Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA CỘNG ĐỒNG TÌNH NGUYỆN VỀ PHONG TRÀO THANH NIÊN TÌNH NGUYỆN TỰ PHÁT HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.8 KB, 50 trang )

Khóa luận

Khoa xã hội học

MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA CỘNG ĐỒNG TÌNH NGUYỆN
VỀ PHONG TRÀO THANH NIÊN TÌNH NGUYỆN TỰ PHÁT HIỆN NAY

Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tai
Hoạt động tình nguyện là một công cụ hữu hiệu và có sức mạnh to lớn giúp giải
quyết nhiều vấn đề xã hội, đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Xét theo khía cạnh cá
nhân, hoạt động tình nguyện giúp tăng cường tính đoàn kết, sự nhường nhịn và tin tưởng
lẫn nhau trong nội bộ tình nguyện viên nói riêng và giữa các công dân trong cộng đồng
tình nguyện xã hội nói chung. Tham gia hoạt động tình nguyện giúp các tình nguyện viên
phát triển về cả năng lực, kiến thức cũng như nhân cách cho bản thân để lấy đó làm nền
tảng trở thành những công dân tiên tiến và có ích.
Hoạt động tình nguyện tại Việt Nam hết sức đa dạng và phong phú cả về nội dung, tổ
chức và hình thức hoạt động. Các hình thức cơ bản sau:
Hình thức hoạt động tình nguyện chính thức bao gồm hoạt động tình nguyện được tổ
chức bởi các tổ chức có hoạt động tình nguyện thuộc chính phủ hoặc các hoạt động tình
nguyện được tổ chức bởi các tổ chức có hoạt động tình nguyện thuộc về các tổ chức quốc
tế hoặc NGOs.
Hình thứ hoạt động tình nguyện phi chính thức bao gồm các hoạt động tình nguyện ở
khu vực tư nhân và các hoạt động tình nguyện tự phát được hiểu là các hoạt động tình
nguyện do cá nhân, câu lạc bộ, đội, nhóm, mạng lưới tình nguyện hoạt động dựa trên sự
đồng thuận của nhóm và không đăng kí pháp nhân chính thức.
Các hình thức hoạt động tình nguyện khác nhau có những đặc điểm khác nhau về cơ
chế phối hợp; thời gian diễn ra hoạt động tình nguyện; số lượng tình nguyện viên được
huy động; quy mô hoạt động tình nguyện được tổ chức; nền tảng xuất phát của hoạt động
tình nguyện; nguồn lực tai chính cho hoạt động tình nguyện; chính sách cụ thể hiện có;
Truyền thông về hoạt động; mức độ chuyên nghiệp...


Có nhiều cơ sở xác định sự thành công của các phong trào tình nguyện như chất
lượng, số lượng, tính bền vững của các hoạt động vv... Tuy nhiên hiện nay có nhiều


Khóa luận

Khoa xã hội học

nghiên cứu còn bỏ qua cơ sở để đánh giá hiệu quả của các phong trào thanh niên tình
nguyện hiện nay mà cụ thể hơn đó là cơ sở về sự hài lòng của cộng đồng tình nguyện với
các hoạt động thuộc phong trào tình nguyện đó. Ở bất cứ một phong trào tình nguyện nào
luôn xuất hiện ít nhất hai đối tượng là người thực hiện phong trào và người thụ hưởng lợi
ích từ phong trào đem lại. Thông thường các báo cáo về phong trào tình nguyện tập trung
vào đánh giá một phong trào thông qua những kết quả mà người thụ hưởng đạt được chứ
chưa vẫn chưa có quan tâm đúng mức về tầm quan trọng của người thực hiện phong trào
trong công tác đánh giá kết quả hoạt động và cụ thể hơn trong phong trào tình nguyện tự
phát là sự đánh giá của cộng đồng tình nguyện viên.
Do đó đề tai “Mức độ hài lòng của cộng đồng tình nguyện về phong trào thanh
niên tình nguyện tự phát hiên nay ” được tiến hành với mục đích chỉ ra được thực tế
mức độ hài lòng và sự đánh giá của cộng đồng tình nguyện viên tới phong trào tình
nguyện tự phát. Thông qua đề tai này, chúng tôi hy vọng sẽ giúp phần nâng cao công tác
xây dựng và triển khai các phong trào tình nguyện tự phát để phù hợp với nhu cầu và thái
độ của tình nguyện viên trong giai đoạn hiện nay.
2. Các công trình nghiên cứu liên quan
Hiện nay vấn đề về tình nguyện trong nước và thế giới đang được quan tâm nghiên
cứu thông qua nhiều tổ chức với một số đề tai mang tính ứng dụng cao và đem lại hiệu
quả góp phần nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động tình nguyện hiên nay. Việt
Nam là một quốc gia Đông Nam Á nên các hoạt động tình nguyện thường mang những
nét đặc trưng của nền văn hóa phương Đông, khác biệt khá lớn so với các nền văn hóa
khác. Như vậy, việc tổng quan tai liệu cần nhìn nhận đề tai dưới hai góc độ nghiên cứu:

Góc độ của các nghiên cứu quốc tế về hoạt động tình nguyện tại Việt Nam và góc độ của
các nghiên cứu trong nước về hoạt động tình nguyện tại Việt Nam.
Báo cáo Thực trạng Tình nguyện Toàn cầu – Giá trị tổng quát vì lợi ích toàn cầu dựa
trên cơ sở lấy sự phát triển của con người làm trung tâm chỉ ra rằng tình nguyện là một
cách thức vô cùng hiệu quả để xây dựng năng lực của người dân ở mọi xã hội và cấp độ.
Có thể thấy lĩnh vực của UNV nghiên cứu trong bản báo cáo còn chưa thực sự đầy đủ khi
vẫn chưa đề cập đến vấn đề về bình đăng giới và mức độ hài lòng của cộng đồng tình
nguyện đối với những kết quả đã đạt được thông qua phong trào tình nguyện tự phát.
Qua tổng quan của UNV về phong trào tình nguyện ở Việt Nam trong giai đoạn vừa
qua đã nêu bật lên được tầm quan trọng của phong trào tình nguyện trong việc phát triển
về kinh tế, xã hội của đất nước, đã góp phần tạo ra và nâng cao nhận thức về vấn đề tình
nguyện cho một số đông người Việt Nam, trong đó có cả một số nhà lãnh đạo và quản lý.


Khóa luận

Khoa xã hội học

Bên cạnh đó, bản báo cáo cũng đề cập đến những mặt hạn chế của hoạt động tình nguyện
như: Có lúc có nơi còn nặng về hình thức, các hoạt động thiếu sự phối hợp đồng bộ, chỉ
đạo nhất quán, chưa coi trọng huấn luyện kỹ năng. Đề tai của chúng tôi không đồng ý với
kết luận trên và cụ thể là yếu tố chưa coi trọng huấn luyện kỹ năng cho tình nguyện viên.
Do đó đề tai sẽ làm rõ quan điểm trên thông qua việc đánh giá mức độ hài lòng của cộng
đồng tình nguyện đối với hoạt động đào tạo nguồn lực tình nguyên hiện nay.
( />option=com_content&task=view&id=27&Itemid=139)
Đối với các đề tai trong nước, cơ sở đầu tiên cần phải quan tâm là những chiến lược
quốc gia về thanh niên, các cơ sở về luật và các chính sách liên quan đến hoạt động của
thanh niên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và đặc biết là đánh giá trong năm 2014 –
Năm thanh niên Việt Nam.
Dựa trên Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015 ( quyết định

Thủ tướng Chính phủ), đề tai xác định rõ các căn cứ pháp lý của hoạt động tình nguyện
bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015, giúp cho việc đưa ra các chỉ bảo của đề tai có đầy đủ
căn cứ khoa học và căn cứ pháp lý. Tuy vậy những báo cáo về kết quả công tác này còn
thiếu sự đóng góp của chính cộng đồng thực hiện các phong trào tình nguyện tự phát do
vậy số kết quả báo cáo chưa đảm bảo tính khái quát. Do đó, nhóm nghiên cứu sẽ đánh giá
lại hiệu quả của các hoạt động tình nguyện tự phát trong lĩnh vực bình đẳng giới trong
công tác thực hiện chiến lược bình đẳng giới thông qua các số liệu thực chứng thu thập
thông qua các phương pháp xã hội học với khách thể nghiên cứu là cộng đồng tình
nguyện tự phát.
( />c?
_piref135_18254_135_18253_18253.strutsAction=ViewDetailAction.do&_piref135_182
54_135_18253_18253.docid=1094&_piref135_18254_135_18253_18253.substract=)
Theo thông tin chính thức từ website Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh nhận định: Các tổ chức tình nguyện trẻ cũng tích cực trong việc tham gia bảo vệ
môi trường. Bên cạnh đó Hà Nội hiện nay có 9 CLB tình nguyện vì môi trường với
nhiều hình thức hoạt động khác nhau như đạp xe vì môi trường, thu lượm ve chai, dọn
dẹp rác trên các con sông vv.... Tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu nào đánh giá tính hiệu
quả của hoạt động của các CLB này. Do vậy đề tai sẽ có sự so sánh đánh giá đúng hiệu
quả hoạt động của các CLB trong lĩnh vực về môi trường với các CLB trong các lĩnh vực
khác


