Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến hoạt động áp dụng pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.09 KB, 10 trang )

Bài tập học kì môn xã hội học pháp luật

Trường ĐH Luật Hà Nội

MỤC LỤC
I.

Đặt

vấn

đề………………………………………………………………...2
II.

Giải

quyết

vấn

đề…………………..……...

……………………………...2
1. Khái niệm áp dụng pháp luật…………………......................................2
2.Các yếu tố chủ quan tác động đến hoạt động áp dụng pháp luật ………5
3. Ví dụ cụ thể ở nước ta hiện nay..............................................................7
III.

Kết

luận…………...………………………………...



…………………….9
Danh mục tài liệu tham khảo……………………..…………………...…….10

1


Bài tập học kì môn xã hội học pháp luật

Trường ĐH Luật Hà Nội

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong xã hội, pháp luật không những có vai trò quan trọng đối với việc xác
lập quyền hạn và nghĩa vụ của các chủ thể mà còn là cơ sở để đo lường sự phải
trái trong quan hệ giữa các thành viên trong xã hội và giữ cho xã hội trong vòng
trật tự nó làm thúc đẩy phát triển văn hóa, kinh tế, chính trị và xã hội. Pháp luật
là một trong những phương tiện có hiệu quả nhất để nhà nước quản lý xã hội. Để
pháp luật được thể chế hóa trong đời sống xã hội thì cần phải đưa nó vào thực
tiễn và trải nghiệm tức là áp dụng pháp luật vào trong đời sống. Tuy nhiên, việc
áp dụng pháp luật phải dựa trên nhiều cơ sở và yếu tố khác nhau. Chúng có ảnh
hưởng quan trọng đối với hoạt động áp dụng pháp luật. Từ những nhận xét trên
em sẽ xin tập trung khai thác đề tài: “Phân tích các yếu tố chủ quan ảnh
hưởng đến hoạt động áp dụng pháp luật”.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Khái niệm áp dụng pháp luật
Trước tiên để hiểu rõ về khái niệm áp dụng pháp luật ta phải nắm được
thực hiện pháp luật là gì? Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu: Thực hiện
pháp luật là hoạt động có mục đích nhằm hiện thực hóa các quy định của pháp
luật, làm cho chúng ta đi vào cuộc sống trở thành hành vi thực tế hợp pháp của
các chủ thể pháp luật.

Thực hiện pháp luật bao gồm bốn hình thức cơ bản đó là:
- Tuân thủ pháp luật
- Chấp hành pháp luật
- Sử dụng pháp luật
- Áp dụng pháp luật.
Như vậy, Áp dụng pháp luật có thể hiểu đơn giản là dạng đặc biệt của hoạt
động thực hiện pháp luật.
Khái niệm: áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật trong đó
nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước, hoặc nhà chức trách có thẩm quyền

2


Bài tập học kì môn xã hội học pháp luật

Trường ĐH Luật Hà Nội

tổ chức cho các chủ thể thực hiện các quy định của pháp luật hoặc tự mình căn
cứ vào các quy định của pháp luật để tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay
đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể.
Trong trường hợp này, các chủ thể pháp luật thực hiện các quy định của
pháp luật có sự can thiệp của nhà nước hay nhà chức trách có thẩm quyền theo
quy định của nhà nước.
Áp dụng pháp luật nhìn từ phương diện thực hiện quy phạm pháp luật, nếu
không có áp dụng pháp luật thì một số quy phạm thực hiện pháp luật không
được thực hiện trên thực tế.
Áp dụng pháp luật có hình thức, thủ tục chặt chẽ. Hình thức của hoạt động
áp dụng pháp luật là văn bản áp dụng pháp luật. Ý chí của chủ thể áp dụng pháp
luật được thể hiện trong các văn bản áp dụng pháp luật. Văn bản áp dụng pháp
luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách có thẩm

