Tải bản đầy đủ (.ppt) (21 trang)

Hoi chung tieu chay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.66 KB, 21 trang )

HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY


Mục tiêu
• Trình bày được các căn nguyên gây tiêu
chảy nhiễm khuẩn
• Biết cách định hướng chẩn đoán một
trường hợp tiêu chảy cấp.


ĐỊNH NGHĨA
• Tiêu chảy được định nghĩa về mặt lâm
sàng là sự đào thải quá nhiều số lượng
phân và nước ra ngoài (trên 300g/ngày)
và tăng số lần đi ngoài


CƠ CHẾ
• Do tăng tiết dịch trong lòng ruột: Nhiễm độc tố tả
• Do rối loạn vận động ruột: Sau cắt dây X, bệnh
lý thần kinh do tiểu đường
• Do thẩm thấu: Bệnh lý tuỵ hoặc manh tràng
• Do viêm: Tiêu chảy nhiễm khuẩn, viêm ruột…


NGUYÊN NHÂN (1)
• Nguyên nhân nhiễm trùng:
– Vi khuẩn
– Virus
– Ký sinh trùng


• Nguyên nhân không nhiễm trùng:
– Do dùng thuốc: thuốc huyết áp, kháng sinh…
– Bệnh nội tiết: đái tháo đường, bệnh tuyến
giáp
– Bệnh Crohn, viêm ruột…
– Dị ứng thức ăn


NGUYÊN NHÂN (2)
Nguyên nhân nhiễm trùng:

1. Căn nguyên vi khuẩn:
1.1. NTNĐ thức ăn:
- Do độc tố tụ cầu
- Clostridium perfringens
- Bacillus cereus
- Clostridium botulinum
- Nhiễm Salmonella,


NGUYÊN NHÂN (3)
1.2. Tiêu chảy có kèm hội chứng lỵ:
- Shigella: sốt, đau bụng, mót rặn, phân
nhầy máu mũi
- E. coli
- Yersinia enterocolitica: sốt, đau bụng hố
chậu phải, đi phân lỏng
- Campylobacter jejuni: sốt, tiêu chảy có
máu, đau bụng



NGUYÊN NHÂN (4)
1.3. Tiêu chảy do Vibrio cholerae:
- Gây dịch tả
- Biểu hiện: nôn, tiêu chảy toàn nướcdẫn tới
mất nước nghiêm trọng  sốc, suy thận

1.4. Tiêu chảy do Salmonella typhi và S.
paratyphi:
- Gây bệnh cảnh thương hàn
- Biểu hiện: sốt cao, lúc đầu táo bón sau ỉa
lỏng, bụng chướng, gan lách to và đào ban


NGUYÊN NHÂN (5)
2. Căn nguyên virus: Thường ở trẻ nhỏ
- Rotavirus
- Virus Norwalk
- Adenovirus
- Astrovirus
- Cytomegalovirus


NGUYÊN NHÂN (6)
3. Căn nguyên ký sinh trùng:
- Amibe: HC lỵ không kèm theo sốt
- Giardia lamblia: Tiêu chảy không sốt, đau và
chướng bụng, diễn biến kéo dài
- Cryptosporidium, Cyclospora, Isospora : Gây
tiêu chảy kéo dài ở bệnh nhân mắc AIDS

- Giun lươn


KHÁM BỆNH NHÂN TC (1)
1. Hỏi bệnh:
- Hoàn cảnh xuất hiện
- Số lần đi ngoài
- Số lượng phân
- Thành phần và tính chất phân
- Các triệu chứng kèm theo: nôn, đau bụng
- Triệu chứng toàn thân và triệu chứng ngoài
đường tiêu hoá: sốt, mệt mỏi, khát nước, sụt
cân…


KHÁM BỆNH NHÂN TC (2)
2. Khám thực thể:
- Phát hiện dấu hiệu mất nước
- Khám bụng
- Khám toàn thân


KHÁM BỆNH NHÂN TC (3)
3. Các xét nghiệm cần làm:
- Soi, cấy phân
- Kỹ thuật mới : PCR phát hiện tác nhân
gây bệnh
- Xét nghiệm máu: Công thức máu, điẹn
giải đồ, cấy máu, huyết thanh chẩn đoán
- Các xét nghiệm khác: soi trực tràng, soi

đại tràng kết hợp với sinh thiết


Một số bệnh tiêu chảy thường gặp


TIÊU CHẢY DO VI KHUẨN
Do Salmonella:
• Chẩn đoán:
– Sal. Typhi: Cấy máu, cấy phân, huyết thanh
– Sal. non typhi: soi phân và cấy phân
• Điều trị:
– Sal. non typhi:
• Không dùng KS: người lành mang trùng, viêm dạ dày ruột
• Dùng KS: vãng khuẩn huyết hoặc có bằng chứng viêm ruột
nặng trên nội soi
– Ampicillin, Biseptol: Kháng thuốc, tăng nguy cơ mang VK
mãn tính
– Fluoroquinolon: 4-7ngày
– Sal. Typhi:
– Fluoroquinolon: 10 ngày
– Ceftriaxone: 5-10 ngày


