Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Phương-án-CNCH-chợ-Long-Biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.86 KB, 23 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
CẢNH SÁT PC&CC TP HÀ NỘI (*)
PHÒNG CẢNH SÁT PC&CC SỐ 13(**)

PHƯƠNG ÁN CỨU NẠN, CỨU HỘ
CỦA CẢNH SÁT PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN, CỨU HỘ

Tên cơ sở(3):
Địa chỉ :
Điện thoại :
Đơn vị quản lý cấp trên trực tiếp:
Đơn vị Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ quản lý địa bàn:
PHÒNG CẢNH SÁT PC&CC SỐ 13

Hà Nội, Năm 2017


A. ĐẶC ĐIỂM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC CỨU NẠN, CỨU HỘ

I. Vị trí địa lý:(4)
VVSDBSDB
Các hướng tiếp giáp:
- Phía Đông giáp:
- Phía Tây giáp : Đường K95
- Phía Nam giáp : Phố Trần Nhật Duật (đường Hồng Hà)
- Phía Bắc giáp : Đường trong khu dân cư.
II. Giao thông bên trong và bên ngoài:(5)
1. Giao thông bên ngoài cơ sở
- Cơ sở cách Phòng Cảnh sát PC&CC số 2 khoảng 06 km theo các tuyến
đường như sau:


* Tuyến đường chính: Từ Phòng Cảnh sát PC&CC số 2  Đường Nguyễn
Thái Học  Đường Chu Văn An  Đường Hùng Vương  Đường Thanh
Niên  Đường Yên Phụ  Cơ sở.
Chú ý: Các tuyến đường từ Phòng Cảnh sát PC&CC số 2 tới cơ sở luôn có
mật độ giao thông đông đúc, thường xuyên xảy ra tắc nghẽn vì vậy lái xe phải
đặc biệt cẩn thận, chú ý quan sát và đảm bảo an toàn giao thông.
2. Giao thông bên trong cơ sở
- Chợ Long Biên có 08 lối cổng vào chợ: Phía đường Hồng Hà có 2 cổng
lớn xe chữa cháy đi lại thuận tiện; phía giáp với Cầu Long Biên có 02 cổng
dành cho người đi bộ, đi xe máy ra vào chợ, xe chữa cháy không hoạt động
được; phía Bắc cơ sở giáp với đường nhựa rộng khoảng 6m, xe chữa cháy hoạt
động Bình thường, 02 cổng còn lại xe chữa cháy không hoạt động được; Phía
Tây của cơ sở là đường K95 có 01 cổng vào, thuận tiện cho xe chữa cháy hoạt
động.
Chợ Long Biên có 04 tuyến đường dọc theo các dãy nhà có chiều rộng
khoảng 7m và có tuyến rộng 10m. Các tuyến đường này dùng để đi lại, bốc dỡ
hàng hóa. Ngoài ra chợ còn có các tuyến đường ngang tuy nhiên xe chữa cháy
chỉ có thể hoạt động được tại tuyến đường đi vào cổng phía Tây của chợ.
III. Tính chất, đặc điểm có liên quan đến công tác cứu nạn, cứu hộ: (6)
1. Đặc điểm kiến trúc xây dựng:
Chợ có tổng diện tích khoảng 30.000 m 2 hoạt động cả ban ngày và ban
đêm, chủ yếu là kinh doanh, buôn bán các loại rau củ quả, thủy hải sản tươi
sống,... với khoảng 1000 hộ kinh doanh. Do đặc điểm hoạt động kinh doanh cả
Chợ nên số lượng người, hàng hóa tập trung đông nhất trong chợ là vào ban
đêm. Chợ bao gồm các dãy nhà được bố trí nên khắp mặt bằng của chợ. Ngoài
ra còn có 03 khu vực để xe máy, xe ô tô để bốc dỡ hàng hóa.


2. Tính chất hoạt động:
Các hạng mục công trình được bố trí trong chợ:

- Dãy nhà A:
Dãy nhà A bao gồm có 07 dãy nhà được đánh số thứ tự từ 1 đến 7. Dãy nhà A1
và A2 có diện tích mỗi dãy khoảng 720m2 được xây dựng bằng tường gạch vì
kèo sắt mái tôn. Đây là khu vực kinh doanh hoa quả các loại, các gian hàng
được ngăn cách với nhau bằng rào sắt, ở đây luôn tập trung khối lượng lớn hoa
quả. Chất cháy có ở toàn bộ hai dãy nhà với số lượng lớn, chất cháy chủ yếu là
thiết bị điện , thùng bìa cac tông, bao bì đựng hoa quả. Khi có cháy xảy ra, đám
cháy sẽ nhanh chóng phát triển theo bề mặt các chất cháy được phân bố tại đó và
phát triển thành một đám cháy lớn kèm theo tình trạng cấu kiện sụp đổ.
Dãy nhà A3, A4, A5 có diện tích mỗi dãy nhà khoảng 100m2 được xây dựng
tường gạch vì kèo sắt, mái ton. Khu vực này kinh doanh các dịch vụ ăn uống,
tắm nóng lạnh cho các chủ hộ kinh doanh trong chợ và cho người đến giao dịch
buôn bán trong chợ. Chất cháy chủ yếu là các thiết bị điện, thiết bị tiêu thụ điện,
bàn ghế gỗ, than tổ ong, nhựa…
Dãy nhà A6, A7 là 2 hãy nhà chạy dọc theo đường ngang rộng khoảng 7m của
chợ. Đây là khu vực kinh doanh thủy hải sản tươi, khô được xây dựng tường
gạch vì kèo sắt mái tôn. Khu vực này luôn sử dụng các thiết bị điện để bảo quản
hàng tươi sống nên tiêu thụ một số lượng lớn nguồn năng lượng điện, các đường
dây dẫn…Chất cháy chủ yếu là các thiết bị điện, thiết bị tiêu thụ điện, xốp, bàn
ghế gỗ với số lượng lớn…
Các dãy nhà A được bố trí giáp với các quầy hàng kinh doanh mở cửa ra Phía
Tây ( đường K95) của chợ. Khi có cháy nổ xảy ra tại khu vực các dãy nhà A, xe
chữa cháy có thể vào cơ sở từ đường Hồng Hà theo lối cổng chính và cổng phía
đường K95, đỗ xe tại 2 tuyến đường dọc và ngang của cơ sở để triển khai đội
hình chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.
- Dãy nhà B.
Dãy nhà B bao gồm có 05 dãy nhà được đánh số thứ tự từ 1 đến 5. Diện
tích với mỗi dãy nhà khoảng 250m2 xây dựng tường gạch, trần bê tông cốt thép.
Nhà B1, B2 được xây dựng 2 tầng; nhà B3, B4, B5 xây 1 tầng. Các dãy nhà B
được ngăn ra là thành nhiều gian hàng khác nhau với diện tích khoảng 12m2

mỗi gian hàng.
Dãy nhà B1, B2 kinh doanh các mặt hàng như mũ, nón, khu vực phía đằng sau
giáp với dãy nhà A2 được dùng để kinh doanh hoa quả. Ban quản lý chợ Long
Biên đặt tại khu vực tầng 2 nhà 2 tầng của Nhà B2 ngay lối vào cổng chính từ
đường Hồng Hà, Khu vực này tập trung khối lượng lớn các chất dễ cháy là vải,
mũ nón, thùng bìa các tông. Ngoài ra do đăc điểm kinh doanh nhỏ hẹp nên các
hộ kinh doanh thường bày bán các loại hàng hóa lấn chiếm đường đi nội bộ


