Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Thực trạng hoạt động chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn cho trẻ tại trường mầm non trưng nhị, thành phố phúc yên, tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 50 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

MAI THỊ LY

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE
VÀ ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO TRẺ TẠI TRƯỜNG
MẦM NON TRƯNG NHỊ, THÀNH PHỐ PHÚC YÊN,
TỈNH VĨNH PHÚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục Mầm non

HÀ NỘI - 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

MAI THỊ LY

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC SỨC KHỎE
VÀ ĐẢM BẢO AN TOÀN CHO TRẺ TẠI TRƯỜNG
MẦM NON TRƯNG NHỊ, THÀNH PHỐ PHÚC YÊN,
TỈNH VĨNH PHÚC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục Mầm non

Người hướng dẫn khoa học


Ths. BÙI NGÂN TÂM

HÀ NỘI - 2018


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình triển khai đề tài “ Thực trạng hoạt động chăm sóc sức khỏe và
đảm bảo an toàn cho trẻ tại trường mầm non Trưng Nhị, thành phố Phúc Yên, tỉnh
Vĩnh Phúc”, tôi đã thường xuyên nhận sự giúp đỡ tận tình, tạo điều kiện giúp đỡ
của các thầy cô giáo khoa Sinh - KTNN, các thầy cô giáo khoa Giáo dục Mầm non
và đặc biệt là cô giáo hướng dẫn trực tiếp – Ths. Bùi Ngân Tâm.

Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất của mình tới Ths. Bùi Ngân Tâm – người
thầy tâm huyết đã tận tình hướng dẫn, động viên khích lệ và định hướng cho tôi
trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cán bộ, giáo viên và nhân viên trường
mầm non Trưng Nhị đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi tiến hành nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, do hạn chế về thời gian và năng lực nên
khóa luận còn nhiều thiếu sót, kính mong nhận được sự nhận xét và góp ý của cô.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Vĩnh Phúc, ngày 04 tháng 05 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Mai Thị Ly


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn
khoa học của Ths. Bùi Ngân Tâm. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong khóa luận
này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu
nào.

Vĩnh Phúc, ngày 04 tháng 05 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Mai Thị Ly


MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU.................................................................................................... 1
1.1.Lí do chọn đề tài .................................................................................................. 1
1.2.Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 2
1.3.Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn............................................................... 2
PHẦN 2. NỘI DUNG............................................................................................... 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 3
1.1.Một số khái niệm ................................................................................................. 3
1.1.1. Sức khỏe........................................................................................................... 3
1.1.2. Chăm sóc sức khỏe.......................................................................................... 3
1.1.3. Chăm sóc sức khỏe ban đầu .......................................................................... 3
1.2. Hoạt động chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn cho trẻ ở trường mầm non
.................................................................................................................................... 4
1.2.1. Quản lí, theo dõi sức khoẻ của trẻ.................................................................. 5
1.2.2. Phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm ........................................................... 5
1.2.3. Công tác tuyên truyền, giáo dục ................................................................... 10
1.2.4. Xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích............. 10
1.3. Vai trò, nhiệm vụ của cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên y tế trường mầm
non trong các hoạt động chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn cho trẻ...........

12
1.3.1. Đối với cán bộ quản lí nhà trường mầm non .............................................. 12
1.3.2. Đối với giáo viên............................................................................................ 13
1.3.3. Đối với nhân viên y tế.................................................................................... 14
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..... 15
2.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 15
2.2. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 15
2.2.1. Khảo sát hoạt động CSSK và ĐBAT cho trẻ tại trường mầm non Trưng
Nhị, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc............................................................ 15


2.2.2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan tới hoạt động CSSK và ĐBAT cho trẻ tại
trường mầm non Trưng Nhị, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc................... 15
2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 15
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................ 17
3.1. Thực trạng hoạt động chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn cho trẻ tại
trường mầm non Trưng Nhị, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc................... 17
3.1.1. Một số tìm hiểu về tình hình chung của trường mầm non Trưng Nhị,
thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc .................................................................... 17
3.1.2. Thực trạng quản lí hoạt động chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an toàn cho trẻ
tại trường mầm non Trưng Nhị, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.............. 17
3.1.3. Hoạt động chung quản lí, theo dõi, CSSK và ĐBAT cho trẻ ..................... 18
3.1.4. Hoạt động vệ sinh phòng chống dịch bệnh ................................................. 21
3.2. Kết quả tìm hiểu về một số yếu tố liên quan tới hoạt động CSSK và ĐBAT
cho trẻ tại trường mầm non Trưng Nhị, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc . 22
3.2.1. Cơ sở vật chất chung phục vụ hoạt động CSSK và ĐBAT cho trẻ ............. 22
3.2.2. Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động nuôi dưỡng ........................................... 24
3.2.3. Cơ sở vật chất và nhân lực y tế..................................................................... 25
3.2.4. Kiến thức CSSK và ĐBAT cho trẻ của giáo viên tại trường mầm non
Trưng Nhị ................................................................................................................ 27

PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ...................................................................... 31
1. Kết luận................................................................................................................ 31
2.Đề nghị.................................................................................................................. 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 33
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CSSK

Chăm sóc sức khỏe

CSDD

Chăm sóc dinh dưỡng

TNTT

Tai nạn thương tích

WHO

World Health Orgnization (Tổ chức Y tế Thế giới)