quyền ban hành trên cơ sở văn bản quy phạm pháp luật, áp dụng vào từng
trường hợp nhằm xác định quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể, hoặc xác định biện
pháp trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể.
Áp dụng pháp luật cũng là một hình thức thực hiện pháp luật do đó nó
mang đầy đủ các đặc điểm của hoạt động thực hiện pháp luật nói chung đồng
thời có những đặc điểm đặc thù, riêng biệt của nó:
Thứ nhất, áp dụng pháp luật là hoạt động có tính tổ chức, quyền lực nhà
nước. Áp dụng pháp luật là hoạt động có tính tổ chức rất cao vì nó vừa là hình
thức thực hiện pháp luật vừa là hình thức nhà nước tổ chức cho các chủ thể thực
hiện các quy định của pháp luật. Vì thế, hoạt động này phải được tiến hành theo
những điều kiện, trình tự, thủ tục rất chặt chẽ do pháp luật quy định. Hoạt động
áp dụng pháp luật chỉ do các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền theo
quy định của pháp luật tiến hành và mỗi chủ thể đó cũng chỉ được phép áp dụng
pháp luật trong một phạm vi nhất định theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, áp dụng pháp luật là hoạt động điều chỉnh cá biệt hóa quy phạm
pháp luật đối với từng trường hợp cụ thể. Các quy phạm pháp luật là những quy
tắc xử sự chung, nó được đặt ra không phải dành cho một cá nhân, tổ chức cụ
thể, cá biệt mà là dành cho một nhóm (loại) đối tượng nhất định. Khi một quy
phạm nào đó được áp dụng vào việc giải quyết một vụ việc thực tế của một chủ

3


Bài tập học kì môn xã hội học pháp luật

Trường ĐH Luật Hà Nội

thể cụ thể thì có nghĩa là quy phạm đó đã được cá biệt hoá vào trường hợp của
chủ thể đó.


Ngoài các đặc điểm trên, áp dụng pháp luật còn có một số đặc điểm nữa là:
hoạt động đòi hỏi tính sáng tạo cao của các chủ thể có thẩm quyền, bởi vì các
quy định của pháp luật thường mang tính chất chung, khái quát, song các vụ
việc xảy ra trong thực tế lại rất đa dạng, phong phú nên muốn đưa ra được một
quyết định đúng đắn, chính xác, vừa thấu tình, vừa đạt lý để giải quyết vụ việc
cần giải quyết thì đòi hỏi phải có tính sáng tạo của người áp dụng. Như vậy, sự
sáng tạo trong quá trình áp dụng pháp luật không phải là sự tuỳ tiện của chủ thể
áp dụng pháp luật mà hoàn toàn dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật và
nằm trong khuôn khổ của các quy định ấy.
Trong thực tế cuộc sống thì sẽ có vô vàn trường hợp cần áp dụng pháp luật,
bởi lẽ, pháp luật được ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong
nhiều lĩnh vực của đời sống, từ dân sự, hình sự đến hôn nhân và gia đình …
Song nếu khái quát lại để xem xét về mặt lý luận thì có thể thấy, hoạt động áp
dụng pháp luật được tiến hành trong các trường hợp sau:
- Khi quyền và nghĩa vụ pháp lí của chủ thể không mặc nhiên phát sinh,
thay đổi hoặc chấm dứt.
- Khi xảy ra tranh chấp về quyền và nghĩa vụ pháp lí giữa các bêntham gia
quan hệ pháp luật mà họ không tự giải quyết được.
- Khi cần áp dụng các chế tài pháp luật đối với các chủ thể vi phạm pháp
luật.
- Khi cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước trong các trường hợp
khác.
- Khi cần áp dụng các hình thức khen thưởng đối với các chủ thể có thành
tích theo quy định của pháp luật.
- Khi cần kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý của
các chủ thể trong một số quan hệ pháp luật nhất định theo quy định của pháp
luật.

4



Bài tập học kì môn xã hội học pháp luật

Trường ĐH Luật Hà Nội

- Khi cần phải xác nhận sự tồn tại hay không tồn tại của một sự kiện thực
tế cụ thể nào đó theo quy định của pháp luật.

