Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

NP BAI QUN TR CHIN LC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (519.43 KB, 34 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LƯƠNG THẾ VINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
---------------o0o---------------

TRƯƠNG QUANG TRỊ

ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
CHO DOANH NGHIỆP CO.OP MART

Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh
Mã ngành:
Thạc sỹ Quản Trị Kinh Doanh

Người hướng dẫn khoa hoc
TS. CAO MINH TRÍ

TP.HỒ CHÍ MINH - 2014

1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................................ trang 3
ĐỊNH NGHĨA, Ý NGHĨA CHIẾN LƯỢC KINH DOANH.......................................trang 4
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP..........................trang 5
1.1. Lịch sử hình thành....................................................................................................trang 5
1.2. Sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu....................................................................................trang 8
1.3. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ.......................................................................trang 9
1.4. Đặc điểm kinh doanh..............................................................................................trang 11
CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH....................................trang 16
2.1. Đánh gía môi trường chiến lược.............................................................................trang 16


2.1.1. Môi trường bên ngoài......................................................................................trang 16
a. Môi trường vĩ mô..............................................................................................trang 16
b. Môi trường vi mô..............................................................................................trang 16
2.1.2. Môi trường bên trong........................................................................................trang 21
2.2. Thiết lập các ma trận chiến lược.............................................................................trang 26
2.2.1. Ma trận EFE......................................................................................................trang 26
2.2.2. Ma trận IFE.......................................................................................................trang 26
2.2.3. Ma trận SWOT.................................................................................................trang 27
2.3. Nhận xét chung......................................................................................................trang 28
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT........................................................trang 29
3.1. Định hướng phát triển của doanh nghiệp giai đoạn 2013 – 2015............................trang 29
3.2. Một số giải pháp.....................................................................................................trang 30
KẾT LUẬN..................................................................................................................trang 35
Tài liệu tham khảo.......................................................................................................trang 35

2


MỞ ĐẦU
Thị trường bán lẻ Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ, vươn lên trở thành một trong
bảy thị trường bán lẻ sinh lợi nhất thế giới (hãng nghiên cứu toàn cầu RNCOS đánh giá) do
đạt được ba yếu tố quan trọng: chỉ số GDP tăng trưởng tốt, lượng người tiêu dùng trẻ và bận
rôn chiếm đa số và chính sách mở cửa đầu tư được cải thiện (nét mới đáng chú ý trong thu
hút vốn FDI những năm gần đây là cơ cấu đầu tư đã chuyển dịch từ công nghiệp sang lĩnh
vực thương mại dịch vụ).
• Về mặt khách quan: Khó khăn đến từ việc thiếu các chính sách – định hướng phù hợp
(yếu tố chính phủ - chính trị), cạnh tranh trong thị trường này khá lớn, doanh nghiệp
Việt Nam không chỉ chịu sức ép từ các tập đoàn bán lẻ nước ngoài đang hoạt động,
mà còn có các tập đoàn nước ngoài khác đang ra sức thâm nhập thị trường nội điạ.
• Về mặt chủ quan: Các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam có quy mô nhỏ và tăng trưởng

chậm.
Tuy nhiên để tồn tại và phát triển, vài năm trở lại đây, các doanh nghiệp bán lẻ trong
nước cũng ráo riết thực hiện các chiến lược cụ thể. Nhiều doanh nghiệp đã tiến hành tái cấu
trúc, lập kênh huy động vốn để đáp ứng mục tiêu phát triển, đồng thời ra sức tuyển dụng và
đào tạo nguồn nhân lực nhằm đạt tới tính chuyên nghiệp cao, đủ lực để điều hành hệ thống
và nắm bắt những cơ hôi; liên hiệp HTX TP.HCM (Sài Gòn Coop) cũng đi theo hướng đó.
Sài Gòn Co.op là một doanh nghiệp lớn, trong đó chuỗi siêu thị Co.op Mart là một phần
rất quan trong đang không ngừng phát triển đóng góp một phần không nhỏ cho xã hội và
ngân sách nhà nước. Vì vậy phải luôn vươn lên học hỏi và phát triển. Do đó Co.op Mart
luôn phải có định hướng đúng đắn, những chiến lược kinh doanh phù hợp với xã hội ngày
càng phát triển và hội nhập cùng nền kinh tế thế giới. Vì vậy Coop Mart phải xây dựng
chiến lược kinh doanh cho từng giai đoạn cụ thể (dài hạn, ngắn hạn). Hôm nay nhóm chúng
tôi quyết định chọn đề tài “Xây dựng chiến lược cho doanh nghiệp Co.op Mart cho chuỗi
siêu thị Co.op Mart đến năm 2015” để thuyết trình.

3


Định nghĩa chiến lược kinh doanh.
“Chiến lược kinh doanh của môt doanh nghiệp là một chương trình hành động tổng quát
hướng tới việc thực hiện những mục tiêu của doanh nghiệp.”
Như vậy có thể hiểu rằng chiến lược kinh doanh đưa doanh nghiệp đi đúng hướng một
cách nhanh nhất đến với mục tiêu một cách nhanh nhất.

Ý nghĩa chiến lược kinh doanh.
Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng gay gắt và thường xuyên thay đổi
như hiện nay, việc vạch ra chiến lược kinh doanh dựa trên nghiên cứu môi trường mà doanh
nghiệp đang hoạt động, cũng như rà soát lại nội bộ tổ chức để giúp cho doanh nghiệp tận
dụng được những cơ hội kinh doanh, né tránh những đe dọa từ môi trường.
Ngoài ra nhờ cách tiếp cận này mà doanh nghiệp có thể hiểu rõ được các đối tác hơn, cũng

như những điểm mạnh, điểm yếu trong nội bộ của mình, do đó sẽ năng động – sáng tạo
trong việc phản ứng lại các tác động từ bên ngoài hơn là thụ động chấp nhận. Thêm vào đó
việc hoạch định chiến lược kinh doanh là một hoạt động mang tính tương tác bao gồm việc
trao đổi, hướng dẫn, hỗ trợ và gắn bó từ cấp lãnh đạo đến nhân viên.
Khi nhân viên hiểu được công ty đang làm gì và tại sao, họ thường cảm thấy họ là một phần
của tổ chức, họ trở nên gắn bó và hỗ trợ nó. Các quản trị viên và nhân viên phaỉ có óc sáng
tạo và đổi mới một cách đáng ngạc nhiên để theo đuổi các mục tiêu và các chiến l ược của
công ty.

4


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP.












1.1.

Tên doanh nghiệp: Liên Hiệp Hợp Tác Xã Thương Mại Thành Phố Hồ Chí Minh.
Ngày thành lập: 1989.
Tổng Giám Đốc: Ông Nguyễn Ngọc Hoà.

Website: www.saigonco-op.com.vn.
Email:
Trụ sở chính: 199 – 205 Nguyễn Thái Học, Q.1, Tp. Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 08.920 5733.
Fax: 08.837 0560.
Slogan: Co.opMart - Nơi mua sắm đáng tin cậy - Bạn của mọi nhà.
Phương châm: “Luôn thỏa mãn khách hàng và hướng đến sự hoàn hảo”.

