SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2
-----------
KỲ THI KSCL LẦN 3 NĂM HỌC 2018 - 2019
ĐỀ THI MÔN: Hóa học – KHỐI 11.
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề.
Đề thi gồm: 04 trang.
———————
Mã đề thi 132
Cho biết khối lượng mol của các nguyên tố: Na = 23, K = 39, Ba = 137, Ca = 40, Mg = 24, Al = 27,
Zn = 65, Fe = 56, Cu = 64, Ag = 108, H =1, N = 14, O = 16, P = 31, S = 32, Cl = 35,5, Br = 80.
Câu 1: Công thức cấu tạo thu gọn của anđehit acrylic là
A. CH3CH2COOH.
B. CH2=CH-COOH. C. CH3CH2CHO.
D. CH2=CH-CHO.
Câu 2: Cho các chất: HCl, H2S, BaSO4 và Mg(OH)2. Chất điện li mạnh là
A. H2S.
B. BaSO4.
C. HCl
D. Mg(OH)2.
Câu 3: Các loại phân đạm đều cung cấp cho cây trồng nguyên tố
A. photpho.
B. nitơ.
C. cacbon.
D. kali.
Câu 4: Cho các phản ứng:
(a) Mg(OH)2 + HCl → MgCl2 + H2O.
(b) HCl + NaOH → NaCl + H2O.
(c) H2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + H2O.
(d) Fe(OH)2 + H2SO4 → FeSO4 + H2O.
Số phản ứng có phương trình ion thu gọn H+ + OH- → H2O là
A. 2.
B. 3.
C. 1.
D. 4.
Câu 5: Trộn 100 ml dung dịch HCl 0,1M với 100 ml dung dịch NaOH 0,3M thu được dung dịch X.
Dung dịch X có pH bằng
A. 13.
B. 1.
C. 12.
D. 2.
Câu 6: Cho m gam Mg tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng dư. Sau khi kết thúc phản ứng thu
được dung dịch X và 2,24 lít (đktc) khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của m là
A. 3,6.
B. 2,4.
C. 4,8.
D. 6.
Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai ancol no, mạch hở, đơn chức là đồng đẳng kế
tiếp nhau thấy thu được 4,48 lít (đktc) khí CO2 và 6,3 gam H2O. Hai ancol trong hỗn hợp X là
B. C2H5OH và C3H7OH.
A. CH3OH và C2H5OH..
C. C3H7OH và C4H9OH.
D. C3H5OH và C4H7OH.
Câu 8: Số ancol bậc 1 ứng với công thức C5H12O là
A. 3.
B. 4.
C. 2.
D. 5.
Câu 9: Một loại khẩu trang y tế chứa chất bột màu đen có khả năng lọc không khí. Chất đó là
A. thạch cao.
B. đá vôi.
C. muối ăn.
D. than hoạt tính.
Câu 10: Số đồng phân là anđehit ứng với công thức phân tử C4H8O là
A. 1.
B. 2.
C. 4.
D. 3.
Câu 11: Chất nào sau đây là muối trung hòa?
A. NaHCO3.
B. K2HPO4.
C. KCl.
D. NaHSO4.
Câu 12: Cấu hình electron nguyên tử của cacbon là
A. 1s22s1.
B. 1s22s22p1.
C. 1s22s2.
D. 1s22s22p2.
Câu 13: Chất nào sau đây có khả năng làm mất màu dung dịch Br2?
A. C2H2.
B. CH4.
C. CH3OH.
D. C2H4(OH)2.
Câu 14: Cho các chất: HCHO, HCOOH, CH3CHO, CH3COOH, CH2=CHCOOH. Số chất có khả
năng tham gia phản ứng tráng gương là
A. 5.
B. 4.
C. 2.
D. 3.
Câu 15: Các ion có thể cùng tồn tại trong một dung dịch là
A. Mg2+, Cl-, OH-, NO3-.
B. H+, NO3-, SO42-, Cl-.
+
C. OH , HS , NO3 , Na .
D. H+, HCO3-, SO42-, Na+.
Câu 16: Số oxi hóa của nguyên tố N trong hợp chất NH4NO2 là
Trang 1/4 - Mã đề thi 132 - />
A. +3 và +5.
B. -3 và +5.
C. 0 và +5.
D. -3 và +3.
Câu 17: Cho CO dư phản ứng với hỗn hợp X gồm Al2O3, FeO, CuO nung nóng. Sau phản ứng hoàn
toàn thu được hỗn hợp chất rắn Y. Hỗn hợp Y gồm
A. Al2O3, FeO, Cu.
B. Al, Cu, FeO.
C. Al2O3, Fe, Cu.
D. Al, Fe, Cu.
Câu 18: Cho 2,24 lít khí N2 phản ứng với 8,96 lít khí H2 với hiệu suất phản ứng 25% (các thể tích khí
được đo ở đktc). Thể tích khí NH3 thu được sau phản ứng là
A. 1,12 lít.
B. 2,24 lít.
C. 4,48 lít.
D. 0,56 lít.
Câu 19: Một axit cacboxylic X no, mạch hở có công thức thực nghiệm là (C2H3O2)n. Công thức phân
tử của X là
A. C6H9O6.
B. C4H6O4.
C. C2H3O2.
D. C8H12O8.
Câu 20: Tên gọi của axit cacboxylic có công thức phân tử CH3COOH là
A. axit propioic.
B. axit axetic.
C. axit metanoic.
D. axit fomic.
+
2+
Câu 21: Dung dịch X chứa các ion: Na (0,1 mol), Mg (0,2 mol), Cl (0,1 mol) và NO3- (x mol).
