Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

GA NGHỊ LUẬN XH ôn HSG 11,12 (năm 2017)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.53 KB, 17 trang )

Giáo án ôn HSG Văn 12
Buổi 1,2,3: (T1-9)

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
I. MỤC TIÊU ÔN TẬP VÀ KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
HS nắm được bài nghị luận xã hội thường gặp và biết cách làm bài hiệu quả với các
dạng bài đó
II. PHƯƠNG PHÁP ÔN TẬP
1. Giáo viên: ôn lại những kiến thức cơ bản về kĩ năng làm bài NLXH; đưa ra các dạng
đề bài thường gặp trong khi thi HSG; hướng dẫn HS phân tích đề, lập dàn ý.
2. Học sinh luyện tập theo hướng dẫn của GV
III. CHUẨN BỊ
1. GV: Giáo án, SGK, sách tham khảo …
2. HS: SGK, vở ghi, tài liệu ôn tập
IV. NỘI DUNG ÔN TẬP
Nội dung cần đạt
A. KIẾN THỨC CHUNG
I. Khái quát chung
1. Văn nghị luận
Nghị luận là một thể loại đặc biệt, dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn luận,
giải đáp, làm sáng tỏ một vấn đề nào đó (chính trị, xã hội, văn học nghệ thuật, triết
học, tư tưởng đạo đức,…). Để thuyết phục người đọc, người nghe hiểu, đồng tình với
ý kiến của mình, lập luận phải mạch lạc, chặt chẽ, diễn đạt phải trong sáng, ngôn ngữ
giàu hình ảnh và sắc thái biểu cảm.
2. Nghị luận xã hội
a. Khái niệm: là thể văn phân tích, bàn bạc về các vấn đề liên quan đến các mối
quan hệ con người trong đời sống xã hội, nhằm tạo ra những tác động tích cực đến
con người và những mối quan hệ giữa người với người trong xã hội. So với kiểu bài
nghị luận văn học thường gặp, kiểu bài này vừa mới, vừa khó đối với học sinh.
b. Các dạng bài thường gặp
- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.


- Nghị luận về một hiện tượng đời sống.
- Nghị luận về vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học
c. Những chủ đề thường bàn tới
- Nghị lực, ý chí, niềm tin
- Bàn về tình cảm (tình bạn, tình mẹ, tình yêu quê hương đất nước)
- Bàn về cách sống, lý tưởng sống
- Bàn về việc học, việc đọc..
- Bàn về vấn đề đối với truyền thông (uống nước nhớ nguồn, cái nết đánh chết cái
đẹp, không Thầy đố mày làm nên, văn hóa Việt, tôn sư trọng đạo, ngôn ngữ tiếng
Việt..)
- Các phẩm chất đạo đức (Trung thực, danh dự, tự trọng, đức hạnh, khoan dung,
đồng cảm, sẻ chia, dũng cảm, danh và thực tâm hồn, tài đức, nghị lực khát vọng,


niềm tin…)
- Các vấn đề (giá trị bản thân, khen - chê, thành công - thất bại, kẻ mạnh - kẻ yếu,
thời gian - cơ hội - lời nói, những thói xấu của con người, sự cho đi và nhận…)
- Các hiện tượng xã hội đang diễn ra trong đời sống xã hội.
II. CÁC KIỂU BÀI CỤ THỂ
1. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
a. Đối tượng nghị luận
Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là dạng bài NLXH yêu cầu người viết sử dụng kêt
hợp các thao tác lập luận hợp lí đê bàn bạc, bộc lộ quan diêm, thái độ rõ ràng trước
một vấn đề liên quan đến lý tưởng, đạo đức, nhân cách, lối sống ... của con người.
Đề tài rất phong phú và đa dạng. Ví dụ:
- Các vấn đề về nhận thức (Lí tưởng, mục đích sống...)
- Các vấn đề về đạo đức, tâm hồn, tính cách (Lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha,
bao dung, độ lượng...; tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù,thái độ hoà nhã,
khiêm tốn...; thói ích kỉ, ba hoa, vụ lợi...)
- Các vấn đề về quan hệ gia đình (tình mẫu tử, tình anh em...)

- Các vấn đề về quan hệ xã hội (tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn bề...)
- Các vấn đề về cách ứng xử, những hành động của mỗi người trong cuộc sống
b. .Dàn ý khái quát
Phần mở bài:
- Có thể tiến hành theo 2 cách:
+ Mở bài trực tiếp: là trả lời thẳng vào câu hỏi “ Bài viết bàn về vấn đề gì?”
+ Mở bài gián tiếp: có thể xuất phát từ một lời thơ, ý văn, tục ngữ, ý kiến, câu
châm ngôn... để dẫn dắt người đọc tới vấn đề tư tưởng, đạo lí cần nghị luận.
- Dù tiến hành theo cách nào, phần mở bài cũng cần cỏ các ý sau:
+ Giới thiệu chính xác vấn đề cần bàn luận mà đề bài đặt ra.
+ Neu luận đề nêu dưới dạng ý kiến, câu châm ngôn, tục ngữ... cần trích dẫn
lại nguyên văn câu đó.
Phần thân bài
- Tiến hành theo các bước sau:
+ Giải thích rõ luận đề (Giải thích các từ ngữ then chốt, các khái niệm; giải
thích ý nghĩa từng vế câu - nếu có; giải thích tổng quát toàn bộ luận đề...)
+ Phân tích, chứng minh các mặt đúng của tu tưởng, đạo lí (dùng các dẫn
chứng từ cuộc sống và văn học để chứng minh)
+ Bác bỏ những biểu hiện sai lệch liên quan đến tu tưởng, đạo lí (dùng các
dẫn chứng từ cuộc sống và văn học để chứng minh)
+ Khẳng định, đánh giá ý nghĩa của tư tưởng đạo lí đã nghị luận
- Mồ hình cẩu trúc phần thân bài:
GIẢI => PHÂN => BÁC => ĐÁNH
Phần kết bài
- Liên hệ thực tiễn, rút ra bài học cho bản thân từ vấn đề đã bàn luận.
2. Nghị luận về một hiện tượng đời sống
a. Đối tượng nghị luận
Kiểu bài này bàn về một hiện tượng xảy ra trong thực tế đời sống. Hiện tượng



này có thể là hiện tượng tích cực cũng có thể là hiện tượng tiêu cực, hoặc là hiện
tượng có tính hai mặt (cả tích cực lẫn tiêu cực). Như thế, đòi hỏi bằng nhận thức của
bản thân phải nêu ra được ý tưởng, quan điểm riêng của mình.
Tuy vậy, các dạng đề tài thường gặp cũng rất gần gũi với đời sống, phù hợp
với trình độ học sinh như: ATGT, BLHĐ, BVMT...
b. Dàn ý khái quát
* Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề.
- Nêu luận đề.
* Thân bài:

Hiện tượng tích cực:
Hiện tượng tiêu cực:
+ Giải thích
+ Giải thích
+ Nêu và phân tích, chứng minh các biểu + Nêu và phân tích, chứng minh thực
hiện của hiện tượng.
trạng và các biểu hiện của hiện tượng
+ Kết quả, tác động.
+ Nguyên nhân hậu quả.
+ Đề xuất giải pháp: khuyến khích, nhân + Đề xuất giải pháp: khắc phục, ngăn
rộng
chặn, đẩy lùi
+ Bài học nhận thức và liên hệ bản thân
+ Bài học nhận thức và liên hệ bản thân
Mô hình thân bài: GIẢI => PHÂN => NGUYÊN NHÂN => ĐÁNH GIÁ => GIAI
PHÁP
* Kết bài:
- Khẳng định ý nghĩa của vấn đề
- Bày tỏ thái độ của bản thân về hiện tượng đời sống đang nghị luận

3. Nghị luận về một vần đề xã hội trong tác phẩm văn học.
a. Đối tượng nghị luận
Nghị luận về một vần đề xã hội đặt ra trong các tác phẩm văn học là một dạng
của kiểu bài nghị luận mà vấn đề cần bàn bạc được rút ra từ một tác phẩm văn học
hoặc từ một câu chuyện nhỏ.
Đề tài:
- Một vấn đề xã hội nào đó có ý nghĩa sâu sắc, đặt ra trong tác phẩm văn học
đã học trong chương trình hoặc một câu chuyện nhỏ, một văn bản văn học ngắn gọn
ngoài chương trình.
- Dù là lấy từ nguồn nào thì đề tài bàn luận cũng thuộc một trong hai phạm
vi: các tư tưởng, đạo lí hoặc các hiện tượng đời sống.
b. Yêu cầu
- Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học là kiểu bài nghị luận xã
hội , không phải là kiểu bài nghị luận văn học. Cần tránh tình trạng làm lạc đề sang
nghị luận văn học.
- Vấn đề xã hội đặt ra từ tác phẩm văn học có thể là một tư tưởng, đạo lí hoặc một
hiện tượng đời sống (thường là một tư tưởng, đạo lí)
- Về cấu trúc triển khai tổng quát:
a/Phần một: Phân tích văn bản (hoặc nêu vắn tắt nội dung câu chuyện) để rút ra ý
nghĩa của vấn đề (hoặc câu chuyện).


b/Phần hai (trọng tâm): Nghị luận (phát biểu) về ý nghĩa của vấn đề xã hội rút ra từ
tác phẩm văn học (câu chuyện).
c. Dàn ý khái quát
* Phần mở bài:
- Giới thiệu ngắn gọn, chính xác vấn đề cần bàn luận trên cơ sở ngầm hiểu ý
nghĩa của tác phẩm, câu chuyện.
- Dan dắt tác phẩm, câu chuyện được chọn nêu luận đề
* Phần thân bài:

- Phân tích khái quát nội dung, ý nghĩa của tác phẩm hoặc câu chuyện được
dẫn trong đề bài để tìm thấy vấn đề cần bàn luận.
- Nếu vấn đề cần bàn luận là một tu tuởng, đạo lí thì áp dụng mô hình cấu
trúc: GIẢI => PHÂN => BÁC => ĐÁNH (Nhu đã trình bày ở phần trên)
- Nếu vấn đề cần bàn luận là một hiện tuợng đời sống thì áp dụng mô hình
cấu trúc: GIẢI => PHÂN => NGUYÊN NHÂN => ĐÁNH GIÁ => GIAI PHÁP
(Như đã trình bày ở phần trên)
* Phần kết bài:
- Đánh giá ý nghĩa của tư tưởng, đạo lí hoặc hiện tượng đời sống đã nghị luận, rút ra
bài học nhận thức hoặc định hướng hành động.
- Khẳng định ý nghĩa của tác phẩm / câu chuyện và vai trò đóng góp của tác giả.
C. MỘT SỐ DẠNG THƯỜNG GẶP TRONG ĐỀ NLXH ( CÓ 2 VẤN ĐỀ CẦN
BÀN LUẬN)
DẠNG 1: HAI VẤN ĐỀ TƯƠNG PHẢN ĐỐI LẬP (MỘT ĐÚNG – MỘT SAI)
I. Giải thích
- Vấn đề A (tốt) – Biểu hiện:
- Vấn đề B (xấu) – Biểu hiện:
=> Đánh giá sơ lược về mối quan hệ giữa A và B.
II. Bàn luận: Khẳng định tính đúng đắn của nhận định (Nếu đề có nhận định)
1. Bàn luận về vấn đề A (tốt):
Vì sao cần có A?
Lí lẽ 1 – Dẫn chứng 1
Lí lẽ 2 – Dẫn chứng 2
2. Bàn luận về vấn đề B (xấu):
a. Thực trạng
b. Tác hại
c. Nguyên nhân
d. Giải pháp
III. Liên hệ bản thân
1. Bài học nhận thức: Bàn luận kĩ về mối quan hệ giữa A và B

2. Bài học hành động
DẠNG 2: HAI VẤN ĐỀ BỔ SUNG CHO NHAU (CẢ HAI ĐỀU ĐÚNG)
I. Giải thích
- Vấn đề A – Biểu hiện:
- Vấn đề B - Biểu hiện:


=> Đánh giá sơ lược mối quan hệ giữa A và B.
II. Bàn luận
1. Vì sao cần có A? Lí lẽ - Dẫn chứng
2. Vì sao cần có B? Lí lẽ - Dẫn chứng
3. Mối quan hệ: Trong cuộc sống, A và B không tách rời mà luôn hỗ trợ, bổ sung cho
nhau.
- Nếu có A mà không có B thì sao?
- Ngược lại, nếu có B mà không có A thì sao?
- A và B hỗ trợ cho nhau như thế nào?
=> Có khi nào nhờ có B mà phát huy được A?
=> Có khi nào nhờ có A mà phát huy được B?
4. Phê phán
III. Liên hệ bản thân
1. Bài học nhận thức: Nêu nhận thức của bản thân về A và B. Các ý mở rộng, bổ
sung để hoàn thiện vấn đề nghị luận cũng trình bày ở đây luôn.
2. Bài học hành động: Cụ thể, khả thi
DẠNG 3: HAI VẤN ĐỀ VỪA TƯƠNG PHẢN VỪA BỔ SUNG CHO NHAU
(MỖI VẤN ĐỀ ĐỀU CÓ ĐIỂM ĐÚNG VÀ SAI)
I. Giải thích
- Vấn đề A – Biểu hiện:
- Vấn đề B – Biểu hiện:
=> Khái quát mối quan hệ của hai vấn đề.
II. Bàn luận

1. Vấn đề A:
a. Ưu điểm
b. Nhược điểm
2. Vấn đề B
a. Ưu điểm
b. Nhược điểm
=> Ở hai mục này kết hợp giữa lí lẽ và dẫn chứng.
3. Mối quan hệ: Trong cuộc sống, cần phải biết linh hoạt giữa hai cách sống A và B.
- Khi nào chỉ có thể chọn cách sống A mà không thể chọn cách sống B? (trình bày cụ
thể)
- Khi nào chỉ có thể chọn cách sống B mà không thể chọn cách sống A?
- Làm thế nào/ Cần có những phẩm chất nào để biết khi nào thì chọn cách sống nào?
4. Phê phán
III. LIÊN HỆ BẢN THÂN
1. Bài học nhận thức: Trình bày suy nghĩ của em về A và B. Nếu có ý mở rộng thì
trình bày ở phần này.
2. Phương hướng hành động: Ở hoàn cảnh hiện tại, anh chị chọn cách sống A hay B,
hay cả hai? Có những cách cụ thể nào giúp cách sống đó tích cực và có ích cho mọi
người?