ĐBAT

Đảm bảo an toàn



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Thực trạng quản lí hoạt động CSSK, ĐBAT cho trẻ .................................. 18
Bảng 2. Hoạt động chung quản lí, theo dõi, CSSK và ĐBAT trẻ ............................ 19
Bảng 3. Hoạt động vệ sinh phòng chống dịch bệnh ................................................ 21
Bảng 4. Cơ sở vật chất chung phục vụ hoạt động CSSK và ĐBAT cho trẻ............. 23
Bảng 5. Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động nuôi dưỡng........................................... 24
Bảng 6: Cơ sở vật chất và nhân viên y tế................................................................. 26
Bảng 7. Kiến thức về phòng tránh tai nạn, thương tích cho trẻ của giáo viên........ 27
Bảng 8. Các vấn đề về sức khỏe trẻ có thể gặp phải trong hoạt động CSDD ở
trường ...................................................................................................................... 30


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, có
vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát
triển nhân cách của trẻ. Chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn (CSSK và
ĐBAT) cho trẻ là một trong số các hoạt động thuộc nhiệm vụ chăm sóc, nuôi
dưỡng trẻ của trường mầm non. Đó là một trong những hoạt động quan trọng để
đạt mục tiêu của giáo dục mầm non: giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất,
tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách,
chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một.
Hiện nay, ngành mầm non đã thu hút phần lớn trẻ ở độ tuổi mẫu giáo tới
trường. Trẻ được CSSK trong trường mầm non chiếm tỉ lệ khá cao. Để hoạt
động CSSK và ĐBAT cho trẻ tại trường mầm non đạt hiệu quả cao cần có sự
đồng bộ hóa về: luật, quy định, thông tư hướng dẫn thực hiện đầy đủ, rõ ràng; cơ
sở vật chất đảm bảo; đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên có kiến thức,
năng lực, trách nhiệm; sự phối hợp, quan tâm của phụ huynh, các cấp chính
quyền, các ban ngành liên quan….Hiện nay Bộ giáo dục, Bộ y tế kết hợp với
một số ban ngành chức năng đã có những quy định cụ thể để đảm bảo hoạt động

hoạt động CSSK và ĐBAT cho trẻ tại trường mầm non đạt hiệu quả cao.
Tuy nhiên vì một số lí do khác nhau, thực tế theo một số báo cáo hoạt động
CSSK và ĐBAT cho trẻ trong trường mầm non mặc dù đã được quan tâm nhưng
vẫn còn nhiều khó khăn và còn những hạn chế nhất định ở mỗi trường, mỗi địa
phương. Chúng ta thường nhận được thông tin về các vụ tai nạn, thương tích;
các trường hợp bạo hành trẻ; các vụ ngộ độc thực phẩm; các dịch bệnh truyền
nhiễm… xảy ra tại các cơ sở giáo dục mầm non. Điển hình như: Ngày 11/9, sau
bữa ăn tại trường mầm non Lại Yên, huyện Hoài Đức, Hà Nội, một số trẻ xuất
hiện các biểu hiện sốt, buồn nôn; những ngày tiếp theo nhiều trẻ khác cũng có
biểu hiện tương tự; kết quả có 31 trẻ nghi bị ngộ độc, trong đó có 9 trẻ có biểu
hiện nặng phải đưa đi bệnh viện khám và điều trị (Báo Đời Sống ngày
15/9/2017). [17] Tháng 2/2017, một bé trai 5 tuổi học tại trường mầm non huyện
1


Krông Ana, Đắk Lắk đã bị rơi xuống hố sâu hơn 5m vì nền gạch và bồn cầu của
trường bị sụt lún; hậu quả, bé trai bị chấn thương sọ não và gãy xương chậu
(Báo Đời Sống số ra ngày 17/11/2017). [17]
Sức khỏe và sự an toàn của trẻ tại trường mầm non không được đảm bảo
không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, tinh thần của trẻ mà còn là nỗi
lo lắng, không an tâm của cha mẹ trẻ, ảnh hưởng nhiều đến công việc của họ.
Nghiên cứu thực trạng hoạt động CSSK và ĐBAT cho trẻ trong trường mầm
non và các yếu tố liên quan là rất cần thiết. Từ đó có thể đề xuất các giải pháp để
hoạt động này tại các trường mầm non được hiệu quả hơn.
Trường mầm non Trưng Nhị thuộc phường Trưng Nhị, thành phố Phúc Yên,
tỉnh Vĩnh Phúc. Hoạt động CSSK và ĐBAT cho trẻ tại trường đã tốt hay chưa?
Còn những hạn chế gì? Chúng tôi thực hiện đề tài:
“ Thực trạng hoạt động chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn cho trẻ tại
trường mầm non Trưng Nhị, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc”
1.2.


Mục đích nghiên cứu

Cải thiện hoạt động CSSK và ĐBAT cho trẻ tại trường mầm non Trưng Nhị,
thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
1.3.

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

1. 3.1. Ý nghĩa khoa học
Cung cấp các thông tin làm tài liệu tham khảo cho hoạt động nghiên cứu
khoa học của người học tập và nghiên cứu về các hoạt động CSSK và ĐBAT
cho trẻ tại trường mầm non.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề xuất được các giải pháp góp phần cải thiện hoạt động CSSK và ĐBAT
cho trẻ tại trường mầm non Trưng Nhị, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.


