Tải bản đầy đủ (.pdf) (270 trang)

Thiết kế và sử dụng học liệu điện tử trong dạy học lịch sử lớp 10 ở trường trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.48 MB, 270 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

NINH THỊ HẠNH

THIÕT KÕ Vµ Sö DôNG HäC LIÖU §IÖN Tö
TRONG D¹Y HäC LÞCH Sö LíP 10 ë TR-êng trung häc phæ th«ng

Chuyên ngành: LL&PPDH bộ môn Lịch sử
Mã số: 9.14.01.11

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. NGUYỄN THỊ BÍCH

2. TS. HOÀNG THANH TÚ

HÀ NỘI - 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án chưa từng
được tác giả nào công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2019

Tác giả

Ninh Thị Hạnh


ii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài ............................................................................ 3
4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu............................................ 4
5. Giả thuyết khoa học ................................................................................................ 5
6. Đóng góp của đề tài................................................................................................. 5
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................ 5
8. Cấu trúc của luận án ................................................................................................ 5
Chƣơng 1: TỔNG QUAN NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ................................................................................................. 6
1.1. Các công trình nghiên cứu về học liệu điện tử và sử dụng học liệu điện
tử trong dạy học......................................................................................................... 6
1.1.1. Ở nước ngoài ................................................................................................. 6
1.1.2. Ở Việt Nam ................................................................................................. 15
1.2. Các công trình nghiên cứu về học liệu điện tử và sử dụng học liệu điện
tử trong dạy học lịch sử .......................................................................................... 18
1.2.1. Ở nước ngoài ................................................................................................ 18
1.2.2. Ở Việt Nam ................................................................................................... 22
1.3. Nhận xét chung, những vấn đề luận án kế thừa và tiếp tục giải quyết ....... 26

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ......................................................................................... 27
Chƣơng 2: VẤN ĐỀ THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
– LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................................................... 29
2.1. Cơ sở lý luận ..................................................................................................... 29
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản có liên quan đến đề tài ....................................... 29
2.1.2. Đặc trưng và phân loại học liệu điện tử trong dạy học lịch sử ở trường THPT ... 32
2.1.3. Cơ sở xuất phát của vấn đề thiết kế và sử dụng học liệu điện tử trong
dạy học lịch sử ở trường THPT ............................................................................ 35
2.1.4. Vai trò, ý nghĩa của việc thiết kế và sử dụng học liệu điện tử trong dạy
học lịch sử ở trường THPT ................................................................................... 41
2.1.5. Các hình thức tổ chức dạy học sử dụng học liệu điện tử phổ biến hiện nay ... 49
2.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 53


iii

2.2.1. Thực tiễn việc thiết kế và sử dụng học liệu điện tử ở một số quốc gia
trên thế giới ........................................................................................................... 53
2.2.2. Thực trạng việc thiết kế và sử dụng học liệu điện tử trong dạy học lịch
sử ở trường THPT của Việt Nam.......................................................................... 57
2.2.3. Đánh giá chung về thực trạng ..................................................................... 63
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ......................................................................................... 65
Chƣơng 3: THIẾT KẾ HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ TRONG DẠY HỌC LỊCH
SỬ LỚP 10 Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ..................................... 66
3.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung chƣơng trình Lịch sử lớp 10 ................................ 66
3.1.1. Vị trí, mục tiêu chương trình Lịch sử lớp 10 .............................................. 66
3.1.2. Nội dung chương trình Lịch sử lớp 10 ....................................................... 69
3.2. Nội dung Lịch sử lớp 10 có thể khai thác để thiết kế học liệu điện tử ........ 72
3.3. Một số yêu cầu có tính nguyên tắc khi thiết kế học liệu điện tử trong dạy

học Lịch sử ở trƣờng THPT..................................................................................... 74
3.3.1. Đảm bảo tính khoa học ............................................................................... 74
3.3.2. Đảm bảo tính hệ thống ................................................................................ 75
3.3.3. Đảm bảo tính tương tác và tính đa phương tiện ......................................... 76
3.3.4. Đảm bảo yêu cầu về mặt kĩ thuật và tính mỹ thuật .................................... 77
3.4. Quy trình thiết kế học liệu điện tử trong dạy học Lịch sử lớp 10 ở
trường THPT ........................................................................................................... 77
3.5. Giới thiệu trang web học tập: LỊCH SỬ LỚP 10 ( ..... 95
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ....................................................................................... 101
Chƣơng 4: SỬ DỤNG HỌC LIỆU ĐIỆN TỬ TRONG DẠY HỌC LỊCH
SỬ LỚP 10 Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG - THỰC NGHIỆM
SƢ PHẠM .............................................................................................................. 102
4.1. Một số yêu cầu khi sử dụng học liệu điện tử trong môn Lịch sử ở
trường THPT ......................................................................................................... 102
4.1.1. Đảm bảo yêu cầu an toàn .......................................................................... 102
4.1.2. Đảm bảo yêu cầu 3Đ ................................................................................. 102
4.1.3. Đảm bảo tính hiệu quả .............................................................................. 103
4.1.4. Đảm bảo tính thực tiễn.............................................................................. 104
4.2. Quy trình sử dụng học liệu điện tử trong dạy học Lịch sử lớp 10 ở trường THPT .... 105
4.3. Biện pháp sử dụng học liệu điện tử trong dạy học Lịch sử lớp 10 ở trường THPT .. 114
4.3.1. Sử dụng hiệu quả học liệu điện tử theo hình thức dạy học trực tiếp............. 114


iv

4.3.1.1. Sử dụng HLĐT để tạo tình huống học tập và nêu nhiệm vụ nhận thức ...... 115
4.3.1.2. Tổ chức HS khai thác HLĐT để cụ thể hóa sự kiện, hiện tượng, nhân
vật lịch sử ............................................................................................................ 116
4.3.1.3. Hướng dẫn HS trao đổi, phân tích HLĐT để rút ra kết luận ................. 117
4.3.1.4. Hướng dẫn HS sử dụng HLĐT để luyện tập, củng cố kiến thức đã học ..... 119

4.3.1.5. Hướng dẫn HS sử dụng HLĐT chuẩn bị bài ở nhà ............................... 121
4.3.1.6. Hướng dẫn HS sử dụng HLĐT hỗ trợ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập .. 123
4.3.2. Sử dụng linh hoạt học liệu điện tử theo hình thức dạy học kết hợp ............. 124
4.3.2.1. Giới thiệu HLĐT và nêu phương pháp, nhiệm vụ học tập .................... 124
4.3.2.2. Hướng dẫn HS tự nghiên cứu HLĐT để lĩnh hội kiến thức và giải
quyết các nhiệm vụ học tập ................................................................................ 125
4.3.2.3. Tổ chức hoạt động tương tác để báo cáo sản phẩm đã thiết kế ............. 128
4.3.2.4. Hướng dẫn HS dựa vào thông tin của HLĐT để tự kiểm tra đánh giá
hoạt động nhận thức ............................................................................................ 129
4.4. Thực nghiệm sƣ phạm ................................................................................... 131
4.4.1. Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm ......................................................... 131
4.4.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm ........................................................... 132
4.4.3. Nội dung, phương pháp thực nghiệm ....................................................... 133
4.4.4. Tiến trình thực nghiệm ............................................................................. 134
4.4.5. Kết quả thực nghiệm ................................................................................. 135
TIỂU KẾT CHƢƠNG 4 ....................................................................................... 146
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 147
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ..................................................................................................... 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 152
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

THỨ TỰ CHỮ VIẾT TẮT

VIẾT ĐẦY ĐỦ


1.

