Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

TOÀN CẢNH CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸTRUNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.96 KB, 14 trang )

TOÀN CẢNH CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ-TRUNG
I/. Lý do và cơ sở pháp lý cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung
1.1. Lý do và đặc trưng cuộc chiến thương mại
Những lý do chính thức cho việc áp thuế trừng phạt là Mỹ cáo buộc: Thâm hụt
thương mại- đe dọa việc làm và lợi ích của Mỹ; Trung Quốc sử dụng biện pháp phi
kinh tế để chiếm lĩnh công nghệ của Mỹ - Theo Cơ quan Đại diện Thương mại Mỹ
(USTR) đưa ra trong Báo cáo có tên gọi là Section 301 (Điều khoản 301); Trung
Quốc trợ cấp chính phủ cho hàng xuất khẩu, phá giá và thao túng tiền tệ, cạnh
tranh không công bằng. Mỹ muốn Trung Quốc thay đổi các chính sách thương mại
mà theo Washington là bất bình đẳng và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của các công
ty Mỹ; điển hình là chính sách buộc công ty Mỹ phải chuyển giao công nghệ khi
bước vào thị trường Trung Quốc…
Theo Tổng thống Donald Trump, Mỹ làm như vậy là do hành vi không thích
đáng và biện pháp thương mại không công bằng của Trung Quốc, bao gồm cả trợ
cấp chính phủ, đang gây thiệt hại to lớn cho Mỹ.Trump chủ trương: nước nào
muốn bán hàng cho Mỹ phải mua hàng của Mỹ cho tương đương; Việc áp thuế
nhập khẩu lên hàng hóa NK là để dân Mỹ quay sang mua hàng rẻ hơn của doanh
nghiệp Mỹ. Trong dòng tweet đăng hôm 20/7/2018, TT. Trump có viết: "Trung
Quốc, Liên minh châu Âu và những nước khác đã điều chỉnh tiền tệ và lãi suất của
họ thấp hơn, trong khi Mỹ tăng lãi suất, đồng đô la ngày càng mạnh hơn mỗi ngày
- điều này đã lấy đi lợi thế cạnh tranh lớn của chúng ta. Như thường lệ, đây không
phải là cuộc chơi công bằng”. Cuộc đối đầu thương mại đang tập trung vào chiến
lược "Made in China 2025" của Trung Quốc-là hạt nhân để Trung Quốc phát triển
thành một cường quốc công nghệ. Mỹ xem Made in China 2025 là mối đe dọa
sống còn đối với vị thế vượt trội về công nghệ của nước này so với phần còn lại
của thế giới.
Cuộc chiến thương mại My-Trung có những đặc trưng nổi bật:
- Cuộc chiến này không gây bất ngờ vì đã được ông Donald Trump đưa vào
chương trình hành động của mình nếu đắc cử Tổng Thống.
- Đây cũng là cuộc chiến hợp pháp đối với cả hai bên trong khuôn khổ các biện
pháp tự vệ thương mại cho phép của WTO, mà cả hai nước đều là thành viên.


- Đây là cuộc chiến giữa hai nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới và động thái rất
khó đoán định, được dẫn dắt bởi những “nghệ thuật thương lượng” trong kinh
doanh ‘không giống ai” của Tổng Thống-Tỷ phú Donald Trump và những tính toán
thâm trầm, dài hơi, tổng hợp “36 phép dùng binh”, kết hợp cả “lửa và nước” truyền
thống của Trung Quốc.

1


- Cả bên tấn công và bên phản vệ đều “vừa đánh vừa đàm” (tăng thuế gói 200
tỷ USD từ TQ làm 2 đợt; 10% và 25%...), lấy lợi ích quốc gia của mình là mục tiêu
tối thượng.
Triển vọng sẽ kéo dài với các hệ lụy đa dạng và đa chiều, ảnh hưởng tới chuỗi
cung ứng toàn o cả bề rộng và bề sâu, trước mắt và lâu dài…!
1.2. Cơ sở pháp lý cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung
Cơ sở pháp lý để Mỹ-Trung tiến hành cuộc chiến thương mại là các nguyên
tắc thương mại quốc tế và các phương thức, công cụ tự vệ chủ yếu hợp pháp được
ghi nhận trong WTO; Ngoài ra, còn được viện dẫn từ quy định riêng trong Luật
thương mại Mỹ:
1.2.1. Các nguyên tắc thương mại quốc tế:
- Nguyên tắc đối xử quốc gia; Cạnh tranh công bằng; Không phân biệt đối
xử;
- Nguyên tắc công khai và minh bạch,
- Nguyên tắc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;
- Nguyên tắc cho phép các nước có hành động tự vệ trong các trường hợp
cần thiết để bảo vệ cán cân thanh toán, bảo vệ một ngành công nghiệp non trẻ bị
bên ngoài tấn công;
- Được kéo dài lộ trình, chậm thực hiện cam kết (khoảng 5 năm) và các ưu
đãi cùng các sự hợp tác, trợ giúp khác cho các nước đang phát triển và những nước
có nền kinh tế chuyển đổi để nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội

nhập.
Mặc dù còn nhiều thiếu sót, WTO vẫn được xem là cơ chế hiệu quả nhất để
ngăn chặn chiến tranh thương mại, như cựu đại diện thương mại Mỹ Carla Hills tại
WTO từng nói vào năm 1990, “không có WTO thì chỉ còn luật rừng”.
1.2.2. Các phương thức, công cụ tự vệ chủ yếu trong hội nhập thương mại
Các thành viên WTO được sử dụng:
a/ Thuế nhập khẩu tự vệ
- Khoản thuế được đánh thêm vượt mức thuế nhập khẩu nói chung, được áp
dụng khi Chính phủ các quốc gia ban hành lệnh áp dụng các biện pháp tự vệ trong
thương mại và được bãi bỏ khi các biện pháp tự vệ chấm dứt.
b/ Các tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật
- Đặt ra các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc cho hàng hoá nhập khẩu
- Các nhà xuất khẩu phải thường xuyên tiếp cận và vượt qua được các tiêu
chuẩn và quy định kỹ thuật thì mới xuất được hàng vào nước khác
c/ Quy định về giấy phép xuất-nhập khẩu
Nước nhập khẩu quy định giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu nhưng đảm bảo
tính rõ ràng, có thể dự đoán được trong áp dụng.
d/ Giám định hàng hoá trước khi giao hàng
2


