Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng vùng ðông tỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.67 KB, 26 trang )

ðẠI HỌC ðÀ NẴNG
TRƯỜNG ðẠI HỌC KINH TẾ

LÊ QUANG TUẤN

PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG VÙNG ðÔNG
TỈNH QUẢNG NAM

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Mã số: 60.31.01.05

ðà Nẵng - 2019


Công trình ñược hoàn thành tại
TRƯỜNG ðẠI HỌC KINH TẾ, ðHðN

Người hướng dẫn KH: PGS. TS. NGUYỄN PHÚC NGUYÊN

Phản biện 1: TS. Lê Bảo
Phản biện 2: PGSTS. Trương Tấn Quân

Luận văn ñược bảo vệ trước Hội ñồng chấm Luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ kinh tế phát triển họp tại Trường ðại học Kinh tế, ðại học
ðà Nẵng vào ngày 25 tháng 8 năm 2019

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, ðại học ðà Nẵng
- Thư viện trường ðại học Kinh tế, ðại học ðà Nẵng



1
MỞ ðẦU
1. Tính cấp thiết của ñề tài
Thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 27/12/2016 của
Tỉnh ủy Quảng Nam về phát triển du lịch Quảng Nam ñến năm 2020,
ñịnh hướng ñến năm 2025, Quyết ñịnh 113/Qð-UBND ngày
10/01/2014 của UBND tỉnh Quảng Nam về phê duyệt quy hoạch xây
dựng vùng tỉnh Quảng Nam giai ñoạn ñến năm 2020, Quyết ñịnh số
389/Qð-UBND ngày 28/01/2011 của UBND tỉnh về phê duyệt quy
hoạch xây dựng vùng ðông tỉnh Quảng Nam, trong ñó, ưu tiên và
ñẩy mạnh chiến lược phát triển DLND vùng ðông, theo ñịnh hướng
“Phát triển chuỗi du lịch ven biển từ ðiện Bàn ñến Hội An, kết hợp
với ñảo Cù Lao Chàm, khu vực Nam Hội An; Cùng khu vực ven
biển Duy Xuyên, Thăng Bình, Núi Thành ñược phát triển theo mô
hình Dịch vụ, Du lịch cao cấp và Du lịch biển. Với trọng tâm phát
triển Hội An trở thành là trung tâm Dịch vụ, Du lịch ñạt tiêu chuẩn
quốc gia và quốc tế ”.
Trong những năm gần ñây, ngành du dịch, dịch vụ tỉnh Quảng
Nam ñang phát triển tốt với hệ thống khách sạn, khu nghỉ dưỡng, khu
vui chơi, giải trí, các ñiểm ñến có chất lượng cao, nhiều doanh
nghiệp ñã chọn vùng ðông tỉnh Quảng Nam là ñiểm ñến ñầu tư, phát
triển các khu du lịch, nghỉ dưỡng như Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An,
Khu phức hợp DLND Vinpearl Nam Hội An, Dự án Khu ñô thị du
lịch ðiện Dương, Khu du lịch sinh thái biển Cát Vàng,… các dự án
này góp phần quan trọng cho sự phát triển bền vững của Quảng
Nam, ñưa Quảng Nam trở thành một trong những trung tâm du lịch


2

của cả nước và khu vực. Tuy nhiên, ñến nay, việc phát triển DLND
cũng mới ở bước ñầu, quy mô và số lượng dự án ñầu tư DLND ñi
vào hoạt ñộng còn thấp; một số dự án ñược cấp phép ñầu tư nhưng
chưa triển khai thực hiện do vướng trong công tác quy hoạch, ñất ñai.
Chưa ña dạng loại hình xúc tiến, quảng bá du lịch; Hạ tầng giao
thông chưa ñược ñầu tư ñồng bộ, chưa có sự liên kết các ñiểm du lịch
trên ñịa bàn tỉnh và các khu vực lân cận...
Xuất phát từ thực tiễn ñó, tác giả là người bản ñịa, am hiểu
một phần về vùng ñất này và rất tâm huyết ñưa lý thuyết vào thực
tiễn. Với những lý do ñó, tác giả chọn ñề tài “Phát triển du lịch
nghỉ dưỡng vùng ðông tỉnh Quảng Nam” làm ñề tài luận văn
nghiên cứu tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về DLND vùng ðông tỉnh
Quảng Nam. ðánh giá thành công ñạt ñược, tồn tại hạn chế, từ ñó ñề
ra phương hướng phát triển DLND vùng ðông tỉnh Quảng Nam từ
nay ñến năm 2020, tầm nhìn ñến năm 2030.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa các vấn ñề lý luận liên quan ñến phát triển du
lịch, DLND.
- Phân tích thực trạng phát triển DLND vùng ðông tỉnh Quảng
Nam trong giai ñoạn hiện nay.
- ðề xuất các giải pháp nhằm khắc phục hạn chế, thúc ñẩy phát
triển DLND vùng ðông tỉnh Quảng Nam thời gian ñến.