Khóa luận

Khoa xã hội học

( />Dự án Thí điểm đưa Bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng
xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn ( ưu tiên 62 huyện
nghèo) và các hoạt động của Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam đã đề cập đến vấn đề tình
nguyện trong lĩnh vực y tế, sức khỏe. Theo thông tin triển khai dự án thì hoạt động này

được sự ủng hộ và đánh giá cao của người dân tuy nhiên vẫn chưa có thông tin nào đánh
giá về sự ủng hộ của cộng đồng tình nguyện trong các công tác trên . Như vậy cần thiết
phải có một nghiên cứu đánh giá kết quả của hoạt động tình nguyện trong lĩnh vực y tế
dựa trên sự hài lòng của cộng đồng tình nguyện đối với lĩnh vực này.
Đề tai “ Định hướng giá trị của thanh niên ở những vùng đô thị hóa trong thời kỳ hội
nhập, phát triển – một hướng nghiên cứu liên ngành” của tác giả Phạm Minh Anh đã đề
cập tới quan điểm sau: “Nhiều giá trị mới được tạo dựng, một số giá trị truyền thống khác
được mở rộng về nội dung; bên cạnh những giá trị mới được hình thành là sự mai một
của các giá trị truyền thống v.v… Điều này trở thành nhân tố có ảnh hưởng rất quan trọng
đến định hướng giá trị của mỗi cá nhân, nhóm xã hội, nhất là những người trẻ tuổi và
thanh niên. Đây chính là nguyên nhân đặc thù làm thay đổi kết cấu các quan hệ xã hội,
lối sống và định hướng giá trị của người dân ngay tại các vùng nông thôn Việt Nam, đặc
biệt là đối với nhóm thanh niên.”. Thông qua sự giải thích này thì những yếu tố tác động
đến phong trào tình nguyện tự phát của thanh niên cũng sẽ bị tác động bởi sự biến đổi các
giá trị mới hiện nay và các giá trị truyền thống trong đó có hoạt động an sinh xã hội tự
phát trong thanh niên cũng đang bị mai một. Nhóm nghiên cứu không nhất quán với quan
điểm trên của tác giả do đó đề tai sẽ kiểm chứng mức độ tác động của các giá trị xã hội
hiện đại tới các hoạt động tình nguyện trong thanh niên hiện nay để chứng minh quan
điểm này không phù hợp với công tác an sinh xã hội trong thanh niên hiện nay
Theo nghiên cứu về “ Văn hóa và lối sống của thanh niên Việt Nam trong bổi cảnh
toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế” của tác giả Phạm Hồng Tung ( Đại học Quốc gia Hà
Nội -2009), thì các tiểu hệ thống văn hóa của thanh niên đang được hình thành dự trên
những yếu tố văn hóa mới và lối sống của giới trẻ hiện nay cũng bị tác động. Tuy nhiên
nghiên cứu tập trung vào nhận diện những xu hướng biến đổi của văn hóa và lối sống của
thanh niên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế nhưng chưa đề cập
đến tác động của nó đến việc thay đổi nhận thức, thái độ của thanh niên đối với các hoạt
động tình nguyện. Để bổ xung thông tin tác động trong lĩnh vực tình nguyện cho nghiên
cứu này, cần đánh giá sự tác động của các yếu tố về văn hóa và lối sống đối với thanh
niên trong các lĩnh vực tình nguyện và cụ thể là trong phong trào tình nguyện tự phát.



Khóa luận

Khoa xã hội học

( />Trong tác phẩm “ Tuổi trẻ tham gia xây dựng xã hội học tập” của tác giả Trần Văn
Miều ( Nhà xuất bản Thanh niên – 2006) có đề cập đến các định hướng giá trị của thanh
niên thể hiện ở các giá trị đối với cuộc sống, lý tưởng sống, mối quan hệ giữ lợi ích cá
nhân và xã hội tuy nhiên lại không đề cập đến định hướng giá trị của thanh niên trong các
hoạt động an sinh xã hội.
Như vậy có thế nói, với số lượng đề tai nghiên cứu về vấn đề thanh niên tình nguyện
tự phát trên thế giới không nhiều và ở Việt Nam thì vẫn chưa có hệ thống các nghiên cứu
về hoạt động tình nguyện tự phát trong giai đoạn hiện nay. Do đó cần thiết phải có những
nghiên cứu đi vào cụ thể để thông qua đó xác định được tầm quan trọng của việc tổ chức
các hoạt động tình nguyện tự phát sao cho phù hợp với mong muốn của cộng đồng tình
nguyện trong từng lĩnh vực tình nguyện khác nhau.
Thông qua việc nghiên cứu về mức độ hài lòng của cộng đồng tình nguyện đến phong
trào tình nguyện tự phát, đề tai sẽ giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong những nghiên
cứu trước đó trên cơ sở đánh giá chất lượng của phong trào thông qua sự hài lòng của xã
hội.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tai
3.1 Ý nghĩa khoa học của đề tai:
Đề tai nghiên cứu “ Mức độ hài lòng của cộng đồng tình nguyện trong phòng trào
thanh niên tự phát” đã đáp ứng được nhu cầu cấp thiết về mặt lý luận khoa học về lĩnh
vực thanh niên tình nguyện tự phát, một trong những lĩnh vực mới của xã hội Việt Nam.
Có thể thấy hiện nay các đề tai nghiên cứu về phong trào tình nguyện chủ yếu thể hiện
qua các báo cáo thành tích, các nghiên cứu tổng thể ( không phân biệt rạch ròi giữa tình
hoạt động tình nguyện chính thức và hoạt động tình nguyện phi chính thức) chứ chưa có
các nghiên cứu thông qua mức độ hài lòng của cộng đồng tình nguyện và cụ thể hơn là
chính đối tượng thực hiện các chương trình tình nguyện để đánh giá về phong trào tình

nguyện. Việc nghiên cứu dưới góc độ mới này sẽ rõ hơn về mặt lý thuyết mối quan hệ
giữa hiệu quả hoạt động và mức độ hài lòng đối với các chủ thể thực hiện hành vi tình
nguyện.
3.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tai:


Khóa luận

Khoa xã hội học

Trong khuôn khổ hoạt động của dự án quốc gia “Tăng cường năng lực hoạt động
tình nguyện vì sự phát triển ở Việt Nam” được triển khai bởi Trung ương Đoàn và hỗ trợ
bởi UNV thông qua hoạt động của Trung tâm Tình nguyện Quốc Gia cho thấy sự cần
thiết phải tiến hành nghiên cứu để đưa ra chiến lược phát triển hoạt động tình nguyện và
quản lý mạng lưới tình nguyện tự phát trong thời gian tới. Như vậy đề tai nghiên cứu này
đã giải quyết được một trong những vấn đề tồn tại của đơn vị thực tập ( Trung tâm Tình
nguyện Quốc gia), cụ thể là tổng hợp thông tin và đưa ra các đề xuất cho phương hướng
tổ chức và quản lý hoạt động tình nguyện tự phát của Trung tâm để phù hợp với mong
đợi của cộng đồng tình nguyện dựa trên mức độ hài lòng đo được từ nghiên cứu.
4. Đối tượng, Khách thể, Câu hỏi, Mục tiêu, Phạm vi, nghiên cứu
4.1. Đối tượng, khách thể nghiên cứu
4.4.1. Đối tượng nghiên cứu: Mức độ hài lòng của cộng đồng tình nguyện về hoạt
động thanh niên tình nguyện tự phát .
4.4.2. Khách thể nghiên cứu: Cộng đồng tình nguyện viên
4.2.Câu hỏi nghiên cứu
Mức độ hài lòng về các hoạt động tình nguyện tự phát trong năm thanh niên 2014 như
thế nào?
Các nhóm yếu tố nào tác động nhiều nhất đến mức độ hài lòng của cộng đồng tình
nguyện đối với phong trào tình nguyện tự phát hiện nay?
4.3.Mục tiêu nghiên cứu