CNTT

Công nghệ thông tin

2.

DHLS

Dạy học Lịch sử

3.

GV

GV

4.

HLĐT

Học liệu điện tử

5.

HS

Học sinh


6.

NXB

Nhà xuất bản

7.

KTĐG

Kiểm tra, đánh giá

8.

PPDH

Phương pháp dạy học

9.

QTDH

Quá trình dạy học

10.

SGK

Sách giáo khoa


11.

THPT

Trung học phổ thông

12.

TNSP

Thực nghiệm sư phạm


vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Tổng hợp kết quả điều tra GV và HS về vai trò, ý nghĩa của HLĐT ............. 59

Bảng 3.1.

Tổng hợp kết quả điều tra nhu cầu của HS ............................................ 81

Bảng 3.2.

Kịch bản công nghệ ............................................................................... 83

Bảng 3.3.


Kết quả điều tra về mức độ hứng thú của HS đối với các hoạt động
học tập có sử dụng HLĐT ..................................................................... 94

Bảng 4.1.

Kế hoạch tổ chức dạy học sử dụng HLĐT trong hình thức dạy học
trực tiếp ................................................................................................ 110

Bảng 4.2.

Kế hoạch tổ chức dạy học kết hợp triển khai bài nội khóa trên lớp .... 111

Bảng 4.3.

Kế hoạch tổ chức dạy học kết hợp theo các bước của dạy học dự án . 111

Bảng 4.4.

Kế hoạch tổ chức dạy học kết hợp theo các bước của dạy học khám
phá qua mạng (WebQuest) .................................................................. 112

Bảng 4.5.

Danh sách các trường, lớp và GV tham gia thực nghiệm .................... 133

Bảng 4.6.

Tiến trình thực nghiệm ........................................................................ 134


Bảng 4.7.

Kết quả điều tra về mức độ hứng thú của HS đối với .......................... 139

Bảng 4.8.

Thống kê điểm trung bình và các tham số kết quả chấm sản phẩm
của HS ở TN thăm dò và TN song hành ............................................. 141

Bảng 4.9.

Thống kê kết quả chấm sản phẩm của HS qua hai bài TN .................. 141

Bảng 4.10. Kết quả điều tra về mức độ hài lòng về giờ học và các kĩ năng cụ thể
được rèn luyện trong giờ học ............................................................... 144


vii

DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1.

Nón trải nghiệm Dale .............................................................................. 7

Hình 2.1.

Hát Tuồng ở xứ Đàng Trong ................................................................. 45

Hình 2.2.


Quang cảnh tàu thuyền ở thương cảng Hội An ..................................... 45

Hình 2.3.

Phiếu học tập bài 5 ................................................................................ 46

Hình 2.4.

Phiếu học tập bài 31 .............................................................................. 46

Hình 2.5.

Nhiệm vụ học tập trong bài 10 .............................................................. 48

Hình 3.1.

Quy trình thiết kế học liệu điện tử trong dạy học Lịch sử ..................... 78

Hình 3.2.

Hệ thống công cụ hỗ trợ thiết kế HLĐT................................................ 85

Hình 3.3.

Giao diện chính của ứng dụng Site123.................................................. 89

Hình 3.4.

Hướng dẫn chi tiết thiết kế trang web với ứng dụng Site123................ 89


Hình 3.5.

Biểu đồ về mức độ hài lòng của GV với trang web .............................. 91

Hình 3.6.

Sản phẩm nhóm 3 lớp 10A1 .................................................................. 93

Hình 3.7.

Sản phẩm nhóm 2 lớp 10A1 .................................................................. 93

Hình 3.8.

Giao diện trang chủ của trang web Lịch sử lớp 10................................ 97

Hình 3.9.

Trang Quy trình chung trang web Lịch sử lớp 10 ................................. 98

Hình 3.10. Trang Nhiệm vụ học tập ........................................................................ 99
Hình 3.11. Trang Đánh giá .................................................................................. 100
Hình 3.12. Trang Liên hệ

.................................................................................. 101

Hình 4.1.

Quy trình sử dụng HLĐT trong dạy học Lịch sử ................................ 105


Hình 4.2.

Gợi ý cho HS mẫu sách tương tác ....................................................... 109

Hình 4.3.

Sản phẩm sách tương tác của HS ........................................................ 109

Hình 4.4.

Phiếu học tập

Hình 4.5.

Nhiệm vụ học tập................................................................................. 117

Hình 4.6.

Trang bìa catalogue ............................................................................. 118

Hình 4.7.

Trang 1của catalogue ........................................................................... 118

Hình 4.8.

Trang 2 của catalogue .......................................................................... 119

Hình 4.9.


Trang 3 của catalogue .......................................................................... 119

.................................................................................. 117

Hình 4.10. Phiếu phản hồi sau bài 32 .................................................................... 120
Hình 4.11. Phiếu học tập về quốc gia cổ Phù Nam ............................................... 120


viii

Hình 4.12. Phiếu giao việc .................................................................................. 122
Hình 4.13. Bài tập luyện tập .................................................................................. 122
Hình 4.14. Bài tập kiểm tra, đánh giá .................................................................... 124
Hình 4.15. Bài tập kiểm tra, đánh giá thường xuyên ............................................ 124
Hình 4.16, hình 4.17. Hai mặt bưu thiếp giới thiệu công trình tiêu biểu của
vương quốc Lào .................................................................................. 125
Hình 4.18. Hướng dẫn tự học, tự nghiên cứu ........................................................ 127
Hình 4.19. Hướng dẫn tự học, tự nghiên cứu ........................................................ 127
Hình 4.20. Nhiệm vụ hướng dẫn tự học, tự nghiên cứu ........................................ 127
Hình 4.21. HS trực tiếp thiết kế sản phẩm ............................................................ 129
Hình 4.22. HS nộp bài và nhận xét cho điểm ........................................................ 129
Hình 4.23 và Hình 4.24. HS trả lời trắc nghiệm Kahoot ...................................... 130
Hình 4.25 và Hình 4.26. Bài tập về nhà được thiết kế với ứng dụng Kahoot ...... 131
Hình 4.27. Một số sản phẩm của HS ..................................................................... 137
Hình 4.28. Thống kê quả kiểm tra trắc nghiệm trên Kahoot lớp 10A3, THPT
FPT, Hà Nội

.................................................................................. 140

Hình 4.29. Thống kê quả kiểm tra trắc nghiệm trên Kahoot lớp 10A14, THPT

Quốc Oai, Hà Nội ................................................................................ 140
Hình 4.30. Kết quả sử dụng HLĐT ở TN thăm dò và TN song hành trong hình
thức dạy học trực tiếp .......................................................................... 142
Hình 4.31. Kết quả sử dụng HLĐT ở TN thăm dò và TN song hành trong hình
thức dạy học kết hợp ........................................................................... 142
Hình 4.32. Biểu đồ về mức độ hài lòng của GV về thiết kế của trang web ......... 144
Biểu đồ
Biểu đồ 2.1. So sánh mức độ thường xuyên sử dụng các loại HLĐT của GV với
mức độ hứng thú của HS (Đơn vị: %) ................................................... 60
Biểu đồ 2.2. Khó khăn của GV khi sử dụng HLĐT trong DHLS ............................. 62