3
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng phát triển DLND vùng ðông tỉnh Quảng Nam

như thế nào?
- Giải pháp nào ñể thúc ñẩy phát triển DLND vùng ðông tỉnh
Quảng Nam?
4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. ðối tượng nghiên cứu
ðề tài tập trung nghiên cứu những vấn ñề lý luận và thực tiễn
về phát triển du lịch nghỉ dưỡng vùng ðông tỉnh Quảng Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
ðề tài tập trung nghiên cứu các nội dung phát triển DLND, các
nhân tố ảnh hưởng ñến sự phát triển DLND, các cơ chế, chính sách
phát triển DLND vùng ðông tỉnh Quảng Nam từ năm 2014 ñến năm
2018, dữ liệu sơ cấp ñược tiến hành ñiều tra từ trong khoảng thời
gian từ tháng 3/2019 ñến tháng 4/2019. Tầm xa của giải pháp ñến
năm 2025, tầm nhìn ñến 2030.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập, ñiều tra dữ liệu, phương pháp phân
tích, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp chuyên gia, phương
pháp kế thừa.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
Trên cơ sở lý luận khoa học về du lịch, phát triển DLND và
thực tiễn, những nội dung nghiên cứu của ñề tài góp phần làm sáng
tỏ cơ sở khoa học ñể phát triển lĩnh vực DLND vùng ðông tỉnh
Quảng Nam, từ ñó ñề ra các giải pháp cụ thể, huy ñộng tối ña nguồn


4
lực góp phần ñưa DLND vùng ðông phát triển bền vững, ñúng ñịnh
hướng, tạo sức lan tỏa cho phát triển công nghiệp, du lịch – dịch vụ
của tỉnh Quảng Nam.
7. Bố cục của luận văn

Chương 1: Một số vấn ñề lý luận về phát triển DLND
Chương 2: Thực trạng phát triển DLND vùng ðông tỉnh
Quảng Nam.
Chương 3: Một số giải pháp phát triển DLND vùng ðông tỉnh
Quảng Nam.


5
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ðỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN
DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG
1.1. KHÁI QUÁT VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGHỈ
DƯỠNG
1.1.1. Các khái niệm cơ bản về phát triển du lịch nghỉ dưỡng
a. Du lịch
Theo ðiều 3, Luật Du lịch Việt Nam 2017: “Du lịch là các
hoạt ñộng có liên quan ñến chuyến ñi của con người ngoài nơi cư trú
thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm ñáp
ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài
nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục ñích hợp pháp khác”.
b. Các loại hình du lịch
Loại hình du lịch là các hình thức du lịch ñược tổ chức nhằm
thoả mãn mục ñích ñi du lịch của du khách. Hoạt ñộng du lịch ñược
thực hiện thông qua việc tổ chức các loại hình du lịch.
c. Lịch sử hình thành du lịch nghỉ dưỡng
d. Khái niệm du lịch nghỉ dưỡng
“Du lịch nghỉ dưỡng là loại hình du lịch ñến những nơi có ñiều
kiện thiên nhiên, môi trường thích hợp ñể thỏa mãn nhu cầu nghỉ
ngơi giải trí, phục hồi sức khoẻ và lấy lại tinh thần sau những ngày
làm việc mệt mỏi, những căng thẳng diễn ra trong cuộc sống”.

e. Khái niệm phát triển du lịch nghỉ dưỡng
Phát triển du lịch nghỉ dưỡng là hoạt ñộng khai thác có quản
lý các giá trị tự nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn nhu cầu ña dạng


6
của khách du lịch nghỉ dưỡng.
1.1.2 Các loại hình du lịch nghỉ dưỡng
a. Căn cứ vào nhu cầu ñi du lịch của du khách
- Du lịch chữa bệnh
- Du lịch nghỉ ngơi kết hợp với tham quan và các hoạt ñộng
thể thao, vui chơi giải trí.
b. Căn cứ vào ñặc ñiểm ñịa lý của ñiểm du lịch
- DLND biển
- DLND núi
- Du lịch nghỉ dưỡng ở làng quê
1.1.3. ðặc ñiểm, vai trò và các yêu cầu ñối với du lịch nghỉ
dưỡng
a. ðặc ñiểm
b. Vai trò của du lịch nghỉ dưỡng
c. Yêu cầu của du lịch nghỉ dưỡng
1.2 NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ ðÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN
DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG
1.2.1. Gia tăng quy mô du lịch nghỉ dưỡng
a. Gia tăng giá trị kinh doanh ngành du lịch nghỉ dưỡng
Gia tăng quy mô du lịch ñược thể hiện trực tiếp qua việc gia
tăng giá trị kinh doanh mà ngành du lịch thu lại sau một thời gian
nhất ñịnh..
b. Gia tăng các nguồn lực phục vụ du lịch nghỉ dưỡng
Quy mô DLND ñược biểu hiện gián tiếp, từng mặt ở quy mô

