Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

de-cuong-on-tap-hoc-ky-1-sinh-hoc-11-nam-2018-2019-truong-thpt-yen-hoa-ha-noi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.59 KB, 7 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2018 – 2019
MÔN : SINH HỌC 11
I. NỘI DUNG KIẾN THỨC:
1. Phần chuyển hóa vật chất ở thực vật và động vật:
- Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ, sự vận chuyển các chất trong cây
- Sự thoát hơi nước ở lá
- Dinh dưỡng ni tơ ở thực vật
- Quang hợp và hô hấp
- Tiêu hóa và biến đổi thức ăn ở các nhóm động vật
- Hô hấp ở các nhóm động vật
- Tuần hoàn máu và cân bằng nội môi
2. Phần cảm ứng ở TV và ở ĐV
- Hướng động và ứng động
- Cảm ứng ở các nhóm động vật và tập tính ĐV
- Điện thế nghỉ và điện thế hoạt động
- Dẫn truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh và qua xinap từ đó giải thích các hiện tượng
II. MỘT SỐ CÂU HỎI MINH HỌA
PHẦN 1: CÂU HỎI TỰ LUẬN
Chương 1: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
A. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật:
Câu 1: Phân biệt cơ chế hấp thu nước với cơ chế hấp thu ion khoáng ở rễ cây. Giải thích vì sao cây trên
cạn bị ngập úng lâu sẽ chết?
Câu 2: Động lực giúp dòng nước và ion khoáng di chuyển được từ rễ lên lá ở những cây gỗ cao hàng
chục mét ? Động lực nào đẩy dòng mạch rây đi từ lá đến rễ và các cơ quan khác?
Câu 3: Vì sao thiếu nitơ trong môi trường dinh dưỡng, cây không thể phát triển bình thường được ? Nêu
quá trình cố định nitơ khí quyển và vai trò của nó?
Câu 4: Vai trò của quá trình thoát hơi nước đối với đời sống thực vật? Tác nhân chủ yếu điều tiết độ mở
khí khổng là tác nhân nào?
Câu 5: Quang hợp ở thực vật là gì? Viết phương trình quang hợp tổng quát? Vì sao quang hợp có vai trò
quyết định đối với sự sống trên Trái đất ?
Câu 6: Nêu thành phần và chức năng của hệ sắc tố quang hợp trong lá xanh?


Câu 7: Vẽ sơ đồ các quá trình của 2 pha trong quang hợp? Oxi trong quang hợp có nguồn gốc từ đâu?
Câu 8: Nêu sự giống và khác nhau giữa các con đường C3, C4 và CAM:
Câu 9: Hô hấp ở thực vật là gì? Viết phương trình tổng quát của quá trình hô hấp? Hô hấp hiếu khí có
ưu thế gì so với hô hấp kị khí? Trong những trường hợp nào thì diễn ra lên men ở cơ thể thực vật?
Câu 10: Viết sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp?
(THI GIỮA KÌ I ÔN HẾT PHẦN A – CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC
VẬT)
B. Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật:
Câu 11: Cho biết sự khác nhau giữa tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào ?
Nêu sự khác nhau cơ bản về cấu tạo ống tiêu hóa và quá trình tiêu hóa thức ăn của thú ăn thịt và thú ăn
thực vật? Tại sao thú ăn thực vật thường phải ăn với số lượng rất lớn?
Câu 12: Sự trao đổi khí với môi trường xung quanh ở động vật đa bào có tổ chức thấp (thủy tức) được
thực hiện như thế nào? Sự trao đổi khí với môi trường xung quanh ở côn trùng, cá, lưỡng cư, bò sát,
chim và thú được thực hiện như thế nào? Tại sao bề mặt trao đổi khí ở chim, thú phát triển hơn của lưỡng
cư và bò sát?
1


Câu 13: Vì sao hệ tuần hoàn của côn trùng là hệ tuần hoàn hở? Tại sao hệ tuần hoàn của cá, lưỡng cư, bò
sát, chim, thú là hệ tuần hoàn kín ? Cho biết ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở? Ưu
điểm của tuần hoàn máu trong hệ tuần hoàn kép so với hệ tuần hoàn đơn ?
Câu 14: Tại sao tim tách rời cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng?
Câu 15: Huyết áp là gì? Tại sao huyết áp giảm dần trong hệ mạch?
Câu 16: Tại sao cân bằng nội môi có vai trò quan trọng đối với cơ thể? Cho biết vai trò của gan trong
điều hòa lượng glucozo trong máu? Chức năng của thận trong cân bằng nội môi?
C. Cảm ứng ở thực vật
Câu 17: Cảm ứng là gì? Trình bày các kiểu hướng động ở thực vật, cho ví dụ? Tìm các ứng dụng trong
nông nghiệp về vận động hướng động?
Câu 18: Phân biệt ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng? Vai trò của ứng động đối với
đời sống của thực vật?