trong chợ gây ảnh hưởng lớn đến công tác thoát nạn, triển khai đội hình chữa
cháy khi có cháy xảy ra, đồng thời tạo điều kiện Bình thường cho đám cháy có
thể phát triển nhanh ra toàn bộ khu vực của 2 dãy nhà B1, B2. Khi có cháy xảy
ra xe chữa cháy có thể đỗ trên đường Hồng Hà để triển khai các đội hình chữa
cháy.
Dãy nha B3, B4 kinh doanh các loại hoa quả, 2 dãy nhà này được bố trí dọc theo
đường nội bộ rộng 7m trong cơ sở, phía đằng sau giáp với dãy nhà A1. Chất
cháy chủ yếu trong khu vực này là các thùng bìa các tông, hộp xốp, hộp giấy và
các vật liệu dùng để bọc hoa quả.
Dãy nhà B5 kinh doanh các mặt hàng khô. Chất cháy chủ yếu là các loại cá khô,
bao bì. Khi cháy tại khu vực này đám cháy sẽ phát triển nhanh, lan rộng ra toàn
bộ dãy nhà, nếu có gió to thì đám cháy có thể cháy lan sang nhà B4 và nhà A2.
Tuy nhiên, nhà B5 gần khu vực của trạm bơm chữa cháy nên cháy xảy ra, xe
chữa cháy có thể hút nước một cách dễ dàng, thuận tiện cho công tác tính toán
chiến thuật chữa cháy và chiến đấu dập tắt đám cháy.
- Dãy nhà C.
Dãy nhà C bao gồm 8 dãy nhà với diện tích mỗi dãy nhà khoảng 230m2
được xây dựng bằng tường gạch, cột chịu lực, mái tôn. Các dãy nhà đều đẻ
thông thoáng, không có tường ngăn giữa các gian hàng, chủ yếu được ngăn với
nhau bằng mái tôn, rào sắt nên khi có cháy xảy ra, đám cháy sẽ nhanh chóng lan
rộng ra toàn bộ dãy nhà, gây khó khăn cho lực lượng chữa cháy triển khai đội

hình chữa cháy dập tắt đám cháy.
Các dãy nhà C dùng để kinh doanh các mặt hàng hoa quả, chỉ có duy nhất dãy
nhà C4 kinh doanh hàng khô. Chất cháy chủ yếu là các thùng bìa các tông, bao
bì và các thực phẩm khô.
- Dãy nhà D.
Dãy nhà C bao gồm 5 dãy nhà từ C1 đến C5 được xây dựng bằng mái
tôn, cột kèo vì sắt có diện tích mỗi dãy khoảng 100m2. Các dãy nhà thông
thoáng không có tường bao, tường ngăn. Các dãy nhà cách nhau khoảng 2m
được ngăn với nhau bằng các vật liệu dễ cháy như phông, bạt, vách tre.
Dãy nhà D1, D2 sử dụng kinh doanh các loại trầu cau. Dãy nhà D3 kinh doanh
các loại mặt hàng khô. Nhà D4, D5 sử dụng kinh doanh hoa quả. Chất cháy chủ
yếu là các thùng bìa các tông, bao bì, các vật liệu dùng làm vách ngăn. Khi có
cháy xảy ra tại khu vực này, nếu không phát hiện sớm để có những biện pháp
cứu chữa kịp thời thì đám cháy nhanh chóng phát triển thành đám cháy lớn.
đám cháy có thể lan từ dãy nhà này sang dãy nhà kia, gây khó khăn cho công
tác cứu chữa dập tắt đám cháy của lực lượng PCCC chuyên nghiệp.
- Dãy nhà E.
Dãy nhà E có diện tích khoảng 240m2 được xây dựng bằng tường gạch,
vì kèo sắt mái tôn. Nhà E được chia nhỏ thành 42 ki ốt có diện tích khoảng hơn


5m2 mõi ki ốt được ngăn với nhau bằng tường gạch. Dãy nhà E cách dãy nhà D
khoảng 4m.
- Dãy nhà G.
Nhà G có diện tích khoảng 250m2, dược xay dựng bằng tường gạch vì
kèo sắt mái tôn. Đây là khu vực kinh doanh mua bán hàng thủy hải sản tươi
sống. chất cháy chủ yếu là hộp xốp, bìa các tông.
7. Khu K-M.
Đây là khu vực buôn bán rau củ quả hoạt động vào ban đêm. Các hộ
kinh doanh trong khu vực này tự dựng lều bạt để trao đổi, buôn bán hàng hóa,

các lều cách nhau từ 2 đến 3m. Chất cháy trong khu vực này không nhiều, chủ
yếu là các loại bạt, tre, hộp xốp, thùng bìa các tông.
Ngoài các dãy nhà trên, chợ Long biên còn có 03 bãi đỗ xe.
Do lượng người đông và có rất nhiều thiết bị, đồ đạc, tài sản dễ cháy nên
nếu xảy ra cháy, nổ, sự cố, tai nạn trong Chợ thường gây ra những hậu quả
nghiêm trọng về người và tài sản và gây khó khăn cho việc tổ chức cứu chữa.
Nếu để xảy ra cháy, do hiện tượng đối lưu nên ngọn lửa và khói sẽ nhanh
chóng bao trùm gian hàng và lan ra các gian hàng khác, Do tác động của nhiệt
độ cao, các cấu kiện xây dựng mất khả năng chịu lực dẫn đến biến dạng và sập
đổ công trình. Khói khí độc, sản phẩm cháy đe dọa trực tiếp đến sức khỏe, tính
mạng của những người sống, làm việc trong chợ
Trạng thái tâm lý của những người mắc kẹt bên trong khi xảy ra sự cố, tai
nạn thường là hoảng sợ, lo lắng; bản năng chạy trốn khiến họ không còn đủ tỉnh
táo để nhận định, phán đoán tình hình để có các biện pháp đối phó có thể dẫn
đến thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản do tác động của ngọn lửa, khói
khí độc hay dẫm đạp lên nhau...
Trường hợp xảy ra cháy, nổ, sự cố, tai nạn vào ban đêm với điều kiện thiếu
ánh sáng, mất thông tin liên lạc… gây nhiều khó khăn cho công tác chữa cháy,
cứu nạn cứu hộ.
IV. Lực lượng, phương tiện cứu nạn, cứu hộ tại chỗ:(7)
1. Tổ chức lực lượng:
Tổng số Cán bộ, nhân viên trong Ban quản lý chợ Long Biên khoảng 170 người
được làm theo ca.
Chợ Long Biên đã thành lập Ban chỉ huy PCCC gồm 07 người do ông Đàm
Văn Dũng làm Trưởng ban.
Đội PCCC cơ sở gồm 145 người do ông Nguyễn Văn Tùng làm Đội trưởng.

Đội viên đội PCCC cơ sở được phân công nhiệm vụ đều ở các vị trí trong chợ
nên có khả năng phát hiện ra cháy một cách nhanh chóng.