Xác định được mức độ hài lòng đối với các lĩnh vực hoạt động tình nguyện tự phát.
Xác định mức độ tác động của các nhóm yếu tố tác động đến mức độ hài lòng về hoạt
động tình nguyện tự phát hiện nay.
Đề xuất các biện pháp tác động nâng cao mức độ hài lòng về chât lượng hoạt động
tình nguyện tự phát thông qua hoạt động của Trung tâm Tình nguyện Quốc gia.
4.4. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu: Khóa luận chỉ tập trung nghiên cứu các lĩnh vực hoạt động
tình nguyện thuộc phong trào tình nguyện tự phát .Tập trung vào các lĩnh vực hoạt động


Khóa luận

Khoa xã hội học

về xóa đói giảm nghèo, y tế sức khỏe, môi trường, giáo dục và bình đẳng giới thông qua
các nhóm tiêu chí về chất lượng, số lượng hoạt đông; về phương thức hoạt động; về vai
trò của trung tâm Tình nguyện Quốc gia với công tác quản lý phong trào; về các nguồn
lực và tính bền vững của các hoạt động tình nguyện trong từng lĩnh vực cụ thể thuộc
phong trào tình nguyện tự phát.
Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu trong cộng đồng tình nguyện trực thuộc mạng
lưới tình nguyện miền Bắc.
Thời điểm nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung thu thập thông tin về mức độ hài lòng
của cộng đồng tình nguyện trong năm Thanh niên 2014.
Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 2 năm 2015 đến tháng 4
năm 2015.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
5.1.1. Chủ nghĩa Mác – Lênin
Trong quá trình nghiên cứu, khóa luận này dựa trên phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác- Lê Nin làm nền tảng phương pháp luận chung, đồng thời sử dụng các

nguyên lý cơ bản khác của xã hội học Mác – xít làm cơ sở nhận thức luận. Trong quá
trình nghiên cứu dựa trên cơ sở một số quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử để làm
tiền đề cho quá trình nghiên cứu.
Một số nội dung cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử được vận dụng trong đề tai
như sau:
Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội chỉ ra
rằng trong một xã hội thì các hoạt động trong xã hội sẽ quyết định ý thức của các thành
viên trong xã hội đối với hành động đó. Dưới một khía cạnh khác, nếu ý thức xã hội phát
triển đến một giai đoạn nào đó vượt trước tồn tại xã hội thì cũng có tác động ngượ trở lại
tới các hành động xã hội của chủ thể trong xã hội đó. Trong đề tai, áp dụng những cơ sở
trên ta có thể xác định rằng mức độ hài lòng của xã hội đối với các hoạt đồng tình nguyện
tự phát không xuất phát từ bản thân cá nhân trong xã hội một cách độc lập mà xuất phát
từ các hành động xã hội và cụ thể hơn là được đo thông qua sự tác động của các lĩnh vực


Khóa luận

Khoa xã hội học

tình nguyện ( tồn tại xã hội). Và nếu muốn điều chỉnh các tồn tại xã hội đó (điều chỉnh
các hoạt động tình nguyện sao cho hiệu quả) thì cần phải thay đối quan điểm về cách hoạt
động tình nguyện tự phát. Muốn thay đổi quan điểm của cộng đồng tình nguyện thì cần
phải xác định rõ nhu cầu và sự hài lòng của họ thì mới có thể tác động chính xác vào các
yếu tố cần thiết để đạt được mục đích điều chỉnh các hoạt đông tình nguyện tự phát hiện
nay.
Trong các quan hệ xã hội, các quan hệ sản xuất là cơ sở hiện thực của mỗi xã hội
nhất định, cấu trúc hạ tầng, trên đó xây dựng lên kiến trúc thượng tầng trong đó có hình
thái ý thức xã hội với những thiết chế của chúng. Áp dụng cơ sở lý thuyết này trong việc
phân tích yếu tố truyền thông tác động đến ý thức của cộng đồng về lĩnh vực hoạt động
tình nguyện. Mỗi hệ thống giá trị sẽ có cách đánh giá khác nhau, hài lòng khác nhau đối

với hoạt động tình nguyện tự phát một phần nào đó phụ thuộc vào tính chất và trình độ
phát triển của công nghệ truyền thông về phong trào tình nguyện trong thời điểm hiện
nay. Do vậy, cần thiết phải nghiên cứu về yếu tố truyền thông nhằm kiểm tra về ý thức và
mức độ quan tâm của chính cộng đồng tình nguyện đối với hoạt động tình nguyện hiện
nay.
Các vấn đề xã hội luôn luôn nảy sinh không ngừng, đến một giai đoạn nhất định sẽ
mâu thuẫn với những phương thức tình nguyện cũ đã không còn hợp lý và đòi hỏi phải
thay đổi các quan hệ ấy bằng những quan hệ tình nguyện mới, tiến bộ hơn. Trong xã hội
Việt Nam, sự thay đổi ấy cần được thực hiện bằng những cuộc cách mạng trong phong
trào tình nguyện tự phát.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử nhằm phát hiện ra những quy luật chung nhất của sự vận
động phát triển của lịch sử và cụ thể ở đây là hoạt động tình nguyện tự phát, là nguyên
nhân dẫn đến sự thay thế các loại hình tình nguyền từ không chuyên đến chuyên nghiệp
hơn, vận động theo hình xoáy ốc và đỉnh cao của nó là xã hội tình nguyện, một xã hội
mang tính cộng đồng tình nguyện cao.
5.1.2. Các phương pháp luận Xã hội học
Các phương pháp luận về xã hội học trong đề tai sẽ được trình bày rõ hơn trong
phần 1 chương 1 của đề tai.


Khóa luận

Khoa xã hội học

5.2. Phương pháp thu thập thông tin
5.2.1. Phân tích tài liệu:
Đề tài dựa trên việc phân tích các tai liệu như bảo cáo của Trung tâm Tình nguyện
Quốc gia về hoạt động tình nguyện; các nghiên cứu về phong trào tình nguyện tại Việt
Nam của UNV và báo cáo “Tổng kết 15 năm phong trào tình nguyện” của Trung ương
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Ngoài ra đề tai còn sử dụng các nghiên cứu

liên quan đến mức độ hài lòng của cộng đồng trong Tạp chí Xã hội học từ năm 2012 đến
2014. Từ đó có một góc nhìn khách quan, toàn diện về vấn đề nghiên cứu nhằ đánh giá
sơ bộ mức độ hài lòng của cộng đồng tình nguyện về các hoạt động tình nguyện tự phát
hiện nay.
5.2.2. Trưng cầu ý kiến bằng bảng hỏi tự ghi (Anket):
Đây là phương pháp được sử dụng khá phổ biến cho việc thu thập thông tin trong các
nghiên cứu Xã hội học, bằng cách thiết kế và phát bảng hỏi cho đối tượng điều tra tự
điền, sau đó thu thập ý kiến của khách thể nghiên cứu qua bảng hỏi. Phương pháp này sẽ
đảm bảo thu được đầy đủ các thông tin cần thiết làm rõ các chỉ báo trong nghiên cứu như
các thông tin về nhân khẩu, các thông tin về quan điểm cá nhân mà không thể thu thập
chính xác thông tin khi dùng các phương pháp khác ( tính đảm bảo bí mật của phương
pháp này cao hơn so với các phương pháp khác).
Thông tin thu được là toàn bộ câu trả lời thể hiện quan điểm, thái độ và ý thức, mức
độ hài lòng của các tình nguyện viên đối với kết quả của các phong trào tình nguyện tự
phát hiện nay.
5.2.3. Phỏng vấn sâu:
Để kiểm chứng lại tính thực tiễn trong những thông tin thu thập được thông qua việc
sử dụng phương pháp phân tích tai liệu nhằm nâng cao chất lượng thông tin thu thập, cần
phải tiến hành các cuộc phỏng vấn sâu đối với 2 đối tượng sau: Cán bộ Trung tâm Tình
nguyện Quốc gia và Ban quản lý các CLB tình nguyện tự phát trực thuộc quản lý của
Trung tâm. Mục đích của những cuộc phỏng vấn này nhằm lấy ý kiến của cán bộ quản lý
hoạt động tình nguyện của các tổ chức chính thức và phi chính thức để tạo cơ sở bước
đầu cho quá trình nghiên cứu, loại bỏ đi những biến số không phù hợp với nghiên cứu và
xác định rõ vấn đề cấp thiết cần phải điều tra hiện nay.


