Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

ngân hàng câu hỏi kiểm tra tiếng việt lớp 9 tuần 16

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.84 KB, 12 trang )

1/. Chủ đề 1: Hội thoại
 Chuẩn cần đánh giá: (Nhận biết) 0.25
Câu 1.1: Khái niệm sao nêu lên phương châm giao tiếp nào?
“Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung, nội dung của lời giao thiếp phải đáp ứng
đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu không thừa”
A. Phương châm về chất
B. Phương châm về lượng
C. Phương châm quan hệ
D. Phương châm cách thức
Câu 1.2 : Khái niệm sao nêu lên phương châm giao tiếp nào?
“Khi giao tiếp đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng
chứng xác thực.”
A. Phương châm về chất
B. Phương châm về lượng
C. Phương châm quan hệ
D. Phương châm cách thức

Chuẩn cần đánh giá: (Thông hiểu) 0.25đ
Câu 1.3: Thành ngữ sau vi phạm phương châm hội thoại nào?
“Ông nói gà, bà nói vịt”
A. Phương châm về chất
B. Phương châm về lượng
C. Phương châm quan hệ
D. Phương châm cách thức
Câu 1.4: Thành ngữ sau vi phạm phương châm hội thoại nào?
“Dây cà ra dây muống”


A.

Phương châm về chất



B.

Phương châm về lượng

C.

Phương châm quan hệ

D.

Phương châm cách thức
 Chuẩn cần đánh giá: (Vận dụng thấp) 2đ

Câu 1.5: Khi nói “Tiền bạc không chỉ là tiền bạc” thì người nói không tuân thủ
phương châm hội thoại nào? Phải hiểu nghĩa câu này như thế nào?
Đáp án:
Người nói cố tình không tuân thủ phương châm về lượng.
Nghĩa của câu: tiền bạc chỉ là phương tiện không phải mục đích sống
Câu 1.6 : Có lần một giáo sư Việt Nam nhận được thư mời đám cưới của một nữ
học viên người Châu Âu đang học Tiếng Việt. Trong thư có dòng chữ: “Ngày mai,
chúng ta làm lễ thành hôn, mời thầy đến dự.”
Lời mời trên có sự nhầm lẫn trong cách dùng từ như thế nào? Vì sao có sự
nhầm lẫn đó?
Đáp án:
Sự nhầm lẫn trong từ xưng hô. Thay vì dùng từ chúng em, cô học viên dùng từ
chúng ta
 Chuẩn cần đánh giá: (Vận dụng cao) 2đ
Câu 1.7: Giải thích nghĩa của các thành ngữ ‘” đánh trống lảng , “mồm loa mép
giải” và cho biết chúng vi phạm phương châm hội thoại nào?

Đáp án:
Hs giải thích nghĩa 1đ
Thành ngữ “đánh trống lảng” vi phạm phương châm lịch sự
Thành ngữ ,” mồm loa mép giải” vi phạm phương châm quan hệ
Câu 1.8: Trong các văn bản khoa học, nhiều khi tác giải của văn bản chỉ là một
người nhưng vẫn xưng chúng tôi chứ không xưng tôi. Giải thích vì sao?


Đáp án: Cách xưng hô như vậy nhằm tăng tính khách quan cho luận điểm khoa
học.
Thể hiên sự khiêm tốn của tác giả.
3/. Chủ đề 2: (Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp)
 Chuẩn cần đánh giá: (Nhận biết) 0.25đ
Câu 3.1: Có mấy cách dẫn lời nói hay ý nghĩ của một người, một nhân vật?
A.1

B.2

C.3

D.4

Câu 3.2: Câu nói “Cái vườn là của con ta.” nêu lên cách dẫn nào?
“Lão tự bảo rằng: “Cái vườn là của con ta.”
A.
B.
C.
D.

Cách dẫn trực tiếp

Cách dẫn gián tiếp
Cách dẫn vòng
Một cách khác

 Chuẩn cần đánh giá: (Thông hiểu) 2đ
Câu 3.3: Chuyển lời dẫn trong đoạn thoại sau sang dẫn gián tiếp.
An nói với Ba :
-Mai chúng ta cùng đi học Toán.
Đáp án: học chuyển đúng phương pháp.
Câu 2.4: Thuật lại lời nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích sau theo cách dẫn gián
tiếp.
“Vũ Nương nhân đó cũng đưa một chiếc hoa vàng mà dặn:
-Nhờ nói hộ chàng Trương, nếu có nhớ chút tình xưa nghĩa cũ, xin lập một đàn giải
oan ở bến sông, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước, tôi sẽ về.”
Đáp án: Chuyển đúng lời thoại với Phan Lang và với Trương Sinh.
 Chuẩn cần đánh giá: (Vận dụng thấp) 2đ
Câu 3.5: Khi chuyển lời dẫn trực tiếp sang gián tiếp, cần lưu ý điều gi?
Đáp án: Chuyển dấu câu


