Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

AT cto

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (360.97 KB, 4 trang )

Nhằm đảm bảo an toàn cho người công nhân làm các công việc nói trên, Phòng KTAT - Công ty
Điện lực TT Huế hướng dẫn một số biện pháp an toàn cơ bản trong công tác ghi chữ, lắp tháo
gỡ điện kế và sửa chữa điện cho khách hàng như sau:
Các yêu cầu chung:
- Làm các công việc: ghi chữ công tơ lắp đặt mới, tháo gỡ công tơ, cắt điện (gỡ nợ) và sửa
chữa điện cho khách hàng phải có Phiếu công tác hoặc Lệnh công tác.
- Nhân viên làm các công việc trên phải sử dụng đủ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân được
trang bị (áo quần, mủ bảo hộ, dây đeo an toàn, găng tay cách điện)
- Tùy vào công việc thực hiện, nhân viên phải có đầy đủ các trang bị dụng cụ an toàn
điện:
+ Bút thử điện hạ áp;
+ Kìm mỏ bằng, kìm cắt dây có tay cầm cách điện;
+ Tuốc nơ vít cách điện các loại có ống gen cách điện thân chỉ chừa lại phần đầu đủ để vặn vít;
+ Que đo của dụng cụ đo cũng phải được bọc ống gen cách điện và chỉ chừa lại phần đầu đủ để
đo;
+ Ống gen cách điện hoặc băng cách điện.

- Khi tiếp xúc trực tiếp với các vật có thể mang điện bất ngờ, phải dùng bút thử điện hạ áp kiểm
tra tất cả những vật bằng kim loại (những chỗ có thể chạm vào: xà, vỏ thùng kim loại, cóng đèn
đường...) vì có thể chúng có điện. Cố gắng tránh va chạm vào những dây điện xung quanh thùng
đặt công tơ.
- Người chỉ huy trực tiếp phải thường xuyên giám sát, quan trọng nhất là khi nhân viên công
tác di chuyển lên, xuống, qua lại... Người chỉ huy trực tiếp phải ra lệnh dừng công việc, nếu phát
hiện thấy có dấu hiệu đe dọa đến an toàn đối với người và thiết bị.
Các biện pháp an toàn khi trèo cột để làm việc:
Ngoài việc thực hiện nghiêm các biện pháp an toàn khi làm việc trên cao, tất các nhân viên khi
làm việc trên cao cần phải chú ý các điều sau:
1. Phải kiểm tra sơ bộ:
+ Tình trạng cột;
+ Vị trí của các công tơ và đường trèo lên an toàn…
2. Khi trèo lên cột phải đề phòng trơn, trượt ngả; nếu sử dụng thang di động hãy yêu cầu người


đi cùng giữ chắc chân thang trong khi trèo; Tuyệt đối không được đứng trên thang để dịch
chuyển từ vị trí này sang vị trí khác.
3. Trong trường hợp cần trèo lên cột có độ vững không đủ, phải có biện pháp thích hợp để
chống đỡ cột không bị đổ và gây tai nạn.
4. Nhiều trường hợp TNLĐ do chủ quan đã xảy ra khi làm các công việc ở độ cao 1,5m so với
mặt đất, vì vậy nhân viên đơn vị công tác phải dùng các phương tiện lên xuống phù hợp. Đặc
biệt không được bám (nắm) vào các sợi cáp điện vào và ra công tơ để đu, leo lên cột điện.
5. Khi làm việc trên cao, nhân viên đơn vị công tác phải sử dụng dây đeo an toàn. Dây đeo an


toàn phải neo vào vị trí cố định, chắc chắn. Trong trường hợp di chuyển, phải đảm bảo rằng dây
đeo an toàn luôn được quàng vào cột.
6. Khi cần chuyển hướng đứng để đọc chữ số, phải tìm chỗ đặt chân chắc chắn, chỉ khi có tư
thế ổn định mới tháo dây an toàn để móc vào vị trí mới. Khi không có chỗ đặt chân chắc chắn để
chuyển hướng cần phải trèo xuống để chuyển thang sang vị trí mới rồi lại leo lên.