2. Các yếu tố chủ quan tác động đến hoạt động áp dụng pháp luật
Hoạt động áp dụng pháp luật là một hoạt động mang tính sáng tạo. Do đó,
hiệu quả của hoạt động áp dụng pháp luật phụ thuộc vào những nhân tố chủ
quan một cách trực tiếp hay hoặc gián tiếp. Điều này đem lại sự phụ thuộc của
qui trình áp dụng pháp luật vào nhiều yếu tố khác nhau và với những mức độ
khác nhau. Cụ thể là các yếu tố sau:
+ Kết quả của hoạt động thực hiện pháp luật phụ thuộc trước hết vào chủ
thể áp dụng pháp luật với phẩm chất đạo đức, kĩ năng nghề nghiệp: Hoạt động
áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính chuyên nghiệp, do đó cán bộ phải
được tuyển chọn một cách kĩ lưỡng, cẩn thận để tìm được người đủ năng lực,
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức tốt để đảm bảo cho hoạt
động áp dụng pháp luật có kết quả và mang tính sáng tạo.
Phẩm chất đạo đức của người áp dụng pháp luật là vô cùng quan trọng, bởi
vì hoạt động nghề nghiệp của họ mang tính đặc thù, các quyết định áp dụng
pháp luật được ban hành gắn liền với các quyền của con người, lợi ích hợp pháp
của các tổ chức, cá nhân...
Với vị trí và trách nhiệm xã hội đặc biệt của mình, người áp dụng pháp luật
phải có những phẩm chất nghề nghiệp, mang tính chuyên nghiệp: nắm vững các
quy định pháp luật thuộc lĩnh vực được phân công đảm nhiệm một cách chuyên
sâu; thực hiện có hiệu quả chức năng, quyền hạn nhiệm vụ được giao.
Như vậy, chủ thể áp dụng pháp luật với phẩm chất đạo đức, kĩ năng nghề
nghiệp có tác vô cùng quan trọng đến hoạt động áp dụng pháp luật. Nếu trình

độ, năng lực không đảm bảo yêu cầu công việc thì dễ dẫn đến những sai lầm
trong việc xác định quan hệ cụ thể của từng vụ việc. Nếu phẩm chất đạo đức
không tốt dễ dẫn đến việc áp dụng pháp luật không trung thực, công bằng, nhân
ái...
+ Yếu tố tâm lí: Bao gồn cảm xúc, thái độ, tình cảm, niềm tin,... ảnh
hưởng đến việc ban hành các quyết định của chủ thể áp dụng pháp luật.

5


Bài tập học kì môn xã hội học pháp luật

Trường ĐH Luật Hà Nội

Yếu tố tâm lí của chủ thể thực hiện việc áp dụng pháp luật là một trong
những nhân tố quyết định đối với toàn bộ qui trình ban hành quyết định áp dụng
pháp luật và hiệu quả đem lại trên thực tế.

Kết quả áp dụng pháp luật để giải quyết các vụ việc xảy ra trong thực tế
có đúng đắn, chính xác hay có thấu tình đạt lý hay không cũng phụ thuộc rất
nhiều vào trạng thái tâm lí của người áp dụng pháp luật thông qua cảm xúc, thái
độ, tình cảm....
Các nghiên cứu xã hội học pháp luật chỉ ra rằng sự vô tư, tính logic, tính
chính xác, tính độc lập của các quyết định áp dụng pháp luật luôn lệ thuộc vào
tính cách cá nhân thẩm phán vì họ là con người. Họ hoàn toàn có thể mắc sai
lầm, đôi khi dao động và dễ sa ngã.
+ Lợi ích của chủ thể áp dụng pháp luật: Đây là yếu tố có thể ảnh hưởng
rất lớn đến hiệu quả của hoạt động áp dụng pháp luật.
Khi chủ thể áp dụng pháp luật thực hiện một cách đúng đắn, thống nhất,
đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các cá nhân, tổ chức được