PHẦN 2. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Một số khái niệm

1.1.1. Sức khỏe
Theo WHO: Sức khoẻ là trạng thái thoải mái về mặt thể chất, tâm thần và
xã hội, chứ không phải chỉ là không có bệnh hoặc không bị tàn tật [17].
Các nhóm yếu tố quyết định đến sức khỏe bao gồm:
+ Môi trường xã hội và kinh tế.
+ Môi trường tự nhiên.

+ Các đặc điểm và hành vi riêng biệt của từng người. Bối cảnh sống của con
người quyết định sức khỏe của họ. Các cá thể thường không thể có khả năng
kiểm soát trực tiếp nhiều yếu tố quyết định đến sức khỏe.
Đây chính là khái niệm cơ bản về sức khỏe và là cơ sở để đề ra phương
hướng đúng đắn trong việc chăm lo sức khỏe cho mọi người. Tuy nhiên, sức
khỏe của con người còn phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng sức khỏe của họ lúc
nhỏ. Việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho trẻ là điều kiện quan trọng đảm bảo
cho mỗi người sau này có sức khỏe tốt, có khả năng học tập và lao động đạt hiệu
quả cao.
1.1.2. Chăm sóc sức khỏe
CSSK là việc chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh, bệnh
tật, thương tích và suy yếu về thể chất, tinh thần khác ở người [17]. Như vậy
CSSK trẻ ở trường mầm non chủ yếu là các hoạt động phòng ngừa bệnh, bệnh
tật, thương tích và suy yếu về thể chất, tinh thần khác ở trẻ.
1.1.3. Chăm sóc sức khỏe ban đầu
CSSK ban đầu: Là sự chăm sóc sức khỏe thiết yếu, dựa trên những phương
pháp và kỹ thuật học thực tiễn, có cơ sở khoa học và được chấp nhận về mặt xã
hội, phổ biến đến tận mọi cá nhân và gia đình trong cộng đồng, qua sự tham gia
tích cực của họ với một phí tổn mà cộng đồng và quốc gia có thể đài thọ được ở
bất cứ giai đoạn phát triển nào, trên tinh thần tự lực và tự quyết [13]


Nội dung CSSK ban đầu cho trẻ em: [13] Dựa vào tình hình sức khoẻ và
bệnh tật hiện nay của trẻ em ở các nước đang phát triển trên toàn thế giới, Quĩ
nhi đồng thế giới (UNICEF) đề ra 7 ưu tiên cho trẻ em được gọi là GOBIFF và
cũng chính là nội dung CSSK ban đầu cho trẻ em. Đó là:
+ Giám sát tăng trưởng (theo dõi biểu đồ tăng trưởng - Growth chart)
+ Thực hiện bù nước bằng đường uống (Oral)
+ Khuyến khích bà mẹ cho con bú (Breast feeding)
+ Tiêm chủng đầy đủ (Immunization)

+ Kế hoạch hoá gia đình (Family planning)
+ Giáo dục bà mẹ kiến thức nuôi con (Female Ecudation)
+ Cung cấp thức ăn đầy đủ (Food)
Ngoài ra, qua thực tế, ngành Nhi Việt Nam yêu cầu bổ sung thêm 3 việc cần làm
là:
+ Khuyên bà mẹ tránh một số tập quán có hại cho trẻ (mới sinh kiêng tắm, kiêng
ánh sáng mặt trời, nhịn ăn khi trẻ tiêu chảy,...)
+ Mẹ phải khám thai định kỳ
+ Biết phát hiện và phòng một số bệnh thông thường
1.2.

Hoạt động chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn cho trẻ ở trường
mầm non
Điều 24 trong “Điều lệ trường mầm non” do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban

hành đã chỉ rõ: CSSK và ĐBAT cho trẻ là một trong số các hoạt động thuộc
nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của trường mầm non (CSDD; chăm sóc giấc
ngủ; chăm sóc vệ sinh; CSSK và ĐBAT) [1]. Đó là một trong những hoạt động
quan trọng để đạt mục tiêu của giáo dục mầm non: giúp trẻ phát triển toàn diện
về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của
nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một. Hoạt động CSSK và ĐBAT cho trẻ
ở trường mầm non thực hiện thông qua các hoạt động theo quy định của chương
trình giáo dục mầm non dưới sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của Ban chăm sóc
sức khỏe trẻ. Hoạt động này gồm các nội dung chính sau.


1.2.1. Quản lí, theo dõi sức khoẻ của trẻ
- Giáo viên thực hiện nghiêm túc chế độ CSSK và vệ sinh cho trẻ theo chế độ
sinh hoạt một ngày của trẻ; theo dõi sức khoẻ của trẻ từ khi trẻ đến lớp đến khi
trả trẻ; giám sát trẻ trong tất cả các hoạt động học, chơi, ăn, ngủ…; ghi sổ nhật

