Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

NGHIÊN cứu ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ ôzôn xử lý mùi hôi PHÁT SINH từ HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI HEO tại BÌNH DƯƠNG tóm tắt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.74 KB, 6 trang )

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ ÔZÔN
XỬ LÝ MÙI HÔI PHÁT
SINH TỪ HOẠT ĐỘNG
CHĂN NUÔI HEO TẠI
BÌNH DƯƠNG
Phùng Chí Sỹ
Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC)

TÓM TẮT
Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu ứng dụng thử nghiệm mô
hình xử lý mùi hôi bằng công nghệ ôzôn tại 01 trại chăn nuôi
heo quy mô lớn (trại chăn nuôi heo Bàu Bàng, Công ty TNHH
Kim Long) và 01 trại nuôi heo quy mô gia đình (Trại chăn nuôi
An Phước) trên địa bàn tỉnh Bình Dương, bao gồm điều tra
nguồn phát sinh mùi hôi; tính toán, thiết kế công nghệ xử lý mùi
hôi bằng thiết bị phát ôzôn; Triển khai thử nghiệm mô hình xử
lý mùi hôi bằng các thiết bị phát ôzôn; Đo đạc, giám sát mùi hôi
trước và sau khi lắp đặt các thiết bị ôzôn nhằm đánh giá hiệu
quả của mô hình xử lý. Kết quả phân tích mùi hôi tại các trại chăn
nuôi heo cho thấy hiệu quả rõ rệt của thiết bị phát ôzôn trong
việc xử lý ô nhiễm do mùi hôi.
Từ khóa: Công nghệ ôzôn, trại chăn nuôi heo, xử lý mùi hôi

1. MỞ ĐẦU
Trong những năm qua, ngành chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bình
Dương có sự tăng trưởng khá cao, tạo ra sự thay đổi rõ rệt trong
cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Hoạt động chăn nuôi tập trung
theo quy mô công nghiệp và chăn nuôi trang trại, thuộc mọi
thành phần kinh tế, kể cả doanh nghiệp chăn nuôi 100% vốn
đầu tư nước ngoài, đã và đang thực sự giữ vai trò quan trọng,


có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển nhanh theo hướng sản
xuất hàng hóa bền vững.
Trong thời gian qua mức tăng trưởng sản xuất ngành chăn nuôi
tại Bình Dương đạt trung bình 5,5-6,0%/năm. Ước tính đến năm
2015, tổng đàn heo đạt 456.000 con, đàn bò đạt 50.000 con
và tổng đàn gia cầm đạt 2,3 triệu con. Việc xử lý chất thải nói
chung và xử lý mùi hôi nói riêng đang là một vấn đề cần thiết và
cấp bách nhằm đảm bảo phát triển bền vững.
Trong thời gian qua có rất nhiều công nghệ được áp dụng để
xử lý ô nhiễm do mùi hôi tại các trại chăn nuôi [1-6]. Tuy nhiên,
do nguồn phát sinh mùi không tập trung, khó bao bọc kín các

84

Khoa học & Ứng dụng

chuồng trại chăn nuôi để thu gom và xử lý không khí có mùi
hôi, chi phí đầu tư và xây dựng và giá thành vận hành cao …
Để tìm kiếm công nghệ thích hợp nhằm xử lý mùi hôi phát sinh
từ các trại chăn nuôi, trên thế giới đã áp dụng công nghệ ô xy
hóa bằng ôzôn. Tuy nhiên, công nghệ này hầu như chưa được
nghiên cứu, áp dụng tại Việt Nam nói chung và tại tỉnh Bình
Dương nói riêng.
Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu ứng dụng công nghệ
ôzôn để xử lý mùi hôi phát sinh từ hoạt động chăn nuôi heo tại
Bình Dương.

