 gân gấp.
Từ ngón 2 đến 5 mỗi ngón có 2 gân gấp: 1 gân gấp nông và 1 gân gấp sâu.
Gân gấp bàn tay được chia thành 5 vùng giải phẫu.
Mỗi gân gấp có hệ thống dây chằng riêng.
Mỗi gân gấp đều có hoạt dịch của gân gấp.




Phân vùng gân gấp bàn tay:


NHẮC LẠI GIẢI PHẪU BÀN TAY




NHẮC LẠI GIẢI PHẪU BÀN TAY




Bao hoạt dịch gân gấp


NHẮC LẠI GIẢI PHẪU BÀN TAY

 Gân duỗi:





Gân duỗi có cấu tạo mảnh hơn gân gấp.
Dưới mạc hãm các gân duỗi, gân duỗi chia riêng thành gân duỗi cho từng ngón.
Vùng khớp bàn ngón và khớp liên đốt ngón, gân duỗi tỏa ra, tham gia vào bao khớp.
Gân duỗi được chia thành 8 vùng giải phẫu


NHẮC LẠI GIẢI PHẪU BÀN TAY



Phân vùng giải phẫu gân duỗi


NHẮC LẠI GIẢI PHẪU BÀN TAY

 Mạch máu:





Vùng cổ tay có động mạch quay, động mạch trụ và động mạch gian cốt.
Vùng bàn tay có cung động mạch gan tay nông và gan tay sâu.
Mỗi ngón tay có hai động mạch nuôi ngón.


NHẮC LẠI GIẢI PHẪU BÀN TAY


NHẮC LẠI GIẢI PHẪU BÀN TAY

 Thần kinh:




Thần kinh giữa.
Thần kinh trụ.
Thần kinh quay


NHẮC LẠI GIẢI PHẪU BÀN TAY

 Xương khớp:




Khối tụ cốt bàn tay gồm 8 xương xếp thành hai hàng.
Mỗi ngón tay có một xương bàn.

Ngón cái có hai xương đốt ngón, các ngón dài có 3 xương đốt ngón.



CHẨN ĐOÁN VẾT THƯƠNG BÀN TAY

 Tổn thương da




Xác định vị trí tổn thương da.
Diện tích da bị tổn thương.
Dự kiến xử lý tổn thương da.


CHẨN ĐOÁN VẾT THƯƠNG BÀN TAY

 Tổn thương gân gấp:




Xác định gân bị tổn thương?
Tổn thương sắc gọn hay đụng dập/ giằng xé.
Vị trí tổn thương gân theo phân vùng giải phẫu gân gấp.


CHẨN ĐOÁN VẾT THƯƠNG BÀN TAY


 Tổn thương gân duỗi:




Xác định gân bị tổn thương.
Tổn thương sắc gọn hay đụng giập/ giằng xé.
Vị trí tổn thương của gân duỗi theo vùng giải phẫu.


CHẨN ĐOÁN VẾT THƯƠNG BÀN TAY

 Thần kinh:




Tổn thương thần kinh giữa.
Tổn thương thần kinh trụ.
Tổn thương thần kinh quay.

 Tổn thương mạch máu:





Động mạch quay.
Động mạch trụ.
Cung đông mạch gan tay.

Động mạch bên ngón tay.


CHẨN ĐOÁN VẾT THƯƠNG BÀN TAY

 Tổn thương xương- khớp:



Biến dạng ngón tay và bàn tay điển hình.
Có triệu chứng của gãy xương, trật khớp.


CẤP CỨU BAN ĐẦU VTBT







Băng vô khuẩn để cầm máu và tránh bội nhiễm.
Bất động ở tư thế cơ năng (nếu được).
Treo tay cao.
Dự phòng uốn ván cho người bệnh.
Dùng kháng sinh toàn thân, giảm đau, chống phù nề, giãn cơ…


XỬ LÝ TỔN THƯƠNG DA







Cắt lọc tiết kiệm, bảo tồn tối đa.
Các đường rạch da không được qua các nếp gấp tự nhiên của ngón tay.
Có thể sử dụng vạt da trượt để che phủ đầu ngón.
Khâu da che phủ gân và xương.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×