Lịch sử hình thành:

• Gian đoạn 1989 – 1991: “Khởi nghiệp”
Sau đại hội lần thứ VI, nền kinh tế đất nước chuyển từ cơ chế bao cấp sang nền kinh tế
thị trường theo định hướng XHCN. Mô hình kinh tế HTX kiểu cũ thật sự khó khăn và
lâm vào tình thế khủng hoảng phải giải thể hàng loạt. Ngày 12/5/1989 UBND Thành phố
Hồ Chí Minh có chủ trương chuyển đổi Ban quản lý HTX Mua Bán Thành phố trở thành
Liên hiệp HTX Mua Bán Thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Co.op), với 2 chức năng trực
tiếp kinh doanh và tổ chức vận động phong trào HTX. Sài Gòn Co.op là tổ chức kinh tế
HTX theo nguyên tắc xác lập sở hữu tập thể, hoạt động sản xuất kinh doanh tự chủ và tự
chịu trách nhiệm.
• Gian đoạn 1992 – 1997: “ nắm bắt cơ hội phát triển”
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào
Việt Nam làm cho các doanh nghiệp phải năng động và sáng tạo để nắm bắt các cơ hội
kinh doanh, học hỏi kinh nghiệm quản lý từ các doanh nghiệp nước ngoài. Sài Gòn Co.op
đã khởi đầu bằng việc liên doanh liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài để tăng thêm
nguồn lực cho hướng phát triển của mình. Là một trong số ít đơn vị có giấy phép xuất
nhập khẩu trực tiếp ở thành phố, hoạt động xuất nhập khẩu phát triển mạnh mẽ mang lại
hiệu quả cao, góp phần xác lập uy tín, vị thế của Sài Gòn Co.op trên thị trường trong và
ngoài nước.
Sự kiện nổi bật nhất là sự ra đời siêu thị đầu tiên của hệ thống Co.op Mart là Co.op
mart Cống Quỳnh vào ngày 9/2/1996, với sự giúp đỡ của các phong trào HTX đến từ


5


Nhật, Singapo và Thụy Điển. Từ đấy loại hình kinh doanh bán lẻ mới, văn minh phù hợp
với xu hướng phát triển của TP.HCM, đánh dấu một chặn đường mới của Sài Gòn Co.op.
• Giai đoạn 1998 – nay: “ Khẳng định và phát triển”
Giai đoạn 1998 – 2003 ghi dấu ấn một chặng đường phát triển mới của Sài Gòn Co.op.
luật HTX ra đời Tháng 1/1997 mà Sài Gòn Co.op là mẫu HTX điển hình, minh chứng
sống động về sự cần thiết, tính hiệu quả của loại hình kinh tế HTX, góp phần tạo ra thuận
lợi mới cho phong trào HTX trên cả nước phát triển.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động bán lẻ theo đúng chức năng, lãnh đạo
Sài Gòn Co.op dành thời gian nghiên cứu học tập kinh nghiệm của hệ thống siêu thị KF
(Thụy Điển), Ntuc Fair Price (Singapo) và co.op (Nhật Bản) để tạo ra hệ thống siêu thị
mang nét đặc trung của phương thức HTX tại TP.HCM và Việt Nam.
Năm 1998, Sài Gòn Co.op đã tái cấu trúc về tổ chức và nhân sự, tập trung mọi nguồn
lực của mình để đầu tư mạnh cho công tác bán lẻ (các siêu thị Co.op Mart lần lượt ra đời
đánh dấu một giai đoạn phát triển quan trọng: hình thành chuỗi siêu thị mang thương hiệu
Co.op Mart).
Đến năm 2008, hệ thống Co.op Mart có hơn 28 hệ thống siêu thị gồm 16 Co.op Mart ở
TP.HCM và 17 Co.op Mart tại các tỉnh (Cần Thơ, Mỹ Tho, Quy Nhơn, Vĩnh Long, Long
Xuyên, Pleiku, Phan Thiết, Biên Hòa, Vị Thanh, Tam Kỳ, Tuy Hòa, Vũng Tàu và Huế).
Cho tới nay có hơn 60 siêu thị trên khắp tỉnh thành của cả nước, trong đó ở TP. HCM
mỗi quận đều có một siêu thị Co.op Mart. Co.op Mart đã trở thành thương hiệu quen
thuộc của người dân thành phố và người dân cả nước – “ là nơi mua sắm đáng tin cậy
của người tiêu dùng”.

6



Hình 1.1: Hệ thống Co.op Mart
 Sản phẩm của Sài Gòn Co.op:
− Thực phẩm tươi sống: + Thực phẩm sơ chế và tẩm ướp.
+ Thực phẩm chế biến nấu chín.
+ Rau an toàn.
+ Trái cây.
− Thực phẩm công nghệ.
− Hóa phẩm.
− Đồ dùng
− May mặc.
− Sản phẩm của Co.op Mart.

1.2.

Sứ mệnh, tầm nhìn và mục tiêu:

a) Sứ mệnh:
7


Giá cả phải chăng, phục vụ ân cần, hàng hóa phong phú và chất lượng. Luôn đem lại
các giá trị tăng thêm cho khách hàng.
b) Tầm nhìn:
Giữ vững vị trí là nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam và danh hiệu Top 500 nhà bán lẻ
hàng đầu khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
c) Mục tiêu:
• Mục tiêu ngắn hạn
Cuối năm 2013, Saigon Co.op phấn đấu tăng doanh quý IV lên 35% so với cùng kỳ
năm trước, mở rộng mạng lưới kinh doanh bán lẻ bằng cách tập trung phủ kín trên địa
bàn TP.HCM, đặc biệt các vùng ven thành phố như Củ Chi, Bình Chánh, Cần Giờ,…

Để đảm bảo đưa hàng hóa đến tận tay người dân vùng sâu, vùng xa. Cụ thể là sẽ khai
trương thêm tối thiểu 10 siêu thị và 30 cửa hàng thực phẩm an toàn tiện lợi – Co.op
Food mới.
• Mục tiêu dài hạn
Saigon Co.op phấn đấu đạt mục tiêu đến năm 2015, hệ thống Co.opMart đạt 100
siêu thị trên toàn quốc, đồng thời vươn ra một số nước trong khu vực Đông Nam Á.
Bên cạnh đó, chuỗi cửa hàng Co.op Food cũng được chú trọng mở rộng và phát triển
để đưa thực phẩm sạch và an toàn đến các khu dân cư, khu chế xuất, khu công nghiệp
với mục tiêu đạt 120 cửa hàng Co.op Food trên cả nước, Ngoài ra, với mong muốn đáp
ứng tốt nhu cầu tiêu dùng đa dạng của khách hàng, Saigon Co.op đang nghiên cứu
phát triển các mô hình bán lẻ mới để đưa hàng hóa chất lượng cao.

8


1.3. Cơ cấu tổ chức, chức năng – nhiệm vụ:
Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức Saigon Co.op

a) Hệ thống cơ cấu tổ chức của Siêu thị Co.opmart gồm 9 bộ phận chính:
 Tổ hóa phẩm: Tìm kiếm nguồn hàng như bột giặc, nước xả, dầu gội…, quản lý số
lượng sản phẩm, thiết lập cách trưng bày sản phẩm trên quầy kệ, giải đáp thắc mắt
của khách hàng về ngành hóa phẩm.
 Tổ may mặc (sản phẩm mềm): Tìm kiếm nguồn hàng như quần áo, khăn, vớ, giày
dép…, quản lý số lượng sản phẩm, thiết lập cách trưng bày sản phẩm trên quầy kệ,
giải đáp thắc mắc của khách hàng về ngành hàng may mặc.
 Tổ đồ dùng ( sản phẩm cứng): Tìm kiếm nguồn hàng như tô, dĩa, chén kiểu bằng
gốm sứ, thủy tinh, pha lê, bình hoa, bộ ly,…Quản lý số lượng sản phẩm trên quầy
kệ, giải đáp thắc mắc khách hàng về hàng đồ dùng.
 Tổ thực phẩm công nghệ và đông lạnh: Tìm kiếm nguồn hàng đạt chất lượng cao
như bột ngọt, dầu ăn, nước ngọt, sữa, sản phẩm đóng hộp, sản phẩm đông lạnh,…