Khóa luận

Khoa xã hội học


5.2.2. Các công cụ thống kê sử dụng để phân tích số liệu
Chương trình Limesurvey là một phần mềm khảo sát qua internet giúp cho cuộc khảo
sát giảm bớt kinh phí và thời gian để điều tra mà vẫn đạt hiệu quả như mong đợi. Xét trên
phạm vi nghiên cứu của đề tai cũng như những yếu tố khách quan trong việc thu thập dữ
liệu, nhóm nghiên cứu sử dụng phần mềm này như là một công cụ để thu thập số liệu
thay cho phương pháp phát bảng hỏi điều tra thông thường.
Phần mềm SPSS 20.0 là phần mềm thống kê được sử dụng phổ biến cho các nghiên
cứu điều tra xã hội học. SPSS rất mạnh cho các phân tích như kiểm định phi tham số
(Chi-square, Phi, lamda….), thống kê mô tả, kiểm định sự tin cậy của thang đo
bằng Cronbach Alpha, phân tích tương quan, hồi quy tuyến tính đơn và bội, kiểm định
trung bình (T-test), kiểm định sự khác nhau giữa các biến phân loại (định danh) bằng
phân tích phương sai (ANOVA), hay sử dụng biến giá (hồi quy với biến phân loại), hồi
quy nhị thức (logistic), vv.. Do vậy chúng tôi lựa chọn sử dụng phần mềm này để phân
tích các dữ liệu thu được từ khảo sát.
5.3. Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản: là phương thức chọn mẫu mà tất các các các thể
trong quần thể mẫu có cơ hội để chọn làm mẫu. Đây là dạng đơn giản nhất của mẫu xác
suất.
Đề tai sử dụng công thức dưới đây để xác định kích thước mẫu:

Trong đó:
n = kích cỡ mẫu được tính.
z = giá trị z liên quan đến việc xác định mức độ tin cậy. Giá trị tham khảo: 1.96 (cho
mức độ tin cây 95%).
p = ước tính phần trăm trong tập hợp. Trong đề tai lấy p = 0.5 .
q = (1-p).


Khóa luận


Khoa xã hội học

e = 0.08 ( sai số chấp nhận là 8%)
Căn cứ vào nội dung bảng hỏi đã được thiết kế từ trước, khi xuống địa bàn điều tra
thực nghiên cứu đã tiến hành điều tra với số lượng mẫu là 1 và kích thước mẫu là 150.
Do đề tai sử dụng phần mềm Limesurvey để tiến hành điều tra khảo sát online nên có
quần thể mẫu rộng, cách làm đơn giản với tính đại diện cao, phù hợp khi khảo sát đề tai
liên quan đến mạng lưới tình nguyện tự phát trong giai đoạn hiện nay, một hoạt động
không chỉ bó hẹp trong một khu vực.
6. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyêt
6.1. Giả thuyết nghiên cứu
- Mức độ hài lòng trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo cao hơn so với các lĩnh vực
tình nguyện khác.
- Yếu tố quan điểm cá nhân có sự tác động mạnh nhất đến mức độ hài lòng của cộng
đồng tình nguyện với phong trào tình nguyện tự phát.
- Để cải thiện, nâng cao tính thống nhất trong hoạt động điều phối, nên ưu tiên cho
tiên hoạt động đào tạo nguồn nhân lực.


Khóa luận

Khoa xã hội học

6.2. Khung lý thuyết

Yếu tố
tác động

Thực trạng


Biện pháp
tăng cường

Mức độ
hài lòng

Kinh tế
Chính trị
Văn hóa

Phong trào thanh niên tình
nguyện tự phát trong lĩnh vực

Xóa đói
giảm nghèo

Y tế Sức khỏe

Môi
trường

Xã hội

Giáo dục

Bình
đẳng giới


Khóa luận


Khoa xã hội học

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
SỰ HÀI LÒNG TRONG LĨNH VỰC TÌNH NGUYỆN TỰ PHÁT
1.1 Một số lý thuyết xã hội học
1.1.1 Lý thuyết hành động xã hội
Trong ngành xã hội học, hành động xã hội (tiếng Anh: Social actions) là một hình
thức hoặc cách thức giải quyết các mâu thuẫn hay các vấn đề xã hội. Hành động xã hội
được tạo ra bởi các phong trào xã hội, các tổ chức, các đảng phái chính trị, v.v... Thực
chất, hành động xã hội là sự trao đổi trực tiếp giữa các cá nhân với nhau cũng như các
khuôn mẫu quan hệ đã được cấu trúc hóa bên trên các nhóm, tổ chức, thiết chế và xã
hội. Một thực tế có thể quan sát được trong mọi tình huống cá nhân và công cộng hàng
ngày là hành động xã hội của con người diễn ra theo những quy tắc nhất định và trong
những hình thái nhất định, những quy tắc và hình thái này có một sứ bất biến tương
đối. Hành động xã hội là cốt lõi của mối quan hệ giữa con người với xã hội, đồng thời
là cơ sở của đời sống xã hội của con người. Hành động xã hội mang một ý nghĩa bao
trùm tổng thể các mối quan hệ xã hội.
Định nghĩa của nhà xã hội học người Đức Max Weber về hành động xã hội cho
rằng, hành động xã hội là hành vi hướng tới sự đáp lại của người khác; là hành vi mà
chủ thể gắn cho ý nghĩa chủ quan nhất định, một hành động xã hội là một hành động
của một cá nhân mà có gắn một ý nghĩa vào hành động ấy, và cá nhân đó tính đến
hành vi của người khác, bằng cách như vậy mà định hướng vào chuỗi hành động đó.
Weber đã nhấn mạnh đến động cơ bên trong chủ thể như nguyên nhân của hành động
- Một hành động mà một cá nhân không nghĩ về nó thì không thể là một hành động xã
hội. Mọi hành động không tính đến sự tồn tại và những phản ứng có thể có từ những
người khác thì không phải là hành động xã hội. Hành động không phải là kết quả của
quá trình suy nghĩ có ý thức thì không phải là hành động xã hội.
Weber cho rằng việc phân loại hành động của con người có ý nghĩa rất quan
trọng đối với xã hội học bởi vì mặc dù nghiên cứu hành động con người, khoa học xã

hội chủ yếu quan tâm đến hành động xã hội. Có thể coi bảng phân loại hành động xã
hội của Weber là một lý thuyết về hành động xã hội bởi vì ông đã sử dụng cách phân
loại này đê ;ý giải sự biến đổi xã hội và định nghĩa về xã hội học. Thuyết hành động
xã hội của Weber phân biệt rõ bốn loại hành động xã hội như sau:


Khóa luận

Khoa xã hội học

Hành động duy lý – công cụ: Là hành động được thực hiện với sự cân nhắc, tính
toán, lựa chọn công cụ, phương tiện mục đích sao cho hiệu quả cao nhất. Thông qua
đó, đề tai cần xác đinh rõ sự hài lòng luôn bắt nguồn tự sự cân nhắc giữa yếu tố nguồn
lực với các yếu tố về chất lượng và số lượng các hoạt động tình nguyện
Hành động duy lý giá trị: là hành động được thực hiện vì bản thân hành động
( mục đích tự thân). Thực chất loại hành động này có thể nhằm vào những mục đích
phi lý nhưng lại được thực hiện bằng những công cụ phương tiện duy lý. Trong đề tai
này, nhóm nghiên cứu vận dụng cơ sở này để giải thích mối quan hệ giữa mức độ hài
lòng của tình nguyện viên và nhưng lợi ích của phong trào hoạt động tình nguyện đem
lại cho cộng đồng và cho bản thân tình nguyện viên.
Hành động cảm tính ( xúc cảm): Là hành động do các trạng thái xúc cảm hoặc tình
cảm bột phát gây ra mà không có sự cân nhắc, xem xết, phân tích mối quan hệ giữa
công cụ, phương tiện, mục đích hành động. Vận dung cơ sở về hành động cảm tính
vào trong đề tai nhằm giải thích các quan điểm cá nhân về hoạt động tình nguyện có
với những ảnh hưởng của nó đến mức độ quan tâm của tình nguyện viên với hoạt
động tình nguyện.
Hành động theo truyền thống là loại hành động tuân thủ theo những thói quen,
nghĩ lễ, phong tục, tập quán, truyền thống được truyền tư đời này sang đời khác. Có
thể nói hoạt động tình nguyện vì cộng đồng là hoạt động dựa nhiều trên yếu tố truyền
thống là lành đùm lá rách của dân tộc Việt Nam. Do đó cần thiết phải nghiên cứu các

tác động của những chuẩn mực xã hội, chuẩn mực nhóm đối với ý thức và thái độ của
tình nguyện viên đối với phong trào tình nguyện tự phát hiện nay.
Với việc sử dụng lý thuyết hành động xã hội vào nghiên cứu đề tai, ta có thể thấy
được yếu tố tác động đến mức độ quan tâm của cũng như mức độ hài lòng của các
nhóm đối tượng trong cộng đồng tình nguyện với phong trào thanh niên tự phát hiện
nay. Thông qua việc coi việc đánh giá hoạt động tình nguyện tự phát của các nhóm đối
tượng nghiên cứu đều là các hành động xã hội, đề tai sẽ phân tích sâu vào các khía
cạnh liên quan đến những mong muốn, nhu cầu của các cá nhân và của xã hội với hoạt
động thanh niên tình nguyện tự phát để đánh giá được chính xác mức độ hài lòng của
họ. Bên cạnh đó, lý thuyết còn góp phần giúp cho nghiên cứu tìm ra được những giải
pháp giúp tăng cường chất lượng của các phong trào tình nguyện tự phát hiện nay
không chỉ dưới góc độ chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội mà còn dưới góc độ của chính
các thành viên trong xã hội với nó.