các nguồn lực phục vụ trong DLND


7
c. Gia tăng ñơn vị kinh doanh du lịch
Cơ sở kinh doanh du lịch bao gồm các công ty du lịch, lữ
hành, cơ sở dịch vụ du lịch, cơ sở lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí…
và các cơ sở kinh doanh phục vụ du lịch khác.
1.2.2. Nâng cao chất lượng du lịch nghỉ dưỡng
Nâng cao chất lượng DLND thực chất là nâng cao mức ñộ hài
lòng của khách du lịch ñến với DLND.
1.2.3. Sử dụng hiệu quả các nguồn lực của du lịch nghỉ
dưỡng
a. Nguồn lực tài nguyên
b. Nguồn lực vốn
c. Nguồn lực khoa học công nghệ
d. Nguồn lực con người
e. Nguồn lực hạ tầng
f. Nguồn lực chính sách
1.2.4. Liên kết ñể phát triển du lịch nghỉ dưỡng
Việc liên kết các ñiểm du lịch cần phải nghiên cứu thị trường
khách du lịch một cách kỹ lưỡng thận trọng, thị trường du khách nào
phù hợp hiện tại cần giữ lại, thị trường nào cần hướng tới trong
tương lai, từ ñó chủ ñộng ñưa ra phương án chuẩn bị nguồn lực ñể
triển khai, ñể khi mở rộng mạng lưới du lịch mới ñảm bảo duy trì
hoạt ñộng ngay cả khi hiệu quả không cao hoặc không hiệu quả trong
thời gian ñầu vận hành.
1.2.5. Gia tăng kết quả kinh tế - xã hội và môi trường thu
ñược từ du lịch nghỉ dưỡng



8
- Tăng cơ hội việc làm cho dân cư:
- Tăng thu nhập cho người lao ñộng: tăng thu nhập cho người
lao ñộng trong các lĩnh vực liên quan du lịch
- Nâng cao nhận thức về du lịch, ý thức bảo vệ môi trường
sinh thái
- Mang lại lợi ích về mặt tinh thần cho người dân ñịa phương
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỚNG ðẾN SỰ PHÁT
TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG
1.3.1. Nhóm nhân tố tự nhiên
1.3.2. Nhân tố xã hội
1.3.4. Môi trường kinh tế


9
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG
VÙNG ðÔNG TỈNH QUẢNG NAM
2.1. NHỮNG ðẶC ðIỂM CHỦ YẾU CỦA TỈNH QUẢNG
NAM ẢNH HƯỞNG ðẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGHỈ
DƯỠNG
2.1.1. ðặc ñiểm tự nhiên
a. Vị trí ñịa lý
Quảng Nam là tỉnh thuộc vùng ñồng bằng duyên hải miền
Trung, ở trung ñộ của cả nước, có tọa ñộ ñịa lý từ 14057’10’’ ñến
16o03’50” vĩ ñộ Bắc, từ số 107o12’40” ñến 108o44’20” kinh ñộ
ðông. Cách Thủ ñô Hà Nội khoảng 883 km về hướng Bắc, cách
thành phố Hồ Chí Minh 887 km về hướng Nam theo Quốc lộ 1A.
b. ðặc ñiểm ñịa hình

ðịa hình Quảng Nam có thể ñược chia thành 2 khu vực ñịa
hình có ảnh hưởng ñến phát triển du lịch. Khu vực trung du miền núi
phía Tây và khu vực ñồng bằng ven biển ở phía ðông.
c. Khí hậu
d. Hệ thống giao thông
2.1.2. Nhân tố xã hội
2.1.3. Môi trường thể chế
2.1.4. Môi trường kinh tế
a. Tăng trưởng kinh tế
b. Cơ cấu kinh tế
c. Kết cấu hạ tầng du lịch tỉnh Quảng Nam


10
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGHỈ
DƯỠNG VÙNG ðÔNG TỈNH QUẢNG NAM
2.2.1. Gia tăng quy mô du lịch nghỉ dưỡng
a. Gia tăng giá trị kinh doanh ngành du lịch nghỉ dưỡng
Xuất phát từ tín hiệu thị trường, lấy giá trị trải nghiệm du lịch
của khách là mục tiêu ñể xác ñịnh nguồn lực cần có và trên cơ sở ñó
thiết kế các hoạt ñộng du lịch phù hợp với nhu cầu của từng thị
trường khách. Mục tiêu phát triển không chỉ mở rộng về quy mô, gia
tăng lượng khách mà trên hết là chất lượng và hiệu quả phục vụ
khách du lịch; lấy giá trị trải nghiệm, giá trị thụ hưởng du lịch của
khách là mục tiêu ñể phát triển sản phẩm du lịch.
Theo ñó, thị trường mục tiêu ñón khách ñến du lịch nghỉ
dương vùng ðông là nhóm khách có kỳ vọng nghỉ dưỡng biển, ñảo,
giải trí, thể thao biển gắn với tham quan di tích và tìm hiểu văn hóa,
lối sống, lễ hội, làng nghề, ẩm thực và các sản vật Quảng Nam. Các
nhóm nhu cầu khác bổ sung và kết hợp xoay quanh nhóm nhu cầu