Giám định hàng hoá trước khi giao hàng là một thực tiễn được áp dụng để
kiểm tra chi tiết về số lượng, chất lượng và giá cả hàng hoá được nhập khẩu từ
nước ngoài. Biện pháp này được các nước đang phát triển sử dụng với mục đích
đảm bảo an toàn cho các lợi ích tài chính quốc gia, ngăn chặn thất thoát do bị lừa
gạt trong thương mại và gian lận về thuế hải quan.
e/ Các quy tắc về xuất xứ hàng hoá
- Quy tắc về xuất xứ hàng hoá có thể ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác
nhau của hoạt động thương mại. Khi tiến hành các biện pháp tự vệ trong thương
mại quốc tế như: Hạn ngạch, ưu đãi thuế, các loại thuế chống bán phá giá.... người

ta coi việc xác định rõ ràng xuất xứ của hàng hoá là cơ sở của các biện pháp tự vệ
nêu trên.
- Các nước thành viên phải đảm bảo rằng quy tắc về xuất xứ hàng hoá của
họ phải rõ ràng, không hạn chế, bóp méo hoặc phá vỡ thương mại quốc tế.
Ngoài ra, các quốc gia còn sử dụng một số công cụ và phương thức khác
như: Kiểm dịch động, thực vật, xác định trị giá tính thuế; hạn chế trợ cấp và thuế
đối kháng; thuế chống bán phá giá...
1.2.3. Các nguyên tắc thương mại riêng của Luật Thương mại Mỹ
Tháng 3-2018, Chính quyền Tổng thống Donald Trump đệ trình dự thảo chiến
lược thương mại lên Quốc hội nhằm hướng đến những “thỏa thuận thương mại mới
và tốt hơn cho Mỹ”, với thiên hướng ưu tiên thương mại song phương hơn đa
phương, và giọng điệu “chủ chiến” theo tinh thần lời hứa lúc TT Trump tranh cử
TT. Dự thảo cũng tiết lộ về công cụ mà Mỹ có thể dùng để đấu về thương mại với
Trung Quốc, đó là viện dẫn Mục 201 và 301 trong Luật thương mại năm 1974 của
Mỹ:
- Mục 201, cho phép Mỹ áp thuế để bảo vệ nhà sản xuất Mỹ trước việc kim
ngạch nhập khẩu đột ngột tăng vọt. Các công ty Mỹ bị ảnh hưởng chỉ cần chứng
minh được họ đã phải chịu “thiệt hại nghiêm trọng”, không cần chứng minh doanh
nghiệp ngoại cạnh tranh không lành mạnh.
- Mục 301, được cho là “đáng sợ” hơn mục 201, vì không đòi hỏi phải có lý do
rõ ràng để được kích hoạt. Nó cho phép Tổng thống áp đặt thuế quan hoặc hạn chế
thương mại khác để bảo vệ ngành công nghiệp Mỹ khỏi 'những hành vi thương mại
không lành mạnh' của nước ngoài, như vi phạm thỏa thuận thương mại, hoặc hành
động 'phân biệt đối xử' gây gánh nặng cho thương mại của Hoa Kỳ.
- Ngoài ra, Mục 232 Đạo luật Thương mại mở rộng năm 1962 (Trade
Expansion Act) còn cho phép Mỹ hạn chế nhập khẩu dưới hình thức tăng thuế nhập
khẩu vì những lý do an ninh quốc gia.
II/. Diễn biến cuộc chiến thương mại
Ngày 08 tháng 3 năm 2018, Tổng thống Hoa Kỳ đã ban hành quyết định áp
dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu thép và nhôm theo Mục 232 Đạo luật Thương

mại mở rộng năm 1962 (Trade Expansion Act) dưới hình thức tăng thuế nhập khẩu.
3


Theo đó, một số sản phẩm thép và nhôm nhập khẩu vào Hoa Kỳ sẽ phải chịu mức
thuế 25% với thép và 10% với nhôm. Tổng thống Mỹ cũng quyết định áp thuế mới
với nhiều mặt hàng nhập khẩu từ các nước như nhôm, thép, máy móc, tấm năng
lượng mặt trời cùng nhiều hàng hóa khác nhập từ Trung Quốc. Đồng thời, Mỹ đã
bắt đầu các vụ tranh chấp riêng rẽ nhằm vào Trung Quốc, Liên minh châu Âu
(EU), Canada, Mexico và Thổ Nhĩ Kỳ vì những mức thuế đáp trả của các quốc gia
này áp đặt với các sản phẩm nông nghiệp và máy móc nhập từ Mỹ.
Cuộc chiến có thể được chia thanh 3 giai đoạn:
Đợt 1: Ngày 6/7/2018, Mỹ chính thức áp thuế suất 25% lên 818 dòng sản phẩm
trị giá 34 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, khơi mào cho cuộc chiến thương mại giữa
hai nền kinh tế lớn nhất thế giới và MỸ mở rộng danh mục hàng hóa chịu thuế
25% thêm với 16 tỉ USD, tức tổng giá trị 50 tỷ USD. Trung Quốc lập tức áp thuế
tương ứng lên 34 tỷ USD hàng nhập từ Mỹ và cũng lên 50 tỷ USD KHI Mỹ áp
thuế đủ 50 tỷ USD;
Đợt 2: Ngày 11/7, Mỹ công bố kế hoạch áp thuế nhập khẩu từ 10%- 25% cho
danh mục mới tới 200 tỷ USD hàng Trung Quốc (tổng cộng 2 đợt là 250 tỷ
USD=50% tổng kim ngạch xuất khẩu của TQ vào Mỹ) và từ 24/9/2018 đã áp mức
10%, dọa sẽ tăng lên 25% nếu Trung Quốc trả đũa; Trung Quốc quyết định áp thuế
với 60 tỷ USD hàng hóa Mỹ nhập khẩu với 4 mức thuế suất khác nhau. Ngày bắt
đầu áp thuế cũng từ 24/9/2018.
Đợt 3: Mỹ “leo thang” dọa áp đặt thuế quan cao hơn cho tổng cộng 500 tỷ
USD đối với các sản phẩm của Trung Quốc;
Đến nay, Mỹ mới tăng thuế với 250 tỷ USD-khoảng 50% hàng nhập khẩu từ
Trung Quốc (trong đó gói 50 tỷ USD đã tăng thuế 25%, còn gói 200 tỷ USD bước
đầu chỉ tăng 10% từ 24/9/2018); Trung Quốc đã tăng thuế với 110 tỷ USD-đến
80% hàng nhập khẩu Mỹ (trong đó gói đầutăng 25% và gói 60 tỷ USD sau cũng

