Tải bản đầy đủ (.ppt) (17 trang)

NGƯỜI bán QUẠT MAY mắn TLV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 17 trang )


Kiểm tra bài cũ:
Em hãy kể lại một buổi biểu diễn văn
nghệ (xiếc) mà em đã được xem?



Nghe – kể: Người bán quạt may mắn
Ông Vương Hi Chi nổi tiếng là người viết chữ đẹp ở Trung
Quốc thời xưa. Một lần, ông đang ngồi nghỉ mát ở dưới gốc cây
thì một bà già bán quạt cũng đến nghỉ. Bà lão phàn nàn là quạt
bán ế, chiều nay cả nhà bà sẽ phải nhịn cơm. Rồi bà ngồi tựa
vào gốc cây thiu thiu ngủ.
Trong lúc bà lão thiếp đi, ông Vương lẳng lặng lấy bút mực
ra, viết chữ, đề thơ vào từng chiếc quạt. Bà lão tỉnh dậy, thấy cả
gánh quạt trắng tinh của mình đã bị ông già kia bôi đen lem
luốc. Bà tức giận, bắt đền ông. Ông già chỉ cười, không nói, rồi
thu xếp bút mực ra đi.
Nào ngờ, lúc quạt trắng thì không ai mua, giờ quạt bị bôi đen
ai cầm xem là mua ngay. Chỉ một loáng, gánh quạt đã bán hết.
Rồi người mua mách nhau đến hỏi rất đông. Nhiều người còn
hỏi mua với giá ngàn vàng. Bà lão nghe mà tiếc ngẩn tiếc ngơ.
Trên đường về, bà nghĩ bụng: có lẽ vị tiên ông nào đã cảm
thương cảnh ngộ nên đã giúp bà bán quạt chạy đến thế.



Nghe và kể lại câu chuyện: Người bán quạt may mắn

Gợi
Gợi ý:


ý:
1. Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn chuyện gì?
2. Ông Vương Hi Chi viết chữ vào những chiếc
quạt để làm gì?
3.Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt?


Dựa theo truyện: “Người bán quạt may mắn” và
trả lời các câu hỏi dưới đây:

1. Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn chuyện gì?

Bà lão bán quạt đến nghỉ dưới gốc cây, gặp
ông Vương Hi Chi, bà phàn nàn quạt bán ế
nên chiều nay cả nhà bà không có cơm ăn .


Dựa theo truyện: “Người bán quạt may mắn” và
trả lời các câu hỏi dưới đây:

1. Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn chuyện
gì?2. Ông Vương Hi Chi viết chữ vào những chiếc
quạt để làm gì?

Ông Vương Hi Chi viết chữ, đề thơ vào tất
cả những chiếc quạt vì ông tin rằng bằng cách
ấy ông sẽ giúp được bà lão. Chữ ông đẹp nổi
tiếng, nên mọi người sẽ nhận ra chữ ông và sẽ
mua quạt giúp bà lão.



Dựa theo truyện: “Người bán quạt may mắn” và
trả lời các câu hỏi dưới đây:

1. Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn chuyện
gì?2. Ông Vương Hi Chi viết chữ vào những chiếc
quạt để làm gì?
3. Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt?

Mọi người đua nhau đến mua quạt vì mọi
người nhận ra nét chữ, lời thơ của Vương Hi
Chi đề trên quạt. Họ mua quạt như mua một
tác phẩm nghệ thuật quý giá.


Dựa theo truyện: “Người bán quạt may mắn” và
trả lời các câu hỏi dưới đây:

1. Bà lão bán quạt gặp ai và phàn nàn chuyện
gì?2. Ông Vương Hi Chi viết chữ vào những chiếc
quạt để làm gì?
3. Vì sao mọi người đua nhau đến mua quạt?
Bà lão đã nghĩ thế nào trên đường về ?
- Bà nghĩ: Có lẽ vị tiên ông nào đã cảm
thương cảnh ngộ nên đã giúp bà bán quạt chạy
đến thế.


Kể tóm tắt nội dung
câu chuyện bằng lời

của em.


Câu 1

4832107659
10

Em có nhận xét gì về con người Vương Hi Chi qua
câu chuyện này ?
A. Vương Hi Chi là con người có tài
B. Vương Hi Chi là con người nhân hậu
C. Vương Hi Chi là người biết cách giúp người
nghèo khổ
D. Cả ba ý trên


Vương Hy Chi từ nhỏ hiếu học, yêu
văn chương, tính tình cương trực, giàu
lòn vị tha và thường xuyên giúp đỡ mọi
người. Ông được cha và chú dạy thư
pháp, sau đó từng thụ nghiệp với các
danh gia thư pháp như Vệ Thước,
Trương Chi, Trọng Diêu... về sau ông
đi chu du nhiều nơi, thu nạp những tinh
anh nghệ thuật thư pháp của những
người đi trước rồi tạo thành một bút
pháp riêng vừa có nét cổ nhã truyền
thống vừa có nét bay bướm tinh tế mới
lạ. Ông không chỉ là nhà thư pháp nổi

danh mà còn là một nhà văn có nhiều
tác phẩm được truyền tụng.


4832107659
10

Câu 2
Em biết thêm nghệ thuật gì qua câu chuyện này?
A. Nghệ thuật thư pháp
B. Ảo thuật
C. Nghệ thuật viết chữ đẹp


Nghệ thuật thư pháp là nghệ
thuật viết chữ, hay nói khác đi là
nghệ thuật thể hiện chữ viết. Ở
nước ta, nghệ thuật thư pháp phát
triển khá sớm. Nghệ thuật thư pháp
tiếng Việt được đánh dấu từ những
năm 50-60 của thế kỷ XX. Cũng
như nhiều bộ môn nghệ thuật khác,
những người đến với nghệ thuật
này phải hội đủ những yếu tố: năng
khiếu thẩm mỹ, nguồn cảm hứng và
siêng học hỏi. Để có một bức thư
pháp đến độ xuất thần thì phải
nhiều thời gian và khổ công rèn
luyện






×