Khóa luận

Khoa xã hội học

1.1.2 Lý thuyết về sự hài lòng của khách hàng
Sự hài lòng khách hàng là trạng thái cảm xúc đối với sản phẩm dịch vụ đã từng sử
dụng (Spreng và cộng sự., 1996). Bachelet (1995) định nghĩa hài lòng của khách hàng là
một phản ứng mang tính cảm xúc của khách hàng đáp lại với kinh nghiệm của họ với một
sản phẩm hay dịch vụ. Sự hài lòng của khách hàng là mức độ của trạng thái cảm giác của
một người bắt nguồn từ việc so sánh kết quả thu được từ việc tiêu dùng sản phẩm/dịch vụ
với những kỳ vọng của anh ta (Kotler, 1996). Nhìn chung các nhà nghiên cứu xem xét sự
hài lòng là cảm giác thoải mái khi khách hàng được đáp ứng như kỳ vọng của họ về sản
phẩm, dịch vụ. Sự hài lòng chung về dịch vụ được xem xét như một biến riêng trong mối
quan hệ với các thành phần chất lượng dịch vụ (ví dụ: Atilgan et al (2003), Chow and
Luk (2005), Mostafa, 2005; Ahuja et al, 2011; Chakraborty and Majumdar, 2011; Ahmad.

and Samreen., 2011; Zarei. et al, 2012) vv…)
Nếu coi như phong trào thanh niên tình nguyện tự phát như một công ty cung cấp
dịch vụ tình nguyện thì nhiều người cho rằng khách hàng ở đây được hiểu là người thụ
hưởng lợi ích từ hoạt động tình nguyện và nhân viên bán hàng ở đây được hiểu là các
tình nguyện viên là không chuẩn xác. Phải hiểu đúng người thụ hưởng lợi ích từ các
hoạt động tình nguyện tự phát không chỉ có những nhóm người thuộc đối tượng của
các phong trào mà còn có chính các tình nguyện viên tham gia phong trào đó. Với
cách giải thích trên, đề tai áp dụng thang đo SERVQUAL để đánh giá chất lượng dịch
vụ Parasuraman & ctg (1994) đã liên tục kiểm định thang đo và xem xét các lý thuyết
khác nhau, và cho rằng SERVQUAL là thang đo đạt độ tin cậy và giá trị. Thang đo
này có thể áp dụng trong các loại hình dịch vụ khác nhau như nhà hàng, khách sạn,
bệnh viện, trường học, các hãng hàng không, du lịch, và trong nghiên cứu là dịch vụ
tình nguyện vì cộng đồng. Thang đo SERVQUAL đo lường chất lượng dịch vụ dựa
trên sự cảm nhận bởi chính các khách hàng sử dụng dịch vụ. Parasuraman & ctg
(1985) cho rằng, bất kỳ dịch vụ nào, chất lượng dịch vụ cảm nhận bởi khách hàng có
thể mô hình thành 10 thành phần. Tuy nhiên đề tai chỉ sử dụng một số thành phần sau
trong nghiên cứu :
Tin cậy (reliability): nói lên khả đạt được các mục tiêu đặt ra của các phong trào tình
nguyện trong thực tế.
Đáp ứng (Responsiveness): nói lên sự mong muốn và sẵn sàng của các nguồn lực về
cơ sở vật chất, kinh phí cho các hoạt động tình nguyện


Khóa luận

Khoa xã hội học

Năng lực phục vụ (Competence): Nói lên trình độ chuyên môn để thực hiện dịch vụ.
Khả năng phục vụ biểu hiện khi đơn vị quản lý tình nguyện tiếp xúc với các tình nguyện
viên. Các cán bộ điều phối trực tiếp thực hiện điều phối và khả năng nghiên cứu để nắm

bắt thông tin liên quan cần thiết cho việc phục vụ nhu cầu tình nguyện của các tình
nguyện viên.
Tiếp cận (access): liên quan đến việc tạo mọi điều kiện dễ dàng cho tình nguyện viên
trong việc tiếp cận với các hoạt động tình nguyện ở nhiều lĩnh vực thông qua truyền
thông, các khóa đào tạo.
Lịch sự (Courtesy): nói lên sự tương tác giữa cán bộ quản lý tình nguyện với tình
nguyện viên thông qua thái độ niềm nở, tôn trọng và thân thiện.
Thông tin (Communication): liên quan đến việc giao tiếp, thông đạt cho tình nguyện
viên bằng các phương tiện, cách thức truyền thông mà họ (tình nguyện viên) hiểu biết dễ
dàng và lắng nghe về những vấn đề liên quan đến họ như giải thích về hoạt động, vai trò
của họ, chi phí tham gia, lợi ích của họ cũng như giải quyết khiếu nại thắc mắc trong quá
trình triên khai kế hoạch.
Tin nhiệm (Credibility): nói lên khả năng tạo lòng tin, làm cho tình nguyện viên tin
cậy vào tính thiết thực từ các hoạt động của phong trào tình nguyện tự phát. Khả năng
này thể hiện qua tên tuổi và tiếng tăm sự chuyên nghiệp của CLB
An toàn (Security): liên quan đến khả năng bảo đảm sự an toàn cho tình nguyện viên,
thể hiện qua sự an toàn về vật chất, tai chính, cũng như bảo mật thông tin.
Hiểu biết tình nguyện viên(Understanding volunteer): thể hiện qua khả năng hiểu biết
và nắm bắt nhu cầu của tình nguyện viên thông qua việc tìm hiểu những đòi hỏi của họ,
quan tâm đến cá nhân họ và nhận dạng được tình nguyện viên thường xuyên.
Như vậy có thể thấy nếu coi tình nguyện viên là một khách hàng của phong trào tình
nguyện tự phát thì sự hài lòng của họ cũng chính là một yếu tố đánh giá chất lượng của
hoạt động thanh niên tình nguyện hiện nay

1.2. Các khái niệm liên quan


Khóa luận

Khoa xã hội học


1.2.1. Khái niệm về tình nguyện, tình nguyện viên, điều phối viên tình nguyện.
Theo Từ điển tiếng Việt ( Hoàng Phê – 1988): Tình nguyện là “tự nhân trách nhiệm
để làm việc gì đó”. Vì vậy “Tình nguyện” chỉ hoạt động mang tính tự nguyên, không
quản ngại khó khăn, gian khó của cá nhân, không vì mục đích cá nhân mà vì lợi ích của
xã hội, cộng đồng tình nguyện.
Liên Hợp Quốc (UN) đã xác định 3 đặc điểm chính của hoạt động tình nguyện là hoạt
động được thực hiện một cách tự nguyện, không có sự ép buộc, không vì lợi ích về tai
chính và mang lại lợi ích cho cộng đồng tình nguyện và phát triển bản thân TNV. Làm rõ
khái niệm trên, đề tai xác định rõ ràng về các hoạt động tình nguyện trong các phong trào
của thanh niên hiện nay. Đây là cơ sở chính để xác định vấn đề nghiên cứu.
Tình nguyện viên là những người tự nguyện đống góp, chia sể những kiến thức, kỹ
năng, kinh nghiệm của họ để giúp đỡ và đóng góp cho cộng đồng tình nguyện. Họ là
những người có tấm lòng nhân ái, có ý thức tự giác và có tinh thần tình nguyện tham gia
hoạt động trong các đội hình tình nguyện, hoạt động theo cá nhân hoặc trong các tổ chức,
TNV sẵn sàng làm các công việc khó khăn, gian khổ mà không đòi hỏi quyền lợi vật chất
cho bản thân. Đối với nghiên cứu này, đối tượng tình nguyện viên hướng đến ở đây là
những người hoạt động trong lĩnh vực tình nguyện tự phát.
Người quản lý, điều phối công tác tình nguyện được hiểu là những người có thể
không có một chức danh hoặc bản mô tả công việc chính thức nói rằng họ đang “quản
lý” các TNV, nhưng nếu họ đang tham gia việc lên kế hoạch, tổ chức hay điều phối các
dự án/ chương trình/ hoạt động tình nguyện hoặc các hoạt động luên quan như tuyển
dụng, đào tạo hoặc phân công công việc cho các TNV, điều đó có nghĩa là họ đang giữ
vai trò như người quản lý hay điều phối công tác tình nguyện. Trong đề tai, người quản
lý, điều phối công tác tình nguyện là cán bộ của Trung tâm Tình nguyện Quốc gia và Ban
thường trực Mạng lưới Tình nguyện miền Bắc.
1.2.2. Các hình thức hoạt động tình nguyện – Hoạt động tình nguyện tự phát:
Công tác tình nguyện tồn tại trong phần lớn các cộng đồng tình nguyện, xã hội và các
nền tảng văn hóa và hình thức tham gia tình nguyện có thể rất đa dạng tùy theo từng bối
cảnh khác nhau.