chỉ tăng 10% từ 24/9/2018 tương đương của Mỹ).
Mỹ dọa sẽ tăng thuế 25% cho gói 200 tỷ USD vào đầu năm 2019 và sẽ tăng nốt
267 tỷ USD cho số hàng nhập khẩu còn lại nếu Trung Quốc không nhượng bộ.
III/. Tác động của cuộc chiến thương mại
3.1. Đối với Mỹ
Cuộc chiến tranh thương mại "lớn nhất trong lịch sử kinh tế" sẽ để lại hậu quả
không nhỏ đối với Mỹ-nền kinh tế đầu tàu thế giới, nhất là khi Mỹ cũng đang phải
hứng chịu hậu quả sau khi đánh thuế 25% lên thép và 10% lên nhôm nhập khẩu từ
Canada, Mexico và Liên minh châu Âu (EU) hồi tháng 6/2018..Giá cả đầu vào cao
hơn khiến DN Mỹ buộc phải tăng giá thành, giảm đơn đặt hàng, giảm lợi nhuận và
giảm bớt giờ làm, tăng thất nghiệp. Các công ty Mỹ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi
hoạt động ở Trung Quốc. Theo Phòng thương mại Mỹ, việc các quốc gia áp thuế
đối kháng, chủ yếu nhằm vào những khu vực cử tri chủ chốt của phe Cộng hòa
cầm quyền, có thể khiến ngành xuất khẩu Mỹ tổn hại 75 tỷ USD. Hãng đánh giá tín
4


nhiệm Moody’s ước tính vòng luẩn quẩn "ăn miếng, trả miếng" liên quan đến thuế
có thể khiến nước Mỹ mất tổng cộng 700.000 việc làm và tăng trưởng kinh tế giảm
0,5% GDP, thậm chí nhiều khả năng đẩy nước này vào tình trạng suy thoái.
Trung Quốc tập trung đánh thuế vào hàng tiêu dùng, nếu có áp thuế lên linh
kiện hay nông sản thì chủ yếu là hàng xuất khẩu của các tiểu bang đang ủng hộ
Trump. Điều này rõ ràng gây bất lợi lớn đối với ông chủ Nhà Trắng và Đảng Cộng
hòa trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11/2018. Đậu nành, thịt heo, thịt
bò là những mặt hàng thiệt hại nghiêm trọng nhất, động chạm đến lợi ích của nông
dân. Mỹ xuất khẩu gần 40% đậu nành trên toàn cầu, còn Trung Quốc chiếm hơn
60% tổng lượng đậu nành nhập khẩu. Đại học Purdue ở Mỹ ước tính, xuất khẩu
đậu nành của Mỹ sang Trung Quốc có thể giảm từ 49-91% trong niên vụ 20182019 do ảnh hưởng của chính sách thuế quan. Tác động của việc này đối với nền
kinh tế Mỹ có thể lên đến 2,3 tỉ đô la.
Các công ty tham gia vào việc buôn bán hàng hóa cũng cảm nhận được sức

nóng của cuộc xung đột thương mại. Tàu chở đậu nành của Mỹ phải chờ đợi rất lâu
để làm thủ tục hải quan tại các cảng Trung Quốc và chủ hàng có nguy cơ bị thua lỗ
khi phải tìm người mua khác. Ngành công nghiệp xuất khẩu dầu mỏ đang bùng nổ
của Mỹ rơi vào tình cảnh chới với, khi Bắc Kinh có thể chuyển sang mua dầu của
Iran, khiến lệnh trừng phạt của Mỹ đối với quốc gia Trung Đông này gặp trở ngại.
Trung Quốc đang là nhà nhập khẩu dầu thô lớn thứ hai của Mỹ, sau Canada. Nếu
Trung Quốc áp thuế, xuất khẩu dầu của Mỹ sẽ chùn lại, giá dầu nội địa của Mỹ sẽ
bị tổn thương và hoạt động của ngành công nghiệp năng lượng sẽ bị chậm lại .
Kể từ tháng 5/2018, giá đậu tương Mỹ đã giảm xuống gần 20% do cuộc chiến
thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc. Bộ Nông nghiệp nước này đã đưa
ra kế hoạch trị giá 12 tỉ USD trợ giúp các nông dân. Tuy nhiên, Hiệp hội đậu tương
của Mỹ cho rằng, các thiệt hại sẽ lớn hơn cả đợt hạn hán nghiêm trọng vào năm
2012. Sự hỗ trợ 12 tỷ USD nêu trên là không đủ, chỉ đạt khoảng 14% tổng thiệt hại
mà nông dân Mỹ gánh chịu. Thiệt hại còn do đối thủ lớn nhất của nông dân Mỹ
trồng đậu tương là Braxin sẽ mở rộng xuất khẩu và ảnh hưởng lâu dài đến thị
trường xuất khẩu đậu tương của Mỹ; nếu Trung Quốc mua nhiều hơn đậu tương
của Braxin, đó là tin tức không tốt lành đối với nông dân trồng đậu tương Mỹ.”
Ngoài ra, khi Mỹ áp đặt thuế nhập khẩu caom Chính phủ Mỹ thu lợi từ nguồn
thu thuế tăng; Các nhà sản xuất nội địa được lợi do tăng sản xuất và bán hàng;
Song người tiêu dùng và các doanh nghiệp có thể bị thiệt hại do dòng chảy thương
mại giảm sút, chi phí nhập khẩu gia tăng, năng suất cũng sẽ bị ảnh hưởng và phúc
lợi toàn cầu sẽ bị tổn thương; đẩy tỷ giá thực của đồng USD tăng lên, tới sự giảm
sút về sản lượng kinh tế và việc làm tại Mỹ. Trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế
của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Maurice Obstfeld hồi năm 2016 đã viết rằng: Nếu
Mỹ áp thuế nhập khẩu 20% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Đông Á, chưa tính tới
5


hành động trả đũa, thì cũng đã khiến tỷ giá đồng USD tăng thêm 5% và GDP của
Mỹ giảm đi 0,6% trong 5 năm tới.