Ngoài giở làm việc, ngày nghỉ có nhân viên bảo vệ thường trực 24/24h. Đội
PCCC cơ sở đã được huấn luyện nghiệp vụ PCCC hàng năm và đã được cấp Giấy
chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC nên việc sử dụng các trang thiết bị chữa
cháy ban đầu có trong cơ sở để dập tắt đám cháy sẽ khá nhanh chóng và đạt hiệu
quả cao.
2. Lực lượng thường trực cứu nạn, cứu hộ:
Lực lượng PCCC nòng cốt: 145 người
Ban ngày khoảng 45 người làm việc.
Ban đêm khoảng 30 người.
V. Phương tiện cứu nạn, cứu hộ của cơ sở(8) :
TT

DANH MỤC TRANG THIẾT BỊ, PHƯƠNG TIỆN

SỐ LƯỢNG

GHI CHÚ

1

Đèn chiếu sáng cá nhân cầm tay

06 chiếc

Bình thường

2

Phao cứu sinh các loại


06 chiếc

Bình thường

3

Áo phao

06 chiếc

Bình thường

4

Mặt nạ phòng độc cách ly

06 bộ

Bình thường

5

Thiết bị thông tin cá nhân

10 chiếc

Bình thường

6


Rìu phá dỡ đa năng

01 chiếc

Bình thường

7

Xà beng

03 chiếc

Bình thường

8

Búa to

05 chiếc

Bình thường

9

Búa nhỏ

05 chiếc

Bình thường


10 Quần áo cứu nạn, cứu hộ

20 bộ

Bình thường

11 Ủng cứu nạn, cứu hộ

13 đôi

Bình thường

12 Mũ cứu hộ

06 chiếc

Bình thường

13 Mặt nạ lọc độc

04 chiếc

Bình thường

14 Cưa tay

03 chiếc

Bình thường


15 Kìm cộng lực

01 chiếc

Bình thường

05 cái

Bình thường

17 Đai cứu người

01 chiếc

Bình thường

18 Cáng cứu thương

02 chiếc

Bình thường

18 túi

Bình thường

16 Thang dây

19 Bộ đồ cứu thương tiêu chuẩn


B. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TÌNH HUỐNG SỰ CỐ, TAI NẠN PHỨC
TẠP NHẤT CÓ HUY ĐỘNG LỰC LƯỢNG , PHƯƠNG TIỆN CỦA NHIỀU
ĐƠN VỊ, CƠ QUAN, TỔ CHỨC THAM GIA


I. Giả định tình huống sự cố, tai nạn phức tạp nhất(9)
Thời điểm xảy ra sự cố, tai nạn: Vào hồi 10h30’
Địa điểm xảy ra sự cố, tai nạn : Tại dãy nhà D3, D4.
Nguyên nhân sự cố, tai nạn: Dãy nhà tổ chức sự kiện giảm giá, quy mô lớn
nên có nhiều người tham gia. Do lắp đặt khung giàn dáo mắc màn trang trí sự
kiện không chắc chắn nên khi có một số người chen lấn, va chạm tác động đã
gây sụp đổ khung giàn trên diện rộng.
Diễn biến sự cố, tai nạn: Có khoảng 250 người tham gia mua bán trong
chợ. Một số người chen lấn, va chạm tác động đến hệ thống khung màn trang trí
sự kiện gây sụp đổ.Mọi người hoảng loạn nên xô đẩy khiến các thùng hàng đang
vận chuyển bị xô đẩy, làm rơi hàng chắn lối đi. Điện chiếu sáng các gian quanh
khu vực xảy ra sự cố bị mất do chập điện. Một số biển quảng cáo, phông màn,
các vật trang trí, các hệ thống điện, các hàng hóa sập đổ khiến lối đi ra bãi đỗ xe
bị chặn; Lối đi ra dãy nhà D1, C5, C6, C7, C8 bị khói khí độc bao trùm, các cấu
kiện đổ vỡ rơi khiến lối đi này bị chặn.
Toàn bộ những người bên trong dãy nhà D3, D4 bị mắc kẹt bên trong, tinh
thần hoảng loạn, la hét, chèn ép xô đẩy nhau để thoát ra khỏi dãy nhà.
Dự kiến số người bị nạn: Đa số tất cả mọi người được lực lượng PCCC cơ
sở hướng dẫn thoát ra ngoài an toàn. Có 23 người bị thương và mắc kẹt bên
trong, không thể tự thoát ra được trong đó có 08 người bị khung dàn giáo đè lên;
15 người bị người khác dẫm đạp lên.
Khả năng phát triển sự cố, tai nạn: Do hệ thống điện bị chập và có rất
nhiều chất dễ cháy (phông màn, biển quảng cáo, bàn ghế, thảm, xốp, các đồ kinh
doanh,...) bên trong dãy nhà nên rất dễ xảy ra cháy và cháy lan ra các khu vực

xung quanh. Những người bị kẹt bên trong nếu không được cứu ra ngoài sẽ bị
nguy hiểm đến tính mạng.
II. Chiến thuật, kỹ thuật cứu nạn, cứu hộ: (10)
III. Tính toán lực lượng, phương tiện tham gia cứu nạn, cứu hộ: (11)
Trong tình huống này số lượng người bị nạn 23 người bị kẹt bên trong với
tính chất và mức độ nguy hiểm xảy ra vô cùng lớn nên cần phải tổ chức công tác
cứu nạn, cứu hộ kịp thời nhanh chóng để đảm bảo đưa tất cả nạn nhân ra ngoài
an toàn.
Như vậy lực lượng, phương tiện của Phòng Cảnh sát PC&CC số 2 - TP Hà
Nội cần triển khai như sau:
- Lực lượng: 03 tiểu đội CNCH, 02 tiểu đội chữa cháy.
+ 02 tiểu đội CNCH sử dụng các thiết bị banh cắt thủy lực bằng tay triển
khai đội hình phá rỡ khung giàn bị sập đổ để cứu người đang bị mắc kẹt.
+ 01 tiểu đội CNCH sử dụng cáng cứu thương và các trang thiết bị sơ cấp
cứu ban đầu để đưa các nạn nhân bị người khác dẫm đạp lên ra ngoài.


+ 02 tiểu đội chữa cháy triển khai đội hình 02 lăng B đề phòng nguy cơ
cháy nổ, phòng chống sập đổ thứ cấp, hỗ trợ các tiểu đội CNCH cứu người bị
nạn .
Tổng số CBCS tham gia 50 CBCS.
- Phương tiện tham gia:
+ 01 xe cứu hộ;
+ 02 xe chữa cháy;
+ 01 xe chỉ huy bán tải
+ Các phương tiện CNCH và y tế như các thiết bị banh cắt thuỷ lực, máy
cắt, máy cưa, kìm cộng lực, búa, dây CNCH, camera cảm biến âm thanh, chăn
chiên, cáng cứu thương và các trang thiết bị sơ cấp cứu ban đầu…
Ngoài ra phải huy động các lực lượng y tế, công an quận, công an phường,
cảnh sát giao thông, cảnh sát 113 tham gia cứu nạn, cứu hộ.