D. RÈN KĨ NĂNG TÌM HIỂU ĐỀ, LẬP DÀN Ý
1.Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
Đề bài 1:
Viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) bàn về câu hát: “sống trong đời sống
cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi”. (Trịnh Công Sơn)..
1. Phân tích đề
Hướng dẫn HS thực hiện nhanh, thuần thục các thao tác:
+ Đọc kĩ đề.
+ Gạch chân những từ then chốt, những khái niệm, những từ "khóa". Sống,

cần có tấm lòng
+ Chú ý các dấu hiệu ngăn vế câu nêu luận đề (nếu có).
- Xác định các yêu cầu:
+ Nội dung luận đề: vấn đề cần nghị luận là gì? Cách sống; vai trò, giá trị của
“tấm lòng” đối với mỗi con nguời.
+ Thao tác lập luận chính cần sử dụng trong bài viết? giải thích, phân tích,
chứng minh, bình luận.
+ Phạm vi dẫn chứng (trong tác phẩm văn học; trong đời sống xã hội...)
2. Lập dàn ý
* Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: vai trò, giá trị của “tấm lòng” đối với mỗi
con nguời.
- Trích dẫn nguyên văn câu hát của Trịnh Công Sơn
* Thân bài:
- Giải thích luận đề (câu hát)
+ "Tấm lòng”: Lòng yêu thương, sự đồng cảm sâu sắc giữa người với người,
lòng vị tha, cao thượng, nhân ái,... hay đơn thuần chỉ là những cử chỉ đẹp mà hằng
ngày ta vân làm.
+ "Tấm lòng” để "gió cuốn đi” là cách diễn đạt hình ảnh, nhằm nói đến một
lôi sống đẹp: khi ta làm điều gì đó cao đẹp đừng đòi hỏi người nhận phải báo đáp,
hãy để những điều cao đẹp ấy bay đến muôn nơi.
-> Trịnh Công Sơn muốn khẳng định: sống trong đời sống, mỗi người cần
thiết phải có một tấm lòng yêu thương, thông cảm, giúp đỡ, sẻ chia với nhau, như
vậy cuộc sống mới thanh thản bình yên.
- Phân tích, chứng minh vẩn đề:
+ Trong cuộc sống khi một niềm vui được cho đi là chúng ta đang nhân đôi
niềm vui ấy, khi ta chia bớt một nỗi buồn, nỗi buồn ấy được vơi đi. Khi con người
biết quan tâm đến nhau thì thế giới này không còn khổ đau và bất hạnh. Vì vậy,
chúng ta cần có "Tấm lòng”để biết cảm thông và chia sẻ với mọi người.
+ Có Tấm lòng trong cuộc sống để tha thứ khoan dung. Đây chính là thái độ

sông rộng lượng với người khác (nhât là với những người gây ra đau khổ cho mình)
đôi lập với lòng đô kị, định kiên, thành kiên. Chúng ta nên hướng đến một cuộc sông
mà không có sự ích kỉ, hận thù, chiên tranh. Chúng ta cân chung sức vì một nền hòa
bình từ chính mỗi người.


+ Tấm lòng của con người chính là sự dũng cảm, dám xả thân vì lí tưởng cao
đẹp, dám đương đầu với thử thách. Cội nguồn của lòng dũng cảm chính là dám tin
vào những điều tốt đẹp. Đó là cơ sở giúp con người có thể làm được nhiều điều tốt
đẹp cho cuộc sống. Tấm lòng cũng chính là đức hi sinh của con người, là sức chịu
đựng, chấp nhận những thiệt thòi về mình mà không hề tính toán thiệt hơn.
(Dẫn chứng minh họa cụ thể)
- Phê phán những người sống thiếu tấm lòng:
+ Sống ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết lo vun vén cho bản thân.
+ Sống vô trách nhiệm với gia đình, với người thân
+ Đó là lối sống biểu hiện sự nghèo nàn của tâm hồn v.v...
(Dẫn chứng minh họa cụ thể)
- Bàn bạc, đánh giá, mở rộng vẩn đề
+ Đây là ca từ thể hiện một lối sống đẹp, là điều cần có ở mỗi con người trong
cuộc sống.
+ Mỗi người cần không ngừng rền luyện phẩm chất đạo đức tốt đẹp, rền luyện
tấm lòng mình cho ý nghĩa, phê phán sự thờ ơ, vô tâm, vô cảm trong xã hội
*Kết bài:
- Nhấn mạnh giá trị quan trọng của tấm lòng.
- Liên hệ bản thân và tự rút ra bài học.
2. Nghị luận về một hiện tượng đời sống
Đề bài:
“Khi mạng xã hội ra đời, những người cổ xúy thường cho rằng chức năng quan
trọng nhất của nó là kết nối. Nhưng trên thực tế phải chăng mạng xã hội đang làm
chúng ta xa cách nhau hơn?

Tôi đi dự đám cưới, bữa tiệc được chuẩn bị chu đáo, sang trọng từ khâu tiếp
khách, lễ nghi cho đến cách chọn thực đơn, loại nhạc biểu diễn trong suốt bữa tiệc,
chứng tỏ gia chủ rất trân trọng khách mời.
Vậy mà suốt buổi tiệc, nhìn quanh mình đâu đâu tôi cũng thấy có người chăm chú
dán mắt vào màn hình điện thoại, mà khỏi nói tôi cũng biết họ đang xem gì qua cách
họ túm tụm thành từng nhóm vừa chỉ trỏ vào chiếc điện thoại vừa bình luận, nói
cười rôm rả.
(…)Trẻ trung có (số này chiếm đông hơn cả), tầm tầm cũng có. Nói đâu xa, ngay
trong bàn tôi cũng thế, mọi người xúm lại chụp ảnh rồi “post” lên Facebook ngay
tức thì “cho nó “hot”!”, một người bảo vậy. ”…
Một dịp khác, trong khi đang ngồi chờ bus. Bên cạnh tôi có 3 nữ sinh đã chia
sẻ như sau:
“Ngày nào không vào Facebook cứ thấy bứt rứt. Nhớ “Facebook”quá!
(Nguồn: tuoitre.online 04/05/2014)
Từ thông tin và dòng chia sẻ trên, anh/chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng
400 từ ) trình bày suy nghĩ của bản thân về hiện tượng "nghiện" Facebook trong giới
trẻ hiện nay?
1.Phân tích đề
- Hướng dẫn HS thực hiện nhanh, thuần thục các thao tác:
+ Đọc kĩ đề.
+ Gạch chân những từ then chốt, những khái niệm, những từ "khóa".