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Địa điểm nghiên cứu

Trên cơ sở điều tra, khảo sát thực tế, 02 cơ sở chăn nuôi heo tại
huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương được lựa chọn để nghiên cứu
bao gồm 01 trại chăn nuôi quy mô lớn (Trại chăn nuôi heo Bàu
Bàng, Công ty TNHH Kim Long, tại Quốc lộ 13, xã Lai Uyên với
quy mô 10.000 con heo) và 01 trại chăn nuôi quy mô nhỏ (Trại
chăn nuôi heo An Phước tại số 48, Tổ 2, ấp Tân Lập, xã An Điền,
với quy mô 40 con heo).
2.2. Thiết bị phát ôzôn
Thiết bị phát ôzôn với model G5M được sử dụng do Công ty
Cổ phần Phát triển Công nghệ Sinh Phú cung cấp. Đặc tính kỹ
thuật của thiết bị này được đưa ra trong bảng 1.
Bảng 1. Đặc tính kỹ thuật của thiết bị Ôzôn
Stt

Thông số

01

Sản lượng ôzôn

02

Lưu lượng khí ôzôn trung bình

03

Đơn vị

Model
G5M


g/h

5

l/phút

35

Áp lực khí ôzôn

Kpa

15
(1,5m
H2O)

04

Đường kính buồng sinh khí

mm

10

05

Tần số xung điện

KHz


38

06

Điện áp

KV

5

07

Điện hao AC 220V, 50Hz

W

95

08

Nhiệt độ môi trường

oC

5 - 40

09

Độ ẩm môi trường


%

<70

10

Kích thước máy:
- Chiều rộng
- Chiều sâu
- Chiều cao

11

Vỏ máy: inox

12

Trọng lượng máy

Cm

38
20
48
Màu
trắng

Kg


8

Số 21 - 2015


Nguyên lý hoạt động của máy phát khí ôzôn Fresh model G5M
như sau: với cặp điện cực có điện áp 5 KV nhưng tần số thường
cao 38 KHz. Điện môi thường bằng sứ hoặc thủy tinh Pyrec.
Plasma nguội được tạo thành bởi điện trường mạnh với hỗn hợp
các ion dương, âm mật độ rất cao, kích thích ôxy biến đổi thành
khí ôzôn (O3). Phương pháp này được sử dụng từ năm 1920, là
thế hệ máy ôzôn cao cấp, tuy đắt nhưng nhỏ gọn, an toàn và bền
hơn, cho ôzôn nồng độ cao và sạch (NxOy < 0,01 % dù khí nuôi
là không khí thường, còn nếu không khí đã được lọc sạch và sấy
khô thì hầu như không có NxOy). Nồng độ ôzôn tính toán được
đối với máy loại này là 2,38 ppm (tương đương 2,38 mg/l hay 2,38
g/m3).
2.3. Tính toán thiết kế hệ thống xử lý mùi hôi bằng
ôzôn
(1). Nguyên lý xử lý mùi hôi của ôzôn :
- Nguyên lý xử lý NH3 của ôzôn: NH3 sinh ra trong quá trình
chăn nuôi chủ yếu từ nước tiểu và quá trình phân huỷ phân.
Đây là một trong những chất gây ô nhiễm mùi chủ yếu
trong các trại chăn nuôi heo. Cơ chế ôxy hóa NH3 của ôzôn
được thể hiện bằng phản ứng sau:
2NH3 + 4/3 O3
NH4NO3 + H2O
(1)
Nguyên lý xử lý H2S của ôzôn: H2S cũng là chất gây ô nhiễm
mùi sinh ra do phân huỷ phân, nước tiểu của heo trong

quá trình chăn nuôi. Bên cạnh đó H2S còn là chất tham
gia phản ứng tạo thành các hợp chất hữu cơ gây mùi như
Mercaptans. Cơ chế xử lý mùi của ôzôn đối với H2S được
thể hiện ở các phản ứng sau:
H2S + O3
H2O + SO2(2)
3H2S + 4O3
3H2SO4 (3)
- Nguyên lý xử lý CH3-SH của ôzôn: Mercaptans là những
hợp chất hữu cơ chứa gốc (-SH) được sinh ra chủ yếu từ
phản ứng giữa các gốc rượu với H2S. Mercaptans là những
hợp chất gây mùi khó chịu, mỗi loại Mercaptans khác nhau
thì cho những mùi khác nhau. Trong chăn nuôi gia súc, gia
cầm, Mercaptans cũng được hình thành theo cơ chế trên và
gây ô nhiễm mùi cho khu vực chăn nuôi. Cơ chế xử lý mùi
của Ôzôn đối với Mercaptans được thể hiện ở các phản ứng
sau:
CH3-SH + O3
CH3-OH + SO2
(4)
(2). Tính toán hiệu quả xử lý :
Để đánh giá mức độ ô nhiễm mùi và hiệu quả công nghệ
xử lý mùi hôi, chúng tôi sử dụng các phương pháp lấy mẫu,
phân tích hóa học theo các phương pháp tiêu chuẩn, sau
đó so sánh với các quy chuẩn môi trường hiện hành. Dựa
vào kết quả lấy mẫu, phân tích các chỉ tiêu ô nhiễm không
khí: NH3, H2S, CH3-SH tại các vị trí theo thời gian, hiệu quả