Những tác động tiêu cực vói Mỹ có thể lớn hơn nữa, nếu điều đó gây ảnh hưởng
tạm thời lên chuỗi cung ứng toàn cầu, làm chậm đà tăng trưởng kinh tế, khiến lòng
tin sa sút do những bất ổn liên quan đến chính sách thương mại. Đó là chưa kể tới
những hành động trả đũa thương mại. Theo nhận định của Bộ phận dự báo và phân
tích kinh tế (EIU) của The Economist, từ đầu năm 2018, chính sách thương mại
đang trở thành nguy cơ lớn nhất đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Tổng thống
Donald Trump đang “đẩy” lập trường chính sách của nước ông theo hướng bảo hộ.
Mức độ leo thang của sự thay đổi trong chính sách thương mại của Mỹ cũng như
tác động của nó đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ phụ thuộc vào phản ứng
của một số đối tác thương mại chủ chốt của Mỹ, nhất là EU và Trung Quốc. Các
mặt hàng xuất khẩu của Mỹ đứng trước nguy cơ bị người tiêu dùng Trung Quốc tẩy
chay. Làn sóng mới về chủ nghĩa bảo hộ sẽ làm lòng tin của giới doanh nghiệp,
giới đầu tư do dự trước các quyết định rót vốn, ảnh hưởng tới các mối quan hệ
ngoại giao và triển vọng tăng trưởng của kinh tế toàn cầu. Đồng thời, khiến thế
giới khó ứng phó trước những nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu trong tương lai,
do làm giảm sức chi tiêu của người tiêu dùng. Sự hậu thuẫn của dân chúng thậm
chí giảm bớt khi người Mỹ nhận ra họ mất gấp đôi từ cuộc chiến này: việc làm
biến mất, không chỉ bởi các đòn trả đũa của Bắc Kinh, mà còn vì thuế Mỹ làm tăng
giá hàng hóa xuất khẩu và khiến chúng bớt tính cạnh tranh; và họ phải mua hàng
đắt hơn. Điều này có thể đẩy tỷ giá đồng đôla giảm xuống và làm tăng lạm phát ở
Mỹ. Cục Dự trữ liên bang (Fed) khi đó có thể sẽ tăng lãi suất, dẫn tới đầu tư và
tăng trưởng yếu đi trong khi thất nghiệp nhiều hơn…
3.2. Đối với Trung Quốc
Trước mắt, thiệt hại đối với Trung Quốc chưa lớn lắm, do 34 tỉ USD là tỉ lệ quá
ít nếu so với tổng cộng 505 tỉ USD Mỹ nhập khẩu từ Trung Quốc trong năm 2017.
Hơn nữa, các mặt hàng chịu thuế chủ yếu là hàng trung gian như máy móc cơ khí,
máy móc thiết bị điện và điện tử, còn hàng tiêu dùng chỉ chiếm khoảng 1%.
Tuy nhiên, theo tính toán của Deutsche Bank, cuộc chiến thương mại sẽ khiến
xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ giảm khoảng 78 tỷ USD, trong khi xuất khẩu
của Mỹ sang Trung Quốc giảm khoảng 13 tỷ USD. Để bù đắp lại, Trung Quốc

phải phá giá đồng nội tệ ít nhất 18% - mức độ được cho là Trung Quốc không thể
và không dám làm. Theo tính toán của công ty tư vấn Oxford Economics, Trung
Quốc sẽ giảm 0,1% GDP trong 2 năm tới và sẽ giảm đến 0,3% GDP nếu áp thuế trị
giá 200 tỷ USD đối với hàng hóa Trung Quốc. Viện Nghiên cứu Mizuho của Nhật
Bản ước tính rằng nếu thương mại song phương giữa Mỹ và Trung Quốc giảm
20% thì tăng trưởng GDP của Trung Quốc sẽ bị giảm thêm 3%. Số liệu thống kê
Trung Quốc mới nhất cho thấy, GDP chỉ tăng 6,7% trong quý II/2018, giảm so với
mức 6,8% quý I/2018;
6


Doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc khó vay tiền hơn do chính phủ tăng cường
nỗ lực tháo gỡ “quả bom nợ” 30.000 tỷ USD (tương đương 259% GDP). Khoản nợ
này phần lớn đến từ chi tiêu mạnh tay của doanh nghiệp nhà nước và các chính
quyền địa phương. Giờ đây, một số doanh nghiệp của Trung Quốc đã buộc phải vỡ
nợ và con số này chắc chắn sẽ không dừng lại. Tốc độ tăng trưởng về đầu tư hạ
tầng ở nước này cũng chậm lại đáng kể - ước tính thấp hơn khoảng một nửa so với
tỉ lệ 20% trong những năm gần đây.
Sự sụt giảm giá trị của NDT và cổ phiếu cũng là những dấu hiệu cho thấy nền
kinh tế thứ hai thế giới đang gặp khó. Căng thẳng thương mại cũng gây thiệt hại
nặng nề cho thị trường chứng khoán Trung Quốc kể từ đầu năm đến nay. Trong số
32 quỹ hoán đổi danh mục (ETF) theo dõi các chỉ số chứng khoán của Trung Quốc
và các lĩnh vực cụ thể của nền kinh tế, chỉ có 3 quỹ đạt được kết quả khả quan, bao
gồm ETF năng lượng, ETF chăm sóc sức khỏe và ETF theo dõi chứng khoán
Trung Quốc niêm yết trên sàn Mỹ.
Cuộc chiến thương mại với Mỹ đang đe dọa nền kinh tế Trung Quốc khi nhiều
công ty nước ngoài muốn rút khỏi đây để tránh thuế suất cao và cả do giá nhân
công ở bên ngoài Trung Quốc rẻ hơn. Đây là một sự tái phân bổ cơ sở sản xuất trên
toàn cầu.
Về lý thuyết, Trung Quốc không thể đáp trả “một đổi một” với chiến thuật áp

thuế cao của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Nhưng nếu dùng đến các biện pháp
phi thuế quan thì những “vũ khí” Trung Quốc nắm trong tay có thể tổn hại đến nền
kinh tế Mỹ nhiều hơn là chiều ngược lại.
Dưới đây là 13 phương án đáp trả phi thuế quan của Trung Quốc:
1.Ngừng mua trái phiếu chính phủ Mỹ
Trung Quốc là một trong những nước nắm giữ trái phiếu chính phủ Mỹ nhiều
nhất, khoảng 1.000 tỷ USD trái phiếu trong năm 2017 (theo số liệu của Cục Dự trữ
Liên bang Mỹ - FED). Bắc Kinh có thể bán ra, hoặc thậm chí chỉ cần ngừng mua
trái phiếu chính phủ Mỹ cũng đã đủ tạo ra tác động giảm giá trị của chúng và khiến
chính phủ Mỹ phải đi vay với lãi suất cao hơn và có thể khiến Washington lâm vào
một cuộc khủng hoảng nợ mới. Tuy nhiên, Bắc Kinh không áp dụng đến biện pháp
này vì Trung Quốc cũng chịu lỗ nếu giá trái phiếu Mỹ giảm, trong khi nước này lại
không có lựa chọn an toàn thay thế cho đồng USD.
2. Hạ giá đồng Nhân dân tệ
Đây có thể là công cụ tốt nhất để Trung Quốc đáp trả lại Mỹ. Nếu đồng Nhân
dân tệ hạ giá khoảng 8%, mà thực tế là thế từ giữa tháng 3/2018 đến nay, các nhà
nhập khẩu Mỹ sẽ thấy giá hàng Trung Quốc giảm 2%. Trung Quốc không muốn
một đồng nội tệ quá bất ổn. Nhưng Bắc Kinh sẵn lòng hạ giá Nhân dân tệ thêm
2%-5% trong ngắn hạn, chừng nào việc hạ giá này vẫn diễn ra một cách trật tự.
3. Gây khó dễ cho các công ty Mỹ
7