chính này.
Số lượng khu DLND ngày càng tăng nhưng số lượng thấp, ñến
cuối năm 2018, số phòng ñưa vào hoạt ñộng tăng cao, nâng tổng số
phòng, biệt thự, căn hộ lưu trú DLND vùng ðông tỉnh lên 7.615
phòng; trong ñó, có 5.793 phòng khách sạn (trong ñó, 07 khách sạn,
khu resort ñạt tiêu chuẩn 5 sao với 2.059 phòng, 22 khách sạn khu
resort ñạt tiêu chuẩn 4 sao với 2.553 phòng, 20 khách sạn khách sạn,
khu resort ñạt tiêu chuẩn 3 sao với 1.181 phòng ), 179 biệt thự với
1.745 phòng. Công suất sử dụng phòng ước ñạt 67%. Một số cơ sở
lưu trú quy mô lớn ñưa vào ñón khách như: Vinpearl Nam Hội An,


11
Grandvrio Ocean Resort …
b. Gia tăng các nguồn lực phục vụ du lịch nghỉ dưỡng
Thống kê của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng
Nam cho thấy, số lao ñộng trong lĩnh vực du lịch ñã qua ñào tạo
khoảng 15.000 người, trong khi nhu cầu ñặt ra ñến năm 2020 là
20.000 người. Như vậy, trong vòng 1 năm tới, tỉnh Quảng Nam phải
ñào tạo cấp tốc 5.000 người mới ñáp ứng kịp sự phát triển của ngành
du lịch.
Vài năm trở lại ñây, sự phát triển nóng của ngành du lịch, kéo
theo nhu cầu lao ñộng việc làm trong lĩnh vực này tăng cao. Riêng
khu phức hợp 5 sao Vinpearl nam Hội An khi hoàn thành cần 4.000
lao ñộng.
ðề án ñào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch ñến năm
2020, ñịa phương cần khoảng 20.000 lao ñộng trực tiếp và 40.000
lao ñộng gián tiếp. ðề án cũng ñặt mục tiêu ñến năm 2020 có hơn
90% số lao ñộng tại các doanh nghiệp du lịch, khu, ñiểm du lịch
trong tỉnh ñược ñào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng nghề cơ bản,

thiết yếu như nghiệp vụ lễ tân, buồng, bếp, phục vụ bàn, thuyết minh
viên...
- Gia tăng nguồn lực tài chính cho phát triển DLND: Ngoài
việc dùng nguồn thu từ du lịch ñể ñầu tư cho du lịch, tỉnh ñã ban
hành nhiều cơ chế, chính sách ưu ñãi, thu hút các doanh nghiệp ñầu
tư vào lĩnh vực dịch vụ.
- Gia tăng nguồn lực cơ sở vật chất, ñồng bộ hạ tầng kỹ thuật:
Với mục tiêu, phát triển du lịch Quảng Nam trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn, tỉnh Quảng Nam phấn ñấu trở thành một trong


12
những trung tâm du lịch lớn của cả nước.
Trong những năm gần ñây, hạ tầng phục vụ du lịch ñã ñược
ñịa phương này chú trọng ñầu tư. Từ năm 2007-2016, Quảng Nam ñã
ñầu tư nhiều tuyến ñường mới tới các khu, ñiểm du lịch từ nguồn hỗ
trợ vốn hạ tầng du lịch của Chính phủ, nguồn trái phiếu Chính phủ,
nguồn vốn ñịa phương.
c. Gia tăng ñơn vị kinh doanh du lịch nghỉ dưỡng
Theo báo cáo của Sở VH-TT&DL, tính ñến tháng 3.2018 trên
ñịa bàn tỉnh có 570 cơ sở lưu trú du lịch ñang hoạt ñộng với khoảng
11.000 phòng. Trong ñó gồm 174 khách sạn (6 khách sạn 5 sao, 20
khách sạn 4 sao, 20 khách sạn 3 sao, 36 khách sạn 2 sao, 41 khách
sạn 1 sao, 10 khách sạn ñạt tiêu chuẩn, 41 khách sạn chưa xếp hạng),
tổng cộng 8.504 phòng; 145 biệt thự du lịch (1.359 phòng); 250
homestay (1.000 phòng). Hơn 90% cơ sở phân bố tại Hội An, còn lại
chủ yếu tại Tam Kỳ, Núi Thành, ðiện Bàn, Thăng Bình.
2.2.2. Nâng cao chất lượng du lịch nghỉ dưỡng, ña dạng
hóa loại hình nghỉ dưỡng
Quảng Nam trong những năm qua ñã có nhiều sản phẩm du

lịch mới, ña dạng hóa loại hình DLND, ñược các cơ quan, doanh
nghiệp du lịch ñầu tư, tổ chức phục vụ khách: Show diễn Ký ức Hội
An, Khai trương Công viên văn hóa Chủ ñề Ấn tượng Hội An, Khu
nghỉ dưỡng và vui chơi Nam Hội An,
2.2.3. Sử dụng hiệu quả các nguồn lực của du lịch nghỉ
dưỡng
a. Nguồn lực tài nguyên
Quảng Nam ñã sử dụng các nguồn lực tài nguyên thiên nhiên