- Nồng độ chất ô nhiễm trong các đợt thu mẫu tiếp theo
(sau khi vận hành máy ôzôn): B (mg/m3);

- Hiệu quả xử lý ô nhiễm mùi hôi:

H (%) =

( A − B) x100%
A

(5)

(3). Tính toán lựa chọn số lượng thiết bị máy Ôzôn :
Hiệu suất (H%) xử lý các chất gây ô nhiễm mùi hôi (NH3; H2S;
CH3SH) bởi ôzôn nhỏ hơn 100%. Do đó, nồng độ các chất ô
nhiễm mùi hôi sau khi xử lý bằng Ôzôn luôn thấp hơn nồng
độ trước khi xử lý. Nếu xét tại một vị trí lấy mẫu bất kỳ với thể
tích 1 m3 không khí chứa nồng độ các chất khí phát sinh mùi
hôi: NH3, H2S, CH3-SH như trên, lượng các chất khí ô nhiễm
bị ôxy hóa bởi Ôzôn được tính toán dựa trên các phản ứng
như sau:
- Lượng NH3 tham gia phản ứng với ôzôn: c1 = a1 – b1,
trong đó:
+ c1: Lượng NH3 tham gia phản ứng (1), mg;
+ a1: Lượng NH3 trước khi vận hành mô hình nghiên cứu,
mg;
+ b1: Lượng NH3 sau khi vận hành mô hình nghiên cứu, mg
(chọn bằng quy chuẩn, nếu a1 nhỏ hơn b1 thì lấy c1=0).
- Lượng H2S tham gia phản ứng với ôzôn: c2 = a2 – b2, trong
đó:
+ c2: Lượng H2S tham gia phản ứng (3), mg;
+ a2: Lượng H2S trước khi vận hành mô hình nghiên cứu,
mg;

+ b2: Lượng H2S sau khi vận hành mô hình nghiên cứu, mg
(chọn bằng quy chuẩn, nếu a2 nhỏ hơn b2 thì lấy c2=0).
- Lượng CH3SH tham gia phản ứng với ôzôn: c3 = a3 – b3,
trong đó :
+ c3: Lượng CH3SH tham gia phản ứng (4), mg;
+ a3: Lượng CH3SH trước khi vận hành mô hình nghiên cứu,
mg;
+ b3: Lượng CH3SH sau khi vận hành mô hình nghiên cứu,
mg (chọn bằng quy chuẩn, nếu a3 nhỏ hơn b3 thì lấy c3=0).
Như vậy, tổng lượng ôzôn cần thiết để ôxy hóa các chất khí
gây mùi trong 1m3 không khí theo các phương trình phản
ứng (1), (3) và (4):

d=

64
(c1 + c2 ) + c3
34

(mg)

Với nồng độ ôzôn của máy ôzôn Fresh model G5M 2,38 g/
m3. Như vậy, để khử mùi hôi 1m3 không khí thì cần số lượng
máy:

xử lý được tính toán như sau:
- Nồng độ chất ô nhiễm trong đợt thu mẫu môi trường nền
(đợt 1, chưa lắp đặt máy ôzôn): A (mg/m3);

(máy)


Số 21 - 2015

Khoa học & Ứng dụng

85


Với thể tích V (m3) không khí chứa các chất khí gây mùi hôi
được tính dựa vào không gian chuồng cần xử lý, số lượng
máy cần thiết là (máy)
(4). Thiết kế mô hình xử lý mùi hôi tại trại chăn nuôi:
a). Thiết kế mô hình xử lý mùi hôi tại trại chăn nuôi Bàu Bàng
Dựa vào phương pháp tính toán ở trên, có thể tính toán
số liệu máy ôzôn cần thiết để xử lý mùi hôi tại dãy chuồng
thích nghi - Trại chăn nuôi heo Bàu Bàng đạt quy chuẩn thì
số lượng máy ôzôn cần thiết là 8 máy. Do trại chăn nuôi heo
Bàu Bàng có 4 dãy chuồng, nhưng chúng tôi chỉ thử nghiệm