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Theo lý luận dạy học hiện đại, các nhà giáo dục coi việc tích hợp các yếu
tố, sản phẩm công nghệ vào quá trình dạy học là cuộc cách mạng thứ tư trong giáo
dục (sau sự ra đời của nhà trường, chữ viết, in ấn và sách). Ứng dụng phương tiện kĩ
thuật và công nghệ trong dạy học, đặc biệt là công nghệ thông tin cho phép thiết kế
những kiểu dạy học mới, khuyến khích sự làm việc độc lập, chủ động của học sinh.
Trên thực tế, “hiện nay có 40% dân số toàn cầu sử dụng Internet mỗi ngày. Hãy
tưởng tượng những gì chúng ta có thể làm khi con số đó là 50, 60, 70%” [149].
Điều đó cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin & truyền thông và
những tác động không ngừng của nó vào hầu hết các lĩnh vực, làm thay đổi sâu sắc
đời sống kinh tế, xã hội, đặc biệt là giáo dục và đào tạo. Công nghệ thông tin
(CNTT) tạo ra cơ hội, nhưng cũng mang đến không ít thách thức cho việc đổi mới
giáo dục từ nội dung chương trình, hình thức và phương pháp dạy học (PPDH),…
đến cách thức sử dụng phương tiện dạy học hiện đại mà cụ thể là các nguồn học liệu
điện tử (HLĐT).
Với sự phát triển mạnh mẽ của Internet cùng với ứng dụng phổ biến của các

thiết bị điện tử thông minh giúp mọi người có thể dễ dàng kết nối và tương tác với
nhau từ bất kỳ nơi nào trên thế giới. Trong giáo dục, điều đó đã đưa đến cơ hội cho sự
phát triển và mở rộng của hình thức dạy học mới, bên cạnh hình thức dạy học trực
tiếp (Face to face) vốn có. Học tập kết hợp (Blended learning) là một hình thức dạy
học mới - một giải pháp kết hợp hình thức dạy học truyền thống với dạy học trực
tuyến (E – learning). Vận dụng song song hai hình thức dạy học: dạy học trực tiếp và
dạy học kết hợp trong dạy học nói chung và DHLS nói riêng sẽ là hướng đi mới phù
hợp với thực tế và yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay: “Ứng dụng CNTT đổi mới nội
dung, phương pháp dạy và học, gồm: sử dụng hiệu quả các thiết bị, phần mềm dạy
học, thí nghiệm ảo, phần mềm mô phỏng; ứng dụng một cách có hiệu quả hệ thống
ứng dụng dạy- học thông minh, hiện đại ở những nơi có điều kiện; ứng dụng kho bài
giảng E - learning, sách điện tử, sách giáo khoa điện tử đổi mới phương pháp dạy học; ứng dụng hệ thống đánh giá người học trực tuyến…” [10].
1.2. Dạy học Lịch sử (DHLS) là hoạt động mang tính đặc thù. Khác với các bộ
môn khác, tri thức LS mang những đặc trưng: tính quá khứ, tính không lặp lại…


2
Chúng ta không thể trực tiếp quan sát được lịch sử mà chỉ có thể nhận thức một
cách gián tiếp thông qua các nguồn sử liệu và với sự hỗ trợ của phương tiện dạy
học. Do vậy trong DHLS, phương tiện trực quan nói chung và HLĐT nói riêng có
vai trò rất quan trọng. HLĐT trình bày thông tin dưới nhiều kênh khác nhau mang
tính đa phương tiện (multimedia); có khả năng liên kết cao đến bất kì cơ sở dữ liệu
nào có trên máy vi tính thông qua các website và không bị giới hạn bởi không gian
và thời gian. Do đó, nó không chỉ có ý nghĩa cụ thể hóa thuần túy mà còn giúp phát
triển tư duy, năng lực của người học.
Việc sử dụng HLĐT trong DHLS ở Việt Nam hiện nay đã và đang được sử
dụng rộng rãi. Tuy nhiên, do tác động của nhiều yếu tố: điều kiện cơ sở vật chất,
cách thức sử dụng của giáo viên (GV)… việc sử dụng HLĐT chưa mang lại hiệu
quả nổi bật nhằm nâng cao năng lực của người học, tạo động lực trong môn học
Lịch sử.

1.3. Lịch sử lớp 10 là nội dung quan trọng trong chương trình môn Lịch sử ở
trường THPT bao gồm phần Lịch sử thế giới và Việt Nam từ thời nguyên thủy đến
thời cổ - trung đại và giai đoạn đầu của lịch sử thế giới cận đại. Nguồn tư liệu phục
vụ nội dung này khá phong phú, GV và học sinh (HS) có thể dễ dàng tiếp cận với tư
liệu có giá trị. Do đó, GV có thể linh hoạt trong việc điều chỉnh, sắp xếp nội dung
các bài học, phần học phù hợp với nhiều hình thức dạy học khác nhau. Tuy nhiên,
trong thực tế, GV còn gặp nhiều khó khăn trong việc thiết kế và sử dụng HLĐT một
cách hiệu quả trong dạy học.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi chọn vấn đề: “Thiết kế và sử
dụng học liệu điện tử trong dạy học Lịch sử lớp 10 ở trường trung học phổ
thông” làm đề tài luận án Tiến sĩ Khoa học Giáo dục, chuyên ngành Lý luận và
Phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình thiết kế và các biện pháp sử dụng
học liệu điện tử theo hình thức dạy học trực tiếp và hình thức dạy học kết hợp trong
DHLS lớp 10 ở trường THPT.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về lý luận và phương pháp dạy học bộ môn:


3
Luận án tập trung nghiên cứu lý luận về phương pháp sử dụng đồ dùng trực
quan nói chung, phương tiện dạy học nói riêng, đặc biệt là các phương tiện dạy học
hiện đại, trong đó ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử. Đồng thời,
luận án nghiên cứu các hình thức tổ chức dạy học theo lý luận dạy học hiện đại.
- Về phạm vi vận dụng:
+ Nội dung: Luận án nghiên cứu phần nội dung lịch sử lớp 10 (Chương trình
Chuẩn) ở trường THPT đề xuất nội dung kiến thức có thể khai thác để thiết kế học
liệu điện tử.

+ Học liệu điện tử: Luận án tập trung đề xuất quy trình thiết kế và biện pháp sử
dụng một loại học liệu điện tử là trang web học tập theo hai hình thức tổ chức dạy
học là dạy học trực tiếp (Face to face) và dạy học kết hợp (Blended learning).
- Về phạm vi điều tra, khảo sát thực trạng và thực nghiệm:
+ Tiến hành điều tra, khảo sát 67 trường THPT ở 18 tỉnh, thành phố đại diện
ba miền trên cả nước1.
+ Tiến hành thực nghiệm thăm dò và thực nghiệm song hành2 ở 05 trường THPT
với các mô hình trường học khác nhau qua bài 27, bài 32 Lịch sử lớp 103.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
3.1. Mục đích
Trên cơ sở khẳng định vai trò, ý nghĩa của học liệu điện tử, luận án xây dựng
quy trình thiết kế và nội dung HLĐT dưới dạng trang web học tập; đồng thời đề
xuất các biện pháp sử dụng hệ thống HLĐT đó theo hình thức dạy học trực tiếp và
dạy học kết hợp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử lớp 10 ở trường THPT.
3.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện mục đích trên, đề tài cần giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc thiết kế và sử dụng HLĐT trong DHLS ở
trường THPT.
- Khảo sát thực trạng việc thiết kế và sử dụng HLĐT trong DHLS ở trường
1