13
một cách có hiệu quả trong phát triển du lịch nghỉ dưỡng. Mới ñây,
UBND tỉnh Quảng Nam ñã ñồng ý cho triển khai ñầu tư dự án khu
du lịch sinh thái Trà Nhiêu Xanh trên diện tích 25 ha, tại xã Duy
Vinh, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam với tổng mức ñầu tư là 90 tỷ
ñồng. ðây là những khu du lịch sinh thái với mô hình kinh doanh sản
phẩm du lịch bền vững kết hợp với các yếu tố về giữ gìn và bảo vệ
môi trường tự nhiên với các tour du lịch trải nghiệm và dịch vụ nhà
hàng ẩm thực, khu resort thiên nhiên, các cụm nhà lưu trú dân dã,
góp phần làm phong phú thêm loại hình du lịch sinh thái cho ñịa
phương.
b. Nguồn lực vốn
Trong những năm qua, UBND tỉnh Quảng Nam ñã tăng cường
ñầu tư từ ngân sách Nhà nước cho phát triển du lịch vào các hoạt
ñộng cơ bản như: tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, ñào tạo nguồn
nhân lực, xây dựng cơ sở hạ tầng, quảng bá, xúc tiến du lịch. Mặt
khác, huy ñộng các nguồn lực tài chính trong xã hội thông qua hình
thức cổ phần hóa các doanh nghiệp du lịch của Nhà nước, tăng
cường thu hút nguồn vốn ñầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài,
khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân ñầu tư kinh doanh du lịch...

c. Nguồn lực khoa học công nghệ
Trong những năm qua, tỉnh Quảng Nam ñã mở rộng ứng dụng
công nghệ thông tin trong quảng bá, xúc tiến du lịch với các công cụ:
website du lịch Quảng Nam tại ñịa chỉ quangnamtourism.com.vn với
05 ngôn ngữ (Việt, Anh, Pháp, Nhật, Hàn), các trang mạng xã hội;
liên kết hợp tác quốc tế với nhiều tổ chức như JICA, UNESCO, ILO,
EU…; tăng cường liên kết với các ñịa phương trên cả nước như ðà


14
Nẵng, Thừa Thiên Huế, Hà Nội…
d. Nguồn lực con người
Theo thống kê từ Sở VHTTDL, hiện nay, ngành Du lịch
Quảng Nam sử dụng khoảng 15 nghìn lao ñộng, tập trung nhiều nhất
khối lưu trú (70%); lữ hành, vận chuyển, hướng dẫn viên (10%); các
dịch vụ khác (20%). Trình ñộ lao ñộng làm việc tại các cơ sở lưu trú
ñã qua ñào tạo từ sơ cấp trở lên ñạt tỷ lệ 65%. Tuy nhiên, mức ñộ
ñáp ứng yêu cầu công việc chỉ ñạt 40 - 60% (tùy theo ngành nghề).
e. Nguồn lực hạ tầng
Hạ tầng phục vụ du lịch ñược chú trọng, tỉnh Quảng Nam ñã
ñầu tư một số tuyến ñường ñến các khu, ñiểm du lịch từ nguồn hỗ trợ
vốn hạ tầng du lịch của Chính phủ, nguồn trái phiếu Chính phủ,
nguồn vốn ñịa phương. Từ năm 2007-2018, tỉnh Quảng Nam ñã ñầu
tư một số tuyến ñường ñến các khu, ñiểm du lịch, kết nối các tỉnh,
thành phố lân cận như: Hệ thống giao thông ñường bộ chính gồm
Quốc lộ 1A, ñường ven biển ðà Nẵng – Hội An – Chu Lai – Dung
Quất, ñường Cao tốc ðà Nẵng – Quảng Ngãi và các tuyến quốc lộ
thuộc hành lang kinh tế ðông – Tây. Bên cạnh ñó, hạ tầng sân bay
Chu Lai tiếp tục ñược ñầu tư cải tạo, tăng năng lực tiếp nhận từ máy
bay ATR72, Fokker 70, nay ñã ñảm bảo tiếp nhận máy bay A320,

A321 và tương ñương trở lên, tăng chuyến bay trên ñường bay Hà
Nội - Chu Lai - Sài Gòn từ 3 chuyến/ tuần, nay lên 6 chuyến/ngày
ñảm bảo giao thông thông suốt trong nước và khu vực, kết nối với
các ñiểm du lịch nổi tiếng trong tỉnh và các tỉnh, thành phố lân cận.
f. Nguồn lực chính sách
Năm 2009, UBND tỉnh phê duyệt ñiều chỉnh quy hoạch tổng