ký sức khoẻ trẻ hàng ngày. Kịp thời phát hiện trẻ ốm phối hợp với nhân viên y tế
trường xử lí ban đầu nếu cần thiết; yêu cầu gia đình đón trẻ, cho trẻ đi thăm
khám, điều trị và nghỉ học theo quy định.
- Kiểm tra sĩ số học sinh hàng ngày, tỉ lệ chuyên cần hàng tháng. Chú ý theo dõi
các cháu đi học sau khi khỏi ốm.
- Nhà trường định kì tổ chức khám sức khoẻ cho trẻ 1 năm 2 lần vào đầu mỗi
học kì (đo chiều cao và cân nặng đối với trẻ dưới 36 tháng tuổi; đo chiều cao,
cân nặng, huyết áp, nhịp tim, thị lực đối với trẻ từ 36 tháng tuổi trở lên). Từ đó
nắm được tình trạng dinh dưỡng, bệnh tật của trẻ tư vấn cho phụ huynh can
thiệp hoặc đưa trẻ đi khám và điều trị triệt để.
- Đo chiều cao, cân nặng, ghi biểu đồ tăng trưởng, theo dõi sự phát triển thể lực
cho trẻ em.
- Theo quy định chung sổ sách y tế tại trường mầm non gồm có:
Sổ nhật ký sức khoẻ trẻ toàn trường : ghi rõ từng ngày, nếu có gì đặc biệt
phải ghi ngày, giờ, tên trẻ, lớp, diễn biến, chẩn đoán, xử trí, đến khi trả trẻ về.
Sổ sức khoẻ của từng cháu.
Sổ theo dõi sức khoẻ của trẻ toàn trường: tỷ lệ suy dinh dưỡng, thừa cân
béo phì, tỉ lệ bệnh tật, tình hình tăng, giảm cân.
Sổ theo dõi trẻ suy dinh dưỡng, béo phì và mắc các bệnh mãn tính.
1.2.2. Phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm
Do đặc điểm lứa tuổi của trẻ, điều kiện sinh hoạt, học tập tập thể cùng các
nguy cơ rình rập khiến trường mầm non là một trong những nơi dễ phát sinh các
dịch bệnh truyền nhiễm. Phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm trong các cơ sở
giáo dục mầm non là một trong các hoạt động CSSK cho trẻ mầm non. Cụ thể
nhà trường phải thực hiện các nhiệm vụ sau:


 Nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các quy định
về vệ sinh phòng chống bệnh truyền nhiễm. Đồng thời phối hợp tốt với các
đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan để thực hiện.

 Thông tin và báo cáo kịp thời với Ban chỉ đạo cấp trên khi có dấu hiệu bệnh
truyền nhiễm xảy ra trong nhà trường.
 Phối hợp tốt với cơ sở y tế và đơn vị có liên quan để triển khai các biện
pháp phòng chống dịch kịp thời khi có dịch xảy ra.
Bộ Y tế đã ban hành “Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia QCVN07 2010/BYT về
vệ sinh phòng bệnh truyền nhiễm trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo
dục quốc dân” [7]. Có thể tóm tắt các quy định trong quy chuẩn như sau:
- Quy định chung về vệ sinh phòng bệnh truyền nhiễm
+ Vị trí xây dựng: cơ sở giáo dục phải được xây dựng ở nơi cao ráo, sạch sẽ,
yên tĩnh; thuận tiện cho việc đưa đón trẻ; xa nơi phát sinh các khí độc, khói bụi,
tiếng ồn. Sân trường bằng phẳng rộng rãi có rãnh thoát nước.
+ Diện tích mặt bằng: được quy định bình quân tối thiểu từ 10m2/1 trẻ đối với
2

khu vực nông thôn và miền núi; từ 6m /1 trẻ đối với khu vực thành phố và thị xã
(trong đó 50% diện tích là sân vườn) [7].
+ Chế độ vệ sinh chung:
Thực hiện việc quét dọn vệ sinh hằng ngày vào thời điểm trước và sau buổi học
đối với các khu vực sử dụng chung như hành lang, sân trường hoặc lối đi lại
trong cơ sở giáo dục.
Tổng vệ sinh cơ sở giáo dục theo định kỳ tối thiểu 02 tuần/lần.
Không cho gia súc, gia cầm hoạt động trong cơ sở giáo dục.
Không để tồn tại các yếu tố nguy cơ làm phát tán bệnh truyền nhiễm như bụi
rậm, vũng nước hoặc ao tù trong cơ sở giáo dục.
Tổ chức, thực hiện các hoạt động giáo dục vệ sinh phòng bệnh, r n luyện nâng
cao sức khỏe cho học sinh, cán bộ và giáo viên.
Tổ chức sử dụng các loại vắc xin, sinh phẩm phòng bệnh cho giáo viên và học
sinh theo quy định của cơ quan y tế địa phương.



Tổ chức phun hóa chất diệt côn trùng, xử lý môi trường theo quy định của cơ
quan y tế địa phương: định kì phun thuốc muỗi và chống côn trùng 6 tháng một
lần (để đảm bảo không độc hại với trẻ thực hiện phun thuốc vào chiều tối ngày
thứ sáu).
Có hướng dẫn thực hiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.
Bảo đảm các điều kiện phòng hộ cá nhân khi có dịch bệnh truyền nhiễm theo
hướng dẫn của cơ quan y tế có thẩm quyền.
- Quy định về vệ sinh đối với phòng học và phòng chức năng
+ Phòng học, phòng y tế và các phòng chức năng khác phải bảo đảm các điều
kiện về diện tích, thông gió, thoáng khí, chiếu sáng, độ ồn và bàn ghế theo “Quy
định về vệ sinh trường học” của Bộ Y tế [11].
+ Phòng học phải được làm vệ sinh hằng ngày, trước giờ học 20 phút hoặc sau
khi tan học; lau sạch bàn ghế, cửa sổ, cửa ra vào.
- Quy định về vệ sinh đối với sân chơi, sân tập
+ Bảo đảm các điều kiện về theo quy định tại Điều 19 của “Quy định về vệ sinh
trường học” [11]
+ Hằng ngày phải thu dọn rác thải tại sân chơi, sân tập.
- Quy định đối với phương tiện, đồ dùng học tập sinh hoạt
+ Bàn, ghế, đồ dùng học tập, đồ chơi phải đảm bảo các quy định về vệ sinh,
thuận tiện cho việc làm vệ sinh và khử trùng;
+ Có các vật dụng cá nhân dùng riêng như giường, chăn, gối, khăn mặt, bát, đũa,
thìa, cốc uống nước, bàn chải đánh răng cho từng học sinh ở nội trú, bán trú.
+Yêu cầu vệ sinh đồ chơi và dụng cụ học tập, sinh hoạt của học sinh:
Đồ chơi và dụng cụ học tập, sinh hoạt phải được giặt hoặc rửa sạch bằng xà
o