67 trường THPT ở các tỉnh: Lào Cai, Lạng Sơn, Hòa Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Hà Nội, Bắc
Theo tác giả Vũ Cao Đàm: Thực nghiệm thăm dò được tiến hành để phát hiện bản chất của sự vật, hiện
tượng. Loại thực nghiệm này được sử dụng để nhận dạng vấn đề và xây dựng giả thuyết. Thực nghiệm song
hành là những thực nghiệm trên các đối tượng khác nhau trong những điều kiện được khống chế giống nhau
[25, tr. 94]
3
05 trường thực nghiệm thuộc Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Vĩnh Phúc.
2



4
THPT để làm cơ sở thực tiễn nghiên cứu đề tài.
- Thiết kế hệ thống học liệu điện tử thể hiện trên trang web học tập phục vụ
cho quá trình dạy học phần Lịch sử lớp 10.
- Đề xuất quy trình, các biện pháp sử dụng hệ thống học liệu điện tử theo hình
thức dạy học trực tiếp và hình thức dạy học kết hợp nhằm nâng cao hiệu quả dạy
học Lịch sử lớp 10 ở trường THPT.
- Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính khả thi của quy trình, các biện
pháp sử dụng học liệu điện tử được đề xuất.
4. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở phương pháp luận
Cơ sở phương pháp luận của đề tài là lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhận
thức, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng về giáo dục nói chung
và dạy học Lịch sử nói riêng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Tiến hành nghiên cứu đề tài, chúng tôi sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp:
- Nghiên cứu lý thuyết: nghiên cứu lý luận về phương pháp, hình thức tổ chức dạy
học, ứng dụng CNTT trong dạy học, đặc biệt là lý luận về HLĐT và các hình thức dạy
học thông qua đọc, sưu tầm và phân tích tài liệu từ sách, báo, tạp chí, Internet...; nghiên
cứu chương trình, sách giáo khoa lịch sử lớp 10 hiện hành và dự thảo chương trình môn
học lịch sử sau 2018 để lựa chọn nội dung, chủ đề phù hợp cho việc thiết kế HLĐT.
- Nghiên cứu thực tiễn: Sử dụng phương pháp điều tra, phỏng vấn, quan sát để
tìm hiểu thực trạng sử dụng HLĐT trong DHLS ở trường THPT và đánh giá bước
đầu trong quá trình thực nghiệm các biện pháp sử dụng HLĐT được đề xuất. Sử
dụng phương pháp chuyên gia để kháo sát, thẩm định bước đầu chất lượng của
HLĐT được thiết kế.
- Sử dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính khả thi của
quy trình sử dụng, các biện pháp sử dụng HLĐT trong DHLS ở 05 trường THPT
trên địa bàn các tỉnh, thành phố: Vĩnh Phúc, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí, thống kê, phân tích số liệu
thu được trong quá trình thực nghiệm sư phạm và đánh giá tính khả thi, tính hiệu
quả của các biện pháp đề tài đề xuất.
5. Giả thuyết khoa học


5
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang tác động mạnh
mẽ đến giáo dục, HLĐT ngày càng có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong dạy học,
nếu xây dựng được quy trình thiết kế và đề xuất được các biện pháp sử dụng HLĐT
phù hợp sẽ góp phần nâng cao chất lượng DHLS ở trường THPT nói chung và
DHLS lớp 10 nói riêng.
6. Đóng góp của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần:
- Khẳng định vai trò, ý nghĩa, sự cần thiết của việc thiết kế và sử dụng HLĐT
trong DHLS nói chung và DHLS lớp 10 nói riêng.
- Đánh giá đúng thực trạng việc sử dụng HLĐT theo hình thức dạy học trực
tiếp và hình thức dạy học kết hợp trong DHLS ở trường THPT.
- Đề xuất được quy trình thiết kế và các biện pháp sử dụng HLĐT theo hình
thức dạy học trực tiếp và dạy học kết hợp trong DHLS lớp 10 ở trường THPT.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Việc nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn:
- Về khoa học: luận án làm phong phú thêm lý luận và phương pháp dạy học
môn Lịch sử về việc ứng dụng CNTT trong DHLS nói chung, thiết kế và sử dụng
HLĐT trong dạy học lịch sử lớp 10 nói riêng.
- Về thực tiễn: luận án là tài liệu hướng dẫn GV phổ thông thiết kế và sử dụng
HLĐT vào dạy học bộ môn để nâng cao chất lượng dạy học. Đồng thời, luận án
cũng là tài liệu tham khảo cho sinh viên và học viên cao học chuyên ngành Lý luận
và Phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử.
8. Cấu trúc của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Tài liệu tham khảo, nội dung của luận
án bao gồm 4 chương:
Chƣơng 1. Tổng quan những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chƣơng 2. Vấn đề thiết kế và sử dụng học liệu điện tử trong dạy học lịch sử ở
trường trung học phổ thông - Lý luận và thực tiễn
Chƣơng 3. Thiết kế học liệu điện tử trong dạy học lịch sử lớp 10 ở trường
trung học phổ thông
Chƣơng 4. Sử dụng học liệu điện tử trong dạy học lịch sử lớp 10 ở trường
trung học phổ thông. Thực nghiệm sư phạm


6
Chương 1
TỔNG QUAN NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
“Chúng ta đang đứng trong cuộc cách mạng công nghệ sẽ làm thay đổi cơ
bản cách chúng ta sống, cách chúng ta làm việc và cách chúng ta kết nối với
nhau… Tốc độ của cách mạng này là bước đột phá chưa từng có tiền lệ trong lịch
sử loài người” [148]. Trong nền kinh tế tri thức, sự phát triển mạnh mẽ của CNTT
làm cho việc số hóa dữ liệu trở nên dễ dàng. Mọi loại thông tin, số liệu, âm thanh,
hình ảnh... có thể được đưa về dạng kĩ thuật số để bất kì máy tính nào cũng có thể
lưu trữ, xử lí. Đối với giáo dục, CNTT đã đưa đến cơ hội cho sự phát triển và mở
rộng việc sử dụng HLĐT. Để phục vụ cho nghiên cứu của mình, chúng tôi tập trung
vào hai hướng tiếp cận là thiết kế và sử dụng HLĐT trong dạy học nói chung,
DHLS nói riêng với các hình thức sử dụng đa dạng trên thế giới và ở Việt Nam.
1.1. Các công trình nghiên cứu về học liệu điện tử và sử dụng học liệu điện tử
trong dạy học
1.1.1. Ở nước ngoài
Sự phát triển của CNTT đã đưa đến sự gia tăng đáng kể của các loại phương
tiện trực quan hiện đại, trong đó có HLĐT. Xét trên quan điểm của lý luận dạy học

hiện đại, các phương tiện công nghệ nói chung và HLĐT nói riêng là một loại
phương tiện trực quan. Nghiên cứu về CNTT và HLĐT chỉ mới xuất hiện phổ biến
vào thập niên cuối của thế kỉ XX, song những nguyên tắc về dạy học đảm bảo tính
trực quan trong dạy học đã có quá trình phát triển lâu dài.
Tầm quan trọng của nguyên tắc trực quan trong dạy học được học giả, các
nhà nghiên cứu giáo dục qua nhiều thế kỉ khẳng định và ngày càng làm rõ hơn:
Từ thế kỉ XVII, Jan Amos Comenxki người đầu tiên trong lịch sử giáo dục
đã thiết kế hệ thống các nguyên tắc dạy học khá hoàn chỉnh dựa trên cơ sở khoa
học nhất định. Tác giả đề cao “nguyên tắc trực quan trong dạy học (đề cao cảm
giác, nhận thức cảm tính)” [31, tr.91] và chỉ rõ:“Bước đầu của nhận thức, không
còn nghi ngờ gì nữa, bao giờ cũng bắt đầu từ cảm giác (vì không có cái gì tồn tại
trong nhận thức mà lại chưa tồn tại trong cảm giác)” [31, tr.85]. Từ đó,
Comenxki khẳng định trực quan là “nguyên tắc vàng ngọc” của GV trong dạy học.
Bước sang thế kỉ XIX, nhà giáo dục nổi tiếng người Nga, Ushinsky Konstantin


