Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

de-thi-hsg-lich-su-10-nam-2018-2019-truong-thuan-thanh-2-bac-ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.43 KB, 4 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG

TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH 2

NĂM HỌC 2018 – 2019

ĐỀ CHÍNH THỨC

Môn thi: Lịch sử – Lớp 10
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (5 điểm)
a. Chế độ phong kiến Ấn Độ phát triển thịnh đạt dưới vương triều nào? Nêu những
biểu hiện chứng minh sự phát triển thịnh đạt đó? Hãy cho biết vị trí của vương triều này
trong lịch sử Ấn Độ?
b. Vì sao chế độ phong kiến Ấn Độ rơi vào tình trạng suy yếu? Hậu quả của sự suy
yếu đó là gì?
Câu 2 (3 điểm)
Trình bày những nét tiêu biểu của văn hóa Campuchia và văn hóa Lào? Điểm tương
đồng của hai nền văn hóa này là gì?
Câu 3 (4 điểm)
Khi đánh giá về thành thị trung đại Tây Âu, có nhận định cho rằng: “Thành thị
trung đại như những bông hoa rực rỡ, xuất hiện trên những vũng bùn đen tối là xã hội
phong kiến lúc bấy giờ”. Dựa vào hiểu biết của mình em hãy cho biết:
a. Thành thị Tây Âu đã được hình thành như thế nào?
b. Vai trò của thành thị trung đại Tây Âu?
Câu 4 (4 điểm)
Những chính sách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta?
Tại sao người Việt vẫn giữ được tiếng nói, phong tục tập quán của mình?


Câu 5 (4 điểm)
Khái quát chính sách ngoại giao của nhà nước phong kiến Việt Nam ở các thế kỉ X
– XV? Theo em, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, Đảng và Nhà
nước ta đã kế thừa và phát huy chính sách ngoại giao đó như thế nào?
-------------------------- Hết ---------------------------(Thí sinh không sử dụng tài liệu)


ĐÁP ÁN HSG LỊCH SỬ 10
Câu hỏi

Đáp án

Câu 1

a.
* Chế độ phong kiến Ấn Độ phát triển thịnh đạt dưới Vương triều Mô-gôn (1526 –
1707). Các vị vua thời kỳ đầu đã ra sức củng cố vương triều theo hướng “Ấn Độ hóa”
và xây dựng đất nước. Đến thời trị vì của Acơba, Ấn Độ đạt được bước phát triển mới
* Biểu hiện:
- Xây dựng chính quyền mạnh mẽ, dựa trên sự liên kết tầng lớp quý tộc, không phân
biệt nguồn gốc, số quan lại gốc Mông Cổ, gốc Ấn Độ Hồi giáo, gốc Ấn Độ Ấn Độ giáo
có tỉ lệ gần như bằng nhau
- Xây dựng khối hòa hợp dân tộc trên cở sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc, tôn giáo…
- Tiến hành đo đạc ruộng đất để định ra mức thuế đúng và hợp lí, thống nhất hệ thống
cân đong và đo lường
- Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật
=> Những chính sách đó làm xã hội ổn định, kinh tế phát triển, văn hóa có nhiều thành
tựu mới, đất nước thịnh vượng. Acơba được coi như là một vị anh hùng dân tộc
* Vị trí của vương triều Mô gôn: là thời kỳ cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ
b. Chế độ phong kiến Ấn Độ rơi vào tình trạng suy yếu vì:

- Sau khi Acơba qua đời, hầu hết các vua của vương triều này đều dùng quyền chuyên
chế, độc đoán, hình phạt khắc nghiệt, thuế, lao dịch nặng nề….
- Để chứng tỏ quyền lực, con và cháu Acơba xây dựng nhiều công trình kiến trúc: lăng
Ta-giơ Ma-han, lâu đài Thành Đỏ…đã làm cho đối kháng nhân dân tăng thêm….
* Hậu quả của sự suy yếu: Ấn Độ bị thực dân phương Tây nhòm ngó, xâm lược và
trở thành thuộc địa của Anh