D. Cảm ứng ở động vật:
Câu 16: Phân biệt cấu tạo hệ thần kinh dạng ống với hệ thần kinh dạng lưới và hệ thần kinh dạng chuỗi
hạch. Ở động vật có tổ chức thần kinh cung phản xạ gồm những bộ phận nào?
Phân biệt phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện? So sánh cảm ứng ở thực vật và động vật?
Câu 17: Điện hoạt động là gì? So sánh sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có và không có
bao miêlin.
Câu 18: Xinap là gì? Chất trung gian hóa học có vai trò như thế nào trong truiyền tin qua Xinap? Tại
sao xung thần kinh được dẫn truyền trong một cung phản xạ chỉ theo 1 chiều?
Câu 19: Tập tính là gì? Cơ sở thần kinh của tập tính? Phân biệt tập tính bẩm sinh và tập tính học được.
Cho ví dụ?
Câu 20: Tập tính bảo vệ lãnh thổ của động vật có ý nghĩa gì với đời sống của chúng. Tại sao chim và cá
di cư ? Khi di cư, chúng định hướng bằng cách nào?
PHẦN 2: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Cho các kết luận sau:
(1) Không gây độc hại đối với cây trồng, vật nuôi.
(2) Không độc nông phẩm và ô nhiễm môi trường.
(3) Cung cấp các nguyên tố khoáng với hàm lượng rất lớn mà cây khó hấp thụ được hết.
(4) Dư lượng phân bón khoáng chất sẽ làm xấu lí tính của đất, giết chết các vi sinh vật có lợi.
Có bao nhiêu kết luận không đúng khi nói về hậu quả của bón phân hóa học quá mức cần thiết cho cây
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4.
Câu 2: Cho các nhận định sau:
(1) Pha tối chỉ diễn ra ở trong bóng tối.
(2) Trong pha sáng diễn ra cần có ánh sáng.
(3) Trong quang hợp, O2 được giải phóng từ phân tử nước qua quá trình quang phân li nước.
(4) Quá trình quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4, CAM giống nhau ở pha sáng quang hợp.
Có bao nhiêu nhận định đúng trong các nhận định trên là:
A. 4

B. 1
C. 2
D. 3
Câu 3: Đặc điểm của con đường thoát nước qua bề mặt cutin là:
A. Vận tốc lớn, được điều chỉnh.
B. Vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.
C. Vận tốc lớn, không được điều chỉnh.
D. Vận tốc nhỏ, được điều chỉnh.
Câu 4: Cho các nhận định sau đây về hô hấp ở thực vật với vấn đề bảo quản nông sản, thực phẩm:
(1) Hô hấp làm tiêu hao chất hữu cơ của đối tượng bảo quản.
(2) Hô hấp là nhiệt độ môi trường bảo quản tăng.
(3) Hô hấp làm tăng độ ẩm, thay đổi thành phần khí trong môi trường bảo quản.
2


(4) Hô hấp không làm thay đổi khối lượng nông sản, thực phẩm.
Số nhận định đúng trong các nhận định nói trên là:
A. 4
B. 3
C. 1
D. 2
Câu 5:
Cột A
Cột B
1. Lá có bản rộng, mỏng.
a. Trao đổi khí và hơi nước khi quang hợp.
2. Mạch dẫn
b. Chứa lục lạp thực hiện quang hợp.
3. Biểu bì
c. Hấp thụ được nhiều ánh sáng.