IV. Lực lượng, phương tiện dự kiến huy động:(12)
STT

Đơn vị huy động

Điện thoại

Số người
huy động

Số lượng, chủng loại
phương tiện huy động

I

Lực lượng PCCC
cơ sở

9270138

Toàn bộ đội
PCCC cơ sở

Trang thiết bị phương tiện
CNCH tại cơ sở

II
1

Lực lượng Phòng Cảnh sát PC&CC số 2 – Cảnh sát PC&CC TP Hà Nội

Đội Tổng hợp

114

03 CBCS

01 xe chỉ huy
Thiết bị thông tin liên lạc

2

38453124
Đội chữa cháy và
CNCH chuyên nghiệp 38454572

40 CBCS

01 xe chỉ huy bán tải,
chở lực lượng, phương tiện
CNCH, 1 xe CH, 1 xe thang,
2 xe chữa cháy

4

Đội Hướng dẫn, kiểm
04.38454572
tra an toàn PCCC

06 CBCS


1 xe chỉ huy

III

Các lực lượng khác
Công an quận
Ba Đình

0437643866

10 CBCS

Xe chuyên dùng và các thiết bị
khoanh vùng bảo vệ

Công an phường
Phúc Xá

0438293192

05 CBCS

Xe chuyên dùng

2

Cảnh sát 113

113


03 CBCS

Xe chuyên dùng

3

Cảnh sát giao thông

05 CBCS

Xe chuyên dùng và các thiết bị
phân luồng giao thông

3

Trung tâm cấp cứu

20 người

5 xe cứu thương

1

115

Ghi
chú


Thành phố HN


4

Điện lực
Quận Ba Đình

0422100165

05 người

Thiết bị, phương tiện chuyên
dùng

V. Tổ chức triển khai cứu nạn, cứu hộ:
1. Nhiệm vụ cụ thể của lực lượng tại chỗ:(13)
Khi nhận được tin về sự cố sập đổ trong dãy nhà D3, D4. Đội PCCC cơ sở
nhanh chóng tập hợp lực lượng và chủ động tổ chức triển khai CNCH bằng các
phương tiện được trang bị, đồng thời báo ngay cho Ban quản lý chợ biết để tổ
chức, huy động lực lượng đến tham gia tổ chức CNCH kịp thời.
Tổ chức công tác CNCH như sau:
* Công tác thông tin liên lạc:
Báo động sự cố, tai nạn toàn Chợ bằng cách bấm nút chuông báo động và
để thông báo qua hệ thống loa và gọi điện thoại đến các nơi sau:
- Lực lượng Cảnh sát PC&CC Thành phố Hà Nội (số máy 114).
- Ban quản lý chợ Long Biên.
- Công an quận Ba Đình, Công an phường Phúc Xá.
- Trung tâm cấp cứu Thành phố 115.
* Công tác bảo vệ:
- Tổ chức các chốt bảo vệ xung quanh khuôn viên chợ và tại các cửa ra vào,
, ngăn chặn những người không có nhiệm vụ vào khu vực bên trong chợ

- Cử người làm nhiệm vụ đón xe chữa cháy, xe cứu hộ, xe cứu thương và
các lực lượng Công an khác đến làm nhiệm vụ.
- Chuẩn bị sơ đồ mặt bằng khu vực tầng 1 và các sơ đồ khác có liên quan
đến công tác CNCH (sơ đồ điện, sơ đồ bố trí lối đi, đường giao thông…) để
cung cấp cho lực lượng Cảnh sát PC&CC Thành phố khi có yêu cầu.
- Cử người bảo vệ tài sản được cứu ra bên ngoài.
- Tham gia việc hướng dẫn thoát nạn, bố trí địa điểm tập kết những người
thoát ra ngoài, tổ chức điểm danh và báo cáo lại cho lực lượng Cảnh sát PC&CC
Thành phố.
- Nắm tình hình, diễn biến tai nạn, sự cố cung cấp cho cơ quan điều tra.
- Bảo vệ hiện trường và tham gia khắc phục hậu quả sau khi kết thúc quá
trình cứu nạn, cứu hộ.
- Đảm bảo công tác hậu cần khi công tác cứu nạn, cứu hộ kéo dài.
* Công tác cứu nạn, cứu hộ:
a) Tổ chức cứu người bị nạn, hướng dẫn thoát nạn:


- Dùng hệ thống loa phát thanh và trực tiếp hướng dẫn (bằng loa pin hoặc
hô hoán) trấn tĩnh tâm lý cho mọi người giữ bình tĩnh, không chen lấn xô đẩy
giẫm đạp lên nhau, ra khỏi phòng hội thảo theo hành lang ra cửa gần nhất đến
nơi tập kết.
- Tổ chức công tác cứu người bị nạn, sơ cấp cứu cho những người bị
thương trong khu vực xảy ra sự cố, tai nạn, di chuyển ra khu vực an toàn.
- Nếu phát hiện cháy thì sử dụng các phương tiện chữa cháy tại chỗ dập tắt
đám cháy. Nếu phát hiện có khói, khí độc thì phải báo cho mọi người biết và có
biện pháp phòng chống.
- Huy động mọi phương tiện y tế hiện có như băng cáng cứu thương, thuốc
men phục vụ công tác cấp cứu người bị thương và di chuyển ra xe cứu thương.
b) Tổ chức cứu nạn, cứu hộ:
- Cắt điện toàn bộ hệ thống điện tầng 1 của Chợ, tránh gây chập cháy.

- Kiểm tra sự vận hành hệ thống đèn chiếu sáng sự cố.
- Huy động toàn bộ phương tiện CNCH (đèn pin, rìu, búa, xà beng…) để
phá dỡ các cấu kiện bị sập đổ mở lối thoát nạn và cứu những người bị mắc kẹt
bên trong.
- Xác định các vị trí bị sập đổ và vị trí có người bị nạn.
Khi lực lượng Cảnh sát PC&CC Thành phố Hà Nội đến, Đ/c chỉ huy
CNCH của lực lượng cơ sở báo cáo ngay với chỉ huy của lực lượng Cảnh sát
PC&CC Thành phố Hà Nội về tình hình và diễn biến của sự cố, tai nạn, đường
giao thông và tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ do người chỉ huy của lực lượng
CNCH yêu cầu.
2. Nhiệm vụ cụ thể của lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu
nạn, cứu hộ:(14)
2.1. Nhận và xử lý tin CNCH:
Sau khi nhận được tin báo có sự cố tai nạn sập đổ tại khu vực D3, D4 chợ
Long Biên. Trung tâm Thông tin chỉ huy 114 - Cảnh sát PC&CC Thành phố Hà
Nội điều động ngay 01 xe cứu hộ và 02 xe chữa cháy của Phòng Cảnh sát
PC&CC số 2 tới hiện trường tổ chức triển khai CNCH.
- Báo cáo lãnh đạo Cảnh sát PC&CC Thành phố Hà Nội.
- Báo cho Công an quận Ba Đình, Cảnh sát giao thông, Cảnh sát 113 làm
nhiệm vụ bảo vệ, phân luồng giao thông, đảm bảo an ninh trật tự tạo điều kiện
cho lực lượng Cảnh sát PC&CC TP Hà Nội triển khai công tác tổ chức cứu nạn,
cứu hộ.
- Báo cho Điện lực Ba Đình phối hợp giải quyết sự cố, tai nạn.
- Nếu sự cố vượt quá kiểm soát, điều động thêm lực lượng chi viện của các
đơn vị Cảnh sát PC&CC TP Hà Nội:
+ Phòng Cứu nạn, cứu hộ: 01 xe chỉ huy, 01 xe cứu thương cùng CBCS.


+ Phòng Hậu cần và trang bị kỹ thuật: 01 xe cứu thương cùng CBCS.
+ Phòng Cảnh sát PC&CC số 3: 01 xe cứu hộ cùng CBCS.