Quản lý số lượng sản phẩm, thiết lập cách trưng bày sản phẩm trên quầy kệ, giải
đáp thắc mắc khách hàng thực phẩm công nghệ và thực phẩm đông lạnh.
 Tổ thực phẩm tươi sống chế biến và nấu chin: Tìm kiếm nguồn hàng đảm bảo chất
lượng an toàn vệ sinh thực phẩm như cá, thịt, rau, trái cây,… Quản lý số lượng sản
phẩm, thiết lập cách trưng bày sản phẩm trên quầy kệ, giải đáp thắc mắc của khách
hàng về ngành hàng thực phẩm chế biến.
9


 Tổ văn phòng (bao gồm các bộ phận: hành chính-nhân sự, kế toán, vi tính, bảo trì,
ISO)
+ Hành chính-nhân sự: tổ chức, thực hiện, điều hành các hoạt động hành chính
của siêu thị, quản lý hệ thống cơ sở vật chất và xây dựng cơ bản của siêu thị, thực hiện
các chế độ bảo hiểm xã hội, lao động và tiền lương, theo dõi, kiểm tra việc chấp hành
quy chế của siêu thị.
+ Kế toán: chịu trách nhiệm về sổ sách kế toán, thực hiện về viết toán kinh doanh
của siêu thị, thực hiện các dịch vụ ngoại hối và thanh toán với khách hàng, kể cả việc
thanh toán quốc tế.
+ Vi tính: quản lí, kiểm tra, sửa chữa, hệ thống vi tính, hệ thống mạng cáp trong
siêu thị.
+ Bảo trì: quản lí, kiểm tra, sửa chữa hệ thống máy móc như: hệ thống máy lạnh,
hệ thống nước, thang cuốn, hệ thống âm thanh trong siêu thị.
+ ISO: quản lí hồ sơ giấy tờ trong siêu thị và thực hiện việc kiểm tra quản lí chất
lượng tất cả sản phẩm trong siêu thị, giám sát việc chấp hành nội quy siêu thị, điều lệ
concept của Liên hiệp.
 Tổ Marketing: thực hiện việc quản lí thẻ khách hàng thân thiết, tiếp nhận thực hiện
các chương trình chăm sóc khách hàng (cấp các phiếu quà tặng, coupon giảm giá…),
chương trình khuyến mãi, quản lí hợp đồng quảng cáo, thuê mướn mặt hàng với các
nhà cung cấp, các đối tác.
 Tổ thu ngân: tổ thu ngân bao gồm nhân viên thu ngân và nhân viên quầy dịch vụ

khách hàng.
+ Thu ngân: công việc hỗ trợ bán hàng, thực hiện công việc thanh toán tiền khi mua
hàng trong khu tự chọn của siêu thị, trong đó bao gồm việc thanh toán trực tiếp tại
quầy tính tiền, thanh toán qua thẻ tín dụng…
+ Quầy dịch vụ khách hàng: bao gồm công việc xuất hóa đơn tài chính, bán phiếu quà
tặng, bán hàng qua điện thoại, bán hàng qua email.
 Các bộ phận khác: Tổ hóa mỹ phẩm và sản phẩm vệ sinh, tổ quảng cáo khuyến mãi,
tổ bảo vệ…

b) Chức năng – nhiệm vụ:
Chức năng:
Liên hiệp HTX TM TP.HCM (SaiGon Co.op) với các HTX thành viên cùng hoạt động với
chức năng thương mại, bán sỉ và bán lẻ.
Các loại hình kinh doanh của SaiGon Coop:
-

Bán lẻ: Chuỗi siêu thị coopmart và các cửa hàng bán lẻ tại chợ Bến Thành.

-

Bán sỉ: Tổng đại lý phân phối chính thức cho các nhãn hiệu OralB, Gellette, Lander,
Paker…

-

Xuất nhập khẩu hàng hóa: xuất khẩu nông sản, hải sản, hàng may mặc, giầy da… nhập
khẩu nguyên vật liệu, vật tư, hàng tiêu dùng, thực phẩm…

-


Sản xuất: Xí nghiệp nước chấm Nam Dương; Cơ sở bánh Long Dương, Tabico.
10


-

Du lịch: Cung cấp các dịch vụ như du lịch, ngoại hối, quảng cáo…Trung tâm du lịch
được thành lập 15/06/1998 hoạt động rất có hiệu quả.

-

Trung tâm thương mại: Hợp tác với một số doanh nghiệp khác gồm có: TTTM Biên
Hòa, TTTM Trường Tiền Plaza, TTTM Tam Kỳ, TT phức hợp DVTM Tân Phong quận
7.
Nhiệm vụ:

Saigon Co.op phải mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng hoạt động để giữ vững
vai trò của một nhà bán lẻ hàng đầu đất nước. Đứng trước yêu cầu đó, từ kinh nghiệm
tích lũy của bản thân trong quá trình hoạt động, từ những kinh nghiệm tiếp thu có
chọn lọc từ các tổ chức bán lẻ hàng đầu trên thế giới và đặc biệt trên cơ sở thế mạnh
và điểm yếu của mình, Saigon Co.op xây dựng chiến lược cạnh tranh phù hợp.
Hoàn thành nhiệm vụ Đảng và nhà nước giao phó: bình ổn giá, điều phối các hoạt
động bán lẻ nhu yếu phẩm thiết yếu.
Các đối thủ cạnh tranh

1.4 Đặc điểm kinh doanh:

• Co.opMart là hệ thống siêu thị do Liên hiệp HTX thương mại TP.HCM:
Thành lập với 100% vốn là do các xã viên đóng góp nên. Vì thế, có thể nói Co.op
Mart là hệ thống siêu thị của Việt Nam 100%. Saigon Co.op 7 năm liền đạt danh hiệu nhà

bán lẻ hàng đầu Việt Nam – Top 500 nhà bán lẻ hàng đầu châu Á -Thái Bình Dương.
• Cơ sở hạ tầng:

11


Các siêu thị của Co.opMart có quy mô trung bình, Co.opMart có độ bao phủ rộng .
Cho đến thời điểm đầu năm 2013 thì hệ thống CoopMart đã có 60 siêu thị trên khắp cả
nước. Lượng khách lúc nào cũng đông đúc.
ĐỊA ĐIỂM

THÀNH LẬP

DIỆN TÍCH

01.Co.opMart Cống Quỳnh

09/02/1996

Trên 3.300 m2

03.Co.opMart Nguyễn Đình Chiểu
24. Co.opMart Nhiêu Lộc
13. Co.opMart An Đông
37. Co.opMart Hùng Vương
02. Co.opMart Hậu Giang
05. Co.opMart Phú Lâm
14. Co.opMart Phú Mỹ Hưng
31. Co.opMart Tuy Lý Vương
09. Co.opMart Xa lộ Hà Nội

33. Co.opMart Suối Tiên
15. Co.opMart Lý Thường Kiệt
43. Co.opMart Phú Thọ
32. Co.opMart Nguyễn Ánh Thủ
46. Co.opMart Hóc Môn
07. Co.opMart Nguyễn Kiệm
40. Co.opMart Rạch Miễu
06. Co.opMart Thắng Lợi
12. Co.opMart BMC

30/12/1999
18/12/2007
24/06/2006
25/04/2008
18/01/1998
17/09/2001
11/08/2006
26/12/2008
30/04/2004
19/01/2009
14/12/2006
22/04/2010
16/01/2009
06/08/2010
01/09/2003
19/12/2009
29/12/2001
12/05/2006

2.600 m2

1.600 m2
1.326 m2
7.500 m2
2.000 m2
4.000 m2
4.600 m2
1.800 m2
4.500 m2
7.000 m2
11.266 m2
5.500 m2
4.000 m2
1.800 m2,1 trệt
6.000 m2
6.000 m2
4.000 m2
3.220 m2