Chuyển ý phù hợp
Chuyển ngôi kể phù hợp
Lưu ý cách chuyển câu cảm thán, câu cầu khiến…
Câu 3.6: Tìm lời dẫn trong đoạn trích sau, cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ được
dẫn, xác định cách dẫn lời nói này.
Nó cứ làm in như nó trách tôi; có kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A!
Lão già này tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão nỡ đối xử với tôi như thế này
à? ”
Đáp án
Xác định được lời dẫn 0.5đ

Xác định nội dung lời dẫn 1đ
Xác định cách dẫn 0.5đ
 Chuẩn cần đánh giá: (Vận dụng cao) 2đ
Câu 3.7: Viết đoạn văn nghị luận nêu ý kiến của em về lời dẫn sau. Trích dẫn ý
kiến đó theo một trong hai cách đã học.
“Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu
biểu của một dân tộc anh hùng. ” (Hồ Chí Minh, Báo cáo chính trị tại Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng)
Đáp án: Nội dung : giải thích được nội dung lời dẫn 1đ
Chuyển đúng hợp lí 0.5đ
Hình thức 0.5đ
Câu 3.8: Viết đoạn văn nghị luận nêu ý kiến của em về lời dẫn sau. Trích dẫn ý
kiến đó theo một trong hai cách đã học.
“Người Việt Nam ngày nay có đầy đủ lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với
tiếng nói của mình.” (Đặng Thai Mai , Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức
sống dân tộc)
Đáp án: Nội dung : giải thích được nội dung lời dẫn 1đ
Chuyển đúng hợp lí 0.5đ


Hình thức 0.5đ

4/. Chủ đề 3: (Sự phát triển của từ vựng)
 Chuẩn cần đánh giá: (Nhận biết) 0.25đ
Câu 4.1: Có mấy cách phổ biến để phát triển số lượng từ ngữ?
A.1

B.2

C.3


D.4

Câu 4.2: Có mấy cách phổ biến để phát triển nghĩa của từ ngữ?
A.1

B.2

C.

3

D.

4

 Chuẩn cần đánh giá: (Thông hiểu) 0.25đ
Câu4.3:Từ “chân” trong câu sau dùng theo nghĩa nào?
Năm em học sinh lớp 6 có chân trong đội tuyển của trường đi dự hội khỏe Phù
Đổng.
A. Nghĩa gốc
B. Nghĩa chuyển
C. Nghĩa thực
D. Nghĩa bóng
Câu 4.4: Từ “chân” trong câu sau chuyển nghĩa theo cách nào?
Năm em học sinh lớp 6 có chân trong đội tuyển của trường đi dự hội khỏe Phù
Đổng.
A. Phương thức ẩn dụ
B. Phương thức nhân hóa
C. Phương thức so sánh

D. Phương thức hoán dụ
 Chuẩn cần đánh giá: (Vận dụng thấp) 2đ
Câu 4.5: Tìm ví dụ để chứng minh các từ “hội chứng, ngân hàng” là từ nhiều
nghĩa?


Đáp án:
Mỗi từ tìm ít nhất 2 từ chuyển nghĩa. Mỗi từ 0.5đ
Câu 4.6: Đọc hai câu thơ sau:
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.
(Nguyễn Khoa Điềm)
Mặt trời trong câu thơ thứ hai dùng phép tu từ nào? Có thể coi đây là hiện
tượng nghĩa gốc phát triển thành từ nhiều nghĩa được không? Vì sao?
Đáp án
Từ mặt trời ở câu thứ hai là phép ẩn dụ. 0.5đ
Không coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa 0.5đ
Vì nghĩa thứ hai của Mặt trời chỉ xuất hiện ở câu thơ này.1đ
 Chuẩn cần đánh giá: (Vận dụng cao) 2đ
Câu 4.7: Nêu vắn tắt những cách phát triển từ vựng. Từ vựng của một ngôn ngữ có
thể không thay đổi được không? Vì sao?
Đáp án: Nêu được cách phát triển từ vựng. 1đ
Từ vựng của một ngôn ngữ phải phát triển liên tục để đáp ứng nhu cầu
giao tiếp ngày càng cao của xã hội. 1đ