15
thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam ñến năm 2015 và ñịnh hướng
ñến năm 2020 ban hành kèm theo Quyết ñịnh số 2879/Qð-UBND ñã
góp phần ñịnh hướng phát triển du lịch với mục tiêu khai thác tiềm
năng thế mạnh cua tỉnh, ñảm bảo phát triển hợp lý, góp phần thúc
ñẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà. Theo ñó, Tỉnh ñã lựa chọn
vùng ðông thuộc ñịa bàn Khu kinh tế mở Chu Lai là vùng trọng tâm
quy hoạch phát triển các loại hình du lịch, dịch vụ, kết nối các ñiểm
du lịch và các tuyến du lịch của thành phố ðà Nẵng, Quảng Ngãi, tạo
chuỗi liên kết phát triển du lịch của vùng kinh tế trọng ñiểm miền
Trung.
2.2.4. Liên kết ñể phát triển du lịch nghỉ dưỡng
Du lịch là ngành kinh tế liên ngành, liên vùng. Sự liên kết
trong du lịch, nhất là liên kết vùng, miền tạo nên một ñiểm nhấn cho
từng thời ñiểm là hết sức quan trọng trong quá trình phát triển.
2.2.5. Gia tăng kết quả kinh tế - xã hội và môi trường thu
ñược từ du lịch nghỉ dưỡng
Những năm hiện nay, du lịch Quảng Nam ñang phát triển
mạnh mẽ, hàng năm nhu cầu lao ñộng trực tiếp trong ngành tăng lên
khoảng 10%/năm. Ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống, là một bộ phận
quan trọng cấu thành lên sản phẩm du lịch, ñem lại doanh thu chính
cho ngành. Theo ñó, tổng nhân lực ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống

ñược dự báo sẽ tăng 15%/năm ñến năm 2020. Trong ngành dịch vụ
lưu trú và ăn uống có sự tăng nhanh về lao ñộng trong bộ phận dịch
vụ và bán hàng, với tỷ lệ 18,7%/năm ñến năm 2020 ñể hỗ trợ tăng
trưởng của ngành. Như vậy, du lịch ñã tạo ra một khối lượng việc
làm lớn cho xã hội, giảm tỷ lệ thất nghiệp và cũng là nhân tố giúp


16
tăng cường bình ñẳng giới khi lực lượng lao ñộng nữ có cơ hội làm
việc nhiều hơn.
2.3. ðÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN DLND VÙNG
ðÔNG TỈNH QUẢNG NAM
2.3.1. Thành công và hạn chế
a. Thành công
- Quy mô du lịch ñược mở rộng, lượng khách du lịch hàng
năm trong nước và quốc tế tăng liên tục
- Trình ñộ lao ñộng trong ngành du lịch ñang từng bước ñược
nâng cao, ñáp ứng nhu cầu sử dụng thực tế.
- Cơ sở hạ tầng giao thông, hạ tầng thiết yếu xã hội phục vụ
cho việc phát triển các cơ sở du lịch ñược ñầu tư tương ñối ñồng bộ,
có sự liên kết vùng, liên kết giữa các ñiểm du lịch.
- Các cơ chế, chính sách thu hút các nhà ñầu tư vào lĩnh vực
DLND, có chính sách quản lý hoạt ñộng du lịch
b. Tồn tại, hạn chế
- Chưa ña dạng hóa các loại hình DLND, chưa có nhiều sản
phẩm ñặc trưng hướng tới thị trường khách du lịch quốc tế.
- Chất lượng nguồn nhân lực du lịch còn chưa cao, chủ yếu ở
trình ñộ trung cấp trở xuống, trình ñộ giao tiếp ngoại ngữ chỉ ở mức
tương ñối, chưa ñáp ứng các nhu cầu, sản phẩm mới, một số loại
hình DLND.

- Cơ chế, chính sách còn nhiều bất cập, nhất là trong vấn ñề
ñất ñai và cấp phép ñầu tư. Hiện nay, nhiều Dự án ñã ñược cấp phép
ñầu tư nhưng chưa thực hiện ñược do vướng về thủ tục ñất ñai.
- Công tác xúc tiến, quảng bá thương mại DLND còn nhỏ lẻ,


17
chưa khẳng ñịnh rõ nét vai trò, hình ảnh của du lịch Việt Nam trong
khu vực và trên thế giới.
2.3.2. Nguyên nhân của các hạn chế
- Quy hoạch phát triển các khu DLND chưa ñảm bảo hài hòa
giữa lợi ích phát triển kinh tế với lợi ích về sinh thái và nhân văn.
Chưa tạo sự ñồng thuận, thống nhất giữa người dân và chủ ñầu tư
trong công tác quy hoạch, thu hồi và bồi thường giải phóng mặt bằng
phục vụ xây dựng Dự án.
- Chính sách khuyến khích, thu hút ñầu tư chưa thực sự hấp
dẫn.