phòng và nước nóng trên 50 C tối thiểu 2 lần/tuần. Đối với đồ chơi bằng các vật
liệu như bông, vải, len dạ hằng ngày cần làm sạch bụi bằng bàn chải, nếu có
điều kiện có thể khử trùng bằng cách chiếu đ n cực tím;
Nếu đồ chơi, dụng cụ học tập bị bẩn do phân, chất nôn thì phải được rửa sạch

ngay bằng xà phòng và khử trùng theo quy định.


- Quy định vệ sinh đối với nhà bếp
+ Bảo đảm các yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm về cơ sở, thiết bị dụng cụ và
quy trình chế biến, nấu nướng theo nguyên tắc một chiều.
+ Thông thoáng, đủ ánh sáng; cửa sổ phải có lưới để chống chuột, ruồi, nhặng,
gián hoặc các côn trùng có hại khác;
+ Tường, trần nhà và sàn nhà phải nhẵn, bằng phẳng, hạn chế các khe rãnh, góc
cạnh, gờ dễ bám bụi, chất bẩn, thuận tiện cho việc làm vệ sinh và khử trùng;
+ Bàn, ghế, dụng cụ, phương tiện phải được làm bằng vật liệu dễ cọ rửa. Có đủ
các phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho việc làm vệ sinh và khử trùng;
+ Dụng cụ chứa thức ăn và sử dụng để ăn uống phải được làm bằng vật liệu dễ
làm vệ sinh và không thôi nhiễm yếu tố độc hại;
+ Có hệ thống thiết bị bảo quản thực phẩm.
+ Có hệ thống cung cấp nước sạch và chỗ rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch
sát khuẩn.
+ Có phương tiện phân loại, thu gom và vận chuyển rác, thực phẩm, thức ăn
thừa; các dụng cụ chứa đựng rác phải được làm bằng vật liệu chắc chắn, có nắp
đậy và thuận tiện cho việc làm vệ sinh.
Điều 9 của “Quy định điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh
doanh, dịch vụ, phục vụ ăn uống” [12] quy định:
+ Phải có hợp đồng nguồn cung cấp thực phẩm an toàn, thực hiện đầy đủ chế độ
kiểm thực ba bước và chế độ lưu mẫu thực phẩm 24 giờ.
+ Nhân viên phục vụ phải được khám sức khoẻ, cấy phân định kỳ ít nhất 1 năm
1 lần; có Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực
phẩm; được trang bị và sử dụng đầy đủ các trang bị bảo hộ trong quá trình chế
biến thực phẩm và bảo đảm thực hành tốt về vệ sinh cá nhân.
Trường hợp sử dụng dịch vụ cung cấp thức ăn sẵn thì phải lựa chọn các cơ sở có
đủ điều kiện bảo đảm toàn thực phẩm theo quy định.

- Quy định về cấp nước và vệ sinh môi trường
+ Cấp nước:


Nước sử dụng trong ăn uống, sinh hoạt tại cơ sở giáo dục phải bảo đảm quy
định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống (QCVN
01:2009/BYT) [8], Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước khoáng thiên nhiên và
nước uống đóng chai (QCVN 6-1 :2010) [9] và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
chất lượng nước sinh hoạt (QCVN 02:2009/BYT).[10]
Số lượng nước uống cung cấp cho từng loại hình cơ sở giáo dục phải tuân thủ
Quy định về vệ sinh trường học được ban hành theo Quyết định số
1221/2000/QĐ-BYT ngày 18/4/2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế. [7]
+ Khu vệ sinh
Quy định về vệ sinh trường học được ban hành theo Quyết định số
1221/2000/QĐ-BYT ngày 18/4/2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế 7]
Đối với cơ sở giáo dục mầm non: Khu vệ sinh được xây khép kín hoặc liền kề
với lớp, thuận tiện cho trẻ sử dụng và có kích thước phù hợp với lứa tuổi
của trẻ. Có bô với nắp đậy với số lượng và chủng loại phù hợp theo quy định
Khu vệ sinh phải có chỗ rửa tay với nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát
khuẩn khác; thiết bị vệ sinh (bồn cầu, bô), nền nhà, tường, máng tiểu phải làm
bằng vật liệu dễ cọ rửa và khử trùng.
Có đầy đủ dụng cụ, phương tiện riêng phục vụ cho việc làm vệ sinh và khử
trùng.
Yêu cầu vệ sinh đối với khu vệ sinh: Phải được vệ sinh hàng ngày, riêng giấy vệ
sinh không tự tiêu phải có dụng cụ chứa có nắp đậy và phải được thu gom, xử lý
trong ngày; việc sử dụng, bảo quản nhà tiêu phải thực hiện theo quy định của Bộ
trưởng Bộ Y tế; phân, chất nôn, đờm rãi, bệnh phẩm của những người nghi ngờ
hoặc mắc bệnh truyền nhiễm (nếu có) phải được xử lý theo quy định về xử lý
chất thải trước khi đổ vào nhà tiêu.
+ Hệ thống thu gom và xử lý nước thải