+ Phòng Cảnh sát PC&CC số 7: 01 xe cứu hộ cùng CBCS.
+ Phòng Cảnh sát PC&CC số 8: 01 xe cứu hộ cùng CBCS.
+ Phòng Cảnh sát PC&CC số 9: 01 xe cứu hộ cùng CBCS.
2.2. Thành lập Ban chỉ huy CNCH:
- Thành lập Ban chỉ huy CNCH:
+ Giám đốc Cảnh sát PC&CC TP Hà Nội: Trưởng ban.
+ Trưởng phòng Cứu nạn, cứu hộ: Phó Trưởng ban thường trực.
+ Lãnh đạo UBND quận Ba Đình: Phó Trưởng ban.
+ Trưởng các Phòng thuộc Cảnh sát PC&CC TP tham gia CNCH: Ủy viên.
+ Trưởng Công an quận Ba Đình: Uỷ viên.
+ Đại diện lãnh đạo Chợ: Ủy viên
- Nhiệm vụ của Ban chỉ huy CNCH:
+ Tổ chức trinh sát và nhận định tình hình sự cố, tai nạn;
+ Quyết định các biện pháp, chiến thuật, kỹ thuật CNCH phù hợp để cứu
người, tài sản.
+ Quyết định các biện pháp ứng phó sự phát triển của sự cố, tai nạn hoặc
sụp đổ công trình thứ cấp và việc bố trí lực lượng, phương tiện CNCH.
+ Quyết định yêu cầu chi viện.
+ Quyết định chia các khu vực CNCH và chỉ định chỉ huy các khu vực.
+ Tổ chức, chỉ huy lực lượng PCCC cơ sở phối hợp CNCH với lực lượng
Cảnh sát PC&CC Thành phố Hà Nội.
+ Phối hợp với các lực lượng trật tự, y tế và các lực lượng khác cùng tham
gia giải quyết sự cố, tai nạn.
+ Trong điều kiện CNCH phức tạp, kéo dài phải chuẩn bị lực lượng,
phương tiện dự bị thay thế trong chiến đấu.
+ Tổ chức nắm tình hình sự cố, tai nạn liên tục từ khi có mặt tại hiện trường
cho đến khi giải quyết xong sự cố, tai nạn. Sau khi sự cố, tai nạn đã được giải
quyết xong, phải tổ chức kiểm tra lại lực lượng, phương tiện trước khi cho lệnh
các đơn vị rút quân về thường trực chiến đấu.
2.3. Phân công và tổ chức thực hiện nhiệm vụ CNCH:

a) Tổ chức trinh sát CNCH:
- Cử 02 tổ trinh sát CNCH (mỗi tổ gồm 03 đ/c) mang theo các thiết bị bảo
hộ cá nhân và đèn pin, bộ đàm, dây CNCH, dụng cụ phá dỡ bằng tay làm nhiệm
vụ trinh sát CNCH chia làm 2 hướng cụ thể như sau:


+ Tổ 1 triển khai trinh sát nắm tình hình hướng phía cửa ra dãy nhà D5 ra
bãi đỗ xe
+ Tổ 2 triển khai trinh sát nắm tình hình hướng phía cửa ra nhà C7, C8 và
D2
- Nhiệm vụ của tổ trinh sát CNCH:
- Xác định vị trí, tình trạng của người bị nạn, thiệt hại về người, tài sản;
đường vào, ra nơi xảy ra sự cố, tai nạn và biện pháp CNCH;
- Xác định các mối nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của
người bị nạn cũng như lực lượng CNCH (cháy, nổ, sập đổ thứ cấp, khói khí
độc…) để đưa ra các biện pháp bảo đảm an toàn trong quá trình thực hiện nhiệm
vụ;
- Xác định vị trí thích hợp để bố trí phương tiện, thiết bị phục vụ CNCH;
- Xác định các dấu vết, vật chứng liên quan đến sự cố, tai nạn để phục vụ
việc xác định nguyên nhân xảy ra sự cố, tai nạn;
- Báo cáo kịp thời kết quả trinh sát và các thông tin có liên quan trong suốt
quá trình trinh sát cho chỉ huy CNCH.
b) Chiến thuật, kỹ thuật CNCH:
- Triển khai lực lượng, phương tiện CNCH theo các cửa ra vào của chợ tiếp
cận hiện trường; phá rỡ các cấu kiện sụp đổ, che lấp các lối ra.
- Cứu người bị nạn ra nơi an toàn và tổ chức sơ cấp cứu ban đầu; đưa người
bị nạn lên xe cứu thương đi bệnh viện chữa trị.
- Tổ chức chiếu sáng hiện trường phục vụ công tác CNCH.
- Tiến hành các biện pháp đề phòng xuất hiện cháy, nổ, sụp đổ thứ cấp.
- Sử dụng các thiết bị phá dỡ cầm tay (thiết bị banh cắt dùng pin ắc quy,

súng cắt sắt bằng hạt nổ, máy cưa, máy cắt, kìm cộng lực, búa, rìu…). Hạn chế
sử dụng các thiết bị banh cắt sử dụng máy bơm thuỷ lực chạy bằng động cơ
xăng vì khói của động cơ sẽ gây ra khí độc, cản trở công tác thoát nạn và
CNCH.
- Tiến hành ngay công tác sơ cấp cứu ban đầu với nạn nhân bị thương trong
điều kiện cho phép.
- Thực hiện chế độ thay ca làm việc trong điều kiện CNCH lâu dài để đảm
bảo khả năng chiến đấu.
- Đảm bảo tuyệt đối an toàn cho CBCS tham gia CNCH.
c) Triển khai lực lượng phương tiện CNCH:
- Phòng Cảnh sát PC&CC số 2 xuất 01 xe cứu hộ, 02 xe chữa cháy đến hiện
trường, vào cổng đường K95, đỗ tại sân trước bãi đỗ xe và triển khai đội hình:
+ Xe cứu hộ (CH-01): Đỗ tại giữa nhà B4 với lối đi giữa 2 nhà C2, C3. Tiến
hành trinh sát nhanh toàn bộ hiện trường, sau đó tập trung trinh sát khu vực lối


ra D5 với bãi đỗ xe và phía cửa ra của nhà C7, C8 và D2. Sử dụng thiết bị banh
cắt dùng pin ắc quy, súng cắt sắt bằng hạt nổ để phá rỡ cấu kiện bị sụp đổ, cứu
người bị nạn đang mắc kẹt bên trong phòng hội thảo.
+ Xe chữa cháy số 1 (CC-01): Đỗ trước bãi đỗ xe. Triển khai đội hình 2
lăng B sát khu vực lối ra D5 với bãi đỗ xe và phía cửa ra của nhà C7, C8 và D2,
sẵn sàng dập tắt đám cháy nếu cháy xảy ra và tham gia công tác phòng chống
sập đổ thứ cấp.
+ Xe chữa cháy số 2 (CC-02): Đỗ sau xe CC-01. Qua lối ra tại C7, C8 và
D1 hỗ trợ triển khai đội hình 2 lăng B. Sử dụng kìm cộng lực, búa, rìu, cáng cứu
thương hỗ trợ CBCS của xe CH-01 phá rỡ cấu kiện xây dựng, cứu người bị nạn
và đưa ra nơi an toàn.
d) Các biện pháp đảm bảo an toàn trong CNCH:
- CBCS phải trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ cá nhân (quần áo bảo hộ, mũ,
ủng, găng tay, đèn chiếu sáng cá nhân, kính bảo hộ, đai an toàn) khi làm nhiệm

vụ CNCH. Nếu môi trường làm việc có khói, khí độc hoặc thiếu oxy phải sử
dụng bình thở.
- Đảm bảo sự quan sát, theo dõi liên tục đối với các cấu kiện xây dựng bị suy
yếu.
- Triển khai các biện pháp phòng chống sụp đổ thứ cấp.
- Nếu có nguy cơ sụp đổ thứ cấp trên diện rộng thì phải sơ tán tất cả mội
người ra khỏi hiện trường.
- Đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt giữa các đơn vị CNCH và giữa
CBCS CNCH với nạn nhân (nếu có thể).
- Yêu cầu cơ sở cử cán bộ tham gia Tổ trinh sát.
3. Nhiệm vụ của các lực lượng khác:(15)
a) Công an quận Ba Đình, Công an phường Phúc Xá:
- Phối hợp với các đơn vị chuyên môn giải quyết các công việc thuộc chức
trách nhiệm vụ có liên quan đến công tác CNCH.
- Chủ động phối hợp với các lực lượng khác tổ chức giải tỏa ùn tắc giao
thông, giải tỏa đám đông cản trở công tác CNCH.
- Bảo vệ hiện trường sự cố, tai nạn và tài sản được cứu ra.
- Ổn định trật tự trị an tại khu vực đang xảy ra sự cố, tai nạn và sau khi sự
cố, tai nạn được xử lý.
- Làm nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Chỉ huy CNCH.
Chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cho các đơn vị trực thuộc, Công an Phường,
đảm bảo giao thông đi lại và an ninh trật tự xung quanh cơ sở.
b) Cảnh sát giao thông:
- Tổ chức chốt các nút giao thông Đường Yên Phụ không cho các phương
tiện giao thông ra vào khu vực CNCH.


