Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

GIÁO ÁN TÍCH HỢP - BÀI 12 SỰ PHÂN BỐ KHÍ ÁP. MỘT SỐ LOẠI GIÓ CHÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.29 KB, 11 trang )

MẪU PHIẾU MÔ TẢ VỀ DỰ ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
I. Tên dự án dạy học
VẬN DỤNG KIẾN THỨC ĐÃ HỌC Ở CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ VÀ CẤP
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRONG TIẾT 12, BÀI 12 - ĐỊA LÍ 10: SỰ
PHÂN BỐ KHÍ ÁP. MỘT SỐ LOẠI GIÓ CHÍNH.
II. Mục tiêu dạy học
1. Kiến thức
Học sinh vận dụng kiến thức đã được tìm hiểu qua dự án để có thể giải thích
một số hiện tượng thực tế và áp dụng được trong đời sống hằng ngày.
+ Vận dụng kiến thức: Môn Vật lí lớp 8, bài 18: Áp suất khí quyển, để tìm hiểu
áp suất khí quyển tác động lên bề mặt Trái Đất.
+ Vận dụng kiến thức: Môn Vật lí lớp 8, bài 24: Công thức tính nhiệt lượng, để
giải thích sự thay đổi nhiệt dung riêng của nước và đất trong ngày.
+ Vận dụng kiến thức môn công nghệ lớp 10: Biện pháp tránh rét cho cây trồng
vật nuôi, để học sinh biết cách chăm sóc sức khỏe vật nuôi vào ngày mùa đông.
+ Vận dụng kiến thức môn giáo dục công dân lớp 10: Bài 15: Công dân với
những vấn đề cấp thiết của nhân loại, để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho
học sinh thông qua tiết học.
+ Vận dụng kiến thức trong môn ngữ văn: bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ
Xuân Quỳnh để giúp học sinh thấy được nước ta cũng chịu ảnh hưởng của gió
mùa Đông Bắc.
+ Vận dụng kiến thức âm nhạc: Bài hát Trường Sơn đông Trường Sơn Tây của
nhạc sĩ Hoàng Hiệp, để học sinh thấy được đặc điểm của gió phơn ở nước ta.
+ Vận dụng kiến thức môn Lịch Sử lớp 10: Các cuộc phát kiến địa lí để giải
thích về “vĩ độ ngựa” vĩ tuyến 300 - 350 . nơi xuất phát của gió Tây Ôn Đới và
gió Mậu Dịch.
+ Vận dụng kiến thức toán học để tính toán sự thay đổi nhiệt độ của sườn đón
gió và sườn khuất gió trong cùng một dãy núi.


2. Kĩ năng


- Có kĩ năng thu thập thông tin, vận dụng kiến thức nhiều môn học để giải
quyết các vấn đề trong bài học và các vấn đề thực tế gặp phải trong cuộc sống
hằng ngày.
- Phân tích được được mối quan hệ giữa khí áp và gió, nguyên nhân làm thay
đổi khí áp.
- Biết được nguyên nhân hình thành một số loại gió thổi thường xuyên trên
Trái Đất, gió mùa và một số loại gió địa phương.
- Sử dụng bản đồ Khí hậu thế giới để trình bày sự phân bố các khu khí áp cao
và khí áp thấp, sự vận động của các khối khí trong tháng 1 và tháng 7.
3. Thái độ
- Có thái độ khách quan về các hiện tượng địa lí tự nhiên,gắn sản xuất với việc
bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên.
- Giáo dục ý thức học tập bộ môn.
4. Năng lực vận dụng của học sinh
Biết kết hợp giữa lí thuyết và việc vận dụng các kiến thức đã học vào thực
tiễn đời sống và sản xuất.
Có ý thức bảo vệ môi trường sống qua bài học.
III. Đối tượng dạy học của dự án
1. Số lượng
Học sinh trung học phổ thông: 37 em.
2. Lớp/ khối lớp
Lớp 10A1 THPT Trần Can, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên.
IV. Ý nghĩa của dự án
1. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn dạy học
Qua việc dạy học của dự án, học sinh sẽ có tư duy vận dụng kiến thức của
nhiều môn học khác nhau để giải quyết các vấn đề thường gặp trong cuộc sống.