Có nhiều cách nhận diện về hình thức hoạt động tình nguyện hiện có ở Việt Nam hiện
nay, có thể nhận diện theo tư cách háp nhân của tổ chức hay nhận diện từ tính chất của
hoạt động tình nguyện. Sự phân chia này chỉ mang tính chất tương đối khi xem xét đến


Khóa luận

Khoa xã hội học

tính pháp lý. Chính thức hay không chính thức của tổ chức, cá nhân hoạt động tình
nguyện. Trong đó, hoạt động tình nguyện chính thức được hiểu là các hoạt động tình
nguyện do các tổ chức có đăng ký pháp nhân đứng ra tổ chức hoạt động. Hoạt động tình
nguyện phi chính thức hay còn gọi là “ hoạt động tình nguyện tự phát” được hiểu là các
hoạt động tình nguyện do cá nhân, câu lạc bộ, đội, nhóm, mạng lưới tình nguyện hoạt
động dựa trên sự đồng thuận của nhóm và không đăng kí pháp nhân chính thức
Hoạt động tình nguyện tự phát ( hoạt động phi chính thức) có những đặc điểm sau:
Hành động tự phát; Không có mối quan hệ với các cơ quan khác; Cơ cấu tổ chức linh
hoạt hoặc không có; Kiểu công việc linh hoạt; Sử dụng các kỹ năng có sẵn của TNV.
Những đặc điểm trên là cơ sở cho nghiên cứu xác định được các chỉ báo nhằm giúp xác
định chính xác thông tin cần tìm hiểu về các đội nhóm tình nguyện tự phát hiện nay.
Đề tai nghiên cứu tập không tập trung phân tích về hình thức các tổ chức tình nguyện
tự phát mà đi vào tính hiệu quả trong các hoạt động tình nguyện tự phát hiện nay thông
qua các linh vực chính như an sinh xã hội, y tế sức khỏe, hỗ trợ giáo dục, bình đẳng giới
vv...
1.2.3. Tổ chức và quản lý hoạt động tình nguyện
Đây là một trong những hoạt động then chốt quyết định tính bền vững của hoạt động
tình nguyện, các tổ chức hoạt động tình nguyện quản lý tốt hoạt động tình nguyện nghĩa
là làm tốt các việc liên quan đến tuyển dụng, làm hài lòng và giữ chân tình nguyện viên
hay không phụ thuộc vào việc quản lý hoạt động tình nguyện.
Thực tế cho thấy không ít tình nguyện viên không tham gia hoạt động tình nguyện

nữa vì lý do quản lý hoạt động không tốt. Đó có thể là vì tổ chức không sử dụng tốt thời
gian của tình nguyện viên; không biết tận dụng năng lực của họ; nhiệm vụ của tình
nguyện viên không rõ ràng. Do vậy công tác quản lý hoạt động tình nguyện ở đây được
nghiên cứu thông qua vai trò của Trung tâm Tình nguyện Quốc gia trong công tác hỗ trợ
tổ chức và quản lý các câu lạc bộ, đội, nhóm tình nguyện tự phát hiện nay.
1.2.4. Truyền thông, truyền thông đại chúng:
Truyền thông là gì? Có thể nói một cách ngắn gọn rằng truyền thông là một quá
trình truyền đạt thông tin. Truyền thông (communication) là một dạng hoạt động căn
bản của bất cứ một tổ chức nào mang tính chất xã hội.
Trong xã hội loài người, truyền thông lại càng là một điều kiện tiên quyết để có thể
hình thành nên một “xã hội” hoặc “cộng đồng tình nguyện”.


Khóa luận

Khoa xã hội học

Người ta thường phân biệt ba loại truyền thông như sau :
- Truyền thông liên cá nhân (giữa người này với người khác)
- Truyền thông tập thể (tức là truyền thông trong nội bộ một cơ quan, một công ty,
một tổ chức đoàn thể, hay một nhóm xã hội nào đó).
- Truyền thông đại chúng.
Dựa vào khái niệm này, đề tai nghiên cứu các thực trạng hoạt động truyền thông cho
lĩnh vực hoạt động tình nguyện tự phát và cụ thể hơn là xác định các kênh thông tin
truyền thông có khả năng tiếp cận và cung cấp thông tin nhiều nhất đến xã hội thông qua
chính mức độ hài lòng của xã hội với chúng.
1.2.5. Nhân khẩu học.
Phân tích nhân khẩu học có thể thể áp dụng cho toàn bộ xã hội hoặc cho các nhóm
được xác định bởi các tiêu chí nhưgiáo dục, quốc tịch, tôn giáo và dân tộc. Nhân khẩu
học có thể được xem như là một phân ngành của xã hội học mặc dù có một số khoa nhân

khẩu học riêng biệt. Đối tượng của nhân khẩu học thường là đo lường tiến trình phát triển
của dân số, tuy nhiên những nghiên cứu rộng hơn về nhân khẩu học cũng bao gồm sự
phân tích mối quan hệ giữa những quá trình kinh tế, xã hội, văn hóa và sinh học có ảnh
hưởng đến dân số.
Thông tin nhân khẩu học là các đặc điểm về dân cư, bao gồm chủng tộc, độ tuổi, thu
nhập, trình độ giáo dục, tình trạng sở hữu nhà, tình trạng công việc,...
Việc sử dụng khái niệm này nhằm mục đích xác định các biến số về nhân khẩu học có
tác động đến khả năng nhận thức và mức độ quan tâm của cá nhân đối với hoạt động tình
nguyện tự phát trong các lĩnh hỗ trợ cộng đồng tình nguyện không.
1.2.6. Sự hài lòng
Theo từ điển tiếng Việt, hài lòng là cảm thấy hợp ý vì đáp ứng được đầy đủ những đồi
hỏi đã đặt ra.
Trong nghiên cứu này, sự hài lòng được hiểu là cộng đồng tình nguyện cảm thấy hoạt
động tình nguyện tự phát đã hợp lý hay chưa? Đã đáp ứng được đầy đủ những đòi hỏi mà
xã hội đã đặt ra chưa? Để trả lời câu hỏi này, đề tai đi sâu vào làm rõ những khía cạnh
sau:


Khóa luận

Khoa xã hội học

Khía cạnh về thực trạng mức độ hài lòng mà cụ thể hơn ở đây là xác định được đúng
đối tượng cần điều tra có hiểu rõ lĩnh vực hoạt động tình nguyện tự phát hay không cũng
như nắm bắt được về mức độ hài lòng của cộng đồng tình nguyện thông qua các yếu tố
có khả năng đo được như đối với: Hoạt động hỗ trợ ngắn hạn, hoạt động dài hạn, truyền
thông, nhân lức, vốn, cơ sở vật chất, tính chuyên nghiệp, vai trò của Trung tâm Tình
nguyện Quốc gia và một số chính sách liên quan đến phong trào tình nguyện tự phát
trong các lĩnh vực hiện nay.
Về các yếu tố tác động đến mức độ hài lòng của các khách thể được nghiên cứu thông

qua có yếu tố như quan điểm cá nhân về hoạt động tình nguyện, trình độ học vấn, chuẩn
mực xã hội, bối cảnh kinh tế, mức độ quan tâm về hoạt động ình nguyện, nhu cầu của
bản thân, nhu cầu xã hội, tính bền vững của các hoạt động vv...
Trên khía cạnh các giải pháp đề xuất cải thiện, nâng cao phong trào thì đề tài tập trung
vào đánh giá các giải pháp đề xuất của chính tình nguyện viên hoạt động trong lĩnh vực
tình nguyện tự phát hiện nay thông qua các đóng góp đối với Trung tâm Tình nguyện
Quốc gia trong vai trò là cơ quan quản lý hoạt động tình nguyện tự phát của Hội Liên
hiệp Thanh niên Việt Nam.