Giá trị của x là
A. 0,2.
B. 0,4.
C. 0,15.
D. 0,3.
Câu 22: Thổi 2,24 lít (đktc) khí CO2 vào 100 ml dung dịch Ba(OH)2 0,75M thu được m gam kết tủa.
Giá trị của m là
A. 14,775.
B. 19,7.
C. 9,85.
D. 29,55.
Câu 23: Cho các chất: CH3OH, CH4, HCOOH, HCHO và CH3COOH. Số chất có khả năng phản ứng
được với kim loại Na là
A. 2.
B. 5.
C. 3.
D. 4.
Câu 24: Trùng hợp isopren thu được cao su thiên nhiên. Công thức phân tử của isopren là
B. C5H10.
C. C5H12.
D. C4H6.
A. C5H8.
Câu 25: Cho 0,1 mol anđehit phản ứng tối đa với 0,3 mol H2 thu được 9 gam ancol Y hai chức. Mặt
khác cho 2,1 gam X tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được m gam Ag. Giá
trị của m là
A. 16,2.
B. 21,6.
C. 5,4.
D. 10,8.
Câu 26: Thực hiện phản ứng tách nước từ hỗn hợp X gồm 0,04 mol C2H5OH và 0,03 mol C3H7OH
trong điều kiện thích hợp để tạo ete thì thấy thu được 1,996 gam hỗn hợp 3 ete. Hóa hơi lượng ete
trên thu được 1,0304 lít (đktc) hơi ete. Hiệu suất phản ứng tạo ete của C2H5OH là
A. 50%.
B. 72,5%.
C. 70%.
D. 62,5%.
Câu 27: Trung hòa 93,6 gam hỗn hợp gồm axit fomic, axit axetic, phenol và axit benzoic, cần dùng 1
lít dung dịch KOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m
là
A. 88,64.
B. 131,6.
C. 116,84.
D. 96,8.
Câu 28: Hỗn hợp M gồm C2H2 và hai anđehit X, Y đồng đẳng kế tiếp (MX < MY). Đốt cháy hoàn
toàn một lượng M cần dùng vừa đủ 0,3 mol O2, thu được 0,25 mol CO2 và 0,225 mol H2O. Công thức
của X là
A. OHC-CHO.
B. HCHO.
C. CH3CHO.
D. CH2=CH-CHO.
0
Câu 29: Cho 112,5 ml ancol etylic 92 tác dụng với Na dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy
thu được V lít (đktc) khí H2. Biết khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 g/ml và của
H2O là 1 g/ml. Giá trị của V là
A. 25,76.
B. 30,8.
C. 20,16.
D. 22,4.
Câu 30: Hỗn hợp X gồm axit fomic, axit acrylic, axit oxalic và axit axetic. Cho m gam X phản ứng
hết với dung dịch NaHCO3 thu được 1,344 lít CO2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 2,016 lít
(đktc) O2, thu được 4,84 gam CO2 và a gam H2O. Giá trị của a là
A. 1,62.
B. 1,8.
C. 1,44.
D. 3,6.
Câu 31: Cho các phát biểu sau:
(a) Các chất anđehit fomic và axit fomic đều có phản ứng tráng gương.
(b) Dung dịch phenol làm quỳ tím chuyển màu đỏ.
(c) Oxi hóa ancol propan-2-ol thu được anđehit propanal.
Trang 2/4 - Mã đề thi 132 - />
(d) Trùng hợp etilen thu được cao su buna.
(e) Axit axetic và anđehit fomic có cùng công thức đơn giản nhất.
(g) Các chất eten và anđehit oxalic đều làm mất màu dung dịch Br2 trong nước.
Số phát biểu đúng là
A. 5.
B. 4.
C. 3.
D. 6.
Câu 32: Hòa tan hết 16,58 gam hỗn hợp X gồm Al, Mg, Fe, FeCO3 trong dung dịch chứa 1,16 mol
NaHSO4 và 0,24 mol HNO3, thu được dung dịch Z (chỉ chứa muối trung hòa) và 6,89 gam hỗn hợp
khí Y gồm CO2, N2, NO, H2 (trong Y có 0,035 mol H2 và tỉ lệ mol NO : mol N2 = 2 : 1). Dung dịch Z
phản ứng được tối đa với 1,46 mol NaOH, lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng
không đổi, thu được 8,8 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng Fe
đơn chất trong X là
A. 20,27%.
B. 16,89%.
C. 33,77%.
D. 13,51%.
Câu 33: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2.