(bị) áp đụng pháp luật, đảm bảo sự công bằng, nghiêm minh sẽ tác động trực
tiếp đến dư luận xã hội điều đó có thể tác động mạnh mẽ đến các quá trình chính
trị, xã hội, đến việc lãnh đạo và quản lí xã hội. Xét ở góc độ này pháp luật có vai
trò giữ gìn ổn định và thứ tự xã hội.
Khi chủ thể áp dụng pháp luật ban hành quyết định áp dụng pháp luật
không công bằng, nghiêm minh đối với các cá nhân, tổ chức do một số yếu tố
tác động như lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi, tham nhũng, suy thoái đạo
đức, lối sống, nhận hối lộ, môi giới hối lộ…. thì hoạt động áp dụng pháp luật sẽ
bị biến dạng, méo mó.
Ngoài ra thực tiễn áp dụng pháp luật cho thấy mối quan hệ công tác với
người có chức vụ, quyền hạn và mối quan hệ của gia đình, dòng họ, bạn bè cũng
tác động đến người áo dụng pháp luật. Những vụ việc những người có chức vụ,
quyền hạn nhờ vả can thiệp vào vụ án, vì ngại va chạm, sợ mất lòng với cấp trên
nên tính công minh trong khi xét xử bị chi phối.
Những vụ án hành chính tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sự vô tư, khách
quan của thẩm phán, thẩm phán có thể e ngại, nể nang, né tránh, không dám ra

6


Bài tập học kì môn xã hội học pháp luật

Trường ĐH Luật Hà Nội

phán quyết khẳng định tính bất hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi
hành chính. Điều này là khó tránh khỏi , bởi vì trên thực tế bị chi phối bởi nhiều
quan hệ, trong đó chủ yếu là quan hệ giữa thẩm phán và chình quyền địa phương
trong việc bổ nhiệm và tái bổ nhiệm.
Trên đây là các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến hoạt động áp dụng pháp
luật mà em muốn đề cập đến và từ đó giúp ta có những biện pháp phù hợp để

hoạt động áp dụng pháp luật đạt hiệu quả.
3. Ví dụ cụ thể ở nước ta hiện nay
Ví dụ: Áp dụng pháp luật dân sự có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam
Điều kiện để pháp luật nước ngoài được áp dụng tại Việt Nam được ghi
nhận tại điều 664,668,670 bộ luật dân sự 2015 với các quy định này nhìn chung
pháp luật nước ngoài sẽ được áp dụng tại Việt Nam nếu thỏa mãn 02 điều kiện
sau:
Thứ nhất, pháp luật nước ngoài chỉ được áp dụng trong những trường hợp
được pháp luật quy định. Cụ thể là pháp luật nước ngoài sẽ được áp dụng khi
Điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc
luật Việt Nam có quy định; hoặc pháp luật nước ngoài được áp dụng nếu Điều
ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật
Việt Nam có quy định các bên có quyền lựa chọn pháp luật áp dụng đối với quan
hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Đây được xem là điều kiện tiên quyết để Toà án
xem xét việc áp dụng pháp luật nước ngoài trong một vụ việc cụ thể. Mặc dù
việc chấp nhận áp dụng pháp luật nước ngoài hay không, chấp nhận áp dụng đối
với những quan hệ nào, hoàn toàn thuộc chủ quyền của quốc gia. Tuy nhiên, cơ
quan có thẩm quyền của quốc gia, cụ thể ở đây là Toà án, không thể áp dụng một
cách tuỳ tiện cũng như từ chối áp dụng một cách tuỳ tiện.
Như vậy, với quy định trên có thể khẳng định rằng pháp luật nước ngoài
chỉ có thể được áp dụng tại Việt Nam nếu thuộc 1 trong 3 trường hợp: quy phạm
xung đột trong Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên quy định áp dụng
pháp luật nước ngoài, quy phạm xung đột trong pháp luật Việt Nam quy định áp
dụng pháp luật nước ngoài, các bên thoả thuận lựa chọn pháp luật nước ngoài.
Thứ hai, pháp luật nước ngoài chỉ được áp dụng nếu thỏa mãn điều kiện
nếu hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài không được trái với các