Cơ sở giáo dục phải có hệ thống cống rãnh thoát nước mưa, nước thải sinh hoạt,
không được để nước ứ đọng xung quanh trường lớp.
+ Hệ thống thu gom, xử lý rác


Có thùng đựng và phân loại rác thải. Có hệ thống thu gom và xử lý rác thải của
phòng y tế. Không thu gom lẫn rác thải, chất thải phòng y tế, trạm y tế, phòng
thí nghiệm chung với hệ thống thu gom rác thải, chất thải sinh hoạt của cơ sở
giáo dục.
Bố trí đủ các phương tiện, dụng cụ có nắp đậy để phân loại, chứa đựng rác tạm
thời trong cơ sở giáo dục; các phương tiện, dụng cụ này phải thuận tiện cho việc
làm vệ sinh và khử trùng.
Khu tập trung rác thải phải được bố trí cách biệt với các khu vực khác và có lối
ra vào riêng. Khoảng cách không dưới 25m với khu nhà chính và nằm ở cuối
chiều gió.
1.2.3. Công tác tuyên truyền, giáo dục
- Tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho trẻ đến các
bậc phụ huynh và cùng hợp tác phối hợp thực hiện tốt CSSK của trẻ mầm non
để giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng, tỉ lệ trẻ mắc các bệnh thông thường ở mầm
non.
- Giáo dục về vệ sinh ăn uống, dinh dưỡng, vệ sinh phòng bệnh cho trẻ theo định
hướng của chương trình giáo dục mầm non ở từng độ tuổi phù hợp. Trẻ được
học để biết tự phục vụ bản thân, tự bảo vệ mình khi ăn uống và thực hiện tốt chế
độ sinh hoạt một ngày ở trường, có nền nếp tốt trong mọi hoạt động.
1.2.4. Xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích
Để đảm bảo an toàn cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non cần thực hiện
nghiêm túc Thông tư số 13/2010/TT-BGDĐT quy định về trường học an toàn
phòng tránh TNTT trong các cơ sở giáo dục mầm non.[5]
Thông tư quy định rõ:
- Tiêu chuẩn trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích

+ Nhà trường có Ban chỉ đạo công tác y tế trường học, hàng năm xây dựng và
triển khai thực hiện kế hoạch phòng, chống TNTT của nhà trường. Có cán bộ
chuyên trách hoặc kiêm nhiệm về công tác y tế trường học, được tập huấn để
thực hiện tốt các hoạt động sơ cứu, cấp cứu TNTT. Giáo viên, cán bộ công nhân


viên được cung cấp những kiến thức cơ bản về các yếu tố nguy cơ và cách
phòng, chống TNTT cho trẻ.
+ Môi trường xung quanh trường an toàn và có hiệu quả.
+ Giảm được các yếu tố nguy cơ gây thương tích cho trẻ trong nhà trường (80%
nội dung theo bảng kiểm trường học an toàn được đánh giá là đạt).
+ Trong năm không có trẻ bị tử vong hay bị thương tích nặng phải nằm viện do
tai nạn, thương tích xảy ra trong trường.
- Nội dung xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích
+ Xây dựng kế hoạch hoạt động phòng, chống TNTT cụ thể trên cơ sở thực tế
của nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập, trường mẫu giáo, trường mầm non.
+ Có các biện pháp phòng, chống TNTT, như tuyên truyền, giáo dục can thiệp,
khắc phục, giảm thiểu nguy cơ gây tai nạn thương tích.
Truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức về xây dựng trường học an toàn,
phòng, chống TNTT bằng nhiều hình thức như tờ rơi, băng rôn, áp phích, khẩu
hiệu.
Tổ chức thực hiện các hoạt động can thiệp, giảm nguy cơ gây tai nạn, thương
tích.
Cải tạo môi trường chăm sóc, nuôi, dạy an toàn, phòng, chống TNTT.
Kiểm tra, phát hiện và khắc phục các nguy cơ gây thương tích, tập trung ưu tiên
các loại thương tích thường gặp do: ngã, vật sắc nhọn đâm, cắt, đuối nước, tai
nạn giao thông, bỏng, điện giật, ngộ độc.
Huy động sự tham gia của các thành viên trong cơ sở giáo dục mầm non, phụ
huynh của trẻ và cộng đồng, phát hiện và báo cáo kịp thời các nguy cơ gây tai
nạn, thương tích, để có các biện pháp phòng, chống tai nạn, thương tích tại cơ

sở.
Nâng cao năng lực cho các cấp lãnh đạo, cán bộ, giáo viên của ngành giáo dục
về các nội dung phòng, chống TNTT.
Có tủ thuốc và các dụng cụ sơ cấp cứu theo quy định.
Có quy định về phát hiện và xử lý tai nạn; có phương án khắc phục các yếu tố
nguy cơ gây tai nạn và có phương án dự phòng xử lý TNTT.