+ Chú ý các dấu hiệu ngăn vế câu nêu luận đề (nếu có).
- Xác định các yêu cầu:
+ Nội dung luận đề: suy nghĩ của bản thân về hiện tượng "nghiện" Facebook trong
giới trẻ hiện nay
+ Thao tác lập luận chính cần sử dụng trong bài viết? giải thích, phân tích,
chứng minh, bình luận.
+ Phạm vi dẫn chứng trong đời sống xã hội...

2. Lập dàn ý
* Nêu được vấn đề nghị luận : suy nghĩ của bản thân về hiện tượng "nghiện"
Facebook trong giới trẻ hiện nay.
* Giải thích ý kiến
- Facebook là một mạng xã hội chứa đựng những thông tin cá nhân… Với tuổi trẻ,
facebook không còn là chốn riêng tư mà đã trở thành một không gian mở rất thú vị
và đầy màu sắc: nơi để họ quan tâm, chia sẻ, động viên và khích lệ lẫn nhau, khiến
cho cuộc sống vì thế mà trở nên ý nghĩa…
- Bứt rứt, nhớ facebook: sự đam mê, nghiện...
- Bên cạnh những trang lành mạnh, nhiều bạn trẻ lại có cách nói, cách viết khá phóng
khoáng nên Facebook trở thành một diễn đàn của những ngôn từ “không sạch sẽ”;
những lối nghĩ cực đoan theo “hiệu ứng đám đông”…
- Mức độ lan truyền cũng rất chóng mặt khiến nhiều người không đủ bản lĩnh để “đề
kháng” lại với những lối nghĩ, cách nói chuyện kiểu “vô văn hóa” như vậy.
- Thanh niên học sinh mỗi ngày mất 4-5h lên facebook để trang trí cho ngôi nhà ảo
của mình.
-> Ý kiến trên đề cao vai trò của niềm tin, ý chí, nghị lực của con người trong cuộc
sống
* Bàn luận:
Phân tích nguyên nhân:
- Do thói quen theo kiểu hùa vào, “đám đông” mà không cần nhận thức đúng sai; do
sự thiếu quan tâm, định hướng của người lớn đối với nhận thức, suy nghĩ và cảm xúc
cho giới trẻ…
-Tuổi trẻ bồng bột, muốn tự khẳng định bản thân, thích trở thành người nổi tiếng là
hot girl, hot boy trong mắt mọi người..
-Do trí tò mò, muốn khám phá, tìm kiếm thông tin, kết bạn, giao lưu với mọi miền
trên đất nước...
Hậu quả
- Chi phối làm ảnh hưởng thời gian học tập, sinh hoạt, lao động hàng ngày.
- Mất đi sự trong sáng của Tiếng Việt theo những kí hiệu kì quặc tùy tiện : z,f,w...

- Đi ngược với thuần phong, mĩ tục, đạo đức người Việt Nam.
- Nhiều vụ lừa tình, lừa tiền, bắt cóc, hành vi bạo lực...
- Ảnh hưởng đến lối sống tùy tiện, buông thả, vô cảm, thiếu trách nhiệm với bản
thân..
- Xói mòn, ảnh hưởng đến nhân cách do chìm trong thế giới ảo.
Giải pháp:
- Nhà trường tăng cường tuyên truyền, giáo dục về mặt trái của facebook.
-Ứng xử của những người xung quanh được xem là giải pháp quan trọng để thanh


lọc và giúp bạn trẻ giữ vững phẩm chất đạo đức.
- Gia đình kiểm soát chặt chẽ con em, thường xuyên phối hợp với nhà trường.
- Bản thân xây dựng thời gian biểu hợp lí giữa việc học tập, vui chơi, biết xác định
mục đích, động cơ học tập phù hợp ..
Bài học nhận thức và hành động:
- Biết kiểm soát chừng mực mỗi hành vi của mình, trang bị những kỹ năng sống cần
thiết, dù là chỉ trên thế giới ảo...”
- Sử dụng facebook đúng mục đích.
-Tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa của nước ngoài, giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc Việt Nam.
- Đầu tư cho việc học tập, tránh lãng phí thời gian vô bổ
- Khẳng định ý nghĩa của vấn đề
- Bài trừ hiện tượng hiện này.
- Chung tay xây dựng mội trường học tập hiện đại, văn minh, tiến bộ, không có hiện
tượng nghiện facebook.
3.Nghị luận về một vần đề xã hội trong tác phẩm .
ĐỀ 1. Đọc câu truyện sau và viết bài văn nói lên suy nghĩ của anh/chị về vai trò của
người cha trong gia đình.
NGƯỜI CHA ĐƯỢC TẠO RA NHƯ THẾ NÀO
Khi ông Trời bắt đầu tạo ra người cha đầu tiên trên thế gian, ngài chuẩn bị sẵn một

cái khung thật cao. Một nữ thần đi ngang qua ghé mắt coi và thắc mắc: “Thưa ngài,
tại sao người cha lại cao đến như vậy? Nếu ông ta đi chơi bi với trẻ con thì phải quỳ
gối, nếu ông ấy muốn hôn những đứa con mình lại phải cúi nguời. Thật bất tiện!”.
Trời trầm ngâm một chút rồi gật gù: “Ngươi nói có lý. Thế nhưng nếu ta để cho
nguời cha chỉ cao bằng những đứa con, thì lũ trẻ sẽ biết lấy ai làm tầm cao mà vươn
tới?”. Thấy Trời nặn đôi bàn tay nguời cha to và thô ráp, vị nữ thần lại lắc đầu buồn
rầu: “Ngài có biết đang làm gì không? Những bàn tay to lớn thường vụng về. Với đôi
bàn tay ấy, nguời cha chật vật lắm mới có thể găm kim băng đóng tã, cài nút áo cho
con trai, thắt chiếc nơ hồng cho con gái. Bàn tay ấy không đủ khéo léo để lấy những
mảnh dằm nằm sâu trong da thịt mềm mại của trẻ”. Ông Trời mỉm cuời đáp: “Nhưng
đôi bàn tay to lớn vững chãi đó sẽ dìu dắt bọn trẻ qua mọi sóng gió, cho tới lúc
chúng trưởng thành”.
Vị nữ thần đứng bên cạnh nhìn Trời nặn người cha với một đôi vai rộng, lực lưỡng.
“Tại sao ngài phí thế?”, nữ thần thắc mắc. “Thế người cha sẽ đặt con ngồi đâu khi
phải đưa nó đi xa? Lấy chỗ đâu cho đứa con ngủ gật gối đầu, khi đi xem xiếc về
khuya?”. “Quan trọng hơn, đôi vai đó sẽ gánh vác cả gia đình”, ông Trời đáp.
Ông Trời thức trắng đêm để nặn cho xong người cha đầu tiên. Ngài cho tạo vật mới ít
nói, nhưng mỗi lời phát ra là một lời quyết đoán. Tuy đôi mắt của người cha nhìn
thấu mọi việc trên đời, nhưng lại bình tĩnh và bao dung. Cuối cùng khi đã gần như
hoàn tất công việc, Trời thêm vào khóe mắt nguời cha vài giọt nuớc mắt. Nhưng sau
một thoáng tư lự, Ngài lại chùi chúng đi. Thành ra người đời sau không mấy khi thấy
được những giọt lệ hiếm hoi của người cha, mà chỉ có thể cảm và đoán được rằng
ông ta đang khóc.
Xong việc, ông Trời quay lại nói với nữ thần: “Ngươi thấy đó, người cha cũng đáng