04. Co.opMart Đinh Tiên Hoàng

26/01/2000

4.300 m2

25. Co.opMart Bình Tân
38. Co.opMart Tân An
29. Co.opMart Bến Tre
11. Co.opMart Mỹ Tho

31/01/2008

03/10/2009
06/12/2008
21/01/2006

Vĩnh Long

16. Co.opMart Vĩnh Long

04/02/2007

Cần Thơ
Kiên Giang
An Giang
Hậu Giang

10. Co.opMart Cần Thơ
37. Co.opMart Kiên Giang
18. Co.opMart Long Xuyên
21. Co.opMart Vị Thanh

19/08/2004
19/09/2009
11/02/2007
25/09/2007

Bình Dương

47. Co.opMart Bình Dương

17/09/2010


Bình Phước

34. Co.opMart Đồng Xoài
30. Co.opMart Biên Hòa
41. Co.opMart Tân Biên
26. Co.opMart Vũng Tàu
35. Co.opMart Bà Rịa

19/05/2009
07/07/2007
09/01/2010
12/02/1008
22/05/2009

8.000 m2
11.000 m2
6.500 m2
7.000 m2
11.190 m2
1 trệt, 2 lầu
4.500 m2
7.500 m2
12.000 m2
3.600 m2
12.220 m2
1 trệt, 2 lầu
6.400 m2
12.000
4.000m2

9.000m2
7.400m2

MIỀN NAM
Quận 1
Quận 3
Quận 5
Quận 6
Quận 7
Quận 8
Quận 9
Quận 10
Quận 11
Quận 12
Hóc Môn
Quận Phú
Nhuận
Quận Tân Phú
Quận Bình
Thạnh
Quận Bình Tân
Long An
Bến Tre
Tiền Giang

Đồng Nai
Vũng Tàu

12



MIỀN TRUNG
Hà Tĩnh
Thừa Thiên Huế
Quãng Nam
Quãng Ngãi
Gia Lai
Đắk Lắk
Bình Định
Phú Yên
Đà Nẵng
Ninh Thuận
Bình Thuận

39. Co.opMart BMC Hà Tĩnh
28. Co.opMart Huế
22. Co.opMart BMC Tam Kỳ
45. Co.opMart Quãng Ngãi

28/11/2009
24/05/2008
25/09/2003
09/07/2010

17. Co.opMart Pleiku

09/03/2003

30. Co.opMart Buôn Mê Thuộc
08. Co.opMart Quy Nhơn

23. Co.opMart Tuy Hòa

19/12/2008
13/12/2003
08/12/2007

4000 m2
6.460 m2
14 .000 m2
7.000 m2
6.685m2
1 trệt, 1 lầu
10.700 m2
trên 3.600 m2
6.000 m2

42. Co.opMart Đà Nẵng
36. Co.opMart Thanh Hà
19. Co.opMart Phan Thiết

22/01/2010
17/07/2009
30/04/2007

13.000 m2
4.360 m2
11.000 m2

28/04/2010


7.500 m2

MIỀN BẮC
Hà Nội

44. Co.opMart Sài Gòn

Bảng 1.1: Bảng hệ thống siêu thị Co.op mart trên cả nước
• Định vị và phân khúc thị trường:
Định vị của Co.opMart là trở thành người bạn thân thiết của người tiêu dùng, số 1 bán
lẻ tại Việt Nam và phân khúc thị trường nhắm đến là các khách hàng đã lập gia đình có
thu nhập trung bình khá là chủ yếu. Các siêu thị Co.opMart có đặc điểm chung là thân
thiện, gần gũi với khách hàng, mang đến cho khách hàng sự tiện lợi và nhiều dịch vụ tăng
thêm. Với phương châm “Hàng hóa chất lượng, giá cả phải chăng, phục vụ ân cần”,
Co.opMart đã được ngày càng nhiều khách hàng chọn lựa để đến mua sắm và thư giãn
cùng gia đình mỗi ngày. Thực phẩm tươi sống tươi ngon, thực phẩm công nghệ đa dạng,
đồ dùng phong phú với nhiều mẫu mã mới, hàng may mặc thời trang, chất lượng, giá
phải chăng, cùng với dịch vụ khách hàng phong phú, tiện lợi và sự thân thiện của nhân
viên Co.opMart là lý do Co.opMart trở thành “Nơi mua sắm đáng tin cậy, bạn của mọi
nhà”.
• Sản phẩm hàng hóa:
Với định vị là hàng hóa giá rẻ, vì thế, liên tục đưa ra các chương trình khuyến mãi, các
sản phẩm với giá rẻ, phù hợp với túi tiền của nhiều người dân. Bên cạnh đó, còn liên kết
với các nhà sản xuất lớn để có thể giảm giá thành sản phẩm đến mức tối đa cho người
tiêu dùng, có những chính sách bình ổn giá trong thời kỳ khủng hoảng như hiện nay, tạo
điều kiện thuận lợi cho sự mua sắm của khách hàng, đa dạng hoá mặt hàng trên hơn
50000 mặt hàng sản phẩm.
Co.op Mart, hướng đến đa phần là các khách hàng đã lập gia đình và các khách hàng
trẻ, bận rộn với công việc. Vì vậy, bên cạnh các sản phẩm truyền thống của một siêu thị,
Co.op Mart còn mở rộng hệ thống nhà ăn ngay tại siêu thị của mình, cũng như cung cấp

các món ăn đã làm sẵn hoặc đã qua chế biến khá đa dạng và phong phú, mang đến sự lựa
chọn thỏa mái cho các bà nội trợ cũng như các khách hàng không có nhiều thời gian.
Thêm vào đó, Co.op Mart có những yêu cầu rất khắt khe về chất lượng nguồn cung sản
13


phẩm cho siêu thị, họ đã từng tuyên bố: "Mọi sản phẩm nằm trên kệ hàng siêu thị phải
đạt tiêu chuẩn hàng Việt Nam chất lượng cao", cùng với việc mua sản phẩm từ chính nhà
cung cấp không qua trung gian nào (mua đi bán lại, mua tận gốc bán tận ngọn), được sự
hỗ trợ từ nhà nước nên giảm được chi phí một cách đáng kể.  Được hàng hóa cung ứng
giá rẻ.

 Giải thưởng đạt được:
-

-

-

Tháng 08/2000: Nhận danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới.
Tháng 05/2002: Sài Gòn Co.op vinh dự nhận Huân chương lao động hạng nhất.
Tháng 02/2004: Sài Gòn Co.op nhận chứng chỉ ISO 9001 – 2000.
Tháng 10/2004: Nhận danh hiệu nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam và TOP 500 nhà bán lẻ
hàng đầu khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Năm 2005 – 2006: Tiếp tục nằm trong TOP 500 nhà bán lẻ hàng đầu khu vực Châu Á
Thái Bình Dương và cúp vàng cho nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam.
Năm 2007: Danh hiệu Dịch vụ Việt Nam chất lượng cao do báo SGTT trao giải; TOP
200 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam do tổ chức UNDP bình chọn; Giải vàng chất
lượng Châu Âu do tổ chức Business Initiative Directions trao tặng.
Năm 2008: Giải vàng “Thượng Đỉnh Chất Lượng Quốc Tế”, về những thành tích đạt

được trong chất lượng, khả năng lãnh đạo,công nghệ và sự sáng tạo, do Tổ chức
Thương mai Quốc tế (BID) trao tặng.
Dịch vụ được người tiêu dùng hài lòng nhất do báo SGTT tổ chức bình chọn năm
2008.