Từ những kiến thức của dự án và cách vận dụng kiến thức của nhiều môn học
khác nhau để giải quyết các vấn đề mà học sinh có thể vận dụng trong các tình

huống khác.
2. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn đời sống
Học sinh có được những kiến thức thực tế để vận dụng vào cuộc sống hàng
ngày, giải thích các hiện tượng thực tế trong cuộc sống như: Tại sao mùa đông lại
lạnh giá, mùa hè nóng bức. Tại sao cùng một dãy núi, sườn đón gió mưa nhiều
sườn khuất gió lại mưa ít. Ở những vùng đất ven biển, vào ban ngày có những cơn
gió từ đất liền thổi ra biển nhưng ban đêm lại có những cơn gió từ biển thổi vào.
Biết sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên, có ý thức bảo vệ môi trường, nhận
thức được những thay đổi của những hiện tượng thời tiết cực đoan, sự biến đổi khí
hậu toàn cầu từ đó có ý thức bảo vệ môi trường.
V. Thiết bị dạy học
1. Thiết bị, đồ dùng dạy học
Bản đồ Khí hậu thế giới.
Phiếu học tập.
2. Học liệu sử dụng trong dạy học
- Sách giáo khoa Địa lí 10,
- Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Địa lí - lớp 10. Phạm Thị
Sen (chủ biên), NXB Giáo dục.
- Sách giáo khoa và sách giáo viên các môn: Vật lí 8, Công nghệ 10, Lịch Sử 10,
Giáo dục công dân 10.
3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học của dự án
- Máy tính, máy chiếu.
- Mạng internet.
VI. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
1. Hoạt động dạy học


Trong bài thơ Sóng, nhà thơ Xuân Quỳnh đã từng viết những câu thơ sau:
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu

Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau.
Vậy nguyên nhân nào sinh ra gió, trên Trái Đất có những loại gió chính nào, sự
phân bố khí áp trên Trái Đất tuân theo những quy luật nào? Thầy và trò chúng ta sẽ
cùng nhau giải đáp những câu hỏi đó trong bài học ngày hôm nay.
Hoạt động của GV và HS.
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự phân bố khí I. Sự phân bố khí áp.
áp
Hình thức: Cá nhân
Khí áp là sức nén của không khí xuống mặt
GV: Trình chiếu thí nghiệm về ảnh hưởng Trái Đất.
của khí áp lên bề mặt Trái Đất trong môn
Vật lí lớp 8
? Dựa vào hiểu biết của bản thân, nội dung
SGK, cho biết khí áp là gì.
Bước 2: GV yêu cầu HS quan sát H12.1,
12.2 & H12.3 hãy:
- Nhận xét về sự phân bố các đai khí áp
trên Trái Đất?
- Các đai khí áp phân bố có liên tục
không? Vì sao?
(Do sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại
dương)
? Nêu những nguyên nhân làm thay đổi khí
áp.
HS: TL
GV: Chuẩn kiến thức
GV: Trình chiếu thí nghiệm về sự thay đổi
của khí áp theo độ cao.

? Khí áp thay đổi như thế nào theo độ cao
HS: TL
GV: Chuẩn kiến thức
GV: Cho HS quan sát bảng số liệu về sự
thay đổi của khí áp theo nhiệt độ ở Hà Nội

1. Phân bố các đai khí áp trên Trái Đất.
- Các đai áp cao và áp thấp phân bố xen kẽ và
đối xứng nhau qua đai áp thấp xích đạo.
- Các đai khí áp không liên tục mà bị chia cắt
thành từng khu vực khí áp riêng biệt.
2. Nguyên nhân thay đổi của khí áp
a. Khí áp thay đổi theo độ cao
- Càng lên cao khí áp càng giảm

b. Khí áp thay đổi theo nhiệt độ.
- Nhiệt độ tăng  khí áp giảm.