Chính phủ Trung Quốc thực sự có khả năng khiến người dân nước này ngừng
mua hàng hóa của Mỹ hay đi đến Mỹ; Trì hoãn thủ tục hải quan và các thủ tục
quản lý DN Mỹ phức tạp hơn; Tiến hành các cuộc điều tra tham nhũng, kiểm toán
thuế, thậm chí tiến hành kiểm tra hàng ngày VSAT của sản phẩm để làm gián đoạn
hoạt động của nhiều công ty hoặc gây “khó dễ” trong quá trình cấp giấy phép kinh
doanh.
4. Cô lập Mỹ về mặt thương mại

Trung Quốc cũng có thể thúc đẩy thỏa thuận thương mại với các nước khác trên
thế giới và cô lập Mỹ với châu Âu và Canada.
Nếu muốn thực sự gây ra cú sốc cho Mỹ, Trung Quốc thậm chí có thể tham gia
vào CPTPP, hình thành những liên minh thương mại mới và bỏ lại Mỹ phía sau.
5. Tẩy chay hàng hóa và các công ty Mỹ.
6. Phát triển quan hệ thương mại (mua dầu mỏ) với Iran; ủng hộ Triều Tiên…
7. Dừng đàm phán về thương mại với Mỹ
8. Tỷ phú TQ hủy cam kết đầu tư tạo 1 triệu việc làm ơ Mỹ
9. Giảm thuế 1500 mặt hàng nhập khẩu để giảm giá khoảng 8,7 tỷ USD cho
người dân Trung Quốc
10. Bỏ tiền thuê báo Mỹ đăng bài phê phân TT.Mỹ
Ngày 23/9/2018, một bài viết dài tới 4 trang, nhan đề "Tranh cãi: Hậu quả từ
hành động dại dột của một tổng thống" đăng tải cuối tuần qua trên tờ Des Moines
Register, tờ báo lớn nhất của bang Iowa, Mỹ đã chỉ trích việc cuộc chiến thương
mại do Tổng thống Trump châm ngòi nổ buộc Trung Quốc chuyển hướng sang
Nam Mỹ, thay vì thu mua đậu tương của Mỹ như thế nào. Đáng chú ý, bài viết
được đăng tải kèm chú thích "được trả tiền và hoàn toàn do China Daily, một ấn
phẩm chính thống của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa chuẩn bị", ám chỉ nhật
báo hàng đầu Trung Quốc đã mua chỗ đăng bài quảng cáo trên tờ Des Moines
Register.
11. Ra sách trắng về quan hệ Thương mại Trung-Mỹ
12. Tự minh phát triển công nghệ và mở rộng tiêu thụ trong nước và Chủ tịch
TQ coi đây không phải là xấu.
13. Ngày 16/7, Bộ Thương mại Trung Quốc ra tuyên bố đã nộp đơn kiện Mỹ ra
trước Tổ chức Thương mại thế giới WTO về việc áp đặt mức thuế tăng 10% đối với
200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu dựa theo “Báo cáo điều tra 301”.
Các biện pháp đáp trả của Trung Quốc khó tránh khỏi việc gây tác dụng ngược
lại đối với Trung Quốc, chẳng hạn người lao động Trung Quốc mất việc hay khiến
một số công ty Trung Quốc phụ thuộc vào đối tác Mỹ phá sản.
3.3. Đối với thế giới

Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc được cho là không chỉ ảnh
hưởng tới 2 nước này mà còn gây thiệt hại cho nhiều quốc gia khác.
8


Ngày 17/7, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo căng thẳng leo thang giữa Mỹ
và phần còn lại của thế giới có thể thổi bay 0,5% trong tỉ lệ tăng trưởng trên thế
giới, gây ra tổn thất lên đến 430 tỉ USD cho toàn cầu, nhưng Mỹ là bên gánh chịu
nguy cơ lớn nhất.
Việc tăng thuế nhập khẩu hàng hóa trừng phạt lẫn nhau khiến giá cả thị trường
hàng hóa nhập khẩu tăng, đồng nghĩa với việc người tiêu dùng và nhà sản xuất
trong nước chịu thêm tổn phí theo tỷ lệ thuận với sự mở rộng danh mục chủng loại,
quy mô giao dịch thương mại hai chiều và kéo dài về thời gian.
Ngoài ra, những biện pháp trả đũa ngầm thông qua hàng rào kỹ thuật bổ sung
cũng tăng thêm, thủ tục hải quan tại các cảng nhập cũng trở lên chậm chạp và chi
phí đắt đỏ hơn, làm tăng nguy cơ chủ hàng bị thua thiệt hoặc DN cân nhắc chuyển
hướng thị trường sản xuất và xuất khẩu sang các nước khác.
Cuộc xung đột thương mại Mỹ - Trung không chỉ khiến cho ngành nông nghiệp
bị ảnh hưởng mà các lĩnh vực khác, thậm chí là ngành công nghiệp trên toàn thế
giới cũng bị xáo trộn trong một nền kinh tế toàn cầu ngày càng kết nối. Tác động
của cuộc xung đột thương mại leo thang đang vượt ra ngoài biên giới Mỹ và Trung
Quốc, ảnh hưởng tới sự dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu. Mức thuế 25% mà
Mỹ áp đặt trên 818 sản phẩm Trung Quốc sẽ làm tăng chi phí mua sắm cho các nhà
sản xuất của Mỹ. Các nhà sản xuất ô tô của Mỹ cho hay, khoảng 30% các linh kiện
điện tử của họ, chẳng hạn như chip và điện trở, là nhập từ Trung Quốc. Việc
chuyển toàn bộ chi phí gia tăng đó cho người tiêu dùng không phải là dễ dàng, do
đó phần lớn gánh nặng sẽ rơi vào lợi nhuận của các nhà sản xuất ô tô và phụ tùng.
Nhiều công ty không thể nào bù đắp được những chi phí bổ sung đó, vì vậy họ
buộc phải tăng giá sản phẩm. Chẳng hạn, Chibitronics, một nhà sản xuất đồ chơi
giáo dục của Mỹ, phải đối mặt với mức thuế cao hơn đối với các bộ phận như động