yêu như người mẹ mà ta đã dồn bao công sức để tạo ra”
GỢI Ý:
Mở bài: nêu vấn đề : vai trò người cha trong gia đình,giới thiệu câu chuyện trong đề
bài

Thân bài:
1. Tóm tắt câu chuyện: thí sinh tự tóm tắt khoảng 5 dòng.
2. Bàn luận về vai trò của người cha dựa trên câu truyện đã cho:
+ Người cha gánh vác mọi trọng trách của gia đình (dạy con, làm việc nặng, lao
động tạo ra của cải vật chất nuôi sống gia đình…)
+ Người cha chỗ dựa lớn lao về mặt tinh thần (vì người cao lớn, đôi tay cứng cỏi,
tâm hồn cao thượng, không yếu mềm…)
+ Cùng với người mẹ, người cha tạo ra một mái ấm hạnh phúc mang đến thuận hòa
trong gia đình.
+ Phê phán những người cha thiếu trách nhiệm với gia đình, con cái và trở thành
gánh nặng của gia đình, của xã hội. Lên án thói vũ phu, bạo hành của người cha,
người chồng trong gia đình. Nhưng cũng cần thiết phải lên án hành động ngược đãi
của con cái đối với cha mẹ mình.
3. Bài học rút ra từ câu chuyện:
+ Trân trọng và yêu thương người cha, người mẹ trong gia đình.
+ Bảo vệ người cha và lên án thói ngược đãi của con cái trong gia đình.
KẾT BÀI: Suy nghĩ của bản thân.
ĐỀ 2:Trình bày suy nghĩ của anh/chị về thông điệp từ câu chuyện sau :
Một cậu bé nhìn thấy cái kén của con bướm. Một hôm cái kén hở ra một cái khe nhỏ,
cậu bé ngồi và lặng lẽ quan sát con bướm trong vòng vài giờ khi nó gắng sức để chui
qua khe hở ấy. Nhưng có vẻ nó không đạt được gì cả.
Do đó cậu bé quyết định giúp con bướm bằng cách cắt khe hở cho to hẳn ra. Con
bướm chui ra được ngay nhưng cơ thể nó bị phồng rộp và bé xíu, cánh của nó co lại.
Cậu bé tiếp tục quan sát con bướm, hi vọng rồi cái cánh sẽ đủ lớn để đỡ được cơ thể
nó. Những chẳng có chuyện gì xảy ra cả.
Thực tế, con bướm đó sẽ phải bỏ ra suốt cả cuộc đời nó chỉ để bò trườn với cơ thể
sưng phồng. Nó không bao giờ bay được.
Cậu bé không hiểu được rằng chính cái kén bó buộc làm cho con bướm phải cố gắng
thoát ra là điều kiện tự nhiên để chất lưu trong cơ thể nó chuyển vào cánh, để nó có
thể bay được khi nó thoát ra ngoài kén.

(Hạt giống tâm hồn, First New, NXB TP HCM, Tr 123)
GỢI Ý
-Từ câu chuyện đặt ra hai vấn đề:
+ Những khó khăn thử thách trong cuộc sống chính là cơ hội cho con người tự rèn
luyện, phấn đấu vươn lên để khẳng định bản thân và tự hoàn thiện mình. ( ý chính)
+ Lòng tốt nếu không thể hiện đúng cách, đúng chỗ có thể gây ra những hậu quả,
những hệ lụy nghiêm trọng (ý phụ).
– Yêu cầu thao tác lập luận: Giải thích, bình luận, chứng minh…


– Phạm vi tư liệu: Thực tế xã hội.
Lập dàn ý
a. Mở bài:
Giới thiệu câu chuyện.
b. Thân bài:
Phân tích văn bản:
– Tóm tắt câu chuyện
- Câu chuyện đặt ra hai vấn đề:
+Những khó khăn thử thách trong cuộc sống chính là cơ hội cho con người tự rèn
luyện, phấn đấu vươn lên để khẳng định bản thân và tự hoàn thiện mình (ý chính).
+Lòng tốt nếu không thể hiện đúng cách, đúng chỗ có thể gây ra những hậu quả,
những hệ lụy nghiêm trọng (ý phụ).
Bàn luận:
* Tại sao những khó khăn thử thách trong cuộc sống là những cơ hội cho con người
vươn lên?
– Khó khăn thử thách buộc con người phái phấn đấu không ngững; khó khăn thử
thách rèn cho con người bản lĩnh,ý chí; khó khăn nhiều khi là động lực khích lệ 1con
người hành động… Khi vượt qua thử thách, con người sẽ trưởng thành hơn (dẫn
chứng).
– Nêu không có khó khăn thử thách, con người sẽ ỷ lại, không có môi trường để rèn

luyện, phấn đấu, không có động lực để vươn lên… (dẫn chứng).
* Tại sao lòng tốt không thể hiện đúng cách, đúng chỗ có thể gây ra những hậu quả,
những hệ lụy nghiêm trọng?
– Lòng tốt rất cần trong cuộc sống…
– Những lòng tốt phải thể hiện đúng cách, đúng chỗ, đúng lúc, hợp hoàn cảnh thì
mới có tác dụng… (dẫn chứng).
Bài học nhận thức và hành động:
– Mối quan hệ giữa khó khăn và sự trợ giúp…
– Liên hệ bản thân.
c. Kết bài:
Khẳng định ý nghĩa của vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm.