7



Bài tập học kì môn xã hội học pháp luật

Trường ĐH Luật Hà Nội

nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Về bản chất, điều kiện này đã kế
thừa tinh thần của Điều 759 Bộ luật dân sự 2005, tuy nhiên cũng có sự thay đổi
nhỏ. Thay vì quy định “việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái
với các nguyên tắc của pháp luật Việt Nam” thì điều luật mới chỉ quy định về
“hậu quả của việc áp dụng…”. Sự thay đổi này khiến cho điều luật trở nên mạch
lạc và dễ hiểu, dễ áp dụng hơn so với cách quy định cũ.
Đây là điều kiện quan trọng nhằm bảo vệ nguyên tắc cơ bản của quốc gia
có Toà án không bị ảnh hưởng bởi pháp luật nước ngoài.
Bên cạnh điểm tiến bộ của bộ luật dân sự 2015 trong cách quy định về
điều kiện này, vẫn tồn tại những điểm chưa đồng nhất trong cách quy định của
các văn bản pháp luật Việt Nam. Cụ thể, khoản 2 Điều 5 Luật Thương mại 2005
quy định: “Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thoả
thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp luật
nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế đó không trái với các nguyên tắc cơ
bản của pháp luật Việt Nam.”; hay khoản 3 Điều 5 Bộ luật Hàng hải 2015 quy
định: “luật nước ngoài có thể được áp dụng tại Việt Nam đối với quan hệ hợp
đồng liên quan đến hoạt động hàng hải, nếu luật đó không trái với các nguyên
tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”. Thông qua những điều luật trên có thể thấy
điều kiện áp dụng pháp luật nước ngoài thứ hai này được thể hiện dưới nhiều
hình thức và cách quy định khác nhau ở mỗi văn bản pháp luật. Ở bộ luật dân sự
2015, điều kiện được ghi nhận là hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài
không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, thế nhưng một số
văn bản pháp luật chuyên ngành khác lại khẳng định luật nước ngoài chỉ được
áp dụng nếu bản thân nội dung pháp luật nước ngoài đó không trái với các
nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam. Việc quy định không đồng nhất như
hiện nay sẽ dẫn đến những cách hiểu và những cách vận dụng khác nhau trên

thực tế khi Toà án cần áp dụng pháp luật nước ngoài.
Nói đến áp dụng pháp luật nước ngoài cho các quan hệ dân sự có yếu tố
nước ngoài nói chung, trở ngại lớn nhất cho các cơ quan có thẩm quyền là việc
tiếp cận và giải thích nội dung pháp luật nước ngoài. Rào cản về ngôn ngữ, về
chính sách pháp luật, tư duy lập pháp… của các nước đã tạo nên rất nhiều khó
khăn cho các chủ thể áp dụng pháp luật

8


Bài tập học kì môn xã hội học pháp luật

Trường ĐH Luật Hà Nội

Từ những cơ sở trên có thể thấy rõ chủ thể áp dụng pháp luật rất cần hoàn
thiện các kĩ năng nghiệp vụ chuyên nghiệp và luôn luôn nâng cao tầm hiểu biết,
trang bị kiến thức, tiếp cận pháp luật nước ngoài để trong quá trình áp dụng
pháp luật dân sự có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam được tốt nhất.

III. KẾT LUẬN
Các yếu tố chủ quan tác động đến hoạt động áp dụng pháp luật là một
hoạt động rất phức tạp. Các yếu tố chủ quan có thể tác động đến hoạt động áp
dụng pháp luật da dạng dưới nhiều hình thức khác nhau có thể ảnh hưởng trực
tiếp hoặc gián tiếp, ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến hoạt động áp dụng pháp luật.
Các hoạt động áp dụng pháp luật rất đa dạng và cần được đảm bảo bởi sức
mạnh quyền lực nhà nước thì các chủ thể có liên quan mới tôn trọng thực thi
một cách hợp pháp.

9



Bài tập học kì môn xã hội học pháp luật

Trường ĐH Luật Hà Nội

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Xã hội học pháp luật, TS. Ngọ Văn Nhân (chủ biên) và TS. Phan
Thị Luyện, Nxb. Tư Pháp, Hà Nội - 2018
2. Giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật, PGS.TS. Nguyễn Minh
Đoan và TS. Nguyễn Văn Năm (đồng chủ biên), Nxb.Tư pháp - 2016
3. Giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật, PGS.TS. Nguyễn Văn
Động, Nxb giáo dục, Hà Nội, 2008
4. Thực hiện và áp dụng pháp luật ở Việt Nam, PGS.TS. Nguyễn Minh Đoan
5. Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội, PGS.TS Nguyễn Minh Đoan,
Nxb. Chính trị quốc gia - 2008
6. Bộ luật dân sự 2015
7. Bộ luật thương mại 2005
8. Bộ luật hàng hải 2015
9. />10. />11. />12. />
10



×