+ Thiết lập hệ thống ghi chép, theo dõi, giám sát và báo cáo xây dựng trường
học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích.
+ Tổ chức đánh giá quá trình triển khai và kết quả hoạt động xây dựng trường
học an toàn, phòng, chống TNTT, đề nghị, công nhận trường học an toàn,
phòng, chống TNTT vào cuối năm học.
1.3. Vai trò, nhiệm vụ của cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên y tế trường
mầm non trong các hoạt động chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn cho
trẻ.
1.3.1. Đối với cán bộ quản lí nhà trường mầm non
- Xây dựng kế hoạch CSSK và ĐBAT cho trẻ.
Đây là khâu quan trọng nhất trong việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc nuôi
dưỡng trẻ của nhà trường. Ban giám hiệu phải xây dựng kế hoạch có mục tiêu cụ
thể, biện pháp rõ ràng, xác định các điều kiện, nguồn lực để thực hiện mục tiêu
trong thời gian nhất định.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn cho trẻ
Đây là bước cụ thể hóa kế hoạch thành các công tác mà nhà trường phải thực
hiện. Tổ chức các điều kiện tối ưu cho việc thực hiện mục tiêu của kế hoạch.
Cán bộ quản lí phải từng bước sắp xếp và hoàn thiện việc trang bị cơ sở vật chất
đúng chuẩn, hướng đến bảo quản, sử dụng hiệu quả các trang thiết bị, đồ dùng
dạy học phục vụ cho các hoạt động CSSK và ĐBAT cho trẻ trong nhà trường.
Tổ chức, sử dụng nguồn tài chính đúng theo quy chế, tiết kiệm, hiệu quả và hợp
lý sẽ giúp nâng cao phát triển chất lượng các hoạt động CSSK và ĐBAT cho trẻ.

Việc phân công nhiệm vụ dựa trên cơ sở nắm vững được năng lực, trình độ của
giáo viên, nhân viên nhà trường.
- Chỉ đạo hoạt động CSSK và ĐBAT cho trẻ
Hoạt động này nhằm huy động, điều hành mọi lực lượng thực hiện kế hoạch
trong trật tự để nhanh chóng đưa nhà trường đạt đến mục tiêu đề ra trong kế
hoạch CSSK và ĐBAT trẻ của trường.
- Kiểm tra, đánh giá hoạt động CSSK và ĐBAT cho trẻ


Hoạt động này là theo dõi, xem xét, phân tích và đánh giá diễn biến và kết quả,
phát hiện sai lầm để chỉnh sửa, tìm biện pháp khích lệ và giúp đỡ đối tượng hoàn
thành nhiệm vụ. Ban giám hiệu cần kiểm tra, đánh giá định kì theo kế hoạch,
kiểm tra đột xuất hoạt động CSSK và ĐBAT cho trẻ của các bộ phận trong
trường học. Từ kết quả kiểm tra đánh giá kịp thời có điều chỉnh để hoạt động
CSSK và ĐBAT cho trẻ đạt hiệu quả cao.
1.3.2. Đối với giáo viên
Giáo viên là người trực tiếp tham gia vào các hoạt động CSSK và ĐBAT
cho trẻ trong trường mầm non.
Quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục
và Đào tạo ban hành [4] có chỉ rõ:
Giáo viên mầm non phải có kiến thức về CSSK ĐBAT cho trẻ lứa tuổi mầm
non. Bao gồm các tiêu chí sau: hiểu biết về an toàn, phòng tránh và xử lý ban
đầu các tai nạn thường gặp ở trẻ; có kiến thức về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi
trường và giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ; hiểu biết về dinh dưỡng, an toàn
thực phẩm và giáo dục dinh dưỡng cho trẻ; có kiến thức về một số bệnh thường
gặp ở trẻ, cách phòng bệnh và xử lý ban đầu.
Giáo viên mầm non phải có kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động CCSK
VÀ ĐBAT cho trẻ. Bao gồm các tiêu chí sau: biết tổ chức môi trường nhóm, lớp
đảm bảo vệ sinh và an toàn cho trẻ; biết tổ chức giấc ngủ, bữa ăn đảm bảo vệ
sinh, an toàn cho trẻ; biết hướng dẫn trẻ rèn luyện một số kỹ năng tự phục vụ;

biết phòng tránh và xử trí ban đầu một số bệnh, tai nạn thường gặp đối với trẻ.
Cụ thể để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho trẻ giáo viên mầm non cần thực
hiện tốt các nhiệm vụ sau:
+ Phối hợp với Ban CSSK trẻ, nhân viên y tế của trường thực hiện đầy đủ các
hoạt động quản lí, theo dõi sức khỏe trẻ; thực hiện tốt công tác vệ sinh phòng
bệnh truyền nhiễm; tuyên truyền, giáo dục trẻ và phụ huynh trẻ về vệ sinh ăn
uống, vệ sinh phòng bệnh cho trẻ.
+ Thường xuyên rà soát cơ sở vật chất của lớp phát hiện những yếu tố không an
toàn đề xuất với Ban giám hiệu biện pháp xử lí thích hợp hoặc xin ý kiến chỉ