18
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGHỈ
DƯỠNG VÙNG ðÔNG TỈNH QUẢNG NAM
3.1. CĂN CỨ ðỀ XUẤT GIẢI PHÁP
3.1.1. Xu hướng phát triển du lịch trên thế giới
a. Xu hướng phát triển cầu du lịch
Cùng với sự tăng trưởng về số lượng, xu hướng nhu cầu tiêu
dùng du lịch cũng thay ñổi. Các loại hình, sản phẩm du lịch sẽ
chuyển từ tiêu dùng sản phẩm kiểu truyền thống sang lựa chọn
chương trình du lịch có các loại hình mới. Khách sẽ yêu thích các

loại hình du lịch mang tính chất thân thiện với môi trường như du
lịch sinh thái, du lịch ñồng quê hoặc những loại hình du lịch nghỉ
ngơi, tiêu dùng, các dịch vụ phục vụ sức khỏe và làm ñẹp. Năm
2030, khách du lịch ñi với mục ñích thăm viếng, sức khỏe và tôn
giáo sẽ chiếm 31% tổng lượng khách du lịch quốc tế; với mục ñích
tham quan, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí chiếm 54%; với mục ñích
công việc và nghề nghiệp chiếm 15%.
b. Xu hướng cơ bản phát triển cung du lịch
Theo Tổ chức Du lịch thế giới, Việt Nam là một trong 10 nước
có tốc ñộ tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới. Năm 2015, nước ta
ñón gần 8 triệu lượt khách quốc tế. ðến năm 2017, số khách quốc tế
ñạt lên 13 triệu lượt; tổng thu trực tiếp từ khách du lịch ñạt trên
500.000 tỉ ñồng.
3.1.2. Bối cảnh phát triển du lịch nghỉ dưỡng vùng ðông
tỉnh Quảng Nam


19
Cùng sự nghiệp ñổi mới của ñất nước hơn 20 năm qua, ngành
Du lịch Việt Nam ñã có nhiều tiến bộ và ñạt ñược những thành tựu
ñáng ghi nhận. Những chỉ tiêu về khách, thu nhập, tỷ trọng GDP và
việc làm ñã khẳng ñịnh vai trò của ngành Du lịch trong nền kinh tế
quốc dân. Không thể phủ nhận, ngành Du lịch ñã góp phần quan
trọng vào tăng trưởng kinh tế, xoá ñói, giảm nghèo, ñảm bảo an sinh
xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá, bảo vệ môi trường và giữ
vững an ninh, quốc phòng.
Xu hướng hội nhập, hợp tác, cạnh tranh toàn cầu, giao lưu
mở rộng và tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong nền kinh
tế tri thức trên thế giới và khu vực ñã và ñang tạo những cơ hội ñồng
thời cũng là thách thức ñối với phát triển du lịch Việt Nam.

3.1.3. Quan ñiểm, mục tiêu phát triển du lịch nghỉ dưỡng
vùng ðông tỉnh Quảng Nam theo ñịnh hướng phát triển du lịch
tỉnh Quảng Nam
a. Quan ñiểm phát triển du lịch, du lịch nghỉ dưỡng vùng ðông
c. ðịnh hướng
3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG
VÙNG ðÔNG TỈNH QUẢNG NAM
3.2.1. Gia tăng quy mô du lịch nghỉ dưỡng
- Phát triển DLND trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của vùng
ðông tỉnh Quảng Nam trên cơ sở phát triển hài hòa các mục tiêu phát
triển du lịch với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
- Tiếp tục nghiên cứu khớp nối các quy hoạch du lịch với quy
hoạch phát triển của các ngành, ñịa phương liên quan và phù hợp với


20
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Tập trung nghiên cứu, tổ chức các chương trình giao lưu văn
hóa, các sự kiện mang tầm khu vực, quốc tế ñể tạo ñiều kiện gắn kết
phát triển DLND, tạo ñộng lực cho DLND phát triển các loại hình
gắn kết với các sự kiện, trong ñó trọng tâm xác ñịnh vùng phát triển
là thành phố Hội An.
- Xúc tiến, thúc ñẩy nâng cấp sân bay Chu Lai ñể tăng tuyến,
chuyến bay ñi các trung tâm du lịch của cả nước và khu vực.
3.2.2. Nâng cao chất lượng du lịch nghỉ dưỡng, ña dạng
hóa loại hình nghỉ dưỡng
- Tạo sản phẩm du lịch ñặc thù, ñộc ñáo, thoả mãn kỳ vọng,
gây bất ngờ ñể du khách dễ dàng tiếp cận và trải nghiệm.
- Cần bố trí hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch nghỉ
dưỡng vùng ðông như hoàn thiện chất lượng dịch vụ viễn thông, cải

thiện mạng lưới rộng hơn, triển khai nghiên cứu phát triển các dịch
vụ mới, xây dựng trung tâm bưu chính với trang thiết bị hiện ñại;
- Xây dựng các sản phẩm mới kết hợp du lịch nghỉ dưỡng và
chữa bệnh
3.2.3. Sử dụng hiệu quả các nguồn lực của du lịch nghỉ
dưỡng
- Tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong
lĩnh vực du lịch tại khu du lịch nghỉ dưỡng.
- Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực du lịch và bảo vệ
môi trường. Lấy kinh nghiệm từ các nước thực hiện tốt việc bảo vệ
và cải thiện môi trường làm bài học và vận dụng một cách phù hợp.