 Kết quả hoạt động kinh doanh:

14


Hình 1.3: Biểu đồ lượt khách bình quân của chuổi siêu thị Co.op
Mart.
Hình 1.4: Biểu đồ doanh số của chuổi siêu thị Co.op Mart.
Nhận xét: Thông qua biểu đồ ta thấy chuỗi siêu thị Coop Mart đã gặt hái được những kết
quả đáng khích lệ từ khi thành lập đến nay và đặt biệt trong năm 2012 vừa qua.

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

2.1 Đánh giá môi trường chiến lược kinh doanh của
doanh nghiệp Co.op Mart.
2.1.1 Môi trường bên ngoài.

ĐVT:người/ngày

Nghiên cứu 10 yếu tố bên ngoài nhận định những yếu tố này
có vài trò quyết định đến chiến lược:

a) Môi trường vĩ mô.
− Gia tăng dân số và thu nhập người dân.


− Nhiều biện pháp kích cầu của nhà nước.
− Sự thay đổi trong hành vi mua sắm.
− Biến động chỉ số giá SP, vàng, USD.
− Khủng hoảng kinh tế và thiên tai.
− Cải cách thuế, luật và luật HTX.
15


− Chính sách chuyển sản xuất ra ngoại thành.
− Phát triển của công nghệ.

b) Môi trường vi mô.
− Cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
− Nhiều loại hình bán lẻ thay thế.
Đánh giá khả năng phản ứng của Co.opMart đối với sự tác động của các yếu tốt môi trường
bên ngoài này.
 Gia tăng dân số và thu nhập người dân:
Có ý nghĩa rất quan trọng đối với doanh nghiệp , khách hàng chính là thị trường, dân
số càng tăng thị trường càng rộng, thu nhập của người dân tăng sẽ dẫn đến sức mua tăng,
ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụ và doanh thu của doanh nghiệp, là một cơ hội vô cùng
lớn cho doanh nghiệp phát triển
Theo thống kê của công ty nghiên cứu thị trường thu nhập bình quân của người dân
năm 2012 là 3600USD/năm dự báo năm 2013 sẽ là 4000USD/năm.
Hiện nay dân số nước ta là 90 triệu người trong đó hơn 50% là dưới 30 tuổi, những
người lao động và có thu nhập chiếm 70% trong đó. Tốc độ tăng dân số vẫn không ngừng
tăng qua các năm.
Hệ số phân loại phản ứng là 3, Co.op Mart đã có những bước chuẩn bị phản ứng tốt
với yếu tố này.
Cụ thể: Coop đã mở rộng hệ thống hơn 60 siêu thị khắp 63 tỉnh thành cả nước. Trong
đó tại thành phố Hồ Chí Minh mỗi quận/huyện đều có siêu thị CoopMart. Nhằm mục

đích tranh thủ được cơ hội từ yếu tố này mang lại.
 Nhiều biện pháp kích cầu của nhà nước:
Hệ thống pháp luật và các chính sách của nhà nước ảnh hưởng rất lớn đến doanh
nghiệp. Yếu tố này quan trọng với doanh nghiệp, kích thích được lượng cầu của người
tiêu dùng, giúp doanh nghiệp gia tăng sản lượng tiêu thụ trên thị trường. Dẫn đến doanh
thu tăng theo.
Các chính sách biện pháp kích cầu của nhà nước có lợi cho Coop.
- 01/01/2008: Cho phép các doanh nghiệp không hạn chế vốn góp từ nước ngoài.
- 01/01/2009: Các doanh nghiệp FDI được phép cung cấp dịch vụ bán buôn, bán lẻ
tất cả các mặt hàng sản xuất tại Việt Nam, và nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam.
- Từ năm 2012 thuế nhập khẩu đánh vào mặt hàng tiêu dùng giảm từ 5% -10%.
- Các gói chính sách hổ trợ vốn của nhà nước trong bình ổn giá thị trường.
Lợi ích mang lại:
- Người tiêu dùng: Giúp người dân trong khủng hoảng kinh tế họ vẫn có thể chi tiêu
với thu nhập của mình.
- Doanh nghiệp: Giảm thuế sẽ giảm được các chi phí, giá giảm thu hút khách hàng
mua sắm dẫn đến sản lượng tiêu thụ tăng, doanh thu cao.

16


- Hệ số phân loại phản ứng trong trường hợp này là 3 doanh nghiệp đã phản ứng tốt
với yếu tố tác động này.
- Thực hiện đa dạng hóa hình thức bán hàng: cho ra đời chuỗi Cửa hàng Thực phẩm
an toàn tiện lợi Co.op Food , xe bán hàng lưu động đến các khu công nghiệp, khu chế
xuất, các vùng sâu, vùng xa, đảm bảo tất cả người dân đều có thể sử dụng sản phẩm/
dịch vụ của CoopMart.
- Kêu gọi sử dụng hàng Việt Nam, tiêu thụ hàng nội địa.
- Đẩy mạnh xúc tiến phát triển hệ thống kênh phân phối.
 Sự thay đổi trong hành vi mua sắm:

Yếu tốt này rất quan trọng đối với Coop Mart . Khuynh hướng của người tiêu dùng ,
thay đổi từ đi chợ sang nhu cầu mua sắm ở kênh bán lẻ hiện đại, thói quen mua sắm tại
các trung tâm thương mại, siêu thị của cư dân đô thị, những người bận rộn với công viêc
trong xã hội hiện đại ngày nay.
 Đã tạo bước ngoặc tiền đề cho sự ra đời của doanh nghiệp coopMart ngày nay.
Phải đảm bảo thỏa mãn những nhu cầu của người tiêu dùng, nắm bắt những thay đổi
trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng, nếu không thích ứng kịp thời chắc chắn sẽ
bị người tiêu dùng rời bỏ đi tìm mua nơi khác, ảnh hưởng đến doanh thu, thương hiệu,
và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Yếu tố này đã được CoopMart phản ứng rất tốt với hệ số phân loaị cao nhất là 4.
Cụ thể: CoopMart có một đội ngũ nghiên cứu thị trường, nghiên cứu khảo sát ý kiến và
khuynh hướng của người tiêu dùng, đón trước xu hướng, biết yêu cầu với doanh nghiệp
và sản phẩm, có thể đưa ra các hoạt động phù hợp.
Xu hướng hiện nay trong hành vi mua của khách hàng, không những mua hàng thông
thường mà còn muốn mua các sản phẩm cao cấp hơn như hàng ngoại nhập.
- Đa dạng hóa sản phẩm ngày càng hoàn thiện hệ thống của mình.
- Phát triển thêm các hình thức khuyến mãi, chăm sóc khách hàng, đảm bảo người
tiêu dùng luôn hài lòng và trung thành với CoopMart. ( thẻ thành viên, chiết khấu,
khuyến mãi đa dạng, giao hàng tận nơi miễn phí,…).
 Biến động chỉ số giá SP, vàng, USD.
Tình hình kinh tế luôn biến động, ảnh hưởng làm thay đổi các chỉ số giá của sản phẩm,
vàng và USD, ảnh hưởng đến doanh nghiệp, có một số mặt hàng Coop là nhập khẩu khi
có biến động các chỉ số này, ảnh hưởng đến lợi nhuận của CoopMart rất nhiều.
Ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của của khách hàng, lạm phát, khủng hoảng kinh tế,
thu nhập không tăng mà giá các hàng hóa lại tăng, sẽ ảnh hưởng đến tiêu thụ và sức mua.
CoopMart đã phản ứng tốt với yếu tố tác động này , giá CoopMart trong những năm
qua được khách hàng tin tưởng và chấp nhận nhất, nhờ thực hiện bình ổn giá (theo khảo
sát của nhóm nghiên cứu CoopMart).
Để kích thích mua nhiểu CoopMart còn tổ chức khuyến mãi, chiết khấu khi mua
nhiều,….