4. Mô giậu
d. Vận chuyển nước, khoáng và các chất hữu cơ.
5. Khí khổng
e. Bảo vệ.
Hãy chọn đáp án đúng nhất khi kết hợp cột A với cột B là:
A. 1 – c, 2 – d, 3 – e, 4 – b, 5 – a.
B. 1 – a, 2 – d, 3 – e, 4 – b, 5 – c.
C. 1 – a, 2 – b, 3 – c, 4 – d, 5 – e.
D. 1 – b, 2 – d, 3 – e, 4 – c, 5 – a.
Câu 6: Hô hấp sáng xảy ra qua 3 bào quan lần lượt là:
A. Ti thể  lục lạp  perôxixôm.
B. Lục lạp  Ti thể  perôxixôm.
C. Perôxixôm  lục lạp  ti thể.
D. Lục lạp  perôxixôm  ti thể.
Câu 7: Các dạng nitơ mà thực vật hấp thụ được là:
A. NH4+ và N2.
B. NO2- và NH4+. C. NO3- và NH4+. D. NO2- và NO3-.
Câu 9: Khi trời nắng ta đứng dưới bóng cây cảm thấy mát hơn đứng dưới mái che bằng vật liệu xây
dựng là vì:
A. lá cây thoát hơi nước thường xuyên làm hạ nhiệt độ môi trường xung quanh tán lá.
B. lá cây đóng mở khí khổng thường xuyên ngay cả khi ở trong bóng tối.
C. lá cây đã làm cho không khí ẩm thường xuyên nhờ quá trình hút nước.
D. lá cây đã tạo ra sức hút nước trong cây.
Câu 8. Quang hợp chỉ xảy ra tại miền ánh sáng nào?
A. Lục lam và đỏ
B. Xanh và lục
C. Xanh tím và đỏ D. Lục và tím
Câu 10: Quá trình hô hấp hiếu khí và hô hấp kị khí (lên men) đều tạo năng lượng nhưng:
A. chỉ hô hấp kị khí mới giải phóng CO2 và ATP.
B. khác nhau ở giai đoạn đường phân.

C. chỉ hô hấp kị khí mới diễn ra trong ty thể.
D. khác nhau ở sản phẩm cuối cùng và giá trị năng lượng thu được.
Câu 11: Quang hợp ở thực vật:
A. là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời đã được diệp lục hấp thu để tổng hợp cacbonhyđrat
và giải phóng oxy từ cacbonic và nước.
B. là quá trình tổng hợp được các hợp chất cacbonhyđrat và O2 từ các chất vô cơ đơn giản xảy ra ở lá
cây.
C. là quá trình sử dụng năng lượng ATP được diệp lục hấp thụ để tổng hợp cacbonhydrat và giải phóng
ôxy từ CO2 và nước.
D. là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời được diệp lục hấp thu để tổng hợp các chất hữu cơ
từ các chất vô cơ đơn giản (CO2).
Câu 12: Củ cà rốt, quả gấc, trái cà chua chứa nhiều sắc tố quang hợp loại nào làm chúng có màu đỏ?
A. Diệp lục b.
B. Phicobilin.
C. Carôtênôit.
D. Xantôphin .
Câu 13: Quá trình hấp thụ nước ở rễ xảy ra theo những giai đoạn nào?
1) Giai đoạn nước từ đất vào lông hút
2) Giai đoạn nước từ lông hút vào mạch gỗ của rễ
3) Giai đoạn nước bị đẩy từ mạch gỗ của rễ lên mạch gỗ của thân.
3


4) Giai đoạn nước từ mạch gỗ của thân lên lá.
Tổ hợp đúng là:
A. 1, 2, 4
B. 1, 2, 3
C. 1, 3, 4
D. 2, 3, 4
2+