21
- ðối với nguồn vốn từ ngân sách tỉnh Quảng Nam cần phân
bổ cho phát triển hạ tầng các khu du lịch ñịa phương và khu du lịch
có tiềm năng trên ñịa bàn, ñặc biệt là vùng ðông tỉnh.
- ðối với nguồn vốn xã hội hóa từ doanh nghiệp, cá nhân ñầu
tư cho du lịch. Trong thời gian tới, các ñịa phương trong vùng cần
tiếp tục ñẩy mạnh thực hiện xã hội hóa trong công tác ñầu tư phát
triển du lịch; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia góp vốn
ñầu tư dưới các hình thức khác nhau, ñặc biệt có cơ chế thích hợp ñể
thu hút nguồn vốn trong dân ñể ñầu tư phát triển du lịch.
- Hướng tới sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông ñể
hình thành hệ sinh thái du lịch, xây dựng ngành du lịch chất lượng
cao phục vụ du khách. Hệ sinh thái và sản phẩm của du lịch thông
minh.
- Dữ liệu hóa các thông tin về du lịch phục vụ mục ñích tra
cứu về dự báo, ủng hộ phát triển các ứng dựng ñặt phòng, mua vé
máy bay và các dịch vụ số về cung cấp sản phẩm du lịch trên ñịa bàn

vùng ðông tỉnh Quảng Nam.
- Khuyến khích, tạo ñiều kiện cho các cán bộ trẻ ñược học tập,
ñào tạo một cách bài bản về du lịch.
- Tăng cường mở các lớp ñào tạo nghiệp vụ lễ tân, buồng, bàn,
bar.
- ðầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng giao
thông kết nối ñến chân Dự án. Tích cực, chủ ñộng tiếp cận các nguồn
vay ODA ưu ñãi theo chương trình của Chính phủ, thông qua các tổ
chức tài chính Quốc tế như WB, ADB


22
- Tập trung giải quyết tồn tại, vướng mắc về ñất ñai, ñầu tư
dẫn ñến tạm dừng các Dự án Khu DLND vùng ðông tỉnh Quảng
Nam. Xây dựng và thực hiện
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả ñiều hành, quản lý của các cấp
chính quyền ñịa phương, của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh,
Sở Kế hoạch và ðầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai trong
việc cấp phép ñầu tư, quản lý hoạt ñộng ñầu tư DLND. Phát huy vai
trò của Ban Chỉ ñạo về phát triển du lịch của tỉnh.
3.2.4. Liên kết ñể phát triển du lịch nghỉ dưỡng
- Bên cạnh việc liên kết với ðà Nẵng và Huế, các huyện vùng
ðông tỉnh Quảng Nam cần hoàn thiện cơ chế chính sách trong phát
triển du lịch ñể liên kết rộng ra khu vực miền Trung – Tây nguyên.
- ðẩy mạnh quảng bá tuyên truyền trên phương tiện thông tin
ñại chúng và bằng các hình thức khác như trên các ấn phẩm (sách
hướng dẫn tờ rơi, catalogue...) trên các phương tiện trực quan (pa nô,
biểu ngữ...). Xây dựng trạm du khách bên ñường ñể phục vụ, ñiều
hành du khách, tổ chức các chiến dịch phát ñộng thị trường.
- Tăng cường hiệu quả của việc sử dụng công nghệ tin học

nhằm tăng khả năng thu hút khách thông qua cổng thông tin ñiện tử
tỉnh, qua trang Web của Sở Du lịch và các ngành, ñịa phương khác.
- Khuyến khích các doanh nghiệp du lịch vùng ðông tỉnh
Quảng Nam xây dựng các tour du lịch theo chủ ñề.
- Phân tích cơ cấu khách ñến Quảng Nam trong những năm
qua cho thấy khách châu Âu, Bắc Mỹ chiếm phần lớn, khách ðông
Nam Á chiếm số lượng ít; khách nội ñịa còn thấp so với các tỉnh


23
trong khu vực. Một số thị trường mới nổi lên của du lịch Việt Nam
cần lưu ý như Nga, Hàn Quốc.
3.2.5. Gia tăng kết quả kinh tế - xã hội và môi trường thu
ñược từ du lịch nghỉ dưỡng
- Cần hợp tác trao ñổi kinh nghiệm trong bảo vệ môi trường tại
các ñiểm du lịch, bảo ñảm thực hiện nguyên tắc phát triển bền vững,
tránh tác ñộng tiêu cực từ con người trong khai thác, kinh doanh du
lịch, không ñể bị “thương mại hóa” hoặc bị lạm dụng cho các mục
ñích khác khi ñầu tư, ñặc biệt là trong bảo vệ môi trường, cảnh quan
du lịch biển…
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá
nhân kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch không thực hiện ñúng các
quy ñịnh về vệ sinh, môi trường.
- Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, của toàn xã hội
về du lịch nghỉ dưỡng
3.3. KIẾN NGHỊ
3.3.1. ðối với Chính phủ, các Bộ ngành có liên quan
3.3.2. ðối với UBND tỉnh Quảng Nam



×