đạo. Giám sát trẻ trong tất cả các hoạt động (học, chơi, ăn, ngủ…). Thường
xuyên bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích đảm bảo an
toàn cho trẻ. Tuyên truyền, giáo dục trẻ và phụ huynh trẻ về phòng tránh TNTT
đảm bảo an toàn cho trẻ đặc biệt chú trọng những vấn đề có nguy cơ cao tại
trường và địa phương.
1.3.3. Đối với nhân viên y tế
Trong công tác y tế ở hệ thống các trường mầm non, đội ngũ nhân viên y tế
đóng vai trò then chốt. Nhân viên y tế trực tiếp tham gia hoạt động quản lý,
CSSK cho trẻ; truyền thông giáo dục sức khỏe; phòng, chống dịch bệnh truyền
nhiễm; bảo đảm an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích và an toàn thực
phẩm, dinh dưỡng...
Nhân viên y tế trường học phải có trình độ chuyên môn từ y sĩ trung cấp trở lên.
Nhân viên y tế trường học phải được thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên
môn y tế thông qua các hình thức hội thảo, tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp
vụ chuyên môn do ngành Y tế, ngành Giáo dục tổ chức để triển khai được các
nhiệm vụ quy định.[2]


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
+ Hoạt động CSSK và ĐBAT cho trẻ tại trường mầm non Trưng Nhị, thành phố
Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
+ Các yếu tố liên quan đến hoạt động CSSK và ĐBAT cho trẻ (cơ sở vật chất
của nhà trường, kiến thức, thực hành của giáo viên về CSSK và ĐBAT cho trẻ)
tại trường mầm non Trưng Nhị, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Khách thể nghiên cứu:
+ Trẻ tại trường mầm non Trưng Nhị, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
+ Cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên y tế trường mầm non Trưng Nhị, thành
phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Khảo sát hoạt động CSSK và ĐBAT cho trẻ tại trường mầm non Trưng
Nhị, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
2.2.2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan tới hoạt động CSSK và ĐBAT cho trẻ
tại trường mầm non Trưng Nhị, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
2.3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp đọc tài liệu: tổng hợp thông tin dùng cho việc viết phần tổng
quan và phần bàn luận.
- Phương pháp điều tra, phỏng vấn
Thu thập các thông tin chung về cơ sở vật chất và nhân lực của trường mầm
non Trưng Nhị, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Dùng phiếu khảo sát phỏng vấn các cán bộ quản lí, giáo viên của trường.
Chúng tôi sử dụng phiếu khảo sát với bộ câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn để có
được thông tin về hoạt động chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn cho trẻ tại
trường.
Bộ câu hỏi được xây dựng dựa trên các quy định, khuyến cáo của Bộ Giáo
dục, Bộ Y tế về hoạt động CSSK và ĐBAT cho trẻ trong trường mầm non.



Từ kết quả điều tra, phỏng vấn đánh giá thực trạng hoạt động này tại trường
mầm non Trưng Nhị, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Phương pháp xử lí số liệu: Dùng phần mềm Exell


CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thực trạng hoạt động chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn cho trẻ
tại trường mầm non Trưng Nhị, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
3.1.1. Một số tìm hiểu về tình hình chung của trường mầm non Trưng Nhị,
thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Trường mầm non Trưng Nhị được thành lập vào tháng 6 năm 2006 nằm trên
mảnh đất rộng 1600 mét vuông tại đường An Dương Vương phường Trưng Nhị
thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Trường bao gồm các khu: nhà hành chính,
nhà học tập, nhà bếp, khu vui chơi và khu vệ sinh. Tuy nhiên trường chưa được
xây dựng theo quy định nên còn một số bất cập: thiếu các phòng chức năng,
công trình vệ sinh thiết kế nhỏ hẹp, kém chất lượng. [14]
Năm học 2017-2018 nhà trường có 10 lớp gồm: 3 lớp nhà trẻ; 2 lớp 3 tuổi; 2
lớp 4 tuổi và 3 lớp 5 tuổi với tổng số 360 trẻ. Nhà trường có 03 cán bộ quản lí
(01 hiệu trưởng và 02 hiệu phó); 23 giáo viên; 05 nhân viên (01 nhân viên y tế,
01 nhân viên kế toán kiêm văn thư; 03 nhân viên nhà bếp). Trình độ chuyên môn
của cán bộ, giáo viên công nhân viên trong trường: 01 thạc sĩ; 20 đại học, 04 cao
đẳng và 03 trung cấp, 03 nhân viên nhà bếp có chứng chỉ cấp dưỡng. [6]
Trẻ ăn bán trú tại trường đạt 100%. Mức ăn của trẻ là 14 nghìn đồng/cháu gồm
2 bữa chính, 01 bữa phụ đối với nhà trẻ và 01 bữa chính, 01 bữa phụ đối với trẻ
mẫu giáo.
Trong những năm gần đây tình trạng trẻ mắc bệnh, gặp thương tích vẫn còn
tuy chỉ là số ít. Năm học 2016- 2017 trường mầm non Trưng Nhị trở thành
Trường học đạt tiêu chuẩn an toàn do phường Trưng Nhị, thành phố Phúc Yên,
tỉnh Vĩnh Phúc công nhận. [14]
3.1.2. Thực trạng quản lí hoạt động chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an toàn cho

trẻ tại trường mầm non Trưng Nhị, thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Để tìm hiểu thông tin về thực trạng quản lí hoạt động chăm sóc sức khỏe, đảm
bảo an toàn cho trẻ, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn cô hiệu phó phụ trách
chung của trường. Kết quả thể hiện trong bảng 1.


×