TIÊU CHẢY DO VI KHUẨN
Do Shigella:








Có 4 nhóm: S.dysenteriae, S.flexneri. S. boydii, S. sonnei
Lâm sàng: Hội chứng lỵ
Cơ chế: VK xâm nhập và nhân lên trong TB nội mạc  tiết ra độc tố
(Shiga toxin)  thay đổi các mao mạch trong nhung mao ruột,
thiếu máu, hoại tử và chảy máu
Chẩn đoán: Hội chứng lỵ + soi phân trực tiếp (HC, BC), cấy phân
Điều trị:
– Không dùng thuốc làm giảm nhu động ruột vì giảm đào thải VK
và có thể gây phình to đại tràng do nhiễm độc
– Cân bằng nước điện giải
– Dùng KS:
• Ampicillin (2g/ngày), Biseptol  Đã kháng thuốc
• Fluoroquinolon: 5 ngày


TIÊU CHẢY DO VI KHUẨN
Do E.Coli:


Có 5 nhóm có đặc tính gây bệnh:
– E.coli enterotoxinogene (ETEC): tiết ra độc tố ruột gây TC nhiễm khuẩn
– E.coli enteroinvasif (EIEC): có nhiều KN tương tự như Shigella  bệnh cảnh
giống lỵ
– E. coli enteropathogene (EPEC): gây viêm dạ dày ruột
– E.coli enteroadherent (EAEC): gây tiêu chảy mất nước điện giải
– E.coli enterohemorragique (EHEC): gây viêm ruột xuất huyết  có thể gây ra Hc
tan máu ure huyết cao ( thiếu máu tan máu, giảm tiêu càu gây ban hoại tử, suy

thận)




Chẩn đoán: Cấy phân, định type huyết thanh (đối với EHEC), test miễn dịch
phát hiện độc tố trong phân, PCR
Điều trị:
– Cân bằng nước điện giải
– Dùng KS: Không nhất thiết dùng trong mọi trường hợp, chỉ dùng trong trường
hợp có bệnh cảnh giống lỵ trực khuẩn


TIÊU CHẢY DO VI KHUẨN
Do V. cholerae:
• Biểu hiện lâm sàng khác nhau: từ người lành không có
triệu chứng cho đến tình trạng mất nước trầm trọng
• Cơ chế: tiết độc tố ruột (độc tố tả) gây ỉa chảy không xâm
nhập
• Chẩn đoán: Soi phân, Cấy phân
• Điều trị:
– Cân bằng nước điện giải là yếu tố quan trọng nhất
– Dùng KS: Tetracyclin 40mg/kg/ngày x 2-3 ngày
• Ngoài ra còn một số chủng Vibrios khác gây tiêu chảy
mất nước điện giải (hay gặp nhất V. parahaemolyticus),
có thể gây HC lỵ


TIÊU CHẢY DO VI KHUẨN
Do Campylobacter:

• Có 2 chủng hay gây bệnh nhất là C.jejuni và C.coli
• Biểu hiện lâm sàng:sốt, tiêu chảy (từ đi phân nước cho đến HC lỵ),
đau bụng, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, chán ăn
• Chẩn đoán: Cấy phân trong môi trường đặc biệt
• Điều trị:
– Phần lớn các trường hợp khỏi tự nhiên
– Dùng KS:
• Trường hợp có sốt, đi ngoài phân máu hoặc ỉa chảy kéo dài
• KS nhóm Macrolide 5-7 ngày (Erythromycin, Josamycin,
Roxithromycin) hoặc Fluoroquinolon


TIÊU CHẢY DO VI KHUẨN
Do Yersinia enterocolitica:
• Biểu hiện lâm sàng: viêm ruột nặng kèm theo có máu
trong phân, tiêu chảy kéo dài thường trên 2 tuần, tổn
thương trên nội soi thường ở góc hồi manh tràng P, đau
bụng, HC giả viêm ruột thừa, có thể có viêm hạch mạc
treo.
• Chẩn đoán: Huyết thanh chẩn đoán, cấy phân, có thể
cấy máu hoặc hạch mạc treo hoặc mảnh sinh thiết khi
nội soi ruột
• Điều trị:
– Dùng KS: trường hợp nhiễm trùng nặng hoặc là vãng khuẩn
huyết.
– Bactrim, Tetracyclin, Aminoside, C3G, fluoroquinolon


TIÊU CHẢY DO VI KHUẨN
Do Clostridium:

• C. difficile:
– Liên quan với việc sử dụng kháng sinh
– Là loại viêm đại tràng có giả mạc
– Điều trị: Vancomycin uống hoặc
Metronidazole

• C. perfringens: liên quan đến ăn uống



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×