- Tổ chức phân luồng giao thông các tuyến phố lân cận tránh ùn tắc, tạo
điều kiện cho các xe tham gia công tác CNCH hoạt động dễ dàng.
- Làm nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Chỉ huy CNCH.

c) Cảnh sát 113:
- Bảo vệ xung quanh khu vực xảy ra sự cố, tai nạn.
- Phối hợp với các lực lượng khác tổ chức giải toả ùn tắc giao thông, giải
tỏa đám đông cản trở công tác CNCH.
- Làm nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Chỉ huy CNCH.
d) Trung tâm cấp cứu Thành phố 115:
- Huy động 05 xe cứu thương cùng cán bộ y tế đến hiện trường (3 xe đổ ở
sân trước, 2 xe đỗ ở sân sau).
- Tiến hành sơ cấp cứu nạn nhân được cứu ra và chuyển đi bệnh viện gần
nhất chữa trị.
- Làm nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Chỉ huy CNCH.
e) Công ty Điện lực Ba Đình:
Thực hiện nhiệm vụ theo sự điều động của Chỉ huy CNCH.
Chú ý:
- Các lực lượng tham gia CNCH phải thông tin liên lạc chặt chẽ với Ban chỉ
huy CNCH trong suốt quá trình CNCH.
- Tổ chức hướng dẫn mọi người ở trong Chợthoát nạn ra nơi an toàn và
tránh làm mất trật tự, gây khó khăn cho công tác CNCH.
VI. Sơ đồ bố trí lực lượng, phương tiện để xử lý tình huống sự cố, tai
nạn phức tạp nhất(16)

C. PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG SỰ CỐ, TAI NẠN
CỤ THỂ(17)
Nhiệm vụ của các lực lượng


Số
thứ
tự
1


Giả định tình
huống và kết quả
tính toán lực
lượng, phương
tiện cứu nạn, cứu
hộ
*Tìnhhuốngch
áy:
- Thời gian xảy ra
cháy: 03h30’.
- Điểm xuất phát
cháy: bãi đỗ xe dãy
nhà A
- Nguyên nhân: Do
bất cẩn khi sử dụng
ngọn lửa trần gần
xăng xe.
- Dự kiến khả năng
phát triển của đám
cháy:
+ Sau một thời gian
thảm bốc cháy.
Ngọn lửa nhanh
chóng lan truyền
sang các vật liệu
cháy khác. Đám
cháy có nhiều nguy
cơ gây cháy lan
sang các phòng liền

kề.
+ Đám cháy toả ra
nhiệt lượng lớn,
thời gian cháy tự
do kéo dài có thể
gây ra cháy lớn,
làm cho cấu kiện
xây dựng mất khả
năng chịu lực dẫn
đến sụp đổ.
+ Đám cháy toả ra
nhiều khói, khí
độc, khói đen dày
đặc ảnh hưởng trực
tiếp đến công tác
CNCH.
- Dự kiến số người
bị nạn: khói khí
độc làm 01 người ở

Kế hoạch
huy động
lực lượng,
phương
tiện cứu
nạn, cứu
hộ
-Lực
lượng cơ
sở:

gồm
toàn bộ ca
trực bảo
vệ, PCCC
cùng các
phương
tiện chữa
cháy,
CNCH có
mặt
tại
Chợdưới
sự chỉ huy
của
Đội
trưởng đội
PCCC cơ
sở.
Lực
lượng
Cảnh sát
PC&CC:
Điều 02 xe
chữa cháy,
01 xe cứu
hộ, cùng
28 CBCS
đến hiện
trường.
- Các lực

lượng
khác:
+ Công an
quận Ba
Đình.
+ Công an
phường
Phúc Xá.
+
Đội
Cảnh sát
giao
thông.

Lực lượng tại chỗ

Lực lượng
Cảnh sát PC&CC TP

Các lực
lượng khác

- Sau khi nhận
được thông tin về
vụ cháy, người trực
lập tức thông báo
cho
lãnh
đạo
Chợvà Cảnh sát

PC&CC (số 114).
Sau đó báo động
bằng chuông, loa,
còi, hô hoán… để
mọi người biết.
- Đội PCCC cơ sở
nhanh chóng tập
trung và triển khai
thực hiện nhiệm
vụ::
+ Cắt điện khu vực
cháy.
+ Hướng dẫn tất cả
khách đang lưu trú
theo các cấu thang
bộ thoát ra ngoài.
+ Tổ chức cứu
người bị nạn.
+ Tiến hành sơ cấp
cứu đối với những
người bị thương.
+ Triển khai các
họng chữa cháy
vách tường và bình
chữa cháy hạn chế
cháy lan, không
chế và dập tắt đám
cháy.
+ Di chuyển tài sản
ra khỏi khu vực

cháy để cứu tài sản
và tạo khoảng cách
chống cháy lan.
- Tổ bảo vệ:
+ Tổ chức bảo vệ
vòng ngoài và

* Trung tâm thông tin
chỉ huy 114:
- Điều động 02 xe chữa
cháy, 01 xe cứu hộ, 01
xe thang của Phòng
Cảnh sát PC&CC số 2
tới hiện trường tổ chức
chữa cháy và CNCH.
- Báo cho chính quyền
sở tại và các lực lượng
khác làm công tác giữ
gìn an ninh trật tự và
cấp cứu người bị nạn.
* Chỉ huy Chữa cháy
và CNCH tiến hành:
- Tổ chức trinh sát hiện
trường.
- Triển khai các đội
hình chữa cháy và
CNCH:
+ Xe chữa cháy số 1:
Đỗ tại sân trước, triển
khai đội hình 2 lăng B

vào bãi đỗ xe, phun
nước trực tiếp vào gốc
lửa và cấu kiện xây
dựng, làm mát các khu
vực xung quanh ngăn
cháy lan, dập tắt đám
cháy.
+ Xe chữa cháy số 2:
Đỗ sau xe chữa cháy số
1 triển khai tiếp nước
cho xe số 1 và triển
khai chiếu sáng tại khu
vực nhà A1, A2, A3
phục vụ công tác chữa
cháy và CNCH.
+ Xe cứu hộ: Đỗ tại sân
trước. CBCS mang
theo các thiết bị CNCH
(máy cưa, máy cắt, kìm

- Công an
quận
Ba
Đình

Công
an
phường
Phúc


đảm bảo an
ninh trật tự
xung quanh

trong
Chợ.
- Cảnh sát
giao thông
đảm
bảo
giao thông
trên
các
phố
Yên
Phụ
tạo
điều kiện
cho các xe
tham
gia
chữa cháy
và CNCH
hoạt động
dễ dàng.
- Cấp cứu
115 tổ chức
sơ cấp cứu
những
người

bị
thương và
đưa đi bệnh
viện
gần
nhất
để
chữa trị.
- Điện lực
Ba
Đình
chịu
sự
điều động
của Chỉ huy
chữa cháy
và CNCH.