và TP.Hồ Chí Minh.
GV: Dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết
của bản thân:
? Nhận xét sự thay đổi của khí áp theo độ
ẩm.
HS: TL
GV: Chuẩn kiến thức

- Nhiệt độ giảm  khí áp tăng.
c. Khí áp thay đổi theo độ ẩm.
- Độ ẩm càng tăng, khí áp càng giảm và

ngược lại

Hoạt động 2: Hình thức: thảo luận II. Một số loại gió chính.
nhóm
Bước 1: GV chia lớp thành 3 nhóm
1. Gió Tây ôn đới.
Bước 2: Giao nhiệm vụ cho từng nhóm
2. Gió Mậu dịch.
N1: Tìm hiểu về gió Tây ôn đới và gió
Mậu dịch?
Quan sát H12.1 và nội dung SGK cho biết:
- Phạm vi hoạt động.
- Thời gian hoạt động.
- Hướng gió thổi.
- Tính chất của gió.
So sánh gió Mậu dịch và gió Tây ôn đới?
N2: Tìm hiểu về gió mùa?
Quan sát H12.2 &H12.3, nội dung SGK
cho biết:
- Gió mùa là gì? Cho VD?
- Nguyên nhân hình thành?
- Một số trung tâm áp cao, áp thấp, dải hội
tụ nhiệt đới vào tháng 1, tháng 7? Tác dụng
của chúng?
N3: Tìm hiểu về gió địa phương?
Quan sát H12.4; H12.5; nội dung SGK
trình bày:
- Gió biển và gió đất được hình thành như
thế nào? Ở đâu? Nguyên nhân hinh thành?
- Hoạt động của gió biển và gió đất?

- Gió phơn là gì?
- Phân tích ảnh hưởng của gió ở sườn Tây
và sườn Đông (H12.5)?
Bước 3: Đại diện nhóm trình bày.
Nhóm khác nhận xét, bổ sung.

3. Gió mùa
- Là gió thổi theo mùa có chiều ngược nhau.
- Nguyên nhân hình thành: Do sự nóng lên
hoặc lạnh đi không đều giữa lục địa và đại
dương theo mùa gây ra sự chênh lệch khí áp
giữa lục địa và đại dương.
- Thường có ở đới nóng: Nam Á, Đông Nam
Á, Đông Phi, Đông Bắc Ôxtrâylia.
- Ngoài ra còn có ở một số nơi khác như: phía
Đông Trung Quốc, Đông Nam Liên Bang
Nga, Đông Nam Hoa Kỳ.


GV chuẩn kiến thức và giải thích:
* Vĩ độ ngựa: Các em đã được tìm hiểu về
các cuộc phát kiến địa lí trong môn lịch sử.
Khi đoàn thám hiểm của Côlômbô đi qua
các vĩ tuyến khoảng 300 – 350 khu vực này
rất lặng gió. Nguyên nhân chính là do đây
là khu vực phát nguyên gió xuống khu vực
ôn đới và khu vực xích đạo. Thuyền buồm
di chuyển ì ạch. Không có đủ thức ăn,
nước uống cho ngựa, ngoài trời nắng nóng,
do đó các thủy thủ phải vứt xác của những

chú ngựa trên biển, nên các vĩ tuyến ở đây
được gọi là các vĩ độ ngựa.
* Gió mùa
Về mùa đông: lục địa lạnh hình thành áp
cao (Xibia) gió thổi từ áp cao lục địa ra
biển mang theo không khí lạnh và khô.
Về mùa hạ: trên lục địa hình thành hạ áp
(Iran), gió từ đại dương thổi vào lục địa
mang theo không khí ẩm, mưa nhiều.
? Theo em, lãnh thổ nước ta có chịu ảnh
hưởng của gió mùa không?
GV: Đọc bài thơ: Tiếng gà trưa của nhà thơ
Xuân Quỳnh
“Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông tới
Bà lo đàn gà toi
Mong tròi đừng sương muối”
Thể hiện cái rét buốt của mùa đông ở miền
Bắc của nước ta, các biện pháp phòng
tránh rét cho vật nuôi (liên hệ thực tế).
Hay ở Điện Biên chúng ta có câu:
“ Ruồi vàng, bọ chó, gió Tây Trang”
Thể hiện cho cái nóng vào khoảng thời
gian hè của nước ta, cũng như ở Điện Biên
quê hương các em
- Ban ngày ở lục địa, ven bờ đất hấp thụ
nhiệt nhanh, nóng hơn mặt nước ven biển
nên ven bờ trên đất liền hình thành áp thấp,
ở ven bờ trên mặt biển mát hơn hình thành