tại 1 dãy chuồng do điều kiện kinh phí đề tài có hạn.
Dãy chuồng thử nghiệm gồm có 20 chuồng nhỏ, kích thước
mỗi chuồng nhỏ 13m x 7m. Tổng thể tích không gian lắp
đặt và vận hành mô hình để xử lý các khí gây mùi trong
chuồng là : 130m x 15m x 4m = 7.800 m3.
Mô hình gồm 8 máy ôzôn được lắp đặt chắc chắn trên giá
đỡ cao 2m là những thanh thép hiện có của dãy chuồng
thích nghi kích thước 130m x 15m và đầu thổi khí được bố trí
so le (Xem hình 1) nhằm đảm bảo ôzôn được phát tán khắp
dãy chuồng.


Hình 1. Mô hình hệ thống xử lý ô nhiễm mùi hôi bằng ôzôn tại Trại chăn nuôi heo Bàu Bàng

Chú thích: O3 là vị trí đặt các máy ôzôn
b). Thiết kế mô hình xử lý mùi hôi tại trại chăn nuôi An Phước:
Dựa vào phương pháp tính toán ở trên, có thể tính toán số liệu máy ôzôn cần thiết để xử lý mùi hôi tại trại chăn nuôi heo An
Phước đạt quy chuẩn thì số lượng máy ôzôn cần thiết là 1 máy.
Mô hình được lắp đặt trên cột cao 2m của dãy chuồng đực giống và nái sinh sản kích thước 20m x 5m. Thể tích không gian
lắp đặt mô hình để xử lý các tác nhân gây mùi trong chuồng là 20m x 5m x 3m = 300 m3. Hướng phát ôzôn như hình vẽ nhằm
giảm mùi hôi ảnh hưởng đến sức khỏe của hộ gia đình (Xem hình 2).

Hình 2. Mô hình hệ thống xử lý ô nhiễm mùi hôi bằng ôzôn tại trại chăn nuôi heo An Phước
Chú thích: 1. Chuồng đực giống; 2. Chuồng nái sinh sản; 3.Máy ôzôn ; 4. Nhà chủ trại chăn nuôi
(5). Đo đạc, giám sát hiệu quả mô hình xử lý mùi hôi
a). Đo đạc, giám sát mô hình xử lý tại trại chăn nuôi heo Bàu Bàng :
- Thời gian lấy mẫu: 4 đợt lấy mẫu (Đợt 1 lấy mẫu khi máy ôzôn chưa hoạt động; Đợt 2, 3, 4 lấy mẫu sau 15, 30, 45 ngày kể từ
khi máy ôzôn hoạt động).
- Số mẫu không khí tại mỗi đợt là 4 được lấy tại dãy chuồng thích nghi (Ký hiệu KK-1, KK-2, KK-3, KK4).
- Thông số phân tích: NH3, H2S, CH3 -SH.
Vị trí giám sát chất lượng không khí tại Trại chăn nuôi heo Bàu Bàng được trình bày tại hình 3.

Hình 3. Vị trí giám sát đánh giá hiệu quả mô hình xử lý mùi hôi tại Trại chăn nuôi heo Bàu Bàng
Chú thích: Vị trí giám sát không khí

86

Khoa học & Ứng dụng

Số 21 - 2015



b). Đo đạc, giám sát mô hình xử lý tại trại chăn nuôi heo An Phước :
- Thời gian lấy mẫu: 3 đợt lấy mẫu (Đợt 1 lấy mẫu khi máy ôzôn chưa hoạt động; Đợt 2, 3 lấy mẫu sau 15, 30 ngày kể từ khi
máy ôzôn hoạt động).
- Số mẫu không khí tại mỗi đợt là 2 được lấy bên ngoài dãy chuồng đực giống và nái sinh sản.
- Thông số phân tích: NH3, H2S, CH3-SH.
Vị trí giám sát chất lượng không khí tại Trại chăn nuôi heo An Phước được trình bày tại hình 4.