2

trong phòng bãi đỗ
xe bị ngạt khói,
ngất và 04 người
khác bị kẹt.
* Tính toán lực
lượng, phương tiện:
- Cảnh sát PC&CC:
+ 02 xe chữa cháy
để chữa cháy .

+ 01 xe cứu hộ
triển khai cứu
người bị ngất.
+ 04 tiểu đội (28
CBCS).
- Cơ sở:
+ Toàn bộ ca trực
bảo vệ, PCCC cơ sở.
+ Toàn bộ trang
thiết bị chữa cháy
và CNCH của cơ sở.
+ Hậu cần cơ sở.
- 01 xe cứu thương
đưa nạn nhân đi
bệnh viện.

- Cấp cứu
115.
- Điện lực
Ba Đình.

vòng trong của
Chợ không cho
người không có
nhiệm vụ ra vào
Chợ.
+
Hướng
dẫn
những người đã

thoát ra ngoài tập
kết tại nơi an toàn
và tiến hành điểm
danh.
+ Bảo vệ các tài
sản đã được cứu ra.
+ Đón các xe tham
gia CNCH.
* Thông báo cắt
điện hoàn toàn
thang máy.
-Thông báo cho lực
lượng
CNCH
chuyên nghiệp để
tổ chức CNCH
+ Tổ chức hậu cần
phục vụ công tác
chữa
cháy

CNCH.

* Tình huống 2:
- Thời điểm: Vào
hồi 12h30’
- Nguyên nhân sự
cố: Do sự cố trong
nhà tình nghĩa
- Diễn biến: trong

quá
trình
vận
chuyển đồ đạc
hàng hóa vào nhà
tình nghĩa bị đổ
vào dây điện gây
cháy.
- Dự kiến khả năng
phát triển của sự
cố:
+ Những người
trong nhà tình
nghĩa hoảng loạn

- Lực
lượng cơ
sở:
gồm
toàn bộ ca
trực bảo
vệ, PCCC
cùng các
phương
tiện
CNCH có
mặt
tại
hiện
trường

dưới
sự
chỉ
huy
của
Đội
trưởng đội
PCCC cơ
sở.

- Sau khi nhận
được thông tin về
sự cố, người trực
lập tức thông báo
cho lãnh đạo Chợ

Cảnh
sát
PC&CC (số 114).
- Đội PCCC cơ sở
nhanh chóng tập
trung và triển khai
thực hiện nhiệm
vụ:
+ Cắt điện thang
máy bị kẹt (chỉ
được thực hiện khi
lực lượng Cảnh sát
PC&CC có mặt).
+ Động viên những

người bị kẹt trong

cộng lực, cáng cứu
thương…) theo các lối
ra cứu nạn nhân bị
ngất, chuyển ra ngoài
và tổ chức tìm kiếm
trong toàn bộ Chợ, đưa
những người bị nạn
còn lại ra nơi an toàn.
Chú ý:
- Chiến sĩ làm nhiệm
vụ chữa cháy và CNCH
phải mặc quần áo bảo
hộ.
- Chiến sĩ làm việc
trong khu vực có nhiều
khói phải đem theo
thiết bị thở.
- Chiến sĩ làm nhiệm
vụ trinh sát phải đem
theo đèn pin, thiết bị
thở và mặc quần áo
cách nhiệt.
- Đảm bảo liên lạc
thông suốt giữa Chỉ
huy với CBCS.
- Các xe chữa cháy, xe
cứu hộ, khi đỗ phải
đảm bảo không cản trở

các hoạt động chữa
cháy và CNCH.
- Trung tâm thông tin
chỉ huy 114:
+ Điều động 01 xe cứu
hộ của Phòng Cảnh sát
PC&CC số 2 tới hiện
trường.
+ Báo cho Cấp cứu 115
và Điện lực Ba Đình
phối hợp CNCH.
- Chỉ huy CNCH tiến
hành:
+ Tổ chức trinh sát
hiện trường.
+ Động viên, trấn an
những người bị kẹt
trong nhà
+ Yêu cầu cơ sở cắt
điện
+ Phối hợp với cơ sở

- Công an
quận
Ba
Đình

Công
an
phường

Phúc

đảm
bảo
giao thông
và an ninh
trật tự xung
quanh Chợ.
- Cảnh sát
giao thông
đảm
bảo
giao thông
trên
phố
Hồng Hà
tạo
điều
kiện
cho


tinh thần cần sự
giúp đỡ của lực
lượng chức năng.
+ Có khả năng
thiếu oxy trong nhà
tình nghĩa do khói
khí độc bao trùm
gây nguy hiểm đến

tính mạng những
người trong đó
+ Trong nhà có
nguy cơ sụp đổ cấu
kiện
* Tính toán lực
lượng,
phương
tiện:
- Cảnh sát PC&CC:
+ 01 xe cứu hộ.
+ 07 CBCS.
- Cơ sở:
+ Toàn bộ ca trực
bảo vệ, PCCC cơ sở.
+ Toàn bộ trang
thiết
bị
chữa
CNCH của cơ sở.
+ Hậu cần cơ sở.
- 01 xe cứu thương.

Lực
lượng
Cảnh sát
PC&CC:
Điều 01 xe
cứu
hộ

cùng
8
CBCS đến
hiện
trường.
- Các lực
lượng
khác:
+ Công an
quận Ba
Đình

Công an
phường
Phúc Xá.
+ Cảnh sát
giao
thông.
+ Cấp cứu
115.
+ Điện lực
Ba Đình.

nhà giữ bình tĩnh,
tránh hoảng loạn
qua hệ thống âm
thanh thang máy
hoặc trực tiếp từ
bên ngoài nhà
+ Tiến hành sơ cấp

cứu đối với những
người bị thương.
- Tổ bảo vệ:
+ Tổ chức bảo vệ
vòng ngoài và
vòng trong của
Chợ không cho
người không có
nhiệm vụ ra vào
Chợ.
+ Trấn an những
người khác trong
Chợ.
+ Đón các xe tham
gia CNCH.
+ Tổ chức hậu cần
phục vụ công tác
CNCH.

phá khóa nhà tình
nghĩa.
Lưu ý:
- Chuẩn bị đầy đủ biện
pháp an toàn để cứu
nạn nhân.
- CBCS trang bị đầy đủ
thiết bị bảo hộ cá nhân
(mũ, kính, găng tay,
ủng quần áo chữa
cháy).

- Đảm bảo liên lạc
thông suốt giữa Chỉ
huy với CBCS.

các xe tham
gia CNCH
hoạt động
dễ dàng.
- Cấp cứu
115 tổ chức
sơ cấp cứu
những
người
bị
thương và
đưa đi bệnh
viện
gần
nhất
để
chữa trị.
- Điện lực
Ba
Đình
chịu
sự
điều động
của Chỉ huy
CNCH.


D. BỔ SUNG, CHỈNH LÝ PHƯƠNG ÁN CỨU NẠN, CỨU HỘ (18)

TT

Ngày, tháng,
năm

Nội dung bổ sung, chỉnh sửa

Người xây
dựng

Người phê duyệt


phương án
đã ký

phương án đã kỹ

E. THEO DÕI TÌNH HÌNH HỌC, THỰC TẬP PHƯƠNG ÁN CỨU NẠN, CỨU
(19)

HỘ

Ngày, tháng,

Nội dung, hình

Tình huống sự Lực lượng, phương Nhận xét, đánh



năm

thức học, thực tập

cố, tai nạn

tiện tham gia

giá kết quả

………, ngày……tháng……năm…..