cơ và mạch điện. Công ty đã thông báo sẽ tăng giá sản phẩm trong thời gian tới.
Các công ty Nhật Bản cho biết họ đang tìm cách giảm thiểu tác động của thuế. Tập
đoàn sản xuất phụ tùng ô tô Keihin dự kiến sẽ không xuất khẩu các sản phẩm mới
từ Trung Quốc sang Mỹ nữa. Nhà sản xuất này cũng sẽ không nhập những lô hàng
như bảng điều khiển điện tử được sử dụng trong xe hybrid và xe điện từ Trung
Quốc. Thay vào đó, hãng sẽ sản xuất các bộ phận ở Mỹ hoặc vận chuyển chúng từ
Nhật Bản.
Cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã mở rộng sang lĩnh vực
tiền tệ. Tác động lớn nhất hiện nay không phải ở thương mại hàng hóa mà là ở thị
trường tiền tệ: Đồng NDT xuống giá nhanh kể từ khi khả năng chiến tranh thương
mại Mỹ - Trung hiện rõ, từ mức 6,3 NDT/1 USD vào tháng 3/2018 đã lên trên
6,82519 NDT/USD ngày 3/8/2018. Kể từ giữa tháng 6/2018 tới nay, đồng nhân dân
tệ giảm giá gần 5%, xuống dưới ngưỡng 6,8 nhân dân tệ đổi 1 USD, chạm mức
thấp nhất so với USD trong 1 năm qua. Diễn biến này xảy ra sau khi Ngân hàng
Nhân dân Trung Quốc giảm tỷ giá tham chiếu với mức giảm mạnh nhất trong 2
9


năm. Thực tế, đồng euro cũng đã giảm giá so với USD kể từ đầu năm tới nay.
Đồng peso Argentina và real Brazil giảm giá lần lượt 30% và 14% so với USD.
Đồng lira Thổ Nhĩ Kỳ và rand Nam Phi giảm 14%, Nhiều đồng tiền của các quốc
gia châu Á giảm khoảng 3 – 6%: Đồng forint của Hungaria giảm giá 10%, zloty
của Ba Lan giảm 9%, koruna của Cộng hòa Séc giảm 8%. Việt Nam là trường hợp
"ngoại lệ" khi đồng nội tệ chỉ mất giá 0,85% so với USD trong 6 tháng đầu năm.
Gần 20 ngân hàng trung ương đưa ra quyết định thay đổi lãi suất. 16 quốc gia,
vùng lãnh thổ đã tăng lãi suất điều hành kể từ sau khi Mỹ công bố quyết định tăng
lãi suất thêm 0,25% và hé lộ kế hoạch có thêm 2 lần tăng lãi suất trong năm vào
ngày 13/6. Dù khẳng định giữ chính sách tiền tệ trung lập và thận trọng, nhưng
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại một số
nhà băng lớn, tức tung một lượng lớn Nhân dân tệ ra thị trường. Nhân dân tệ đã

giảm 3% giá trị so với USD trong tháng 6 và tiếp tục chạm đáy thấp nhất 11 tháng
vào đầu tháng 7. USD mạnh lên trong khi Nhân dân tệ không ngừng giảm giá dẫn
tới nỗi lo cuộc chiến tranh thương mại sẽ biến thành chiến tranh tiền tệ trên phạm
vi toàn cầu. Theo đó, đồng tiền của các quốc gia châu Á đang coi Trung Quốc là
đối tác thương mại lớn chịu áp lực mạnh nhất, bao gồm rupiah của Indonesia và
ringgit của Malaysia. Đồng real của Brazil và ruble của Nga cũng đáng lo ngại bởi
sức ép từ chiến tranh thương mại tạo áp lực tới giá dầu – mặt hàng xuất khẩu chủ
lực của hai quốc gia này. Là nhà xuất khẩu lớn nhất các linh kiện, vật liệu điện tử
cho Trung Quốc, đồng won Hàn Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất 8 tháng so với
đồng USD. Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc trong tháng 7 đã hạ dự báo tăng
trưởng kinh tế năm 2018 xuống còn 2,9% so với 3% trước đó, đồng thời nhận định,
với việc Mỹ đang áp thuế lên các hàng hóa trị giá 43 tỷ USD của Trung Quốc, xuất
khẩu của Hàn Quốc sang Đại lục sẽ giảm 0,05%. Australia cũng chịu nhiều áp lực
khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung căng thẳng hơn. Trong năm ngoái, Australia
đã xuất khẩu 115,9 tỷ AUD (85,84 tỷ USD) hàng hóa sang Đại lục, chiếm 30%
lượng hàng hóa xuất khẩu. Trong báo cáo ngày 3/7 của Ngân hàng Dự trữ
Australia, Thống đốc Philip Lowe đã nhấn mạnh “chính sách thương mại quốc tế
của Mỹ” là nguồn cơn của các yếu tố khó đoán định đối với triển vọng tăng trưởng
kinh tế toàn cầu. Ngày 20/7/2018, đồng Bạt của Thái Lan đã mất giá gần 2% so
với cách đây một tháng và khoảng 4,7%, so với cách đây nửa năm, hiện ở mức
khoảng 32,44 bạt/USD, chủ yếu xuất phát từ chính sách thắt chặt tiền tệ từ các nền
kinh tế lớn và xu hướng áp dụng thuế giữa các nền kinh tế,
Không riêng tiền tệ bị ảnh hưởng, sức mạnh của USD còn tạo tác động khiến thị
trường chứng khoán toàn cầu điêu đứng. Chứng khoán Trung Quốc lao dốc với tốc
độ 2 con số trong quý vừa qua, mặc dù một phần nguyên nhân còn xuất phát từ
cuộc chiến tranh thương mại đang leo thang. Các loại tài sản đầu tư từ chứng
khoán, dầu mỏ tới tài sản tại các thị trường mới nổi đểu gặp nguy hiểm khi thị
trường tiền tệ toàn cầu, hiện đạt 5.100 tỷ USD giao dịch mỗi ngày, bị tấn công bởi
10