4. Gió địa phương
a. Gió biển và gió đất
- Hình thành ở vùng ven biển.
- Thay đổi hướng theo ngày và đêm.
+ Ban ngày: gió thổi từ biển vào đất liền 
gió biển.
+ Ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển  gió
đất.

b. Gió phơn
Là loại gió khô, nóng khi vượt qua núi.
- Lên cao 100m, nhiệt độ giảm 0,60C; xuống
núi 100m nhiệt độ tăng 1,00C.


cao áp. Gió thổi từ áp cao (ven biển) vào
tới áp thấp (ven đất liền) gọi là gió biển
- Ban đêm: đất liền tỏa nhiệt nhanh hơn
hình thành áp cao ở đất liền, ở vùng nước
ven bờ tỏa nhiệt chậm hơn hình thành áp
thấp. Gió thổi từ áp cao (đất liền) tới áp
thấp (ven biển)  gọi là gió đất.
- Sườn Tây: Gió ẩm thổi tới, lên cao gặp
lạnh, đổ mưa nhiệt độ giảm. Lên cao 100m
nhiệt độ giảm 0,60C.
- Sườn Đông: do gió vượt qua đỉnh núi lại
bị khô nên khi xuống núi nhiệt độ tăng
theo tiêu chuẩn không khí khô, xuống
100m, nhiệt độ tăng thêm 1,00C.
GV: Mở bài hát Trường Sơn Đông Trường

Sơn Tây.
Phân tích cho HS thấy sự khác biệt về khí
hậu của hai bên sườn phía Đông và sườn
phía Tây của dãy Trường Sơn ở nước ta.
GV: Trình chiếu hình ảnh của một số cơn
bão và ảnh hưởng của chúng trong những
năm gần đây. Giáo dục ý thức giáo dục
môi trường cho học sinh vì tương lai của
cả xã hội loài người bằng những công việc
mà các em có thể thực hiện.
* Phụ lục
Bảng so sánh gió Tây ôn đới và gió Mậu dịch.

Đặc điểm
Phạm vi hoạt động
Thời gian hoạt động
Hướng thổi
Tính chất.
2. Phương pháp dạy học

Gió Tây ôn đới
- Thổi từ áp cao cận nhiệt đới
về áp thấp ôn đới.
Quanh năm.
Hướng Tây là chủ yếu:
- Tây Bắc ở Nam bán cầu.
- Tây Nam ở Bắc bán cầu.
Mang theo mưa, độ ẩm cao.

Gió Mậu dịch.

- Thổi từ áp cao cận nhiệt đới về
áp thấp xích đạo.
Quanh năm.
Hướng Đông là chủ yếu:
- Đông Nam ở Nam bán cầu.
- Đông Bắc ở Bắc bán cầu.
Ít mưa, khô.


Sử dụng một số phương pháp dạy học chủ yếu sau:
- Phương pháp vấn đáp – thuyết trình.
- Phương pháp thảo luận nhóm – phát hiện kiến thức.
- Phương pháp tổng hợp, thu thập tài liệu thông tin.
- Phương pháp trực quan, phát hiện.
3. Phương pháp kiểm tra đánh giá
- Kiểm tra những kiến thức cơ bản qua bài kiểm tra
- Kiểm tra mức độ vận dụng kiến thức đã được học vào thực tế bằng cách đưa ra
các tình huống cụ thể để học sinh giải quyết.
VII. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
1. Kiểm tra đánh giá
ĐỀ BÀI
Câu 1: Các nguyên nhân chính làm thay đổi khí áp là:
A. Độ cao, gió, nhiệt độ.