E. ĐỀ LUYỆN TẬP
DẠNG 1: HAI VẤN ĐỀ TƯƠNG PHẢN ĐỐI LẬP (MỘT ĐÚNG – MỘT SAI)
Đề : Bí thư Nguyễn Bá Thanh đã dặn dò lãnh đạo thành phố Đà Nẵng: “Hãy khát
vọng, đừng tham vọng”. Anh chị hãy bàn luận về ý kiến trên.
GỢI Ý THÂN BÀI
I. GIẢI THÍCH
– Khát vọng là mong muốn những điều lớn lao, tốt đẹp với một sự thôi thúc mạnh
mẽ. Hướng tới khát vọng là hướng tới những điều tốt đẹp cho bản thân và cho cộng
đồng. Biểu hiện: Người có khát vọng là người có lý tưởng sống, luôn mong muốn và
sẵn sàng làm những điều tốt đẹp cho mọi người, cho cộng đồng, không tư lợi cá
nhân…
– Tham vọng là lòng ham muốn, mong ước quá lớn, vượt xa khả năng thực tế của
con người, khó có thể đạt được. Tham vọng đôi khi chỉ gắn với dục vọng cá nhân
.Biểu hiện: Người có tham vọng luôn xem bản thân mình là trung tâm, sẵn sàng làm
mọi việc để đạt được mục đích, bất chấp hậu quả…
ð Khát vọng và tham vọng có điểm chung đó là đều thể hiện mong muốn của con
người vượt lên trên những giới hạn của bản thân và hiện thực. Dù lằn ranh giữa

chúng thật mong manh, nhưng tác động của hai tính cách trên đến cuộc sống rất khác
biệt: Nếu khát vọng mang đến những giá trị tốt đẹp, đóng góp cụ thể cho cộng đồng,
thì tham vọng lại mang đến những hậu quả khôn lường.
II. BÀN LUẬN
Như vậy có thể thấy, lời khuyên của ông Nguyễn Bá Thanh: “Hãy khát vọng, đừng
tham vọng” là hoàn toàn xác đáng, nó thể hiện cái tâm và cái tầm của một người lãnh
đạo luôn lo nghĩ cho nhân dân, đất nước.
1. Hãy khát vọng
Vì sao chúng ta cần phải nuôi dưỡng khát vọng?
- Khát vọng sẽ giúp chúng ta xác định được những mục tiêu tích cực và có động lực
mạnh mẽ để vươn tới những mục tiêu đó, từ đó ta có thể khẳng định giá trị bản thân
và có một cuộc sống có ý nghĩa. DC: Khát vọng vượt qua chính mình của Ánh
Viên…
- Có khát vọng, ta sẽ có sức mạnh để vượt qua nghịch cảnh và tìm thấy hạnh phúc.
DC: Khát vọng vươn tới một cuộc sống không giới hạn của Nick Vujicic.
- Có khát vọng, ta sẽ sẵn sàng cống hiến, sống hết mình vì cộng đồng, chung tay góp
sức làm cho thế giới tốt đẹp hơn. DC: Martin Lutherking và khát vọng tạo ra một
cuộc sống bình đằng giữa người và người, không còn nạn phân biệt chủng tộc.
2. Đừng tham vọng
- Vì sao chúng ta không nên tham vọng? Có thể thấy, trong cuộc sống, sự tham vọng
vẫn tồn tại và gây ra những thực trạng đáng buồn.
a. Thực trạng:
- Tham vọng chi phối con người từ những sự việc thường nhật: học sinh vì muốn có
thành tích không đúng với năng lực mà gian lận trong thi cử; doanh nghiệp bán lẻ
xăng dầu vì tham vọng làm giàu mà gắn chip gian lận tiền của khách…
- Có những tham vọng gây ra những sự kiện tai hại: Vì tham vọng mà những kẻ sáng


lập ra công ty đa cấp Liên Kết Việt đã lừa 60.000 người và chiếm đoạt 1900 tỉ đồng,
khiến cho nhiều gia đình rơi vào cảnh lầm than.

- Ở quy mô quốc tế, sự tham vọng của một quốc gia cũng gây nên những căng thẳng,
đe dọa an ninh, trật tự: tham vọng bá quyền của Trung Quốc ở Biển Đông đang khiến
tình hình ở khu vực này trở nên căng thẳng, đe dọa trực tiếp đến sự bình an của nhân
dân các nước.
b. Tác hại
- Do bất chấp hậu quả để đạt được điều mình mong muốn cho nên kẻ tham vọng có
thể làm hại đến người khác, nó khiến cuộc sống con người trở nên bất an và gây ra
bất hạnh cho mọi người.
- Tham vọng sẽ gieo rắc sự sợ hãi và sự căm thù, nó làm tan rã mối quan hệ giữa
người với người, giữa các quốc gia với nhau, tạo ra một cuộc sống căng thẳng và bất
an.
- Kẻ tham vọng sẽ đánh mất chính mình và tự gây hại cho bản thân. DC: Trung Quốc
với tham vọng thổi phồng nền kinh tế đang phải trả giá bởi sự ô nhiễm môi trường
nặng nề, khói mù mịt thủ đô Bắc Kinh khiến người dân không thể ra đường.
c. Nguyên nhân
- Ở mức độ cá nhân, tham vọng đến sự ích kỉ, do bản tính hiếu thắng của con người
nên bất chấp hậu quả làm những việc trái với đạo đức.
- Ở mức độ quốc gia, tham vọng xuất phát từ tư tưởng bá quyền và chủ nghĩa cực
đoan dân tộc, luôn cho rằng quyền lợi của dân tộc mình là trên hết và sẵn sàng chà
đạp lên quyền lợi các quốc gia khác.
d. Giải pháp: Điều quan trọng là mội người cần phải biết tự ý thức, kiềm chế bản
thân, luôn tỉnh táo nhận ra các ranh giới của cuộc sống; cần phải gắn lợi ích của mình
hài hòa với lợi ích của người khác và cần sáng suốt theo đuổi những mục tiêu khả
thi, không quá xa tầm với.
III. LIÊN HỆ BẢN THÂN
1. Bài học nhận thức: Từ những lí lẽ nêu trên, ta càng thấy được tính đúng đắn trong
lời dặn dò của ông Nguyễn Bá Thanh. Khát vọng và tham vọng đều thể hiện bản chất
của con người: luôn ngưỡng vọng những gì cao đẹp hơn. Nếu ta biết tỉnh táo nhận
thức, ta sẽ có khát vọng để cống hiến, để sống thật ý nghĩa. Nhưng nếu ta mù quáng
và để sự ích kỉ, lòng tham, sự hiếu thắng che mắt, khát vọng của ta sẽ tha hóa thành

tham vọng, và như vậy hậu quả thật khôn lường.
2. Bài học hành động: (Khát vọng của em là gì? Em làm gì để thực hiện khát vọng
đó? Làm thế nào để khát vọng không biến thành tham vọng?)
DẠNG 2: HAI VẤN ĐỀ BỔ SUNG CHO NHAU (CẢ HAI ĐỀU ĐÚNG)
Đề bài: Bàn về yêu thương, Elbert Hubbard đã từng nói: “Sự yêu thương mà chúng
ta cho đi là sự yêu thương duy nhất mà chúng ta giữ được”.
Zoe Kravitz lại cho rằng: “Một khi bạn yêu thương chính mình, đó là khi bạn xinh
đẹp nhất”
Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về hai ý kiến trên.