Khóa luận

Khoa xã hội học

Chương II: SỰ HÀI LÒNG CỦA CỘNG ĐỒNG TÌNH NGUYỆN ĐỐI VỚI
PHONG TRÀO THANH NIÊN TÌNH NGUYỆN TỰ PHÁT
2.1 Tổng quan về phong trào thanh niên tình nguyện tự phát.
2.1.1. Các phong trào thanh niên tình nguyện tự phát hiện nay
Năm 2014 – năm Thanh niên tình nguyện quốc gia, hàng loạt các hoạt động, phong
trào thanh niên tình nguyện được tổ chức, triển khai và đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Nhìn chung, theo Báo cáo tổng kết 15 năm phong trào Thanh niên Tình nguyện của
Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thì các hoạt động tình nguyện
trong năm diễn ra nhiều và chất lượng được tăng đáng kể. Mặc dù vậy, để có cái nhìn
tổng quan hơn về đề tài, nhóm nghiên cứu sẽ điểm lại các hoạt động bản lề của năm trong
từng lĩnh vực tình nguyện tự phát cụ thể và mối quan hệ của các tổ chức tình nguyện tự
phát với các tổ chức xã hội khác.
Hoạt động tình nguyện tự phát đối với công tác xóa đối giảm nghèo diễn ra dưới
nhiều hình thức khác nhau với các niên hạn hoạt động khác nhau. Có thể phân thành hai
hình thức phổ biến là hoạt động trợ giúp, từ trực tiếp ( ngắn hạn) tại chỗ thông qua tặng
quà, tặng tiền, tặng gạo, tặng quần áo, tặng bữa ăn ... lớn hơn là giúp đỡ sửa chữa hoặc

tặng nhà mới; và các hoạt động trợ giúp dài hạn thông qua các dự án như đào tạo nghề,
giới thiệu việc làm. Hình thức trợ giúp trực tiếp, ngắn hạn đều thể hiện trong hình thức
tình nguyện chính thức và phi chính thức thông qua nhiều hoạt động cụ thể với quy mô
khác nhau và thường mang tính mùa vụ sự kiện như ngày vì người nghèo ( các hoạt động
huy động và quà tặng do Mặt trận tổ quốc Việt Nam phát động và các tổ chức thành viên
hưởng ứng phát động trong các cấp của tổ chức mình hoặc tổ chức trực thuộc tổ chức
mình); ngày thương binh liệu sĩ hoặc một số phong trào tình nguyện hướng đến đền ơn
đáp nghĩa ( cựu chiến binh), tết thiếu nhi, tết trung thu, giúp đỡ người khuyết tật ( tổ chức
phi chính thức) ... hoặc các cuộc vận động quyên góp và tình nguyện sau thiên tai bão lũ
đối với các vùng bị ảnh hưởng hoặc các phong trào nguyện hè, mùa đông của Đoàn thanh
niên kết hợp với các đơn vị tình nguyện tự phát trên địa bàn.
Xuất phát từ chủ chương huy động mọi nguồn lực trong việc chăm lo sức khỏe cộng
đồng, được sự khuyết khích của nhà nước hoạt động tình nguyện trong hoạt động y tế
được nhiều ngành, nhiều cấp và mọi người dân quan tâm. Hoạt động tình nguyện trong
lĩnh vực y tế và trợ giúp cộng đồng góp phần thực hiện 3 trong 8 mục tiêu của thiên niên
kỉ “giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em”, “ Cải thiện sức khỏe bà mẹ”, “ Phòng chống HIV/AIDS,
sốt rét và các bệnh dịch khác” Theo Báo cáo Tình nguyện của Trung tâm Tình nguyện


Khóa luận

Khoa xã hội học

Quốc gia năm 2014 nghiên cứu trong giai đoạn 2005 – 2010 thì nếu với cách cho điểm
theo thang điểm 10 ( 0 là mức độ thấp nhất và 10 là cao nhất) nhằm so sánh mức độ hiệu
quả của sự trợ giúp từ các bên đối với các hộ gia đình trong lĩnh vực y tế cho thấy sự trợ
giúp từ hoạt động không thuộc tình nguyện ( yếu tố nhà nước) được đánh giá hiệu quả
nhất (7,9900 điểm), sau đó đến hoạt động của đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội
(4,4233 điểm), hoạt động từ cá nhân,cộng đồng tình nguyện tự phát đứng thứ 3 với
2,5867 điểm và hoạt động từ NGOs đứng thứ 4 với 1,4983 điểm. Kết quả cho thấy, công

tác y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng ở Việt Nam hiện nay về cơ bản vẫn là hoạt động
thuộc trách nhiệm của Nhà nước. Kết quả dánh giá của cộng đồng cho thấy hiệu quả của
các hoạt động tình nguyện tự phát trong công tác y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng đã
được cộng đồng thừa nhận tuy nhiên hiện tại trong lĩnh vực này vẫn còn chưa đạt được
sự cân bằng giữa các bên liên quan.
Bản thân tình nguyện viên tham gia các hoạt động tình nguyện bảo vệ môi trường
cũng là hình thức nâng cao nhận thức và trách nhiệm của công dân trong việc bảo bệ môi
trường. Ngoài ra, các hoạt động tình nguyện với hình thức cung cấp kiến thức, kỹ năng
cho cá nhân và cộng đồng đã góp phần giúp cho các cá nhân và cộng đồng nâng cao nhận
thức và thay đổi thái độ và hình vi có lợi cho môi trường. Việc kết hợp một cách sáng tạo
giữa hoạt động tình nguyện và phát triển kinh tế bền vừng thì hoạt động tình nguyện đã
thự hiện đượcviệc tình nguyện viên và gia đình của họ chính là người được thụ hưởng kết
quả đầu ra của hoạt động tình nguyện tự phát bảo vệ môi trường. Điều này tạo điều kiện
cho hoạt động tình nguyện được thực hiện và nhân rộng một cách tự giác và bền vững.
Các hoạt động tình nguyện bảo vệ môi trường diễn ra ở các đô thị đã tạo phong trào xây
dựng nếp sống văn mình đô thị. Nhiều mô hình tình nguyện vì môi trường, cộng đồng
tham gia bảo vệ môi trường cũng như các mô hình tự quản bảo vệ môi trường đã ra đời
và hoạt động đã thúc đẩy tinh thần tình nguyện trong công tác bảo vệ môi trường.
Đối với lĩnh vực giáo dục, các hoạt động tình nguyện trong lĩnh vực đã góp phần cải
thiện khả năng tiếp cận và các cơ hội cho những trẻ em có hoàng cạnh khó khăn. Với số
lương lớn tình nguyện viên tham gia hoạt động tình nguyện vào mùa hè tới các cấpđịa
phương, hoạt động phong phú và đa dạng đã góp phần nâng cao dân trí và và triển thanh
thiếu niên. Qua mười năm hoạt động tình nguyện do Trung ương đoàn phát động vào
mùa hè, trong đó có nhiều hoạt động hướng đến công tác giáo dục với nhiều thành tự nổi
bật đã đạt được góp phần xây dựng hình ảnh tốt đẹp về thanh niên, đoàn thanh niên trong
cộng đồng và thúc đẩy tinh thần tình nguyện tự phát hiện nay trong lĩnh vực này.
Tác động của hoạt động tình nguyện đến công tác bình đẳng giới được thể hiện qua
nhiều khía cạnh.Bản thân việc dược hợp tác với các chuyên gia, tình nguyện viên đến từ
nhiều quốc gia khác nhau thông qua các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ nước



Khóa luận

Khoa xã hội học

ngoài ... hỗ trợ VIệt Nam về bình đẳng giới đã tăng cường năng lực cho đối tác Việt Nam
và xây dựng khung pháp lý về bình đẳng giới ở Việt Nam. Hiện nay có nhiều hình thức
tình nguyện nhằm tuyên truyền về bình đẳng giới hoặc phòng chống bạo lực gia đình tại
cocojng đồng đã góp phần thay đổi nhận thức của cộng đồng về bình đẳng giới. Các hoạt
động tình nguyện hướng đến bình đẳng giới không chỉ cung cấp kiến thức cho cá nhân,
cộng đồng về kiến thức,, pháp luật lien quan đến bình đẳng giới mà còn giuos cho bản
thân phụ nữ nhận thức được quyền lợi của mình qua đó hoạt động tình nguyện sẽ giúp
tăng quyền cho phụ nữ. Các hoạt động tình nguyện tự phát hướng đến bình đẳng giới
được lồng ghép trong nhiều hoạt động khác nhau cho các nhóm xã hội khác nhau, đặc
biệt là nhóm thanh niên góp phần xây dựng thế hệ trẻ nhạy cảm giới và nói không với
bạo lực gia đình. Bản thân việc cộng đồng được cung cấp kiến thwucs và tham gia phòng
chống bạo lực gia đình tạo sự đồng thuận trên diện rộng về sự thay đổi định kiến giới,
phòng chống bạo lực gia đình đã góp phần xây dựng cộng đồng đoàn kết vững mạnh, tiến
bộ, bình đẳng.