C. Độ ẩm, độ cao, nhiệt độ.

B. Nhiệt độ, frông, gió.

D. Độ cao, gió, độ cao.


Câu 2: Nguyên nhân hình thành gió Tây Ôn Đới là:
A. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa vùng cận nhiệt đới và vùng ôn đới.
B. Sự chênh lệch khí áp giữa áp cao vùng cận nhiệt đới và áp thấp ôn đới.
C. Sự chênh lệch khí áp giữa áp thấp vùng cận nhiệt đới và áp cao vùng ôn đới.
D. Sự chênh lệch vĩ độ giữa vùng cận nhiệt đới và vùng ôn đới.
Câu 3: Gió mùa là loại gió
A. Thổi theo mùa
B. Thổi theo mùa, hướng gió ở hai mùa không đổi.
C. Thổi theo mùa, hướng gió ở hai mùa có chiều ngược nhau.


D. Thổi theo mùa.
Câu 4: Trong ngày, gió đất thường hoạt động mạnh nhất vào khoảng thời gian nào.
A. 21- 23 giờ

B. 1 - 3 giờ

C. 3 - 5 giờ

D. 7 - 9 giờ

Câu 5: So sánh đăc điêm cua gió Tây Ôn Đới và gió Mâu Dịch theo các têu chi:
Đặc điểm
Phạm vi hoạt động

Gió Tây ôn đới

Gió Mậu dịch.

Thời gian hoạt động

Hướng thổi
Tính chất.
Câu 6:
Tính nhiệt độ tại chân núi của sườn đón gió và sườn khuất gió, biết nhiệt độ tại
đỉnh núi là -50 C, độ cao của ngọn núi là 3500m. ( Cho biết: cứ lên 1000m nhiệt độ
giảm xuống 60C và xuống 1000m nhiệt độ giảm xuống 100C)
ĐÁP ÁN
Đáp án các câu trắc nhiệm: 2 điểm (0,5 đ/ câu)
Câu
Đáp án
Câu 5: (5điểm)
Đặc điểm
Phạm vi hoạt động
Thời gian hoạt động
Hướng thổi
Tính chất.

1
C

2
B

Gió Tây ôn đới
- Thổi từ áp cao cận nhiệt đới
về áp thấp ôn đới.
Quanh năm.
Hướng Tây là chủ yếu:
- Tây Bắc ở Nam bán cầu.
- Tây Nam ở Bắc bán cầu.

Mang theo mưa, độ ẩm cao.

3
C

4
C

Gió Mậu dịch.
- Thổi từ áp cao cận nhiệt đới về
áp thấp xích đạo.
Quanh năm.
Hướng Đông là chủ yếu:
- Đông Nam ở Nam bán cầu.
- Đông Bắc ở Bắc bán cầu.
Ít mưa, khô.


Câu 6: (3 điểm)
Nếu nhiệt độ ở đỉnh của một dãy núi có độ cao là 3500m là -50C thì:
- Lên 3500m nhiệt độ giảm là: 60C/1000m ×3500 = - 210C
Vậy nhiệt độ tại chân núi tại chân núi của sườn đón gió là: -50C – (-210C) = 160C
- Xuống 3500m thì nhiệt độ tăng: 100C/ 1000m × 3500 = 350C
Vậy nhiệt độ tại chân núi của sườn khuất gió là: -50C + 350C =300C
2. Tiêu chí đánh giá kết quả học tập của học sinh
- Học sinh trả bài kiểm tra mức độ đạt trên 50%, tức là học sinh đã nắm được
những kiến thức cơ bản.
- Học sinh giải quyết được các tình huống đã đưa ra.
- Vận dụng được kiến thức của nhiều môn học khác nhau để giải quyết những vấn
đề thực tiễn đời sống.

VIII. Các sản phẩm của học sinh:
Sản phẩm của học sinh:
- Chất lượng bài kiểm tra.
Tiến hành kiểm tra trên 37 em.
Điểm 9 - 10

Điểm 7 - 8

Điểm 5 - 6

Điểm < 5

9 = 24%

18 = 49%

10 = 37%

0 = 0%




×