7
Dmitrievich (1824-1870) cũng đưa ra nhiều quan điểm về lý luận dạy học quan
trọng trong hai cuốn sách “The Children's World (1861)” và “The Mother Tongue
(1864)”. Qua hai cuốn sách này có thể thấy sự tương đồng về quan điểm của
Ushinsky và Comenxki khi nói về nguyên tắc trực quan trong dạy học. Ushinsky
cho rằng: “GV nào có kỳ vọng phát triển trí tuệ cho trẻ em thì trước hết cần phải
luyện tập năng lực quan sát của chúng, dẫn chúng đi từ tri giác tổng hợp đến sự tri
giác định hướng, phân tích” [47, tr.106].
Trong thế kỉ XX, các nghiên cứu của Edgar Dale, I.F. Kharlamôp... giải thích
cụ thể hơn về vai trò của nguyên tắc trực quan trong dạy học:
Theo Edgar Dale trong cuốn: “Phương pháp trực quan trong dạy học” (Audio
- Visual Methods in Teaching, Dryden Press, 1946): “GV cần phải hiểu rõ tầm quan
trọng của việc sử dụng phương tiện trực quan bởi khi được sử dụng hợp lý nó sẽ
giúp việc giảng dạy đạt hiệu quả cao”. Từ đó, Dale khuyên GV “nên tự trang bị

cho mình kĩ năng sử dụng phương tiện trực quan để có thể sử dụng nó như một
công cụ mạnh mẽ hỗ trợ dạy học” [101, tr. 7]. Đồng thời, ông cũng đưa ra nguyên
tắc quan trọng để phân loại phương tiện nổi tiếng được gọi là “nón trải nghiệm
Dale” (cone of experience). Theo “nón trải nghiệm Dale”, với các loại phương
tiện, học liệu khác nhau, sự trải nghiệm của người học cũng sẽ khác nhau, và hiệu
quả giáo dục đạt được sẽ phân bổ theo dạng thức hình nón.

Hình 1.1. Nón trải nghiệm Dale [101, tr.39]

Như vậy, HLĐT được thiết kế sẽ không thuần túy sử dụng để trình bày, cụ thể
hóa, giới thiệu nội dung kiến thức mà cần phải khuyến khích được quá trình học tập


8
của người học, và chuyển nó từ một hành vi học thuần túy tiếp nhận thụ động sang
một hành vi học có tính tích cực.
I.F. Kharlamôp trong cuốn “Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như
thế nào?” (Bản tiếng Việt, NXB Giáo dục, 1978) cũng khẳng định vai trò của dạy
học trực quan là thúc đẩy việc gắn liền lý thuyết với thực tiễn. Đồng thời khẳng
định chức năng của dạy học trực quan không đơn thuần để thực hiện các mục tiêu
nhận thức bậc thấp mà còn là cơ hội để HS phát triển tốt hơn khả năng tư duy:
“Việc dạy học trực quan không những làm cho quá trình học tập thêm sinh động.
Nó còn góp phần rèn luyện tư duy phân tích, học tập cho các em nhìn thấy bản chất
của các đối tượng và hiện tượng ẩn sau các hình thức và biểu hiện bề ngoài, kích
thích tính ham hiểu biết của các em…” [47, tr. 106]. Tác giả cũng giải thích cụ thể
lí do sử dụng tính trực quan trong dạy học là góp phần phát huy tính tích cực hoạt
động nhận thức của HS: “Khi biểu diễn các phương tiện trực quan, biểu diễn thí
nghiệm, GV đã động viên sức chú ý của học sinh và huy động không những thính
giác, mà cả thị giác, và trong một số trường hợp cả khứu giác và xúc giác của học
sinh tham gia vào việc lĩnh hội tài liệu nghiên cứu” [47, tr.105].

Sự phát triển mạnh mẽ của CNTT và các hình thức học tập dựa trên nền tảng
công nghệ đã tác động mạnh mẽ đến giáo dục truyền thống. Bên cạnh các nghiên
cứu về tính trực quan nói chung, xuất hiện ngày càng nhiều nghiên cứu về phương
tiện DH hiện đại, CNTT, trong đó có HLĐT trong dạy học.
Phân tích sự khác biệt của người học từ hứng thú, sở thích đến nhu cầu học
tập, các tác giả của cuốn: “Hướng tới mục tiêu: Chiến lược dạy học phân hóa” (On
Target: Strategies That Differentiate Instruction, Education Service Agency Region
6 & 7, 2006) đã đề xuất các chiến lược học tập đa dạng tôn trọng sự khác biệt giúp
người học học tập hiệu quả hơn, tham gia tích cực hơn vào các hoạt động học tập và
được mỉm cười nhiều hơn trong lớp học. Một trong số các chiến lược đó là sử dụng
CNTT trong dạy học phân hóa (Differentiating Instruction with Technology), cụ thể
là HLĐT. Tác giả đã chỉ ra sáu lợi ích cơ bản của HLĐT:
- Tác động tới nhiều giác quan của người học. Cho phép người học lựa chọn
hình thức học tập phù hợp với phong cách học của cá nhân.
- Tôn trọng cá nhân khi cho phép người học được lựa chọn cách tạo ra sản
phẩm hoặc tiếp nhận thông tin.


9
- Người học thực sự tạo ra bằng chứng về những gì mình học được và sau này
nó có thể trở thành một phần trong hồ sơ năng lực.
- Tạo ra bầu không khí chủ động trong học tập, đòi hỏi người học phải tham
gia và tích cực tư duy.
- Thúc đẩy sự giao tiếp, tương tác giữa HS với nhau và HS với GV.
- Giúp việc học mang ý nghĩa thực tiễn vì nó được xây dựng dựa trên cuộc
sống hàng ngày của người học [104, tr.20].
Trong đó, trang web học tập là HLĐT được tác giả đặc biệt chú trọng với
nhiều đặc trưng nổi bật: “Phù hợp với các phong cách học tập khác nhau. Đồ họa,
hình ảnh, video hỗ trợ cho người học theo kiểu nhìn. Trong khi đó những công cụ
tương tác sẽ phù hợp với người học theo kiểu vận động. Người học theo kiểu nghe

sẽ học tốt hơn với video, âm thanh và người học theo kiểu văn bản sẽ tìm thấy
những nội dung đọc và viết thú vị hơn so với việc sử dụng giấy/bút truyền thống”
[104, tr.20]. Như vậy, chính tính năng đa dạng, phù hợp với nhiều kiểu học và khả
năng phân hóa người học là những lý do quan trọng để việc sử dụng HLĐT dưới
hình thức trang web học tập cần có nhiều cơ hội để triển khai trong thực tế dạy học.
GV nên căn cứ vào kiểu học, năng lực cụ thể của HS để lựa chọn và sử dụng HLĐT
hiệu quả.
Trong bài viết:“Công nghệ thông tin, dạy học trực tuyến và sự phát triển của
GV” (IT, e-learning and teacher development, Shannon Research Press, 2005), tác
giả Jonathan Anderson khẳng định: vai trò của GV và HS; cấu trúc lớp học và nội
dung học tập là ba phương diện có những thay đổi mạnh mẽ dưới tác động của
CNTT. Trong đó, GV từ “nhà hiền triết” trở thành “người hướng dẫn”. Cùng với
sự thay đổi vai trò của GV và người học, toàn bộ cấu trúc của trường, lớp cũng có
sự biến đổi: “Các lớp học đóng kín („Closed door‟) đã thay đổi trở thành không
gian học tập mới: không giới hạn trong bốn bức tường của lớp học, mở rộng cơ hội
giao tiếp và chia sẻ xã hội của người học. Trọng tâm của việc giảng dạy được
chuyển từ ghi nhớ sự kiện (memorising facts) sang học tập gợi mở (inquiry-based
learning)” [113, tr.3]. Do đó, mỗi GV cần nhận thức được sự thay đổi này để phát
triển kĩ năng sử dụng CNTT nói chung, sử dụng HLĐT nói riêng trong lớp học.