 Khủng hoảng kinh tế và thiên tai:

17


Do CoopMart đã có những bước nghiên cứu rồi và các sản phẩm của CoopMart không
bị ảnh hưởng nhiều do thiên tai. Nên Coopmart chưa có biện pháp đề phòng đối phó
trường hợp thiên tai.
Khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp, tuy nhiên tất cả doanh
nghiệp đều bị ảnh hưởng bỡi yếu tố này, chỉ có thể chờ sự biến đổi tốt hơn, tăng trưởng
kinh tế trở lại, sự hổ trợ từ chính sách giải pháp của nhà nước.
Do đó hệ số phân loại phản ứng của CoopMart với yếu tố tác động này là 2 chưa tốt.
 Cạnh tranh ngày càng khốc liệt:
Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành quyết liệt, nếu CoopMart không có
những chiến lược phù hợp giảm áp lực cạnh tranh thì sẽ tác động ảnh hưởng doanh thu,
thị phần của doanh nghiệp.
Các nhà đầu tư trong và ngoài nước đều muốn nhảy vào kinh doanh thị trường bán lẻ vô
cùng hấp dẫn này. Những đe dọa từ các đối thủ cạnh tranh là yếu tố không được xem nhẹ.
Nắm bắt tìm hiểu về đối thủ để có những biện pháp chiến lươc cạnh tranh phù hợp, để
doanh nghiệp không bị thụt lùi hay bị loại bỏ.
CoopMart đã có sự chuẩn bị và phản ứng với yếu tố này tốt với hệ số phân loại phản
ứng là 3.
Các biện pháp CoopMart trong phản ứng yếu tố này.
- Luôn không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
- Mở rộng kinh danh.
- Các chiến lược bình ổn giá.
- Nâng cao thương hiệu.
- Đa dạng hóa sản phẩm.
- Chăm sóc khách hàng, thu hút khách hàng: Khuyến mãi,giao hàng tận nơi miễn
phí, hội nghị khách hàng….

Các đối thủ cạnh tranh của CoopMart :
- Metro cash & carry Việt Nam. Phương châm “ Kinh doanh phục vụ kinh doanh”.
- Big C Việt Nam. Phương châm “ Giá rẻ cho mọi nhà”.

18


Bảng 2.1: Bảng tóm tắt tình hình các đối thủ cạnh tranh.

Hình 2.1: Biểu đồ thị phần siêu thị tại TP. Hồ Chí Minh.
 Cải cách thuế, luật và luật HTX;
Yếu tố này quan trọng với doanh nghiệp:
CoopMart là thành viên của liên hiệp HTX Sài Gòn Co.op, đã tận dụng sự thay đổi luật
HTX 12/5/1989 vào việc kinh doanh của Co.op. cho ra đời hệ thống siêu thị CoopMart
ngày nay.
Sự thành công và thành quả đạt được của coop cho thấy việc tận dụng sự thay đổi này
một cách đúng đắng của SaiGon Co.op. Khi luật HTX có thay đổi sẽ ảnh hưởng không
nhỏ đến hoạt động kinh doanh, cơ cấu tổ chức…của SaiGon Co.op.
Yếu tố cải cách thuế cũng quan trọng: như dự định ngày 1/1/2014 cải cách thuế của nhà
nước sẽ thực hiện, các doanh nghiệp lớn giảm thuế từ 25% còn 22%, điểu này sẽ làm
giảm chi phí cho doanh nghiệp, thúc đẩy kinh doanh, kích cầu đầu tư và tiêu dùng, lợi
nhuận doanh nghiệp đạt được sẽ cao hơn.
Mức độ phản ứng của CoopMart với sự tác động của yếu tố này tốt hệ số phân loại phản
ứng là 3.
 Chính sách huyển sản xuất ra ngoại thành:
Yếu tố có ý nghĩa quan trọng với doanh nghiệp.
Vấn đề môi trường dang ngày bị tàn phá vì ô nhiễm, đất chật và đắt đỏ, nên nếu có
chính sách chuyển sản xuất ra ngoại thành thì cũng ảnh hưởng đến các hoạt động của
doanh nghiệp, khó khăn trong việc phân phối, vận chuyển, các khoản phí trong tháo dở
cơ sở hạ tầng, xây dựng lại ở nơi mới.

Khi đó chi phí tăng lên buộc phải tăng giá bán. Như vậy có nguy cơ mất lòng khách
hàng, giảm sức mua, ảnh hưởng các chiến lược doanh nghiệp đang thực hiện.
Hệ số phân loại phản ứng với yếu tố này của doanh nghiệp là 3 khá tốt.
Tuy có sự thay đổi như trong những năm qua giá của CoopMart vẫn ổn định.
Sài Gòn Co.op có một công ty SCID chuyên nghiên cứu và tìm thuê lại mặt bằng tiềm
năng để kinh doanh siêu thị từ các công ty bất động sản lớn. Từ đó, mở ra nhiều cơ hội
cho Co.opMart phát triển mạng lưới theo định hướng quy họach.
-

CoopMart hướng tới các khu đô thị mới, tiềm năng phát triển trong tương lai.

 Phát triển của Công nghệ:
Yếu tố này quan trọng với doanh nghiệp, vì xã hội ngày càng phát triển, khoa học công
nghệ không ngừng đồi mới tiên tiến hơn, nếu không áp dụng vào doanh nghiệp dù ít hay
nhiều, cho thấy năng lực của doanh nghiệp không cao.
19


Tuy ngành bán lẻ không đòi hỏi công nghệ cao, nhưng vẫn phải tuân thủ chỉ tiêu về
quản lý chất lượng, hệ thống kho bãi, trữ lạnh, tính tiền, quản lý thông tin khách hàng,…
sử dụng công nghệ cao quản lý sẽ tăng tính cạnh tranh hơn.
Tuy nhiên hệ số phản ứng của CoopMart với yếu tố này là 2 phản ứng chưa tốt,
Co.opMart chưa tận dụng được sự phát triển của công nghệ thông tin, thương mại điện tử
vào bán hàng. Chưa có hình thức bán hàng online,…
 Nhiều loại hình bán lẻ thay thế:
Yếu tố này quan trọng với doanh nghiệp vì làm gia tăng áp lực cạnh tranh lên doanh
nghiệp. Đặc điểm sản phẩm của ngành bán lẻ là các nhu yếu phẩm, hàng tiêu dùng, …
Mức độ thay thế, khi khách hàng không hài lòng về Co.opMart có thể dễ dàng từ bỏ,
chuyển sang các loại hình bán lẻ thay thế, sự tiện lợi và giá cả hợp lý cũng không thua
kém nhiều so với Co.op.Mart, như tiệm tạp hóa, G7Mart, Seven&eleven, Shop&Go….

Co.opMart phản ứng với yếu tố tác động này khá tốt, hệ số phân loại phản ứng là 3.
- Hình ảnh, vị trí của Co.opMart trong tâm trí khách hàng , về giá cả, chất lượng sản
phẩm/ dịch vụ luôn được đánh giá cao.
- So với các siêu thị khác trong nước Co.opMart chiếm thị phần cao nhất

2.1.2 Môi trường bên trong.
Nghiên cứu 10 yếu tố bên trong nhận định những yếu tố này có vài trò quyết định đến
chiến lược:
-

Cơ cấu tổ chức phù hợp CEO có kinh nghiệm.

-

Lương nhân viên cao, quan hệ tốt.

-

Hệ thống thông tin khá tốt.

-

Vốn lưu động đủ để đáp ứng yêu cầu.

-

Marketing – dịch vụ khách hàng tương đối tốt.