Hãy kiểm tra dây an toàn trước khi sử dụng
Các biện pháp an toàn khi ghi chỉ số điện kế :
1. Khi ghi chữ công tơ khách hàng: Tổ trưởng phải cấp Lệnh công tác cho nhân viên ghi chữ
ứng với công tơ tổng trạm, một tuyến đường dây hạ áp hoặc một lộ trình ghi chữ.
2. Nhân viên ghi chữ phải sử dụng đủ trang bị bảo vệ cá nhân như quần áo, giày mũ BHLĐ.
3. Nhân viên ghi chữ điện phải được trang cấp bút thử điện ha áp để sự rò điện ra vỏ thùng
công tơ hoặc các kết cấu kim loại khác gần nơi làm việc.
4. Khi ghi chỉ số ở các trạm điện chỉ được đọc bằng mắt, không được đụng chạm đến các thiết
bị khác.
5. Khi làm việc trên cao phải tuân thủ các quy định về làm việc trên cao.
Các biện pháp an toàn khi treo, tháo công tơ không cắt điện:


1. Phải có Phiếu công tác hoặc Lệnh công tác ( và Phiếu lắp đặt tháo gỡ công tơ hạ áp),

cụ thể:
- Khi lắp đặt mới công tơ 1 pha, 3 pha phải có Lệnh công tác cho 1 vị trí công tác.
- Khi tháo gỡ để thu hồi công tơ 1 pha, 3 pha phải có Lệnh công tác cho 1 vị trí công tác.
- Khi thay công tơ định kỳ 1 pha: phải có Phiếu công tác và nhóm công tác phải thực hiện thủ
tục di chuyển nơi làm việc.
- Trong mọi trường hợp công tác: người Chỉ huy trực tiếp nhóm công tác phải có ít nhất bậc 4
ATĐ.
2. Phải sử dụng bút thử điện hạ áp để kiểm tra sự rò điện ra vỏ thùng công tơ hoặc các kết cấu
kim loại khác gần nơi làm việc trước khi bắt tay vào làm việc.
3. Tháo công tơ cũ:
+ Phải cắt cầu dao điện cấp điện vào nhà .
+ Tiếp đó tháo dây nguồn từ công tơ cũ: phải tháo dây trung tính trước và dùng băng cách điện
hoặc ống gen cách điện để bọc kín lại, rồi mới tháo các đầu dây pha và cũng bọc kín lại .
+ Sau cùng tháo các đầu dây còn lại của công tơ và tháo bỏ công tơ cũ
(chú ý phải đánh dấu vị trí các đầu dây tránh nhầm lẫn )
4. Lắp công tơ mới :
+ Cố định chắn chắn công tơ mới (và các thiết bị khác) vào vỏ thùng.
+ Lắp vào lần lượt hết các đầu dây ra của công tơ.
+ Lắp các dây nguồn theo trình tự dây pha trước, dây trung tính sau.
+ Kiểm tra, nắn chỉnh và cố định lại các sợi dây cho ngay ngắn, mỹ quan.
+ Trước khi đóng điện phải thông báo khách hàng : “Tôi đóng điện”
+ Phải kiểm tra điện áp ra đầy đủ và tình trạng quay của công tơ mới.

Hãy thử hết điện trước khi làm việc
Các biện pháp an toàn khi sửa chữa điện cho khách hàng:
1. Khi sửa chữa điện – thay cầu chì ngoài trời cho khách hàng phải cấp 1 tờ Lệnh công tác cho
một vị trí làm việc. Trường hợp đặc biệt: sau khi xử lý xong ở chỗ này mà phải đi xử lý ngay ở
chỗ khác, có thể sử dụng tờ LCT đó nhưng phải ghi cụ thể vào Nhật ký công tác (Điểm 2.3, Mục
2,) của tờ LCT đó.
2. Nhân viên trực ban phải ghi rõ việc sửa chữa điện vào Sổ báo sửa chữa điện (Mẫu KDM26).