10
Bảng 1.1. Những thay đổi vai trò của người học và GV trong môi trường học tập HS làm trung tâm và GV
làm trung tâm dưới tác động của CNTT [113, tr.3]
Môi trƣờng học tập
Ngƣời học làm trung tâm

GV làm trung tâm
Vai trò của người học


Vai trò của người học

-

Tiếp nhận thông tin thụ động

-

Chủ động tham gia vào quá trình học tập

-

Tái hiện kiến thức

-

Tìm kiếm và chia sẻ kiến thức với vai trò như

-

Hoạt động đơn độc

một chuyên gia
-

Cộng tác với người khác

Vai trò của GV

Vai trò của GV


-

Cung cấp kiến thức

-

-

Kiểm soát và chỉ đạo tất cả các hoạt động

trong việc học của bản thân
-

Cung cấp cho người học các lựa chọn và trách nhiệm
Hướng dẫn, hỗ trợ, cộng tác

Nghiên cứu sâu về các kĩ năng của GV trong thế kỉ XXI, tác giả Chris
Kyriacou trong cuốn: “Các kĩ năng dạy học cơ bản” (Essential Teaching Skills,
Nelson Thornes Ltd, 2007) cho rằng: mỗi GV thành công cần hoàn thiện tốt bảy kĩ
năng thiết yếu sau: 1.Lập kế hoạch và chuẩn bị bài học; 2. Thực hiện bài học; 3.
Quản lí bài học; 4. Quản lí lớp học; 5.Sử dụng kỉ luật trong lớp học; 6. Đánh giá
tiến trình; 7. Phản hồi và đánh giá tổng kết. Trong đó, sử dụng CNTT là một tiêu chí
quan trọng để đánh giá kĩ năng 1. Lập kế hoạch và chuẩn bị bài dạy. Tác giả đã đưa
ra một số gợi ý để GV sử dụng hiệu quả CNTT nói chung, HLĐT nói riêng trong
dạy học. Cụ thể, GV có thể xác định mục đích sử dụng CNTT bằng việc trả lời các
câu hỏi dưới đây: “Nó có giúp phát triển kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin cho
người học hay không? Nó có chỉ ra cho học sinh cách sử dụng công nghệ thông tin
thế nào để giải quyết vấn đề đang được thảo luận? Nó có tạo động lực cho người
học? Nó có khuyến khích người học làm việc theo các cách khác nhau (cá nhân,

nhóm nhỏ…)? Nó có giúp học sinh hiểu sâu nội dung bài học?” [100, tr.27]. Đây là
năm câu hỏi quan trọng, giúp GV có định hướng khi xác định mục đích sử dụng
HLĐT trong dạy học nói và DHLS nói riêng.
Các tác giả Howard Pitler, Elizabeth Ross Hubbell, Matt Kuhn trong cuốn “Sử
dụng công nghệ trong việc tổ chức lớp học hiệu quả” (Using Technology with
Classroom Instruction that works, 2nd, ASCD, 2012 ), đã phân chia các ứng dụng công
nghệ trong lớp học thành bảy loại cụ thể: bên cạnh bốn ứng dụng phổ biến: - Ứng dụng
xử lí văn bản;- Ứng dụng bản tin; - Ứng dụng sắp xếp và “động não”; - Đa phương


11
tiện; tác giả đã đề xuất ba ứng dụng thể hiện tính năng tương tác, giao tiếp cao hơn:
Ứng dụng thu thập dữ liệu;- Học liệu trên website; - Ứng dụng giao tiếp [109, tr.12].
Tất cả các ứng dụng kể trên đều trở thành một phần quan trọng của lớp học hiện đại.
Ngoài ra, một bảng ma trận thể hiện tương quan giữa bốn câu hỏi định hướng
bài học (Planning Questions); chín mục tiêu chính trong bài học (Strategies
Instructional) và bảy ứng dụng công nghệ (Categories of Technology) được các tác
giả thiết lập [Phụ lục 9]. Đây là những gợi ý hữu ích trong quá trình xây dựng kế
hoạch sử dụng CNTT, trong đó có HLĐT trong lớp học.
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) là một
trong những cơ quan có đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy ứng dụng CNTT vào
giáo dục trên toàn thế giới. Văn phòng UNESCO ở các quốc gia không ngừng công
bố những nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực tế về việc sử dụng CNTT nói chung
và sử dụng HLĐT nói riêng trong dạy học ở mỗi quốc gia, cũng như các khu vực
khác nhau.
Trong cuốn sách “Chuyển đổi giáo dục: sức mạnh của chính sách CNTT”
(Transforming Education: The Power of ICT Policies, UNESCO, 2011), các tác giả
thông qua khảo sát việc sử dụng CNTT trong giáo dục ở nhiều quốc gia thuộc các khu
vực khác nhau trên thế giới (gồm cả các quốc gia OECD) đã đưa ra cảnh báo: “Việc
công nghệ thông tin không được sử dụng nhiều trong các trường học là trái ngược với

thực tế của các doanh nghiệp đang hoạt động trong nền kinh tế tri thức, nơi máy tính
được tích hợp vào cuộc sống hàng ngày và được sử dụng như một công cụ trung tâm
để doanh nghiệp thành công” [136, tr. 18]. Từ thực trạng trên, các tác giả đã nhấn
mạnh cần thay đổi cách tiếp cận, sử dụng học liệu điện tử và xem đó như một hướng đi
để phát huy sức mạnh của CNTT trong giáo dục.
Cuốn “Công nghệ thông tin trong đào tạo GV: Hướng dẫn lập kế hoạch”
(Information and Communication Technologies in Teacher Education: A Planning
Guide, UNESCO, 2002), tác giả đã khẳng định tầm quan trọng của CNTT đối với
mỗi GV thông qua việc phân tích “Chuẩn hướng dẫn sử dụng công nghệ thông tin
trong đào tạo GV” của các quốc gia Hoa Kì, Singapore và khu vực Bắc Mĩ, Châu
Âu… Để việc sử dụng CNTT trong dạy học một cách bài bản, hiệu quả và tránh
“nhồi nhét”, tác giả nhấn mạnh tới vai trò tự bồi dưỡng, nâng cao khả năng, nghiệp