-


Hoạt động R&D được quan tâm.

-

Lợi nhuận biên tế thấp hơn mức trung bình của ngành.

-

Bước đầu tạo được danh tiếng.

-

Chú trọng công tác đào tạo cán bộ nhân viên.

-

Nhận được sự hổ trợ từ bên ngoài.

Đánh giá khả năng phản ứng của Co.opMart đối với sự tác động của các yếu tốt môi trường
bên ngoài này.
 Cơ cấu tổ chức phù hợp CEO có kinh nghiệm:
Doanh ngiệp cơ cấu tổ chức phù hợp gây cho mọi hoạt động trao đổi thông tin quyết
định"chỉ đạo nhanh chóng" và thuận lợi hơn, phục vụ kịp thời nhu cầu kinh doanh.

20


CEO là người chịu trách nhiệm đối với kết quả hoạt động của siêu thị, CEO có kinh
nghiệm góp phần tạo sự vững mạnh cho doanh nghiệp, giảm thiểu sự rủi ro khi có những
biến động thị trường.

Co.op Mart phản ứng tốt với sự tác động của yếu tố này, hệ số phản ứng là 3
- Coopmart đã không ngừng học hỏi các mô hình tở chức phân phối bán lẻ hàng đầu
thế giới để ứng dụng vào doanh nghiệp, tạo được dự năng động trong kinh doanh, giảm
thiểu rủi ro, đảm bảo phát triển bền vững.
 Lương nhân viên cao, quan hệ tốt:
Có ý nghĩa quan trọng đối với môi trường bên trong doanh nghiệp. Yếu tố con người,
công tác nhân sự có vai trò quan trọng trong giai đoạn thực hiện chiến lược. Thu hút được
sự say mê nhiệt tình với công việc. Quan hệ tốt giữa các nhân viên và lãnh đạo sẽ giúp
cho doanh nghiệp trôi chảy, giải quyết sự hài hòa giữa lợi ích của tổ chức và nhân viên.
Coop phản ứng tốt đối với yếu tố này, hệ số phản ứng là 4
- Để duy trì và thu hút nguồn lực giỏi Sài Gòn Co-op đã có những chính sách ưu đãi
cho CBCNV, chuỗi Co-op đã góp vốn với giá gốc vào cổ phần đầu tư phát triển Sài Gòn
Co.op (SCID).
 Hệ thống thông tin khá tốt:
Yếu tố này có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp, xã hội CNTT hiện nay phát
triển, 1 doanh nghiệp có hệ thống thông tin tốt, có các kỹ năng và phương pháp, được con
người và thiết bị thực hiện việc thu thập, phân tích dữ liệu nhằn tạo ra các thông tin cần
thiết cho nhà quản trị đưa ra quyết định chiến lược đúng đắn, chính xác.
Coopmart đã phản ứng tốt đối với yếu tố này, hệ số phản ứng là 3
- Áp dụng các phần mềm CNTT tiên tiến vào công tác thu thập thông tin phản hồi từ
khách hàng để có các chính sách phục vụ, CSKH phát phiếu ưu đãi, chương trình khuyến
mãi được thực hiện thường xuyên, nhờ khảo sát và tổng hợp thông tin kịp thời nên doanh
nghiệp đã đưa ra các chính sách cho khách hàng.
- Tại Coop Mart cập nhật thông tin hàng ngày, liên hệ chặt chẽ với phòng điện toán
của Sài Gòn Co-op. Cập nhật thông tin toàn hệ thống mỗi tuần một lần, qua mạng nội bộ
mỗi Tháng một lần. Điều này giúp các GĐ Co-op trao đổi thông tin qua lại với nhau và
đồng thời nắm bắt được tình hình của cả chuỗi. Từ đó cho ra các quyết định hoạt động
kinh doanh hàng tuần và hàng ngày.
 Vốn lưu động đủ để đáp ứng yêu cầu:
Yếu tố này quan trọng đối với doanh nghiệp, được xem là một phương pháp đánh giá vị

trí cạnh tranh tốt của doanh nghiệp, cũng là điều kiện thu hút đối với các nhà đầu tư vì thể
hiện tài chính của doanh nghiệp đang hoạt động tốt.
Khả năng huy động vốn cao tạo niềm tin tưởng, tín nhiệm từ nhà đầu tư, cũng như
khách hàng.
21


Coop đã phản ứng tốt với yếu tố tác động này, hệ số phản ứng là 3
- Chuỗi siêu thị coopmart hiện có một hệ thống kế toán chặt chẽ và hiệu quả, kiểm soát
bởi các phần mềm kế toán chuyên dụng, trực tiếp nối mạng giũa bộ phận kế toán tại các
siêu thị với phòng kế toán của Sài Gòn coop.
- Kiểm soát chặt chẽ chi phí, doanh thu, nguồn vốn của doanh nghiệp, luôn phải đủ
đáp ứng yêu cầu.
- Uy tín và lợi thế về thương hiệu cũng như mối quan hệ tốt với hệ thống ngân hàng
trong và ngoài nước nên việc huy động vốn hay vay vốn của CoopMart thực hiện khá
thuận lợi
- Để đáp ứng được chiến lược phát triển nhanh mạnh đồng thời huy động nguồn lực và
vốn lớn hớn từ các nguồn trong và ngoài nước. Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Sài
Gòn CO.OP(SCID) được thành lập đã tạo nên một thành trì khá vững chắc về vốn cho
CoopMart.
 Marketing – dịch vụ khách hàng tương đối tốt:
Yếu tố này có tác động đến doanh nghiệp rất lớn, nó là cầu nối giữa bên trong và bên
ngoài, giữa sản phẩm và khách hàng, các thuộc tính sản phẩm và nhu cầu của khách
hàng. Tạo ra, chào bán và trao đổi những sản phẩm có giá trị cho nhu cầu khách hàng và
thị trường.
Dịch vụ khách hàng tốt cũng mang đến sự hài lòng của khách hàng với doanh nghiệp
nên vậy đối với yếu tố tac động này vô cùng quan trọng với CoopMart.
Coop Mart đã phản ứng tốt với yếu tố này, hệ số phản ứng là 3
- Thị phần của coopmart đứng đầu tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Các chính sách hướng tới khách hàng mục tiêu, đa dạng hóa sản phẩm không những

bán những mặt hàng trong nước mà còn nhập từ nước ngoài.
- Đưa ra các chương trình khuyến mãi Tháng hàng Việt Nam chất lượng cao, kích
thích khách hàng mua sản phẩm dùng hàng nội địa từ 1997 duy trì đến nay.
- Thực hiện “ giá cả phải chăng ” CoopMart đã liên kết chặt chẽ với nhà cung cấp,
tạo điều kiện cho nhà cung cấp thực hiện các chương trình khuyến mãi thường xuyên.
- Xúc tiến hoạt động mua hàng tập trung, mua khối lượng lớn để cáo giá trị đầu vào
hơn.
- Dịch vụ tại CoopMart được thực hiện khá tốt, thái độ phục vụ của nhân viên được
khách hàng đánh giá với số điểm rất cao. Thực hiện các chương trình “ Khách hàng thân
thiết”, “ Khách hàng VIP”.... Coop có được lượng khách hàng ổn định là 1 yếu tố quan
trọng tạo nên sự thành công.
- Các hoạt động được chú trọng như: quảng cáo ảnh, logo CoopMart trên xe buýt,
trạm xe buýt, taxi, xe bán hàng lưu động của Coop, báo, truyền hình, đặc biệt là phong
trào “ Phát huy sáng kiến để quảng bá thương hiệu Coop ” lan rộng trong tập thể cán bộ,
nhân viên CoopMart. Góp phần không nhỏ vào việc tạo dựng uy tín, thương hiệu
CoopMart trong tam trí người tiêu dùng.