các động thái từ 2 phía Mỹ - Trung. Chính nỗi lo ngại về sự leo thang của chiến
tranh thương mại đã gây ảnh hưởng lên tỷ giá. Chiến tranh thương mại leo thang sẽ
ảnh hưởng tới cả Hoa Kỳ, Trung Quốc cũng như các nền kinh tế khác trên Thế
giới. Nhưng nền kinh tế chịu ảnh hưởng tiêu cực nhiều nhất sẽ là Trung Quốc.
IV/. Triển vọng cuộc chiến thương mại
"Chuyện này sẽ kéo dài", tỷ phú Jack Ma, chủ tịch tập đoàn Alibaba, cảnh báo
về chiến tranh thương mại Mỹ - Trung trong một cuộc gặp với các nhà đầu tư tại
Hàng Châu, Trung Quốc, hồi giữa tháng 9-2018“;
Ông Kevin Rudd, cựu thủ tướng Australia và là chuyên gia về Trung Quốc, nói
trong một cuộc phỏng vấn rằng năm 2018 báo hiệu "khởi đầu của cuộc chiến hoàn
toàn khác: cuộc chiến về thương mại, cuộc chiến về đầu tư và về công nghệ giữa
hai siêu cường quốc trong thế kỷ 21, mà không biết đâu là điểm dừng".
Cả hai bên sẽ đều thua trong một cuộc chiến thương mại toàn diện. Cuộc chiến
kiểu này sẽ làm "bốc hơi" 1/3 giá trị kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc vào thị
trường Mỹ, khoảng 200 tỷ USD mỗi năm.Bắc Kinh sẽ phải tìm kiếm các thị trường
mới và thiết kế các sản phẩm mới tiết kiệm nguyên liệu. Trong vòng 2 - 3 năm tới,
có thể 4 triệu công nhân Trung Quốc sẽ mất việc và nhiều hãng sản xuất của nước
này sẽ đình đốn. Về phía Mỹ, nếu xuất khẩu của Mỹ bị cắt giảm 1/3, thì nước này
sẽ "bốc hơi" khoảng 50 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Khoảng 250.000
công nhân Mỹ sẽ mất việc làm.
Đến nay, Tổng thống Trump không hề phát đi tín hiệu sẽ nhượng bộ. Ông viết
trên Twitter của mình: “Các biện pháp thuế quan đang phát huy tác dụng tốt hơn kỳ
vọng của tất cả chúng ta. Giờ đây, Trung Quốc đang nói chuyện với chúng ta.
Trung Quốc, lần đầu tiên đã phải nhún nhường trước chúng ta, đang phải cố gắng
dành rất nhiều tiền cho các hoạt động truyền thông bởi các biện pháp thuế quan
đang thực sự tổn hại đến nền kinh tế của họ”.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cuộc phỏng vấn của đài Fox News hôm 23-92018, nói: "Cuộc chiến thương mại do Trung Quốc tiến hành để chống lại Mỹ đã
diễn ra nhiều năm. Ở cấp độ một cuộc chiến thương mại, chúng tôi quyết tâm
giành chiến thắng…Tổng thống Donald Trump "sẵn sàng tăng cường áp lực lên

Trung Quốc trong thời gian cần thiết để đảm bảo kết quả như mong đợi” Chúng
tôi sẽ giành chiến thắng. Chúng tôi sẽ buộc Trung Quốc hành xử theo cách mà nếu
muốn trở thành một cường quốc với quyền lực toàn cầu, bạn phải minh bạch,
thượng tôn pháp luật và không ăn cắp tài sản trí tuệ. Đó là các nguyên tắc cơ bản
của thương mại trên khắp thế giới. Đó là những thứ mà người dân Mỹ đang đòi hỏi
và người lao động Mỹ xứng đáng được nhận" - ông Pompeo nhấn mạnh.
Hiện nay kinh tế Mỹ đang tăng trưởng tích cực, tới 4,1% trong quý II/2018, gần
gấp đôi tốc độ 2,2% của quý I/2018 và là mức cao nhất trong gần 4 năm, kể từ sau
mốc tăng trưởng 4,9% ghi nhận được trong quý III/2014; thất nghiệp thấp nhất…
TT. Trump đang tự hào nước Mỹ hiện vĩ đại hơn bao giờ hết nên Trump chưa chịu
11


sức ép xuống thang trong cuộc chiến tranh thương mại với Trung Quốc. Văn
phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) dự báo nợ công của Mỹ sẽ tăng từ 21.000 tỷ
USD lên 33.000 tỷ USD trong 10 năm. Theo CBO, chương trình cắt giảm thuế
được lưỡng viện Mỹ thông qua hồi tháng 12/2017 sẽ giúp thúc đẩy nền kinh tế,
song đồng thời cũng tăng thâm hụt ngân sách thêm 1.800 tỷ USD trong thập kỷ tới.
Ông Trump lạc quan cho rằng một nền kinh tế vững mạnh sẽ giúp Mỹ giảm thâm
hụt ngân sách .
Nếu Trung Quốc can thiệp mạnh hơn và trả đũa gay gắt hơn thì sự thay đổi
trong cán cân thương mại Mỹ - Trung có thể càng ít hơn.
Trung Quốc đang muốn thay đổi hướng tới một mô hình tăng trưởng dựa trên
nhu cầu nội địa thay vì đầu tư và xuất khẩu. Chiến tranh thương mại khiến lãnh đạo
Trung Quốc tăng thêm quyết tâm thúc đẩy đổi mới và đạt được ưu thế công nghệ.
Cả Mỹ và Trumg Quốc dường như không thể thu hẹp những bất đồng trong vấn
đề thương mại. Bất đồng thương mại Mỹ-Trung sẽ không nhanh chóng được giải
quyết trong 6 đến 12 tháng tới.
Bất chấp những cọ sát gia tăng, quan hệ Trung-Mỹ sẽ tiếp tục mang nét đặc
trưng của sự hợp tác và lợi ích chung vì lý do sau đây. Thứ nhất, kim ngạch thương

mại Mỹ-Trung đã đạt gần 700 tỷ USD và các mối quan hệ tài chính và tiền tệ giữa
hai nước cũng rất khăng khít. Việc Trung Quốc tiếp tục mua trái phiếu Mỹ sẽ hỗ
trợ cho nền kinh tế cũng như đồng USD Mỹ. Còn nếu Trung Quốc muốn có ảnh
hưởng lớn hơn nữa trong các thị trường tiền tệ và tài chính quốc tế thì nước này
cũng sẽ không thể tách khỏi thị trường Mỹ và đồng USD Mỹ. Thứ hai, sau hơn 40
năm phát triển quan hệ, những trao đổi giữa hai nước đã hình thành một mạng lưới
dày đặc các mối quan hệ cá nhân gần gũi, ngăn chặn bất kỳ nỗ lực nào làm “tách
rời” hai nước.
Hai kịch bản tương lai: Thời gian tới, quan hệ Trung-Mỹ đứng trước hai sự lựa
chọn. Thứ nhất, hai quốc gia này phải củng cố hợp tác và cùng nhau cung cấp hàng
hóa cho thế giới nhằm đảm bảo lợi ích chung. Kịch bản thứ hai là chia tách nền
kinh tế Mỹ và Trung Quốc, trong đó mỗi bên xây dựng hệ thống của riêng mình
nhưng rốt cuộc lại đụng độ nhau và bước vào một cuộc Chiến tranh Lạnh mới. Cái
giá cho sự chia tách này sẽ là rất lớn và đây không phải là lựa chọn thực tế cho cả
Trung Quốc và Mỹ. Để tránh phải chia tách, đối đầu hay một cuộc Chiến tranh
Lạnh mới, điều quan trọng nhất đối với cả hai cường quốc này là phải tiến hành
tiếp xúc, đối thoại hiệu quả nhằm xây dựng lòng tin chiến lược và giảm tình trạng
thâm hụt thương mại hiện nay.
Tại một diễn đàn kinh tế tại Pháp ngày 7/7/2018, Tổng Giám đốc IMF kêu gọi
EU thống nhất trong phản ứng của mình đối với cuộc chiến thương mại giữa Mỹ
và Trung Quốc. Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Pháp ngày 22/7/2018 tuyên bố tại
hội nghị Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20): "Tất cả mọi quốc gia
nhóm G20 đều hiểu rằng chiến tranh thương mại là một thực tế và có nguy cơ lan
12