Hình 4. Vị trí giám sát đánh giá hiệu quả mô hình xử lý mùi hôi tại Trại chăn nuôi heo An Phước
Chú thích: Vị trí giám sát không khí
Quy chuẩn áp dụng để đánh giá hiệu quả xử lý mùi hôi là QCVN 06:2009/BTNMT. Quy chuẩn đối với NH3, H2S, CH3SH là
0,2; 0,042; 0,05 mg/m3 tương ứng.

3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

44,8%. Tuy nhiên, nồng độ NH3 sau xử lý bằng ôzôn vẫn cao

3.1. Đánh giá hiệu quả môi trường của mô hình xử lý
mùi hôi bằng Ôzôn tại trại chăn nuôi heo Bàu Bàng
Các kết quả quan trắc nồng độ NH3, H2S, CH3SH theo thời
gian để đánh giá khả năng xử lý mùi hôi của Ôzôn tại trại
chăn nuôi Bàu Bàng được thể hiện ở các bảng 2 và hình 5.
Kết quả quan trắc nồng độ NH3, H2S, CH3SH tại trại chăn
nuôi heo Bàu Bàng cho thấy :
- Nồng độ NH3 tại chuồng có xử lý ôzôn (các đợt 2, 3, 4) thấp
hơn rất nhiều so với thời điểm chưa xử lý (đợt 1). Điều này
cho thấy ôzôn đã xử lý tốt NH3 sinh ra trong quá trình chăn
nuôi heo. Hiệu quả xử lý NH3 của ôzôn đạt từ 37,9% đến

hơn QCVN 06:2009/BTNMT. Kết quả của mô hình này phù
hợp với các nghiên cứu tại [2-5] theo đó hiệu suất xử lý NH3

của ôzôn tại trại chăn nuôi heo khoảng 58%.
- Nồng độ H2S tại chuồng có xử lý ôzôn (các đợt 2, 3, 4) thấp
hơn so với thời điểm chưa xử lý (đợt 1). Điều này cho thấy
ôzôn oxy hóa tốt khí H2S phát sinh trong quá trình chăn nuôi
heo. Hiệu quả xử lý H2S của ôzôn đạt từ 11,1% đến 23,9%.
Tuy nhiên, nồng độ H2S sau xử lý bằng ôzôn vẫn cao hơn
QCVN 06:2009/BTNMT. Kết quả của mô hình này phù hợp
với các nghiên cứu tại [2-5] theo đó hiệu suất xử lý H2S của
ôzôn tại trại chăn nuôi heo đạt khoảng 33%.

Bảng 2. Kết quả quan trắc nồng độ NH3, H2S, CH3SH tại trại chăn nuôi heo Bàu Bàng
Thời điểm
quan trắc

Nồng độ (mg/m3)
KK1

KK2

KK3

KK4

Hiệu quả
xử lý
(%)