22


 Hoạt động R&D được quan tâm:
Yếu tố này có tác động với doanh nghiệp vì nếu nổ lực nghiên cứu phát triển doanh
nghiệp (như: nghiên cứu thị trường, nghiên cứu các hoạt động của các đối thủ cạnh tranh,
nghiên cứu ứng dụng những kỹ thuật, phương pháp mới trong lĩnh vực siêu thị trên thế
giới) có thể giúp doanh nghiệp giữ vững vị trí đi đầu trong ngành và ngược lại nếu hoạt
động R&D không tốt sẽ làm cho doanh nghiệp bị tụt hậu so với các đối thủ trong ngành.
Đầu tư tiến hành mua bán các nghiên cứu mới, phục vụ cho quá trình tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp.
Co.op Mart đã phản ứng tốt với tác động này, hệ số phản ứng là 3.
- Mời các chuyên gia tư vấn nước ngoài tư vấn, học tập và ứng dụng những kinh

nghiệm quý báu cho hoạt động của siêu thị.
-

Các siêu thị mới được khai trương vào cuối 2013.

- Tiến hành điều tra tập quán, thói quen mua sắm tiêu dùng thông qua phỏng vấn trực
tiếp, khảo sát bằng hình thức trắc nghiệm để phục vụ cho việc mở các siêu thị mới và
công ty đã thành công trong việc đưa ra loại hình phục vụ mới là Co.op Food phân bố
rộng khắp và hoạt động thành công.
 Lợi nhuận biên tế thấp hơn mức trung bình của ngành:
Thể hiện tốc độ tăng trưởng lợi nhuận củ doanh nghiệpso với lợi nhuận ngành, yếu tố
này quan trọng với doanh nghiệp vì nó cho thấy doanh nghiệp chưa cải thiện va phát triển
tốt nhất. Nếu lợi nhuận cao hơn lợi nhuận biên tế của ngành thể hiện sự phát triển mạnh
mẽ của doanh nghiệp.
Co.op Mart phản ứng chưa tốt, hệ số phản ứng là 2
- Vì Co.op Mart thực hiện chiến lược bình ổn giá tức là khuyến mãi trong giá của sản
phẩm, để làm được điều đó thì lợi nhuận của doanh nghiệp bị giảm đi, tuy đã nhận được
sự hỗ trợ từ nhà nước.
 Bước đầu tạo được danh tiếng:
Để biết được Co.op Mart có tạo được danh tiếng như thế nào thì phải biết được mức độ
nhận biết của khách hàng đối vời Co.op Mart và các đối thủ.

23


Hình 2.2: Biểu đồ mức độ nhận biết cua người tiêu dùng đối với các siêu

thị
Yếu tố này tác động quan trọng tới doanh nghiệp vì nó nâng cao được năng lực của
doanh nghiệp cũng như tạo được uy tín và tạo được lòng tin cho các nhà đầu tư và người

tiêu dùng.
Co.op Mart đã phản ứng tốt với tác động này, hệ số phản ứng là 3
- Các chính sách chất lượng sản phẩm.
- Các dịch vụ chăm sóc khách hàng.
- Marketing quảng cáo được duy trì.
- Chính sách giá phải chăng ( chính sách bình ổn giá).
 Chú trọng công tác đào tạo cán bộ nhân viên:
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của thị trường, khách hàng ngày càng cao, cần có
công tác đào tạo nâng cao kiến thức, kinh nghiệm cũng như kỹ năng của cán bộ công
nhân viên để có thể bắt kịp sự phát triển của thời đại và cơ cấu tổ chức nhân lực của
doanh nghiệp không bị lạc hậu yếu kém. Điều này ảnh hưởng khá lớn đến doanh nghiệp
Co.op Mart.
Co.op Mart đã phản ứng tốt với tác động này, hệ số phản ứng là 3.
- Thận trọng trong việc tuyển chọn: CEO, CBCNV được phỏng vấn, tuyển chọn và đào
tạo trước khi vào làm việc.
- Tổ chức định kỳ các lớp huấn luyện chuyên môn cho các nhân viên cấp dưới và cấp
quản lý nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ kế thừa có năng lực tốt hơn.
[

 Nhận được sự hổ trợ từ bên ngoài:
Thị trường bán lẻ ngày càng cạnh tranh nhiều doanh nghiệp mới vào, sự bất ổn trong
tình hình kinh tế và các rủi ro, thách thức từ môi trường và điểm yếu của Co.op Mart.
Nên việc nhận được sự hỗ trợ từ bên ngoài là rất quan trọng đối với doanh nghiệp, giúp
cho doanh nghiệp vững vàng hơn và vượt qua những rủi ro, thách thức dễ dàng hơn.
Những nguồn hỗ trợ từ bên ngoài của Co.op Mart:
- Chính sách hỗ trợ của nhà nước.
- Vốn lưu động từ bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.
- Sự hỗ trợ co sở vật chất, giá cả từ các nhà cung cấp.
Co.op mart đã phản ứng tốt với yếu tố tác động này, hệ số phản ứng là 3.
-


Do uy tín và lợi thế về thương hiệu cũng như các mối quan hệ tốt với hệ thống
ngân hàng trong và ngoài nước nên việc huy động và vay vốn của chuỗi Co.op mart
được thực hiện khá thuận lợi.
24


-

Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Sài Gòn Co.op (SCID) ra đời giúp cho doanh
nghiệp huy động được vốn từ nhiều nhà đầu tư hơn.
Thương lượng các chính sách hỗ trợ về giá, cơ sở vật chất từ nhà cung cấp.

2.2 Thiết lập các ma trận chiến lược
2.2.1 Ma trận EFE.
STT Các yếu tố bên ngoài chủ yếu

Mức độ

Phân

Số điểm

quan trọng
loại
quan trọng
1
Gia tăng dân số và thu nhập người dân
0.11
3

0.33
2
Nhiều biện pháp kích cầu của Nhà nước
0.12
3
0.36
3
Sự thay đổi trong hành vi mua sắm
0.13
4
0.52
4
Biến động chỉ số giá SP, vàng, USD
0.10
3
0.30
5
Khủng hoảng kinh tế và thiên tai
0.05
2
0.10
6
Cạnh tranh ngày càng khốc liệt
0.18
3
0.54
7
Cải cách thuế, luật và luật HTX
0.10
3

0.30
8
Chính sách chuyển sản xuất ra ngoại thành
0.09
3
0.27
9
Phát triển của công nghệ
0.05
2
0.10
10 Nhiều loại hình bán lẻ thay thế
0.07
3
0.21
TỔNG
1.00
3.03
Từ những phân tích một số yếu tố bên ngoài tác động tới chiến lược của Co.opMart , nhận
diện được những cơ hội, nguy cơ đối với hoạt động kinh doanh của Co.opMart. Từ đó có
thể xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài của doanh nghiệp ( Ma trận EFE)

Bảng 2.2: Bảng Ma trận EFE
Nhận xét: kết quả phân tích ma trận EFE cho thấy chuỗi siêu thị Co.opMart có tổng số
điểm quan trọng là 3.03 cho thấy khả năng phản ứng lại sự tác động của môi trường bên
ngoài, khả năng vận dụng cơ hội cũng như tối thiểu hóa nguy cơ là khá tốt.

2.2.2 Ma trận IFE.
Từ những phân tích một số yếu tố bên trong tác động tới chiến lược của Co.opMart , nhận
diện được những điểm mạnh, điểm yếu của Co.opMart đối với hoạt động kinh doanh. Từ

đó có thể xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài của doanh nghiệp ( Ma trận IFE).

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×