12
vụ của bản thân: “Mỗi GV phải tự cập nhật được kiến thức và kĩ năng giảng dạy
mới khi chương trình giáo dục và công nghệ thay đổi… Sự phát triển của mỗi GV
phải song song với sự phát triển của nhà trường phổ thông, của các trung tâm đào
tạo và các trường đại học” [133, tr.34]. Tác giả cũng đề xuất mô hình học qua
mạng (Web-Based Lessons) gồm hai hình thức: học qua tự khám phá (WebQuests)
và học qua hướng dẫn (CyberGuides). Cả hai hình thức này đều sử dụng các
website học tập như một nguồn học liệu tối ưu khi triển khai ý tưởng dạy học ứng
dụng CNTT [133, tr.60 - 61].
Trong một công bố khác của UNESCO (Văn phòng ở Cộng hòa Pháp), “Công
nghệ trong giáo dục: Tiềm năng, thực tế và triển vọng” (Technologies for
education: potentials, parameters and prospects, UNESCO, Paris, 2002), các tác
giả phân chia HLĐT thành các dạng khác nhau: Văn bản (sách, tạp chí; trang web);
Kênh hình (ảnh, bản đồ, sơ đồ kĩ thuật số); Âm thanh (âm thanh kĩ thuật số); Video;
Mô phỏng (Web tương tác; CD). Trong đó, trang web học tập được đánh giá có
những ưu điểm nổi bật: “Linh hoạt và dễ sửa đổi; Các siêu liên kết cho phép việc

điều chỉnh được tiến hành từng bước; chi phí phát triển và xuất bản thấp; khả năng
tương tác cao; hỗ trợ việc kiểm tra đánh giá” [135, tr .99 - 100]. Với những tính
năng nổi bật trên, việc thiết kế và sử dụng HLĐT để sử dụng trong DHLS ở Việt
Nam là hoàn toàn phù hợp và khả thi.
Thông qua việc nhấn mạnh vai trò của CNTT trong dạy học, các nghiên cứu
kể trên đều khẳng định việc sử dụng CNTT, HLĐT trong dạy học nói chung và
DHLS nói riêng là xu thế tất yếu và ngày càng được phổ biến trên toàn thế giới.
Trong đó, trang web học tập được lựa chọn như một loại HLĐT đa chức năng,
nhiều tiện ích và thân thiện với người học.
Trong bài viết “Các xu hướng và vấn đề tích hợp công nghệ thông tin trong
dạy học cho tương lai giáo dục của thế giới” (Trends and Issues to integrate ICT in
Teaching Learning for the Future World of Education) đăng trên tạp chí
International Journal of Engineering & Technology IJET-IJENS Vol: 11 No: 03
(2011), ba tác giả Md. Aktaruzzaman, Md. Rashedul Huq Shamim, Che Kum
Clement đã dựa trên nghiên cứu về khả năng ghi nhớ của trẻ và lý thuyết về mạng


13
lưới thần kinh não người để khẳng định tính hiệu quả của việc sử dụng CNTT nói
chung và HLĐT nói riêng trong giáo dục, đặc biệt là giúp người học đến gần với
những trải nghiệm thực tế về những gì đang được học. Đồng thời chỉ ra những ưu
điểm vượt trội của HLĐT: “GV và HS không còn phải phụ thuộc hoàn toàn vào
những cuốn sách in và các tư liệu, phương tiện vật chất khác trong thư viện (với số
lượng có hạn). Với sự hỗ trợ của Internet, các trang web với một số lượng khổng lồ
học liệu điện tử cho hầu hết các môn học có thể truy cập, sử dụng ở bất cứ nơi nào,
bất cứ thời điểm nào và không giới hạn số lượng người truy cập. Điều này thực sự
có ý nghĩa đối với giáo dục ở các quốc gia phát triển, thậm chí có thể coi đây là
trọng tâm của việc đổi mới giáo dục trong thế kỉ XXI.” [96, tr. 116-117]. Đối với
giáo dục Việt Nam - một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển, đẩy mạnh sử dụng
CNTT nói chung, HLĐT nói riêng trong dạy học là một trong những chìa khóa

quan trọng đưa giáo dục Việt Nam tiến gần hơn với các quốc gia phát triển trên thế
giới, giảm bớt sự bất bình đẳng về giáo dục trong xã hội.
Chính sự phát triển mạnh mẽ của Internet cùng với ứng dụng phổ biến của các
thiết bị điện tử thông minh giúp việc sử dụng HLĐT trở nên linh hoạt và hiệu quả.
Hiện nay, HLĐT được sử dụng trong dạy học trực tuyến được tiến hành dưới hai
phương thức chủ yếu: phương thức dạy học trực tuyến toàn phần - Online learning và
dạy học kết hợp giữa dạy học trực tiếp trên lớp và trực tuyến- Blended learning (Dạy
học kết hợp). Trong một vài năm trở lại đây, dạy học kết hợp có xu hướng được sử
dụng rộng rãi vì có khả năng phù hợp với nhiều điều kiện dạy học khác nhau.
Dạy học kết hợp (Blended learning) không phải là khái niệm mới. Trước đây,
dạy học kết hợp là một phần của lớp học truyền thống ví dụ như: bài giảng, thư viện,
sách hay tài liệu phát tay. Hiện nay, với sự phát triển của CNTT nói chung, HLĐT
nói riêng giúp chúng ta có nhiều cách tiếp cận và nhiều lựa chọn hơn khi sử dụng mô
hình dạy học kết hợp. Cụ thể trong bài viết “Xây dựng chương trình học tập kết hợp
hiệu quả” (Building Effective Blended Learning Programs, Issue of Educational
Technology, 2003), tác giả Harvey Singh khẳng định: “Dạy học kết hợp sử dụng
nhiều loại học liệu điện tử được thiết kế bổ sung cho nhau và điều chỉnh việc học
cũng như hành vi của người học” [107, tr.52]. Trong đó tác giả đặc biệt nhấn mạnh
ba dạng HLĐT thích hợp cho môi trường dạy học kết hợp là: trang web học tập, sách


14
điện tử và các định dạng mô phỏng. Trong bối cảnh Việt Nam đang thực hiện nhiều
biện pháp để gia tăng ảnh hưởng của cách mạng số đến giáo dục, việc nghiên cứu sử
dụng ba định dạng HLĐT kể trên theo hình thức dạy học kết hợp là thực sự cần thiết
cho việc hội nhập và chuyển đổi giáo dục trước xu thế mới.
Trong phần đầu cuốn sách “Công nghệ thông tin chuyển đổi giáo dục” ( ICT
transforming education: A Regional Guide, UNESCO Bangkok, 2010), tác giả Jonathan
Anderson cho thấy cái nhìn toàn cảnh về sự biến đổi sâu sắc của giáo dục ở khu vực
Châu Á - Thái Bình Dương dưới tác động của CNTT với các thống kê đầy đủ: từ chỉ số