2+
Câu 14: Nồng độ Ca trong cây là 0,5%, trong đất là 0,2%. Cây sẽ nhận Ca bằng cách nào?
A. Hấp thụ thụ động. B. Khuếch tán. C. Thẩm thấu.
D. Hấp thụ chủ động.
Câu 15: Quá trình hô hấp trong cơ thể thực vật, trải qua các giai đoạn:
A. Đường phân hiếu khí và chu trình Crep. B. Đường phân và hô hấp hiếu khí.
C. Oxy hóa chất hữu cơ và khử.
D. Cacboxi hóa - khử - tái tạo chất nhận.
Câu 16: Sự khác nhau về hiệu quả năng lượng giữa quá trình hô hấp và qúa trình lên men?
A. Năng lượng ATP được giải phóng trong quá trình lên men gấp rất nhiều so với quá trình hô hấp hiếu
khí.
B. Năng lượng ATP được giải phóng trong quá trình hô hấp hiếu khí gấp rất nhiều so với quá trình lên
men.
C. Năng lượng ATP được giải phóng trong cả hai quá trình đó là như nhau.
D. Năng lượng ATP được giải phóng trong quá trình lên men cao hơn quá trình hô hấp hiếu khí.
Câu 17: Hô hấp hiếu khí ở cây xanh:
A. Là quá trình thu nhận O2 trong không khí và thải CO2 vào môi trường xung quang.
B. Là quá trình phân giải chất hữu cơ và giải phóng năng lượng.
C. Là quá trình oxy hóa sinh học nguyên liệu hô hấp (gluozơ...) đến CO2, H2O và tích lũy lại năng lượng
ở dạng dễ sử dụng là ATP.
D. Là quá trình khử các nguyên liệu hô hấp (gluozơ...) đến CO2, H2O và tích lũy lại năng lượng ở dạng
dễ sử dụng là ATP.
Câu 18: Cho các nhóm đặc điểm sau ở lá cây:
I. Hình bản, xếp xen kẽ, hướng quang.
II. Có mô xốp gồm nhiều khoang trống chứa CO2; mô giậu chứa nhiều lục lạp.
III. Hệ mạch dẫn (gân lá) dày đặc, thuận lợi cho việc vận chuyển nước, khoáng và sản phẩm quang hợp.
IV. Bề mặt lá có nhiều khí khổng, giúp trao đổi khí.
Các nhóm đặc điểm phù hợp với chức năng quang hợp ở lá là:
A. II, III, IV.
B. I, II, III, IV.

C. I, II, IV.
D. I, II, III.
Câu 19: Nhận định nào không đúng khi nói về sự ảnh hưởng của một số nhân tố tới sự thoát hơi nước?
A. Điều kiện cung cấp nước và độ ẩm không khí ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước.
B. Một số ion khoáng cũng ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước do nó điều tiết độ mở của khí khổng.
C. Các nhân tố ảnh hưởng đến độ mở của khí khổng sẽ ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước.
D. Vào ban đêm, cây không thoát hơi nước vì khí khổng đóng lại khi không có ánh sáng.
Câu 20: Bản chất pha sáng của quá trình quang hợp là:
A. Pha khử nước để sử dụng H+ và êlectron cho việc hình thành ATP và NADPH, đồng thời giải phóng
O2 vào khí quyển.
B. Quang phân li nước để sử dụng H+ và êlectron cho việc hình thành ATP và NADPH, đồng thời giải
phóng O2 vào khí quyển.
C. Quang phân li nước để sử dụng H+ và êlectron cho việc hình thành ADP và NADPH, đồng thời giải
phóng O2 vào khí quyển.
D. Quang phân li nước để sử dụng H+, CO2 và êlectron cho việc hình thành ATP và NADPH, đồng thời
giải phóng O2 vào khí quyển.
Câu 21: Chọn phát biểu đúng:
A. Chu trình Canvin chỉ có ở thực vật C3.
B. Nhóm thực vật C4 có năng suất quang hợp cao hơn C3 và CAM.
C. Thực vật CAM có khí khổng mở vào ban ngày và đóng vào ban đêm.
4


D. Thực vật CAM mang đặc điểm thích nghi với điều kiện môi trường rừng mưa nhiệt đới.
Câu 22: Cho các nhận định sau:
(1) Chu trình C4 quá trình cố định CO2 tách biệt về mặt thời gian.
(2) Chu trình CAM quá trình cố định CO2 tách biệt về mặt không gian.
(3) Thực vật C4 bao gồm một số thực vật ở vùng nhiệt đới như: ngô, mía, cỏ lồng vực, ...
(4) Tên gọi thực vật C3, C4 là gọi theo sản phẩm cố định CO2 đầu tiên.
Số nhận định không đúng trong các nhận định trên là:

A. 4
B. 1
C. 3
D. 2
Câu 23: Hệ sắc tố quang hợp ở thực vật bậc cao gồm:
A. Diệp lục a và diệp lục b
B. Diệp lục và carôtenôit
C. CO2 và nước
D. CO2 và ánh sáng
Câu 24: Người ta phân biệt nhóm thực vật C3, C4 chủ yếu dựa vào:
A. Có hiện tượng hô hấp sáng hay không có hiện tượng này.
B. Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên.
C. Sự khác nhau về cấu tạo mô giậu của lá.
D. Sự khác nhau ở các phản ứng
sáng.
Câu 25: Sắc tố quang hợp quan trọng nhất trực tiếp tham gia chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành
năng lượng hóa học là loại:
A. Diệp lục a (C55H72O5N4Mg).
B. Phicobilin và xantôphin C40H54(OH)2.
C. Diệp lục b (C55H70O6N4Mg).
D. Carôtênôit (C40H56).
Câu 26: Khi đưa cây ra ngoài sáng, ... (1)... trong tế bào khí khổng tiến hành ... (2)... làm thay đổi nồng
độ CO2 và tiếp theo là pH. Sự thay đổi này dẫn đến 1 kết quả là hàm lượng đường tăng, làm tăng ... (3)...
trong tế bào. Hai tế bào ... (4) ... hút nước, trương nước và khí khổng mở.
Thứ tự 1, 2, 3, 4 đúng nhất là:
A. lục lạp, áp suất thẩm thấu, quang hợp, khí khổng.
B. lục lạp, quang hợp, khí khổng, áp suất thẩm
thấu.
C. lục lạp, quang hợp, áp suất thẩm thấu, khí khổng.
D. quang hợp, áp suất thẩm thấu, khí khổng, lục

lạp.
Câu 27: Khi được chiếu sáng cây xanh giải phóng O2, các phân tử O2 đó được bắt nguồn từ:
A. sự khử CO2.
B. quá trình hô hấp sáng.
C. quá trình quang phân li nước.
D. phân giải đường.
Câu 28: Điểm bù ánh sáng là:
A. Cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp lớn gấp 2 lần cường độ hô hấp.
B. Cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau.
C. Cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp nhỏ hơn cường độ hô hấp.
D. Cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp lớn hơn cường độ hô hấp.
Câu 29: Năng suất kinh tế là:
A. Một phần của năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế
đối với con người của từng loài cây.
B. Toàn bộ năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối
với con người của từng loài cây.
C. 2/3 năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với
con người của từng loài cây.
D. 1/2 năng suất sinh học được tích luỹ trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với
con người của từng loài cây.
Câu 30. Nhóm động vật nào sau đây chưa có cơ quan tiêu hóa ?
A. Giun đất, cào cào ,ốc sên
B. Heo,hổ,báo
5


C. Trùng roi,trùng giày,amip
D. Thủy tức,san hô,giun dẹp
Câu 31.Dạ dày ở động vật ăn thực vật nào chỉ có một ngăn?
A.Ngựa, thỏ, chuột, cừu, dê.

B.Ngựa, thỏ, chuột, trâu, bò.
C.Ngựa, thỏ, chuột.
D.Trâu, bò, cừu, dê.
Câu 32. Sự tiêu hoá thức ăn ở dạ dày cỏ diễn ra như thế nào?
A. Hấp thụ bớt nước trong thức ăn.
B. Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hoá
xellulôzơ.
C. Tiết pépin và HCl để tiêu hoá prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ.
D. Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại.
Câu 33: Những con thú nào sau đây tiêu hóa thức ăn chủ yếu nhờ các vi sinh vật sống cộng sinh
trong ống tiêu hóa?
A. Hổ, báo
B. Chó, mèo
C. Trâu, bò D. Heo, chuột
Câu 34: Thú ăn thực vật thường phải ăn lượng thức ăn lớn chủ yếu vì:
A. Chúng không nhai kỹ thức ăn
B. Chúng có dạ dày rất lớn
C. Thức ăn của chúng nghèo dinh dưỡng
D. Chúng cần phải mài răng cho sắc
Câu 35: Cấu trúc nào sau đây không nằm trong cấu tạo ống tiêu hóa ở người?
A. Ruột già
B. Ruột non
C. Tuyến nước bọt
D. Dạ dày
Câu 36: Đặc điểm không có trong cấu tạo ống tiêu hóa của thú nhai lại?
A. Ruột non dài
B. Răng nanh phát triển
C. Dạ dày 4 ngăn
D. Răng hàm nhiều gờ cứng
Câu 37: Nhóm động vật nào sau đây tiêu hóa bằng cả hai hình thức nội bào và ngoại bào?