2.1.2. Hình thức hoạt động tình nguyện tự phát tại Việt Nam hiện nay.
Sự vận động của xã hội đa dạng, còn ở chỗ có không ít các tổ chức không chính danh
– theo nghĩa là không cần đăng ký, không cần cấp quản lý nào thông qua, xét duyệt điều
lệ quy chế, thỏa thuận ... Đó là các Hội trọng thọ, Họi đồng hương, Hội đồng môn, Hội
của các dòng họ, các nhóm tình nguyện, các Câu lạc bộ tại cộng đồng, các nhóm đồng
đẳng, nhóm sinh viên ... Với các tổ chức hoạt động không chính danh thì không thể thống
kê một cách chính xác có bao nhiêu tổ chức, câu lạc bộ, mạng lưới ... vì không có cơ sở
nào để xác định.
Theo số liệu thu thập được từ nghiên cứu thì có thể kể đến một số các câu lạc bộ, đội,
nhóm tình nguyện ở Hà Nội như: Cộng Đồng Ninh Bình Trẻ khu vực Hà Nội; Đội Sinh

viên TÌnh nguyện Lam Sơn; Đội tình nguyện ĐỒng hương Hà Tĩnh tại Hà Nội; Hội sinh
viên Bắc Giang tại Hà Nội (BSA); Hội sinh viên Ha Bắc; Tình nguyện Niềm tin; Đội tình
nguyện Chắp cánh yêu thương; ĐỒng Hnah ước mơ; nhóm Ngọn lửa; câu lạc bộ tình
nguyện Hòa Bình Xanh; câu lạc bộ Tình nguyện Trẻ; câu lạc bộ Viet’s Activity; Hội đồng
hương sinh viên Nình Bình tại Hà Nội. Bên cạnh các câu lạc bộ, đội, nhóm, mạng lưới
còn có mô hình tổ chức cá nhân như Hội tình nguyện Chung tay vì cộng đồng; quỹ cơm
5000đ Hà Nội, Câu lạc bộ Chí Linh Xanh, Đoàn thanh niên Hội Thanh niên Vận động
Hiến máu; Tình nguyện Cỏ Ba Lá, volunteer for education, water wise, tình nguyện
Trường xưa, ENV Bảo vệ động vật hoang dã vv...


Khóa luận

Khoa xã hội học

Hoạt động của các hội này phần lớn là theo vụ việc, có thể có quy chế, điều lệ nhưng
không rằng buộc chặt chẽ theo hệ thoogns thiết chế các cấp mà dựa trên sự đồng thuận.
Mục tiêu của các hình thức hoạt động tình nguyện này là đáp ứng nhu cầu của nhóm nhỏ
và có tính tình nguyện rất rõ để làm một việc có ý nghĩa nhất định như thăm hỏi, động
viên, hỗ trợ gia đình người có hoàn cảnh khó khăn ( ốm đâu, bệnh hiểm nghèo, rủi rõ
trong đời sống ...) hoặc trợ giúp cộng đồng, nhóm yếu thges. Tổ chức phi chính thức tập
hợp những người cùng quê hương hoặc cùng học một thời, cùng sở thích...Từ một khoa
của một tường Đại học, từ một nhóm người cùng học ở một trường thời niên thiếu, từ
những người có chung đam mê, sở thích ... ở bất kỳ không gian, địa danh nào ... Họ thành
lập và cũng tự giải thể rất đơn giản không cần Đại hội bầu cử lãnh đạo không nhất thiết
chịu sự quản lý của cơ quan quyền lực nhà nước, không có nghĩa vụ thuế ... Tuy nhiên,
thực tế có những đội , nhóm, câu lạc bộ ... ban đầu hoạt động không chính danh nhưng
quá trình hoạt động lớn mạnh và đăng ký với các đoàn hội để trở thành hoạt động tình
nguyện chính danh.
Hình thức hoạt động tình nguyện này không nhất thiết có phân chia các vị trí quản lý

tình nguyện một cách rõ ràng mà hướng đến sự tham gia bình đẳng của các tình nguyện
viên và thậm chí người điều hành hoạt động tình nguyện cũng đồng thời là tình nguyện
viên. Một cá nhân cũng có thể thucwcj hiện hoạt động tình nguyện mà không cần phải
liên hệ hoặc thông qua, xin phép chính quyền địa phương hay đoàn thể nào nếu trong
cùng cộng đồng. Tuy nhiên, phần lớn các hoạt động tình nguyện theo nhóm hoặc phối kết
hợp giữa các nhóm khác nhau tới địa phương khác, ocojng đồng khác thì các đội nhóm
vẫn phải xin phép và thông qua hoặc phối kết hợp cùng với chính quyền hoặc các tổ chức
chính trị xã hội tại địa phương. Hoạt động tình nguyện không chính thức thường gặp phải
những khó khăn nhất định như nguồn lực về tài chính và con nguwofi cũng như khó hoạt
động nếu chưa có uy tín với cộng đồng, địa phương.
Dựa trên những cơ sở trên, nhóm nghiên cứu nhận thấy hình thức tình nguyện tự phát
vẫn còn chưa đượ đánh giá cao cũng như còn gặp nhiều khó khăn trong công tác triên
khai tuy vậy các câu lạc bộ, đội, nhóm tự phát vẫn được thành lập và duy trì thường
xuyên thông qua các hoạt động liên tục của mình. Như vậy có thể xác định rằng bản thân
chính các tình nguyện viên hoạt động trong lĩnh vực tình nguyện tự phát cũng đã nhận
thấy những tồn tại này nhưng họ có sự tin tưởng và mức độ hài lòng tương đối với câu
lạc bộ của mình để từ đó là cơ sở tiếp tục duy trì hoạt động của mình. Đề tài sẽ tập trung
nghiên cứu mức độ hài lòng của cộng đồng tình nguyện trong các lĩnh vực nhỏ hơn để
chứng mình sự quan trọng của sự hài lòng trong công tác duy trì hoạt động tình nguyện
tự phát hiện nay.


Khóa luận

Khoa xã hội học

2.2. Mức độ hài lòng của cộng đồng tình nguyện về các lĩnh vực tình nguyện tự
phát hiện nay
2.2.1. Mức độ quan tâm của cộng đồng tình nguyện với các hoạt động thuộc phong
trào tình nguyện tự phát.

Hiện nay, các hoạt động thanh niên tình nguyện hoạt động trong lĩnh vực phát triển
bền vững vì cộng đồng đang tăng nhanh cả về mặt số lượng và chất lượng. Các hoạt động
này thường do các tổ chức xã hội như Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Thanh niên hay
các tổ chức phi chính phủ thực hiện ở nhiều cấp độ và quy mô khác nhau ( từ trung ương
đến địa phương). Thành công của các hoạt động này chính là những bước đà cho các hoạt
động tình nguyện tự phát hiện nay trong cộng đồng thanh niên Việt Nam.
Tuy nhiên hiện nay chưa có số liệu chính xác nào thể hiện được mức độ quan tâm đến
các vấn đề tình nguyện của chính các tình nguyện viên ( các tình nguyện viên trong lĩnh
vực khác nhau thường có sự quan tâm đến các lĩnh vực khác nhau). Do vậy, việc xác định
rõ mức độ quan tâm của cộng đồng tình nguyện với các hoạt động thuộc phong trào tình
nguyện tự phát là yếu tố cơ bản nhằm xác định đối tượng phù hợp của nghiên cứu này.
Thông quá số liệu thu thập được từ các phiếu khảo sát, nghiên cứu đã chỉ ra được các
số liệu về mức độ quan tâm của cộng đồng nói chung về hoạt động tình nguyệ hiên nay
tại Việt Nam.
Bảng 2.1
Dựa trên bảng 2.2.1 ta thấy có 34% cộng đồng tình nguyện rất quan tâm đến các hoạt
động tình nguyện, có 50,7% có mức độ quan tâm thường xuyên tới các phong trào tình
nguyện. Tuy vậy có 13,3% người được hỏi không quan tâm đến các hoạt độn tình nguyện
và có 2% không biết đến các hoạt động tình nguyện của các câu lạc bộ, đội, nhóm tình
nguyện tự phát hiện nay. Tuy nhiên số liệu này chưa thể hiện rõ mức độ quan tâm của
từng nhóm đối tượng tình nguyện hiện nay. Để làm rõ điều đó, đề tai có sự so sánh mức
độ quan tâm của các đáp viên thông qua kinh nhiệm hoạt động tình nguyện của họ.
Bảng 2.2
Với số liệu thu được từ bảng 2.2.2 thể hiện thì có đến 25,3% người được hỏi chưa có
kinh nhiệm hoạt động nhiều trong lĩnh vực tình nguyện (tỉ lệ chiếm ¼ ). Với ¾ người
được hỏi còn lại thì họ đều đã có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực tình nguyện ở
nhiều tổ chức khác nhau như: Cơm 5000đ Hà Nội, Trung tâm sáng kiến sức khỏe và dân



×