(b) Cho FeS vào dung dịch HCl.
(c) Cho Al vào dung dịch NaOH.
(d) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl3.
(e) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch NaHCO3.
(g) Cho Al vào dung dịch HCl.
Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng là
A. 5.
B. 3.
C. 4.
D. 6.
Câu 34: Cho 3,6 gam axit cacboxylic đơn chức X tác dụng hoàn toàn với 500 ml dung dịch gồm
KOH 0,12M và NaOH 0,12M. Cô can dung dịch sau phản ứng thu được 8,28 gam hỗn hợp chất rắn
khan. Công thức phân tử của X là
A. HCOOH.
B. C2H3COOH.
C. CH3COOH.
D. C2H5COOH.
Câu 35: Đốt cháy hoàn toàn 20,08 gam hỗn hợp X chứa C3H6, C3H4, C4H8, C4H6 và H2 thu được tổng
khối lượng H2O và CO2 là 89,84 gam. Mặt khác nếu cho một ít bột Ni vào bình kín chứa hỗn hợp X
trên rồi nung nóng một thời gian thu được hỗn hợp Y có tỉ khối hơi so với H2 là 20,08. Biết các chất
trong X đều có mạch hở. Nếu sục toàn bộ hỗn hợp Y vào dung dịch nước Br2 dư thì số mol Br2 phản
ứng tối đa là
A. 0,3 mol.
B. 0,1 mol.
C. 0,2 mol.
D. 0,4 mol.
Câu 36: Hòa tan 27,32 gam hỗn hợp E gồm hai muối M2CO3 và MHCO3 vào nước, thu được dung
dịch X. Chia X thành hai phần bằng nhau. Cho phần 1 tác dụng hoàn toàn với dung dịch Ba(OH)2 dư,
thu được 31,52 gam kết tủa. Cho phần 2 tác dụng hoàn toàn với dung dịch BaCl2 dư, thu được 11,82
gam kết tủa. Phát biểu nào dưới đây đúng?
A. Muối M2CO3 không bị nhiệt phân.
B. Hai muối trong E có số mol bằng nhau.
C. X tác dụng với NaOH dư, tạo ra chất khí.
D. X tác dụng được tối đa với 0,2 mol NaOH.
Câu 37: Kết quả thực nghiệm của các chất X, Y, Z với các thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Chất
Thuốc thử
Hiện tượng
X, Z
Quỳ tím
Quỳ tím chuyển màu đỏ
Y
Nước brom
Tạo kết tủa trắng
Z
Dung dịch AgNO3/NH3
Tạo kết tủa Ag
Các chất X, Y, Z lần lượt là
A. HCOOH, CH3COOH, C6H5OH.
B. HCOOH, C6H5OH, CH3COOH.
C. CH3COOH, HCOOH, C6H5OH.
D. CH3COOH, C6H5OH, HCOOH.
Câu 38: Hỗn hợp X gồm CH3CH2COOH, HCOOH, C6H5COOH và HOOC-CH2-COOH. Khi cho m
gam X tác dụng với NaHCO3 dư thì thu được 20,16 lít khí CO2 (đktc). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn
m gam X cần dùng 26,88 lít O2 (đktc), thu được 52,8 gam CO2 và y mol H2O. Giá trị của y là
A. 1,8.
B. 2,1.
C. 1,9.
D. 1,6.
Câu 39: Thí nghiệm được tiến hành như hình vẽ dưới đây. Hiện tượng xảy ra trong bình đựng dung
dịch AgNO3 trong NH3 là
Trang 3/4 - Mã đề thi 132 - />
A. dung dịch chuyển sang màu xanh lam.
B. có kết tủa màu vàng.
C. có kết tủa màu nâu đỏ.
D. dung dịch chuyển sang màu da cam.
Câu 40: Ancol X có công thức phân tử là C4H10O. Oxi hóa không hoàn toàn X trong điều kiện thích
hợp thu được chất hữu cơ Y có khả năng thực hiện phản ứng tráng gương. Vậy X thuộc loại ancol
A. bậc 1.
B. bậc 2.
C. bậc 3.
D. không no.
----------- HẾT ----------
Trang 4/4 - Mã đề thi 132 - />
made
132
132
132
132
132
132
132
132
132
132
132
132
132
132
132
132
132
132
132
132
132
132
132
132
132
132
132
132
132
132
132
132
132
132
132
132
132
132
132
132
cauhoi
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
dapan
D
C
B
C
A
A
A
B
D
B
C
D
A
D
B
D
C
A
B
B
B
C
C
A
D
D
B
B
A
C
C
A
D
C
D
C
D
A
B
A