Kết quả quan trắc nồng độ NH3
Đợt 1


0,801

0,612

0,851

0,542

0

Đợt 2

0,442

0,380

0,482

0,309

37,9 - 44,8

Đợt 3

0,457

0,345

0,478


0,319

41,1 - 43,8

Đợt 4

0,444

0,362

0,483

0,315

40,8 - 44,6

Kết quả quan trắc nồng độ H2S
Đợt 1

0,090

0,071

0,081

0,062

0

Đợt 2


0,074

0,054

0,063

0,049

17,8 - 23,9

Đợt 3

0,070

0,063

0,070

0,055

11,3 - 22,2

Đợt 4

0,080

0,053

0,062


0,050

11,1 - 15,4

Kết quả quan trắc nồng độ CH3SH

Số 21 - 2015

Đợt 1

0,57

0,63

0,65

0,70

0

Đợt 2

0,35

0,42

0,41

0,42


33,0 - 40,0

Đợt 3

0,40

0,45

0,39

0,49

28,5 - 40,0

Đợt 4

0,42

0,43

0,39

0,47

26,0 - 40,0

Khoa học & Ứng dụng

87



Hình 5. Hiệu quả xử lý mùi hôi tại trại chăn nuôi heo Bàu Bàng
- Nồng độ CH3SH tại chuồng có xử lý ôzôn (các đợt 2, 3, 4) thấp hơn so với thời điểm chưa xử lý (đợt 1). Điều này cho thấy
ôzôn oxy hóa tốt khí CH3SH phát sinh trong quá trình chăn nuôi heo. Hiệu quả xử lý CH3SH của ôzôn đạt từ 26,0% đến 40,0%.
Tuy nhiên, nồng độ CH3SH sau xử lý bằng ôzôn vẫn cao hơn QCVN 06:2009/BTNMT.
3.2. Đánh giá hiệu quả môi trường của mô hình xử lý
mùi hôi bằng Ôzôn tại trại chăn nuôi heo An Phước
Các kết quả quan trắc nồng độ NH3, H2S, CH3SH theo thời
gian để đánh giá khả năng xử lý mùi hôi của Ôzôn tại trại
chăn nuôi An Phước được thể hiện ở các bảng 3 và hình 6.
Kết quả quan trắc nồng độ NH3, H2S, CH3SH tại trại chăn
nuôi heo An Phước cho thấy :
- Nồng độ NH3 tại chuồng có xử lý ôzôn (các đợt 2, 3, 4) thấp

hơn rất nhiều so với thời điểm chưa xử lý (đợt 1). Điều này
cho thấy ôzôn đã xử lý tốt NH3 sinh ra trong quá trình chăn
nuôi heo. Hiệu quả xử lý NH3 của ôzôn đạt từ 33,3% đến
35,1%. Tuy nhiên, nồng độ NH3 sau xử lý bằng ôzôn vẫn cao
hơn QCVN 06:2009/BTNMT. Kết quả của mô hình này phù
hợp với các nghiên cứu tại [2-5] theo đó hiệu suất xử lý NH3
của ôzôn tại trại chăn nuôi heo khoảng 58%.

Bảng 3. Kết quả quan trắc nồng độ NH3, H2S, CH3SH tại trại chăn nuôi heo An Phước
Thời điểm
quan trắc

Nồng độ (mg/m3)
KK5


KK6

Hiệu quả xử lý
(%)

Kết quả quan trắc nồng độ NH3
Đợt 1

0,584

0,479

0

Đợt 2

0,379

0,285

35,1

Đợt 3

0,390

0,264

33,2


Kết quả quan trắc nồng độ H2S
Đợt 1

0,060

0,040

0

Đợt 2

0,047

0,025

21,7

Đợt 3

0,050

0,03o

16,7

Kết quả quan trắc nồng độ CH3SH
Đợt 1

0,75


0,50

0

Đợt 2

0,50

0,32

33,0

Đợt 3

0,47

0,33

37,0

Hình 6. Hiệu quả xử lý mùi hôi tại trại chăn nuôi heo An Phước

88

Khoa học & Ứng dụng

Số 21 - 2015


- Nồng độ H2S tại chuồng có xử lý ôzôn (các đợt 2, 3, 4) thấp

hơn so với thời điểm chưa xử lý (đợt 1). Điều này cho thấy
ôzôn đã xử lý tốt H2S sinh ra trong quá trình chăn nuôi heo.
Hiệu quả xử lý H2S của ôzôn đạt từ 16,7% đến 21,7%. Tuy
nhiên, nồng độ H2S sau xử lý bằng ôzôn vẫn cao hơn QCVN

- Nồng độ CH3SH tại chuồng có xử lý ôzôn (các đợt 2, 3, 4)
thấp hơn nhiều so với thời điểm chưa xử lý (đợt 1). Điều này
cho thấy ôzôn đã xử lý tốt CH3SH sinh ra trong quá trình
chăn nuôi heo. Hiệu quả xử lý CH3SH của ôzôn đạt từ 33,0%
đến 37,0%. Tuy nhiên, nồng độ CH3SH sau xử lý bằng ôzôn

06:2009/BTNMT. Kết quả của mô hình này phù hợp với các
nghiên cứu tại [2-5] theo đó hiệu suất xử lý H2S của ôzôn tại
trại chăn nuôi heo đạt khoảng 33%.

vẫn cao hơn QCVN 06:2009/BTNMT.

4. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ

TÀI LIỆU THAM KHẢO

4.1. Kết luận
Kết quả nghiên cứu thử nghiệm mô hình xử lý mùi hôi bằng thiết
bị ôzôn tại 01 trại chăn nuôi heo quy mô lớn (trại chăn nuôi heo
Bàu Bàng, Công ty TNHH Kim Long) bao gồm điều tra hiện
trạng xử lý chất thải nhằm giảm ô nhiễm do mùi hôi; đề xuất
biện pháp giảm thiểu mùi hôi bằng ôzôn; tính toán, thiết kế mô
hình xử lý mùi hôi bằng thiết bị phát ôzôn; triển khai thử nghiệm
mô hình xử lý mùi hôi bằng các thiết bị phát ôzôn; đo đạc, giám
sát trước và sau khi lắp đặt các thiết bị ôzôn nhằm đánh giá hiệu

quả môi trường của mô hình. Kết quả phân tích 16 mẫu không
khí, mùi hôi tại trại chăn nuôi heo Bàu Bàng cho thấy hiệu quả
rõ rệt của thiết bị phát ôzôn trong việc xử lý ô nhiễm do mùi hôi.
- Kết quả nghiên cứu thử nghiệm mô hình xử lý mùi hôi bằng
thiết bị ôzôn tại 01 trại nuôi heo quy mô gia đình (Trại chăn nuôi
An Phước), bao gồm điều tra hiện trạng xử lý chất thải nhằm
giảm ô nhiễm do mùi hôi; tính toán, thiết kế mô hình xử lý mùi
hôi bằng thiết bị phát ôzôn; triển khai thử nghiệm mô hình xử lý
mùi hôi bằng thiết bị phát ôzôn; đo đạc, giám sát trước và sau
khi lắp đặt thiết bị ôzôn nhằm đánh giá hiệu quả môi trường
của các mô hình xử lý. Kết quả phân tích 06 mẫu không khí, mùi
hôi tại trại chăn nuôi heo An Phước cho thấy hiệu quả rõ rệt của
thiết bị phát ôzôn trong việc xử lý ô nhiễm do mùi hôi.

4.2. Kiến nghị
Do trang trại chăn nuôi heo Bàu Bàng có quy mô rất lớn, trong
khi đó kinh phí đề tài có hạn, nên mô hình sử dụng thiết bị ôzôn
chỉ áp dụng được cho 1 chuồng chăn nuôi. Vì vậy, việc đánh giá
hiệu quả của thiết bị ôzôn đối với toàn bộ trại chăn nuôi gặp
nhiều khó khăn. Chúng tôi kiến nghị cần tiếp tục triển khai giai
đoạn áp dụng thử nghiệm của để tài với nguồn kinh phí nhiều
hơn, đủ trang bị cho 1 trại chăn nuôi quy mô lớn, từ đó có thể
đánh giá được đầy đủ hiệu quả của thiết bị phát ôzôn trong xử
lý mùi hôi từ trại chăn nuôi heo.

Số 21 - 2015

1. Đặng Kim Chi và cộng sự (2006): Đề xuất mô hình quản lý môi
trường tại một số trang trại ở vùng đồng bằng Bắc Bộ (Trang
trại chăn nuôi gia cầm - Tỉnh Hà Tây), Báo cáo tổng kết đề tài,

Hội Bảo vệ Môi trường công nghiệp, Hà Nội.
2. McGinn. Sean M. (2001): Odours from Intensive Livestock
Operations, Advances in Dairy Technology, Volume 13, pp
417 - 430, Agriculture and Agri-Food Canada, Lethbridge, AB
T1J 4B1.
3. Lim. T.-T., A. J. Heber, J.-Q. Ni (2004): Air Quality
Measurements at a Laying Hen House: Odor and Hydrogen
Sulfide Emissions, International Symposium on Control of
Gaseous and Odour Emissions from Animal Production
Facilities, pp. 273-282, Horsens, Denmark.
4. Keener, K.M., R.W. Bottcher, R.D. Munilla, K.E. Parbst, and
G.L. VanWicklen. 1999. Field evaluation of an indoor ozonation
system fro odor control. Paper No. 99-4151,
ASAE/CSAE International Meeting, Toronto. American
Society of Agricultural Engineers, St. Joseph, MI.
5. Redwine. J. S., R. E. Lacey, S. Mukhtar, J. B. Carey (2001):
Concentration and emissions of ammonia and particulate
matter in Tunnel - Ventilated broiler house under summer
conditions in Texas, Paper No. 014095, Vol. 45(4): 1101–1109,
American Society of Agricultural Engineers.
6. Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC). Báo cáo nhiệm
vụ Cục Môi trường “Nghiên cứu xác định chỉ tiêu đánh giá ô
nhiễm mùi phục vụ công tác thanh tra môi trường”,1999-2000.

Khoa học & Ứng dụng

89




×