A. Giun đất, châu chấu, gà
B. Heo, trâu, bò
C. Trùng giày, trùng roi, amíp
D. Thủy tức, san hô, giun dẹp
Câu 38: Chọn phát biểu sai về tiêu hóa ở người.
A. Tiêu hóa ở người là tiêu hóa nội bào B. Ở miệng có tiêu hóa hóa học và cơ học
C. Thực quản chỉ có tiêu hóa cơ học
D. Dạ dày người chỉ có một ngăn
Câu 39: Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng đường đi của thức ăn trong dạ dày của thú nhai lại?
A. Miệng-dạ tổ ong-dạ múi khế-dạ lá sách-nhai lại-dạ cỏ.
B. Miệng-dạ cỏ-nhai lại-dạ tổ ong-dạ múi khế-dạ lá sách.
C. Miệng-dạ cỏ-dạ tổ ong-nhai lại-dạ lá sách-dạ múi khế.
D. Miệng-dạ tổ ong-dạ cỏ-nhai lại-dạ lá sách-dạ múi khế.
Câu 40: Ở người, huyết áp giảm dần trong hệ mạch theo thứ tự
A. Mao mạch → động mạch → tĩnh m ạch. B. Động mạch → tĩnh mạch → mao mạch.
B. Tĩnh mạch → động mạch → mao mạch. D. Động mạch → mao mạch → tĩnh mạch .
Câu 41: Tiêu hóa là quá trình:
A. biến đổi hóa học thức ăn nhờ các enzim để tạo ra năng lượng nuôi sống cơ thể.
B. tạo ra các chất dinh dưỡng và năng lượng từ thức ăn để cơ thể có thể sử dụng để tồn tại.
C. tạo ra các chất dinh dưỡng từ thức ăn để cơ thể có thể sử dụng để tồn tại.
D. biến đổi chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành các chất đơn giản mà cơ thể hấp thu được.
Câu 42: Những ứng động nào dưới đây là ứng động không sinh trưởng?
A. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí khổng đóng mở.
B. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng.
C. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ, khí khổng đóng mở
D. Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại, khí khổng đóng mở.
Câu 43: Các kiểu hướng động âm của rễ là:
A. Hướng đất, hướng sáng.
B. Hướng nước, hướng hoá
6



C. Hướng sáng, hướng hoá.
D. Hướng sáng, hướng nước
Câu 44: Khi không có ánh sáng, cây non mọc như thế nào?
A. Mọc vống lên và có màu vàng úa.
B. Mọc bình thường và có màu xanh.
C. Mọc vống lên và có màu xanh.
D. Mọc bình thường và có màu vàng úa.
Câu 45: Các dây leo cuốn quanh cây gỗ là nhờ kiểu hướng động nào?
A. Hướng sáng. B. Hướng đất
C. Hướng nước. D. Hướng tiếp xúc.
Câu 46: Hệ thần kinh (hệ TK) dạng ống được tạo thành từ hai phần rõ rệt là:
A. Não và TK ngoại biên.
B. Não và tuỷ sống.
C. TK trung ương và TK ngoại biên.
D. Tuỷ sống và TK ngoại biên.
Câu 47: Tập tính học được là:
A. Loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.
B. Loại tập tính được hình thành trong quá trình phát triển của loài, thông qua học tập và rút kinh
nghiệm.
C. Loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm,
được di truyền.
D. Loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm,
mang tính đặc trưng cho loài.
Câu 48: Khi mở nắp bể, đàn cá cảnh thường tập trung về nơi thường cho ăn. Đây là ví dụ về hình
thức học tập:
A. Học ngầm.
C. Điều kiện hoá đáp ứng.
B. Học khôn.`

D. Điều kiện hoá hành
động.
Câu 49: Thầy yêu cầu bạn giải một bài tập di truyền mới, bạn giải được. Đây là một ví dụ về hình
thức học tập:
A. Điều kiện hoá đáp ứng.
B. Học ngầm.
C. Điều kiện hoá hành động.
D. Học khôn
Câu 50. Hươu đực quệt dịch có mùi đặc biệt tiết ra từ tuyến cạnh mắt của nó vào cành cây để
thông báo cho các con đực khác là tập tính:
A. kiếm ăn.
B. sinh sản.
C. di cư.
D. bảo vệ lãnh thổ

7



×