(5 điểm)

Câu 2
(3 điểm)

* Văn hóa Campuchia:
- Chữ viết: trên cơ sở chữ Phạn của người Ấn, từ thế kỉ VII, người Khơ-me đã sáng tạo
nên hệ thống chữ viết riêng của mình
- Văn học: văn học dân gian và văn học viết phát triển mạnh với những truyện thần
thoại, truyện trạng, truyện cười…phản ánh tình cảm của con người với thiên nhiên, đất
nước….
- Tôn giáo: Thời gian đầu Campuchia chịu ảnh hưởng của Hinđu giáo. Từ thế kỉ XII,
Phật giáo Đại thừa có ảnh hưởng lớn ở Campuchia.
- Nghệ thuật: Kiến trúc gắn liền với tôn giáo đã truyền bá ở đây, nhiều công trình kiến
trúc Hin đu giáo và Phật giáo được xây dựng như quần thể kiến trúc Ăng-co Vát và
Ăng-co Thom.
* Văn hóa Lào:
- Chữ viết: Người Lào sáng tạo chữ viết riêng trên cơ sở vận dụng các nét chữ cong
của Campuchia và Mianma
- Người Lào ưa ca nhạc, thích múa hát, sống hồn nhiên nên các điệ múa của họ cởi mở,
vui tươi.
- Tôn giáo: từ thế kỉ XIII, đạo Phật truyền bá vào Lào theo một dòng mới – Phật giáo
Tiểu thừa


Điểm

0.5đ

0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ

0.5đ
0. 5đ
0.5đ

0.25đ

0.25đ
0.25đ
0.25đ

0.25đ
0.25đ
0.25đ


- Nghệ thuật: xuất hiện một số công trình kiến trúc Phật giáo điển hình là Thạt Luổng –
công trình kiến trúc Phật giáo nhưng lại chịu ảnh hưởng của các tháp Ấn Độ…….
* Điểm tương đồng giữa văn hóa Campuchia và Lào:

- Đều chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ trên các lĩnh vực chữ viết, tôn giáo, văn học,
nghệ thuật…
- Khi tiếp thu ảnh hưởng của văn hóa bên ngoài, mỗi nước đều có sự sáng tạo riêng để
xây dựng cho mình nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc…..
Câu 3
(4 điểm)

Câu 4
(4 điểm)

* Thành thị trung đại Tây Âu được hình thành:
- Do sản xuất phát triển, từ thế kỉ XI, ở Tây Âu đã xuất hiện những tiền đề của kinh tế
hàng hóa, sản phấm được tự do bán ra thị trường…
- Trong các ngành thủ công nghiệp diễn ra quá trình chuyên môn hóa mạnh mẽ, một số
thợ giỏi chỉ chuyên làm một nghề thủ công riêng biệt như rèn, mộc….
- Thợ thủ công đã bỏ trốn hoặc dùng tiền chuộc lại thân. Họ tìm đến nhưng nơi có đông
người qua lại như ngã ba đường, bến sông….để lập xưởng sản xuất và buôn bán. Từ đó
thành thị ra đời
- Ngoài ra còn có thành thị do lãnh chúa lập ra hoặc phục hồi từ thành thị cổ đại
* Vai trò của thành thị
- Về kinh tế: phá vỡ kinh tế tự nhiên tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa giản đơn phát
triển
- Về chính trị: góp phần tích cực xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế
độ phong kiến tập quyền, thống nhất quốc gia, dân tộc
- Về văn hóa – giáo dục: mang không khí tự do, mở mang tri thức cho con người, tạo
tiền đề hình thành các trường đại học lớn như Bô-lô-nha (Italia), O-xphớt (Anh), Xoócbon (Pháp)…
=>Vì vậy thành thị trung đại như những bông hoa rực rỡ, xuất hiện trên những vũng
bùn đen tối là xã hội phong kiến lúc bấy giờ
* Những chính sách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc:
- Tổ chức bộ máy cai trị: Nhà Triệu, Hán,…Tùy, Đường chia nước ta thành 2, 3 quận