phát triển CNTT (ICT Development Index- IDI); chính sách của các Chính phủ; sự thay
đổi cơ cấu việc làm đến sự thay đổi của việc dạy học và các năng lực mới đòi hỏi người
học phải có trong một thế giới kĩ thuật số. Theo tác giả, năng lực kĩ thuật số (Digital
literacies) là một trong bốn năng lực cốt yếu mà HS và GV cần phải có trong thế kỉ XXI.
Phần lớn nội dung còn lại, tác giả giới thiệu về mô hình học tập trực tuyến. Với việc sử
dụng trang web trong mô hình dạy học dạy học kết hợp, tác giả nhấn mạnh: “GV sẽ sử
dụng các trang web như một công cụ để nâng cao chất lượng dạy học. Với sự bùng nổ
của các công cụ Web 2.0 (Blog, Wiki, Podcasts, Youtube, Moodle, Facebook, Twitter,
Linkedln…) tạo ra cơ hội mới giúp GV kết hợp sử dụng học liệu trực tuyến (online
materials) trong dạy học trực tiếp trên lớp (Face to face)” [114, tr.72]. Từ đó có thể
khặng định, sử dụng trang web học tập trong dạy học kết hợp đã và đang được sử dụng ở
các nước Châu Á – Thái Bình Dương như mô thức dạy học hiệu quả.
Trong cuốn “Dạy học kết hợp: Các quan điểm nghiên cứu” (Blended Learning:
Research Perspectives, Routledge Publishing, 2014) các tác giả Anthony G.
Picciano, Charles D. Dziuban, Charles R. Graham trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và
điều tra thực tiễn sinh viên trường Đại học Spring Arbor, Michigan đã đưa ra kết luận
quan trọng về vai trò của trang web học tập trong hình thức dạy học kết hợp, coi đó
như một cách để hỗ trợ dạy học truyền thống, tăng hiệu quả dạy học truyền thống ở
bốn phương diện cơ bản: “nội dung khóa học; đánh giá người học; khả năng tương
tác giữa người học với nhau; và sự phát triển của một cộng đồng học tập” [97, tr.
205]. Trong mô hình dạy học kết hợp, GV có thể tận dụng môi trường trực tuyến để
tạo ra học liệu phù hợp với người học và tăng hiệu quả quản lí lớp học.
Như vậy, các nghiên cứu đều khẳng định việc sử dụng hình thức dạy học kết hợp


15
là một trong những giải pháp nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong dạy
học nói chung và HLĐT nói riêng. Trong đó, trang web học tập là một loại HLĐT phổ
biến được sử dụng trong hình thức dạy học kết hợp bởi những ưu thế vượt trội và khả
năng đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục theo hướng ứng dụng công nghệ đang diễn ra

mạnh mẽ trên toàn thế giới.
1.1.2. Ở Việt Nam
Trong cuốn “Lý luận dạy học”, Nxb. Giáo dục, 2002, tác giả Nguyễn Văn Hộ
khẳng định tầm quan trọng của nguyên tắc trực quan, coi đó như một trong những
nguyên tắc dạy học cơ bản để đảm bảo sự thống nhất giữa cái cụ thể và cái trừu
tượng trong dạy học. Từ đó, tác giả đề xuất GV cần “sử dụng phối hợp phương tiện
trực quan khác nhau với tư cách là các phương tiện nhận thức và các nguồn nhận
thức” [35, tr.39]. Đồng thời khẳng định “các phương tiện trực quan sẽ giúp HS thu
lượm được một lượng thông tin đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về đối tượng nghiên cứu,
giúp làm thỏa mãn và phát triển hứng thú học tập cũng như tăng cường hoạt động
của người học” [35, tr.82].
Tác giả Phan Trọng Ngọ đã nhấn mạnh tính trực quan trong dạy học ở cuốn
sách“Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường”, NXB. Đại học Sư phạm Hà
Nôi, 2005: “Trực quan theo đúng nghĩa của nó không đơn giản là quan sát sự vật bằng
các giác quan, mà là hành động, tác động lên sự vật, làm biến đổi các dấu hiệu bề ngoài
của chúng, làm cho cái bản chất, các mối liên hệ, quan hệ có tính quy luật của chúng
được bộc lộ, được phơi bày một cách cảm tính, mà nếu không có sự tác động đó thì
chúng mãi còn là bí ẩn đối với nhận thức của con người” [63. tr.342]. Như vậy, khi sử
dụng nguyên tắc trực quan trong dạy học GV không đơn thuần xây dựng các nhiệm vụ
để HS quan sát, mà hơn hết là các nhiệm vụ giúp HS được tương tác, trải nghiệm.
Sang thế kỉ XXI, những nghiên cứu về ứng dụng CNTT trong dạy học nói
chung và sử dụng HLĐT nói riêng ngày càng phổ biến.
Với những nghiên cứu chuyên sâu gồm 14 chương về phương tiện dạy học, tác
giả Tô Xuân Giáp trong cuốn “Phương tiện dạy học”, NXB. Đại học Sư phạm Hà
Nội, 2005 đã nhấn mạnh vai trò của phương tiện trực quan trong dạy học: “có tác
dụng làm tăng hiệu quả sư phạm của nội dung và phương pháp dạy học lên rất
nhiều. Phương tiện dạy học không chỉ có chức năng cụ thể hóa cho bài giảng mà
còn có tác dụng thúc đẩy quá trình thu nhận kiến thức và hiểu sâu sắc nội dung của



16
thông điệp cần truyền” [27, tr.43]. Trong đó, vai trò của phương tiện số hóa được
tác giả khẳng định: “giúp cho thầy giáo khả năng truyền đạt rõ ràng, tỉ mỉ và chi
tiết tất cả các vấn đề; tác động một cách dễ dàng vào năm giác quan thông thường,
kể cả phát huy “giác quan thứ sáu” là kĩ năng truyền thông và tiếp nhận thông tin
của học sinh.” [27, tr.224]. Như vậy, trong hệ thống phương tiện trực quan đa dạng,
phong phú, phương tiện số hóa đã khẳng định được ưu thế riêng giúp phát triển cả
kiến thức và kĩ năng của HS.
Tác giả Nguyễn Văn Cường - Bernd Meier, trong cuốn “Một số vấn đề chung
về đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông” (2010) thuộc Dự
án Phát triển giáo dục trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phân tích
cơ sở lý luận và thực tiễn của đổi mới PPDH và trình bày một số quan điểm,
phương pháp, kĩ thuật dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS. Trong đó,
tác giả nhấn mạnh “thông tin và tri thức tăng lên một cách nhanh chóng về số
lượng và tốc độ, kéo theo sự lạc hậu nhanh của tri thức, công nghệ cũ” [20, tr.153],
do đó khả năng sử dụng phương tiện mới, đặc biệt CNTT là một trong những năng
lực chung cần có của người lao động trong điều kiện của xã hội tri thức và toàn cầu
hóa hiện nay. Tác giả cũng đã giới thiệu PPDH với WebQuest. Đây là một PPDH
mới, trong đó trang web học tập được sử dụng như một HLĐT: “học sinh tự lực
thực hiện trong nhóm một nhiệm vụ về một chủ đề phức hợp, gắn với tình huống
thực tiễn. Những thông tin cơ bản về chủ đề được truy cập từ những trang liên kết
(link) do GV chọn lọc từ trước. Việc học tập theo định hướng nghiên cứu và khám
phá, kết quả học tập được học sinh trình bày và đánh giá” [20, tr.153]. Do đó, việc
xây dựng một trang web học tập theo cấu trúc WebQuest cũng là một gợi ý hữu ích
khi thiết kế HLĐT trong dạy học.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho ấn bản cuốn“Tăng cường năng lực sử dụng
thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học”(Tài liệu Bồi
dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp GV, 2014), để giúp GV tự học, tự bồi dưỡng
năng lực sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng CNTT. Các tác giả hướng dẫn GV
thiết kế trang web học tập như một loại HLĐT sáng tạo giúp nâng cao hiệu quả dạy

học: “Website dạy học bộ môn không chỉ cung cấp những kiến thức cơ bản, yêu cầu
học sinh phải nắm vững mà còn mở rộng các kiến thức của họ sinh, đáp ứng yêu
cầu ham học hỏi, nghiên cứu của các em. Bên cạnh đó bổ sung thêm một số các


×