ra toàn cầu. Tôi yêu cầu Mỹ cần quay về với ý thức chung, tôn trọng các quy tắc
toàn cầu và các đồng minh của mình". Trong thông cáo báo chí được đưa ra cuối
hội nghị, các Bộ trưởng Tài chính G20 đã cảnh báo rằng "những căng thẳng
thương mại và địa chính trị gia tăng" đã gây ra nguy cơ cho tăng trưởng kinh tế

toàn cầu; sự cần thiết phải tăng cường đối thoại và hành động nhằm giảm nhẹ các
nguy cơ và tăng cường lòng tin." Những nguy cơ này bao gồm tình trạng tài chính
ngày càng dễ bị tổn thương, các căng thẳng thương mại và địa chính trị gia tăng,
mất cân bằng toàn cầu, tăng trưởng bấp bênh và yếu về cấu trúc, đặc biệt ở một số
nền kinh tế tiên tiến; nhấn mạnh rằng thương mại là một động cơ tăng trưởng toàn
cầu và tái khẳng định tầm quan trọng của các hiệp định thương mại đa phương.
"Chúng tôi... thừa nhận sự cần thiết phải tăng cường đối thoại và các hành động
nhằm giảm nhẹ nguy cơ và tăng cường lòng tin. Chúng tôi sẽ phối hợp nhằm tăng
cường sự đóng góp của thương mại cho các nền kinh tế nước mình."tái khẳng định
các cam kết từ hội nghị cấp bộ trưởng tài chính G20 diễn ra tháng 3/2018 nhằm
hạn chế sự phá giá cạnh tranh có thể có tác động bất lợi đến sự ổn định tài chính
toàn cầu. Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) phát biểu phản đối tình trạng
áp đặt thuế đáp trả nhau gần đây, đồng thời kêu gọi "giải quyết các xung đột
thương mại thông qua sự hợp tác quốc tế mà không phải viện tới các biện pháp
ngoại lệ". Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 10 kéo dài trong 3 ngày từ 2527/7/2018 đã diễn ra tại (Nam Phi); Với chủ đề "Hợp tác nhằm hướng đến viễn
cảnh tăng trưởng kinh tế mở rộng cho tất cả", đã ra Tuyên bố chung có đoạn:
"Chúng tôi nhận thấy rằng hệ thống thương mại đa phương đang đối mặt với
những thách thức chưa từng có... Chúng tôi kêu gọi tất cả các thành viên WTO
tuân thủ các quy định của WTO và tôn trọng các cam kết của họ".
Cuộc chiến thương mại do Tổng thống Trump phát động dường như ít nhận
được sự ủng hộ của người dân và chinh giới Mỹ: Hầu hết các nhà lập pháp Mỹ cho
rằng Tổng thống Trump đã đi quá xa với việc hành động chống lại những đồng
minh quan trọng của nước này, khiến những ngành quan trọng của đất nước phải
hứng chịu hậu quả. Do đó, các nghị sĩ Mỹ mong muốn những biện pháp thuế quan
này ‘nhanh chóng bị dỡ bỏ’ và được thay thế bằng một thỏa thuận mậu dịch mà hai
bên đều đồng ý. Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Mỹ tuyên bố: "Chúng tôi đã
tranh luận rất quyết liệt rằng đây là con đường sai lầm đối với chúng ta". Ngày
11/7/2018, trong một cuộc bỏ phiếu với tỉ lệ 80 - 11, Thượng viện Mỹ đã thông qua
một biện pháp giúp Quốc hội Mỹ tái khẳng định quyền hạn của mình về thuế quan,
trong bối cảnh có nhiều lo ngại về chiến lược thuế quan của Chính quyền Tổng

thống Trump áp dụng vì những lý do an ninh quốc gia, được gọi là Mục 232 của
Luật thương mại. Tỉ lệ phiếu ủng hộ áp đảo cho thấy, mối quan tâm sâu sắc của
Quốc hội đối với chính sách thuế quan mà Tổng thống Trump thực hiện trong mấy
tháng gần đây đối với Trung Quốc, cũng như các đối tác thương mại khác là
Canada, các nước châu Âu và Mexico. Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Thượng viện gọi
13


đây là một "một bước đi nhỏ” giúp Quốc hội khẳng định lại quyền hợp pháp của
mình về các vấn đề thương mại. Quốc hội sẽ xem xét “sự lạm dụng” một phần luật
thương mại của Chính quyền Tổng thống Trump khi áp thuế không thích hợp đối
với thép và nhôm nhập khẩu từ các nước đồng minh và các quốc gia bạn bè thân
thiết của Mỹ.
Ngày 24/7/2018, Chính phủ Mỹ thông báo hỗ trợ 12 tỷ USD cho những nông
dân vốn gánh chịu thiệt hại ước tính lên tới 11 tỷ USD do các hành động áp thuế
trả đũa của các đối tác thương mại của Mỹ. Đây là giải pháp "ngắn hạn" nhằm trợ
giúp nông dân Mỹ, đồng thời cho phép Tổng thống Trump có thêm thời gian để
đàm phán về thỏa thuận thương mại dài hơi hơn nhằm hỗ trợ ngành nông nghiệp và
các lĩnh vực khác bị tổn hại do "các hành động thương mại bất bình đẳng của các
nước khác." Tuy nhiên, nhiều nghị sĩ Mỹ đã lên tiếng chỉ trích kế hoạch trên, gọi
đây là hình thức trợ cấp cho người nông dân. Các nhóm nông dân thì kêu gọi
chính phủ cần đưa ra một giải pháp lâu dài hơn. Phòng Thương mại Mỹ (CoC)
phản đối ông Trump : "Cách tốt nhất để bảo vệ những ngành công nghiệp của Mỹ
từ hậu quả của chiến tranh thương mại là tránh cuộc chiến ấy ngay từ đầu", Phó
chủ tịch Neil Bradley của CoC nói…/.

14




×