GỢI Ý THÂN BÀI
I. GIẢI THÍCH
- Yêu thương: Tình cảm gắn bó, quyến luyến, trân trọng giữa người và người.
+ Nhận định của Elbert Hubbard đề cập đến sự “cho” và “giữ lại” trong yêu thương è
Khẳng định vai trò quan trọng của tình yêu người khác. Biểu hiện: đồng cảm trước
nỗi đau của đồng loại, luôn quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn, mất mát với
những người xung quanh, sẵn sàng hy sinh, biết cho đi để thắp lên ngọn lửa yêu
thương…
+ Nhận định của Zoe Kravitz lại hướng tình yêu ấy vào vào bản thân mỗi người,
khẳng định tầm quan trọng của tình yêu bản thân. Biểu hiện: Quan tâm, chăm sóc
bản thân; có ước mơ, đam mê và nỗ lực thực hiện ước mơ, đam mê ấy, biết mưu cầu
hạnh phúc chính đáng và đấu tranh cho quyền được hưởng hạnh phúc ấy…
==>Hai nhận định tưởng như đối lập nhưng thật ra bổ sung cho nhau, giúp chúng ta
có cái nhìn toàn diện hơn về tình yêu thương.
II. BÀN LUẬN
1.Bàn luận về nhận định của Elbert Hubbard: Chúng ta cần yêu thương người khác.
Nhận định của Elbert Hubbard là hoàn toàn xác đáng. Vì sao “sự yêu thương mà
chúng ta cho đi là sự yêu thương duy nhất mà chúng ta giữ được”?
++ Khi ta cho đi yêu thương, ta có cơ hội giúp đỡ những người xung quanh, làm

những việc cụ thể, thiết thực đóng góp cho xã hội, những giá trị cụ thể ấy không mất
đi, và nó mang lại hạnh phúc đến cho mọi người è Dẫn chứng: Bill Gates, mẹ
Theresa…
++ Khi ta yêu thương mọi người, ta sẽ thắt chặt sợi dây liên kết giữa người với
người, tạo ra sự đoàn kết, đồng thuận lớn trong cộng đồng, trong xã hội èDẫn chứng:
Lê Thanh Thúy đã mất đi nhưng tình yêu thương của chị và phong trào “Ước mơ của
Thúy” mà chị khởi xướng đến nay vẫn được mọi người tiếp nối, với nhiều hoạt động
thiện nguyện như làm hoa giấy bán từ thiện, gây quỹ giúp bện nhân ung thư…
2.Bàn luận về nhận định của Zoe Kravitz: Chúng ta cũng cần yêu thương chính mình
Bên cạnh đó, ta cũng thấy rằng nhận định của Zoe Kravitz đã cho chúng ta một bài
học bổ ích. VÌ sao ta “xinh đẹp nhất” khi biết “yêu thương chính mình”?
++ Chỉ yêu thương chính mình, ta mới có thể yêu cuộc sống, nhận ra những giá trị
tốt đẹp của cuộc đời quanh ta, từ đó trân trọng, nâng niu các giá trị cuộc sống. Dẫn
chứng: Dù bị liệt bẩm sinh, nhưng Nick Vujicic vẫn không ngừng nỗ lực tập luyện để
có cuộc sống tốt đẹp, trở thành một diễn giả nổi tiếng truyền cảm hứng về “cuộc
sống không giới hạn” đến những người kém may mắn trên toàn thế giới. Kì tích đó
chỉ có được khi Nick biết trân trọng và yêu thương chính bản thân mình, có nghị lực
vượt qua những nghịch cảnh đầy khắc nghiệt của cuộc sống.
++ Yêu thương chính mình, thấu hiểu những đam mê chính đáng của bản thân và nỗ
lực thực hiện những đam mê ấy cũng là một cách tích cực để ta đóng góp cho nhân
loại. Dẫn chứng: Picasso, Ánh Viên…
3. Bàn luận về mối quan hệ giữa hai vấn đề
Tóm lại, yêu thương người khác và yêu thương chính mình là hai mặt của một vấn
đề, là hai mảnh ghép quan trọng mà khi kết hợp lại ta được bức tranh tuyệt đẹp và
ấm áp của tình yêu thương. Ta cần biết kết hợp hài hòa giữa hai tình yêu ấy để sống


cuộc sống thật có ích.
Vì sao vậy?
+ Nếu chỉ yêu thương mọi người mà không yêu thương bản thân, ta cũng khó có thể

có được sức mạnh, nghị lực hay động cơ để làm những điều tốt đẹp cho người khác.
Một người không yêu thương, chăm lo cho sức khỏe của mình thì làm sao có thể
chăm lo cho sức khỏe của người khác? Hơn nữa, nếu hủy hoại bản thân mình vì
người khác, ta sẽ khiến những người yêu thương ta đau lòng.
+Nếu chỉ yêu thương bản thân mà không yêu thương mọi người, ta sẽ trở nên cô độc,
thậm chí trở thành một kẻ lầm đường, lạc lối, mang đến những điều xấu cho người
khác, cũng sẽ bị diệt vong.
+ Cho nên, tình yêu thương mọi người và tình yêu thương chính mình không bao giờ
tách rời.
++ Yêu thương mọi người cũng là yêu thương chính mình: Khi ta cho đi yêu thương
trước hết ta nhận lại niềm vui làm một việc tốt. Tình yêu thương người khác sẽ giúp
chúng ta hoàn thiện nhân cách, sống đẹp hơn, có ý nghĩa hơn. DC: Mark Zuckerberg
hiến 99% tài sản làm từ thiện để con gái được lớn lên trong một thế giới tốt đẹp hơn.
++ Yêu thương chính mình cũng là yêu thương người khác. Trân trọng bản thân ta
cũng là biết ơn cha mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng. Khi ta dám lên tiếng đòi hỏi hạnh
phúc chính đáng cho cá nhân mình, đó cũng là ta đã cất lên tiếng nói chung cho
những người xung quanh. DC: Hồ Xuân Hương, nhà thơ nữ đòi quyền hạnh phúc
cho người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
++ Khi biết hài hòa giữa tình yêu thương cá nhân và tình yêu thương tha nhân, ta sẽ
tránh được sự yêu thương mù quáng, để tình yêu thương của ta mang đến những giá
trị tốt đẹp cho cuộc đời.
4. Phê phán
- Những người không biết trân trọng bản thân.
- Những người ích kỉ, vô cảm, không yêu thương người khác.
III. LIÊN HỆ BẢN THÂN (bài học nhận thức và hành động)
DẠNG 3: HAI VẤN ĐỀ VỪA TƯƠNG PHẢN VỪA BỔ SUNG CHO NHAU
(MỖI VẤN ĐỀ ĐỀU CÓ ĐIỂM ĐÚNG VÀ SAI)
Đề bài: Hãy lắng nghe lời đối thoại về quan điểm sống sau đây:
- Xuân Diệu :
Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
Cho nên :
Mau đi thôi ! Mùa chưa ngả chiều hôm
(Vội vàng)
Mau với chứ, vội vàng lên với chứ !
Em, em ơi, tình non đã già rồi.
(Giục giã)
- Nguyễn Ngọc Thuần : “Trong nhịp sống ồn ào, vội vã hôm nay, đôi khi ta cũng cần
dừng lại, mua thêm cho mình một chút suy tư, một chút nhớ mong, một chút bình
yên, để lấy sức và rồi tiếp tục bước đi” .


(Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ)
Từ hai quan điểm sống trên, hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/chị
về vấn đề: Sống vội vàng hay sống thong thả?
GỢI Ý THÂN BÀI
I. GIẢI THÍCH
Bài thơ của XD thúc giục mọi người hãy sống thật vội vàng ==>Cách sống vội vàng:
Sống nhanh, gấp gáp để làm được nhiều hơn, trải nghiệm nhiều hơn, sống nhiều hơn.
==> Nêu biểu hiện: Thế nào là một người sống vội vàng?
Nhận định của Nguyễn Ngọc Thuân khuyên chúng ta sống chậm lại ==>Cách sống
thong thả: Sống chậm lại, dành cho cuộc đời những khoảng lặng để cảm nhận những
vẻ đẹp của cuộc sống và rút ra được những bài học sâu sắc từ việc chiêm nghiệm,
nghiền ngẫm con người và cuộc đời; sống chậm lại, nghỉ ngơi để tiếp tục sống thật ý
nghĩa.
==> Nêu biểu hiện: Thế nào là một người sống thong thả?
Hai cách sống này tưởng như đối lập nhưng đều có những điểm tích cực và hạn chế
riêng, chúng ta cần có sự lựa chọn thông minh để sống một cách tích cực nhất, ý
nghĩa nhất.
II. BÀN LUẬN

1.Cách sống vội vàng.
-Ưu điểm:
++Cuộc đời mỗi người là hữu hạn và ngắn ngủi, cách sống vội vàng sẽ giúp chúng ta
trải nghiệm nhiều hơn để tâm hồn thêm phong phú.
++ Sống vội vàng cũng đồng nghĩa với việc ta có thể làm được nhiều việc hơn, cống
hiến nhiều hơn, để có cuộc đời ý nghĩa hơn. Dẫn chứng: Dù chỉ sống 27 năm trên
cuộc đời, nhưng di sản văn học của Vũ Trọng Phụng rất đồ sộ: hơn 30 truyện ngắn, 9
tập tiểu thuyết, 9 tập phóng sự, 7 vở kịch, cùng 1 bản dịch vở kịch từ tiếng Pháp èĐó
là kết quả của quá trình lao động không ngừng nghỉ. Chống chọi với sự giày vò của
bệnh lao, từ căn nhà phố Hàng Bạc, Vũ Trọng Phụng đã cho ra đời những kiệt tác
hiện thực của văn học và tạo ra những tiếng vang lớn.
- Nhược điểm: Nếu sống quá nhanh, quá vội vã, chúng ta dễ đánh rơi từng khoảnh
khắc quý giá trong cuộc đời, không kịp ngoái lại và trân trọng những vẻ đẹp bình dị.
DC: Nhiều người qua đam mê công việc mà bỏ bê gia đình, dần trở nên cô độc…
2. Cách sống thong thả
- Ưu điểm:
++ Sống thong thả khiến ta có thời gian chiêm nghiệm cuộc sống, để nhận ra những
vẻ đẹp bình dị khuất lấp sau thiên nhiên, con người và cuộc sống.
Dẫn chứng: Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, trước thời cuộc nhiễu loạn đã lui về ở
ẩn để giữ trọn khí tiết, trong cảnh sống “Nhàn”, ông đã cảm nhận được những vẻ đẹp
của thiên nhiên trong thời gian tuần hoàn:
“Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”
(Nhàn, Nguyễn Bỉnh Khiêm)
++ Sống thong thả cho ta thời gian để suy ngẫm, tích lũy vốn sống, rút ra được
những chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc đời và con người. Dẫn chứng: Trí Nghĩ, tăng lữ


thời Tùy, Trung Quốc, người có công khai sinh ra Thiên Thai Tông, đã dành ra 8 năm
trời chỉ để làm một việc duy nhất là đóng chặt cửa ở trong nhà đọc kinh Phật

-Nhược điểm: Chúng ta không bao giờ biết được giới hạn cuộc đời mình là ở đâu,
nếu sống quá thong thả, ta có thể lãng phí rất nhiều thời gian quý giá mà chưa kịp
làm điều gì tốt đẹp, ý nghĩa.
3. Như vậy, trong cuộc sống, chúng ta cần kết hợp hài hòa giữa hai lối sống: thong
thả và vội vàng.
-Cuộc sống vốn đa dạng, luôn biến đổi, là một bài toán không bao giờ chỉ có một lời
giải, buộc chúng ta phải linh hoạt, thích nghi.
+ Có những việc dù muốn vội vàng nhưng buộc ta phải thong thả: Quá trình học tập
không thể vội vàng, đốt cháy giai đoạn, mà phải từ tốn lĩnh hội từng nấc, từng nấc để
tiến bộ từng ngày.
+ Nhưng cũng có những việc không thể thong thả mà phải gấp gáp, vội vàng: Ví dụ
như công tác cứu hộ, cứu nạn trong thiên tai, thảm họa.
+ Có những khi cách sống thong thả sẽ giúp chúng ta giải quyết mọi việc nhanh hơn,
và có những khi sự vội vàng chỉ khiến ta giải quyết mọi việc chậm hơn: Khi tắc
đường, nếu mọi người thong thả di chuyển trong trật tự thì sẽ tiết kiệm thời gian, còn
nếu mọi người chen lấn, giành đường, thì sẽ càng khiến việc tắc đường thêm trầm
trọng, càng tốn nhiều thời gian.
==>Cuộc sống cần nghỉ ngơi, nhưng cuộc sống không bao giờ ngơi nghỉ, tùy tình
huống, tùy tình tính chất công việc mà ta sống vội vàng hay sống thong thả. Nhưng
tính kiên trì và ý thức tiết kiệm thời gian là hai đức tính mà mỗi chúng ta đều phải
rèn luyện, để ta có thể vội vàng mà không cẩu thả, thong thả mà không lười nhác. Có
như vậy, ta mới có thể sống một cuộc sống ý nghĩa, trọn vẹn.
4. Phê phán
- Những người sống quá vội vã mà vô tâm, thờ ơ với cuộc sống chung quanh.
- Những người sống quá thong thả, trở nên biếng nhác, không làm gì để đóng góp
cho cuộc đời.
III. LIÊN HỆ BẢN THÂN
1. Bài học nhận thức : Dù sống vội vàng hay thong thả thì mỗi cách sống đều cố
những điểm thú vị riêng. Điều quan trọng là cho dù sống vội vàng hay thong thả, thì
sự lựa chọn của ta cũng phải hài hòa với lợi ích của người khác, không ảnh hưởng

đến cuộc sống và công việc của những người xung quanh.
2. Bài học hành động: Anh/chị chọn cách sống nào? Làm thế nào để cách sống đó
tích cực và có ý nghĩa?



×