Câu 4.8: Tìm bốn từ ngữ mới được dùng phổ biến gần đây và giải thích nghĩa của
các từ ngữ đó.
Đáp án: học sinh dựa vào vốn hiểu biết tìm 4 từ 1đ, giải thích khá rõ nghĩa 1đ
5/. Chủ đề 4: ( Thuật ngữ)
 Chuẩn cần đánh giá: (Nhận biết) 0.25đ

Câu 5.1:Tìm thuật ngữ thích hợp cho thuật ngữ sau: “tác dụng đẩy, kéo của vật này
lên vật khác.”
A. Xâm thực

B. Di chỉ

C. Trọng lực

D. Lực


Câu 5.2:Tìm thuật ngữ thích hợp cho thuật ngữ sau: “ hiện tượng trong đó có sinh
ra chất mới.”
A. Xâm thực

B. Di chỉ

C. Trọng lực

D. Hiện tượng hóa học.

Câu 5.3: Tìm thuật ngữ thích hợp cho thuật ngữ sau: “ Tập hợp những từ có ít
nhất một nét chung về nghĩa.”
A. Xâm thực

B. Di chỉ

C. Trọng lực

D. Trường từ vựng


 Chuẩn cần đánh giá: (Thông hiểu) 0.25đ
Câu 5.4: Tìm lĩnh vực khoa học thích hợp cho thuật ngữ sau: lực, trọng lực, công
cơ học.
A. Địa lí

B. Hóa học

C. Ngữ văn

D. Vật lí

Câu 5.5: Tìm lĩnh vực khoa học thích hợp cho thuật ngữ sau: từ đơn, từ ghép, từ
láy.
A. Địa lí

B. Hóa học

C. Ngữ văn

D. Vật lí

Câu 5.6: Tìm lĩnh vực khoa học thích hợp cho thuật ngữ sau: Xâm thực, xoái
mòn, lưu lượng.
A. Địa lí

B. Hóa học

C. Ngữ văn


D. Vật lí

 Chuẩn cần đánh giá: (Vận dụng thấp) 2đ
Câu 5.7: Nêu khái niệm thuật ngữ. Đặt 01 câu với một thuật ngữ mà em biết.
Đáp án:
Khái niệm: 1đ
Đặt câu đúng yêu cầu : 1đ
Câu 5.8: Nêu đặc điểm của thuật ngữ. Đặt 01 câu với một thuật ngữ mà em biết.
Đáp án:
Nêu đặc điểm: 1đ
Đặt câu đúng yêu cầu : 1đ


Câu 5.9: Nêu khái niệm thuật ngữ. Từ muối trong câu nào là thuật ngữ. Cho biết lí
do. 2đ
a. Muối là một hợp chất có thể hòa tan trong nước.
b. Tay nâng chén muối đĩa gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.
(Ca dao)
Đáp án:
Nêu 2 đặc điểm: 1đ
Từ “muối ” trong câu a là thuật ngữ. Vì từ “muối” có một nghĩa gốc và kg có tính
biểu cảm 1d

 Chuẩn cần đánh giá: (Vận dụng cao) 2đ
Câu 5.10: Viết một đoạn văn không quá 5 câu làm rõ luận điểm sau: “Hút thuốc lá
có hại cho sức khỏe”. Gạch dưới một thuật ngữ dùng trong đoạn văn. 2đ
Đáp án: Viết đoạn văn làm rõ luận điểm. 1đ
Diễn đạt tốt 0.5đ
Gạch dưới một thuật ngữ dùng hợp lí 0.5đ

Câu 5.11: Viết một đoạn văn không quá 5 câu làm rõ luận điểm sau: “Bao bì nilông có rất nhiều tác hại”. Gạch dưới một thuật ngữ dùng trong đoạn văn. 2đ
Đáp án: Viết đoạn văn làm rõ luận điểm. 1đ
Diễn đạt tốt 0.5đ
Gạch dưới một thuật ngữ dùng hợp lí 0.5đ
Câu 5.13: Viết một đoạn văn không quá 5 câu làm rõ luận điểm : tác hại của việc
gia thăng dân số. Gạch dưới một thuật ngữ dùng trong đoạn văn. 2đ
Đáp án: Viết đoạn văn làm rõ luận điểm. 1đ
Diễn đạt tốt 0.5đ
Gạch dưới một thuật ngữ dùng hợp lí 0.5đ