3. Người Chỉ huy trực tiếp phải có ít nhất bậc 4 ATĐ.
Trên đây chỉ là những điều cần phải nhớ để đảm bảo an toàn trong công việc thường ngày, nhằm
giúp cho mỗi người khi làm việc cần phải xem lại và thực hiện cho đúng.


Đã có nhiều vụ tai nạn thương tâm xảy ra, vậy mọi người chúng ta hãy nghiêm túc cùng nhau
phối hợp một cách đồng bộ, chặt chẽ giữa những người phụ trách công việc và các thành viên.
Đồng thời hãy tăng cường kiểm tra giám sát lẫn nhau, không được tiến hành công việc một
mình, góp phần ngăn ngừa tai nạn lao động.

Chương IX
BIỆN PHÁP AN TOÀN KHI LÀM VIỆC TRÊN CÁC THIẾT BỊ ĐO
LƯỜNG, ĐIỀU KHIỂN, BẢO VỆ VÀ GHI CHỈ SỐ CÔNG TƠ
Điều 83. Làm việc trên các thiết bị đo lường, điều khiển, bảo vệ
1. Khi kiểm tra các mạch đo lường, điều khiển, bảo vệ thì cho phép để 01
nhân viên có bậc 4 an toàn điện trở lên của đơn vị công tác tại buồng có điện cao
áp. Người này phải thực hiện theo đúng các quy định về an toàn khi công tác
ở thiết bị điện cao áp không cắt điện trong Quy trình này.
2. Khi làm việc ở những mạch đo lường, điều khiển, bảo vệ đang có điện
phải áp dụng biện pháp an toàn sau đây:
a) Tất cả các cuộn dây thứ cấp của máy biến dòng điện và máy biến điện áp
phải có dây nối đất cố định;
b) Cấm để hở mạch cuộn thứ cấp của máy biến dòng điện và để ngắn mạch
cuộn thứ cấp của máy biến điện áp.
3. Trước khi lắp đặt mới hoặc thay thế công tơ, hộp công tơ ở cấp điện áp
220/380 V (công tơ bán lẻ) phải có đầy đủ biện pháp an toàn trong phương án
treo, tháo, lắp đặt công tơ được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Các trường hợp sau đây phải cắt điện:
a) Không thể che chắn, chống chạm chập cho các phần mang điện hở;
b) Tại các vị trí không đảm bảo khô ráo cho người công nhân đứng làm

việc như các cột trên ruộng nước, vùng ngập úng, bùn lầy;
c) Khi tại hiện trường không thể thực hiện đủ, đúng các biện pháp an toàn
đã được duyệt;
d) Tại vị trí làm việc có nhiều chướng ngại vật mà không thể dùng các
phương tiện cơ giới;
e) Tại các vị trí không gian nhỏ, khó thực hiện.
f) Tại hiện trường nếu phát hiện vị trí làm việc có khả năng ngã đổ hoặc
phát hiện công trình khác xung quanh không ổn định có khả năng ngã đổ ảnh
hưởng đến vị trí làm việc.
Điều 84. Khi ghi chỉ số công tơ điện
Khi trèo lên cột điện để ghi chỉ số công tơ phải dùng bút thử điện hạ áp để
kiểm tra xà, các cấu kiện bằng kim loại trên cột, vỏ hộp kim loại của công tơ
xem có điện không, tránh va chạm vào những dây điện, các đầu hở của dây
thông tin xung quanh hòm đặt công tơ.
Trong trường hợp vào trạm ghi chỉ số công tơ tổng chỉ ghi chỉ số bằng mắt
không được tiếp xúc hoặc đến gần điểm mang điện mà có thể vi phạm khoảng
cách an toàn theo quy định.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×