………, ngày……tháng……năm…..

NGƯỜI PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN(20)

NGƯỜI XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN(21)

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)


HƯỚNG DẪN GHI PHƯƠNG ÁN CỨU NẠN, CỨU HỘ

(1) - Độ mật: Đóng dấu “Mật”, “Tuyệt mật”, “Tối mật” theo quy định.
(2) - Loại: Ghi "I", “II”, “III”.
(3) - Ghi tên của cơ quan, tổ chức, cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới đặc biệt

theo văn bản giao dịch hành chính.
(4) - Chức danh người phê duyệt phương án cứu nạn, cứu hộ.
(5) - Chức danh người có trách nhiệm xây dựng phương án cứu nạn, cứu hộ theo
quy định.


(6) - Vị trí địa lý: Ghi rõ các công trình, đường phố, sông, hồ... tiếp giáp.
(7) - Giao thông bên trong và bên ngoài: Ghi rõ các tuyến đường, những tác
động ảnh hưởng đến việc lưu thông, khoảng cách đến đội Cảnh sát Phòng cháy,
chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ quản lý địa bàn sở tại; đặc điểm giao thông nội bộ.
(8) - Tính chất, đặc điểm có liên quan đến công tác cứu nạn, cứu hộ: Ghi rõ
đặc điểm kiến trúc, xây dựng và bố trí các hạng mục công trình (số đơn nguyên,
số tầng, diện tích mặt bằng, loại vật liệu của các cấu kiện xây dựng chủ yếu như
tường, cột, trần, sàn, mái...; phân tích tính chất hoạt động, công năng sử dụng
của các hạng mục công trình liên quan, số người thường xuyên có mặt..; dự báo,
đánh giá các khả năng thiệt hại, gây nguy hiểm đến tính mạng, tài sản khi sự cố,
tai nạn xảy ra.
(9) - Lực lượng, phương tiện cứu nạn, cứu hộ tại chỗ: Ghi rõ số đội viên cứu
nạn, cứu hộ trong và ngoài giờ làm việc, người phụ trách; chủng loại, số lượng,
vị trí bố trí phương tiện cứu nạn, cứu hộ (chỉ thống kê phương tiện cứu nạn, cứu
hộ đảm bảo chất lượng theo quy định); lực lượng, phương tiện tại chỗ có thể huy
động bổ sung.
(10) - Giả định tình huống sự cố, tai nạn: giả định tình huống sự cố, tai nạn có
thể xảy ra làm thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, gây khó khăn, phức
tạp cho việc cứu nạn, cứu hộ mà cần phải huy động nhiều lực lượng và phương
tiện mới có thể xử lý được. Ghi rõ thời điểm xảy ra sự cố, tai nạn, nguyên nhân;
tình trạng sau khi xảy ra; dự kiến diễn biến tiếp theo và những ảnh hưởng tác
động tới việc tổ chức cứu nạn, cứu hộ như: tình trạng công trình, nhà, cấu kiện
xây dựng, hệ thống đường hầm...; dự kiến và xác định vị trí và số lượng người bị
nạn.

(11) - Dự kiến lực lượng, phương tiện cứu nạn, cứu hộ: Trên cơ sở dự kiến
tình huống sự cố tai nạn, số lượng người bị nạn và tình trạng của họ để đưa ra
yêu cầu về lực lượng, phương tiện để tổ chức cứu nạn, cứu hộ...
(12) - Kế hoạch huy động lực Iượng, phương tiện cứu nạn, cứu hộ: Căn cứ
vào yêu cầu ở mục (13) và đối chiếu với thực trạng lực lượng, phương tiện hiện
có để ghi vào bảng huy động lực lượng phương tiện cứu nạn, cứu hộ.
(13) - Nhiệm vụ cụ thể của lực lượng tại chỗ: Ghi rõ nhiệm vụ của từng người,
từng bộ phận trong việc xử lý cứu nạn, cứu hộ ban đầu như: sơ cấp cứu người bị
nạn, cứu tài sản, đón tiếp các lực lượng được huy động đến, đảm bảo hậu cần
cho các lực lượng tham gia cứu nạn, cứu hộ trong trường hợp thời gian kéo dài,
bảo vệ hiện trường và khắc phục hậu quả.
(14) - Nhiệm vụ cụ thể của các lực lượng khác: Ghi rõ nhiệm vụ của các lực
lượng khác như: Công an, quân đội, y tế, cấp nước...
(15) - Sơ đồ bố trí lực lượng, phương tiện để xử lý tình huống sự cố, tai nạn
phức tạp nhất:
Vẽ mặt bằng tổng thể khu vực xảy ra sự cố, tai nạn (riêng với nhà cao tầng phải
có thêm mặt cắt đứng); các công trình, đường phố, sông, hồ... giáp ranh; hướng
gió chủ đạo; giao thông bên trong và bên ngoài (nếu có); kích thước công trình,


khoảng cách giữa các hạng mục công trình; vị trí người bị nạn; bố trí lực lượng,
phương tiện để cứu nạn, cứu hộ; vị trí ban chỉ huy... các ký hiệu, hình vẽ trên sơ
đồ thống nhất theo quy định.
(16) - Phương án xử lý một số tình huống sự cố, tai nạn cụ thể: Giả định tình
huống sự cố, tai nạn đối với từng hạng mục, công trình có tính chất, đặc điểm có
liên quan đến công tác cứu nạn, cứu hộ và việc tổ chức chữa cháy khác nhau;
cách ghi nội dung từng tình huống cháy cụ thể tương tự như cách ghi của tình
huống cháy lớn phức tạp nhất.
(17) - Bổ sung, chỉnh lý phương án cứu nạn, cứu hộ: Ghi rõ trường hợp thay
đổi có liên quan đến việc tổ chức cứu nạn, cứu hộ nhưng chưa đến mức làm thay

đổi cơ bản nội dung phương án cứu nạn, cứu hộ. Trường hợp có thay đổi lớn cơ
bản làm ảnh hưởng đến nội dung phương án thì phải tiến hành xây dựng lại.
(18) - Các sơ đồ tình huống sự cố, tai nạn đã lập và thực tập: Các tình huống
cứu nạn, cứu hộ đã thực tập đều phải vẽ sơ đồ bố trí lực lượng, phương tiện và
kẹp vào phương án cứu nạn, cứu hộ này.

2. Phương tiện cứu nạn, cứu hộ: Chợ Long Biên.
TT

DANH MỤC TRANG THIẾT BỊ, PHƯƠNG TIỆN

1

Đèn chiếu sáng cá nhân cầm tay

2

Phao cứu sinh các loại

3

Áo phao

4

Mặt nạ phòng độc cách ly

5

Thiết bị thông tin cá nhân


6

Rìu phá dỡ đa năng

7

Xà beng

SỐ LƯỢNG

GHI CHÚ


8

Búa to

9

Búa nhỏ

10 Quần áo cứu nạn, cứu hộ
11 Ủng cứu nạn, cứu hộ
12 Mũ cứu hộ
13 Mặt nạ lọc độc
14 Cưa tay
15 Kìm cộng lực
16 Thang dây
17 Đai cứu người

18 Cáng cứu thương
19 Bộ đồ cứu thương tiêu chuẩn



×