Chủ đề 5: (Từ vựng)
 Chuẩn cần đánh giá: (Nhận biết) 0.25đ
Câu 5.1: Trong các từ sau, từ nào là từ ghép?
A. Tươi tốt
B. Tươi tắn
C. Xinh xinh
D. Phơi phới
Câu 7.2: Chọn cách hiểu đúng cho những cách hiểu sau:
A. Đồng nghĩa là hiện tượng chỉ chó trong một số ngôn ngữ trên thế giới
B. Đồng nghĩa bao giờ cũng là quan hệ giữa nghĩa hai từ.
C. Các từ đồng nghĩa có nghĩa hoàn toàn giống nhau
D. Các từ đồng nghĩa với nhau có thể không thay thế nhau được trong nhiều trường
hợp sử dụng.
 Chuẩn cần đánh giá: (Thông hiểu) 2đ
Câu 7.3: Sửa lỗi dùng từ trong những câu sau:
a/ Lĩnh vực kinh doanh béo bổ này đã thu hút sự đầu tư của nhiều công ti lớn trên
thến giới.
b/ Báo chí đã tấp nập đưa tin về sự kiện SEA Games 22 được tổ chức tại Việt Nam.
Đáp án

a. Béo bở 1đ
b. Tới tấp 1đ
Câu 7.4: Xác định từ tượng hình và giá trị sử dụng của cúng trong đoạn trích sau:
“ Đám mây lốm đốm, xám như đuôi con sóc nối nhau bay quấn sát
ngọn cây, lê thê đi mãi, bây giờ cứ loáng thoáng nhạt dần, thỉnh thoảng đứt
quãng, đã lồ lộ đằng xa một bức vách trắng toát.”
(Tô Hoài)
Đáp án


Xác định được từ tượng hình: lóm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ ( 1đ)
Nêu giá trị biểu đạt gợi hình của chúng 1đ
 Chuẩn cần đánh giá: (Vận dụng thấp) 2đ
Câu 7.5
Cho 2 câu thơ sau:
“ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ’’
( Viếng Lăng Bác – Viễn Phương )
Từ “ mặt trời’’ trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo phép tu từ từ vựng nào?
Có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa
được không? Vì sao? ( 2đ )

Đảm bảo các yêu cầu sau:
- Từ “ mặt trời” câu 2 – phép ẩn dụ
- Đây không phải là hiện tượng phát triển nghĩa của từ
- Vì sự chuyển nghĩa của từ “ mặt trời” trong câu thơ có tính chất lâm thời, nó
không làm cho từ có thêm nghĩa mới

Câu 7.7: Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét
nghệ thuật độc đáo trong câu thơ sau:

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa”
(Huy Cận)
Đáp án: nêu được giá trị biểu đạt của phép so sánh 1đ
Nêu được giá trị biểu đạt của phép nhân hóa 1đ
Câu 7.8: Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét
nghệ thuật độc đáo trong câu thơ sau:


“ Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim”
(Phạm Tiến Duật)
Đáp án: nêu được giá trị biểu đạt của phép hoán dụ 1đ
Nêu được giá trị biểu đạt của phép nhân hóa 1đ
 Chuẩn cần đánh giá: (Vận dụng cao) 2đ
Câu 7.9: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo”
(Chính Hữu)
Giải nghĩa từ “đầu” trong đoạn thơ. Từ “đầu” trong đoạn thơ dùng theo nghĩa gốc
hay nghĩa chuyển. Nếu là nghĩa chuyển thì chuyển theo cách nào?
Đáp án
Giải được nghĩa 1đ
Từ này dùng theo nghĩa chuyển 0.5 đ
Chuyển theo phương thức hoán dụ 0.5đ
Câu 7.10 : Truyện cười sau đây phê phán điều gì?
“ Một ông sính chữ chợt lên cơn đau ruột thừa. Bà vợ hốt hoảng bảo con:
- Mau đi gọi bác sĩ ngay!
Trong cơn đau quằn quại, ông ta vẫn gượng dậy nói với theo:

- Đừng… đừng gọi bác sĩ, gọi cho bố đốc- tờ!”
Đáp án: truyện phê phán thói quen dùng từ ngoại của một số người.
Câu 7.11.
Đọc đoạn thơ sau và trỏ lời câu hỏi:
“Áo anh rách ai


Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay

Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chớ giặc tới
Đầu súng trăng treo”
( Đồng chí – Chính Hữu)
a/ Trong các từ: vai, miệng, chân, tay, đầu ở đoạn thơ, từ nào được dùng theo
nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? 1đ
b/ Nghĩa chuyển nào được hình thành theo phương thức ẩn dụ, nghĩa chuyển nào
được hình thành theo phương thức hoán dụ? 1đ
Đảm bảo các yêu cầu sau:
- Từ dùng theo nghĩa gốc: miệng, chân, tay
- Từ nào được dùng theo nghĩa chuyển: vai, đầu
- vai ( hoán dụ), đầu (ẩn dụ)



×