rồi nhiều châu; cử quan cai trị tới cấp huyện …nhằm sát nhập lãnh thổ nước ta vào lãnh
thổ của Trung Quốc
- Kinh tế: thi hành chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề, cướp ruộng đất, cưỡng bức
nhân dân ta cày cấy, độc quyền muối và sắt… Quan lại dựa vào quyền hành ra sức bóc
lột nhân dân làm giàu
- Văn hóa – xã hội:
+ Truyền bá Nho giáo, bắt dân ta thay đổi phong tục theo người Hán. Nhiều Nho sĩ,
quan lại người Hán được đưa vào đất Âu Lạc cũ để thực hiện chính sách trên và mở lớp
dạy chữ Nho….để đồng hóa dân tộc Việt Nam.
+ Luật pháp hà khắc, thẳng tay đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân ta
* Người Việt vẫn giữ được tiếng nói, phong tục tập quán của mình vì:
- Nhân dân ta không bị đồng hóa, Tiếng Việt vẫn được bảo tồn, các phong tục tập quán
vẫn được duy trì…..
- Nhân dân ta biết tiếp nhận và “Việt hóa” những yếu tố tích cực của văn hóa Trung
Hoa như ngôn ngữ, văn tự
- Các triều đại phong kiến phương Bắc không khống chế nổi các làng xóm của người

0.25đ

0.5đ
0.5đ

0.5đ
0.5đ

0.75đ
0.25đ
0.5đ

0.5đ


0.5đ
0.5đ

0.75đ

0.75đ

0.5đ
0.25đ

0.5đ
0.5đ


Việt. Làng xóm trở thành nơi xuất phát các cuộc đấu tranh giành độc lập, tự chủ, bảo 0.75đ
vệ bản sắc văn hóa dân tộc nhất là tiếng nói, phong tục tập quán.
Câu 5
* Khái quát chính sách ngoại giao của nhà nước phong kiến Việt Nam ở các thế kỉ
(4 điểm) X – XV:
- Đối với các triều đại phương Bắc:
+ Thực hiện lệ triều cống nhưng vẫn giữ tư thế của quốc gia độc lập, tự chủ

0.5đ

+ Khi bị xâm lược sẵn sàng chiến đấu đến cùng để bảo vệ Tổ quốc, khi chiến tranh kết

thúc lại thiết lập quan hệ hòa hiếu trên tinh thần mỗi bên “đều chủ một phương”
- Đối với Lan Xang, Chămpa, Chân Lạp: quan hệ thân thiện, mặc dù đôi lúc xảy ra


chiến tranh
* Theo em, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, Đảng và Nhà
nước ta đã kế thừa và phát huy chính sách ngoại giao đó như thế nào?
Hs có thể trình bày, diễn đạt khác nhau nhưng lập luận chặt chẽ, mạch lạc theo các gợi
ý sau:
- Trình bày khái quát tình hình Việt Nam hiện nay….

0.25đ

- Chính sách đối ngoại của Đảng và nhà nước ta hiện nay: độc lập, tự chủ, đa dạng hóa,
đa phương hóa quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập…tuân thủ các nguyên tắc của
Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế, Hiến chương ASEAN…..; giải quyết tranh chấp bằng
biện pháp hòa bình. Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới, hợp tác
hai bên cùng có lợi trên cở sở tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của 1đ
nhau….
- Đồng thời ta phải xây dựng đất nước với kinh tế bền vững, tiềm lực quốc phòng mạnh
0.25đ
để sẵn sàng chiến đấu bảo vệ độc lập, chủ quyền khi bị xâm phạm…..



×