Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

ASXH DE 2 GIẢI QUYẾT QUYỀN LỢI AN SINH CHO ANH K

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.13 KB, 13 trang )

MỞ ĐẦU
Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức
khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có
trách nhiệm tham gia. Để tìm hiểu rõ hơn về bảo hiểm y tế và xử lý tình huống đối với
trường hợp liên quan đến tai nạn nghề nghiệp, em xin chọn đề tài số 2 làm bài tập học kì
của mình.
NỘI DUNG
I.BẢO HIỂM Y TẾ VÀ CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM Y TẾ
1. Bảo hiểm y tế
Theo Khoản 1 Điều 2 Luật BHYT thì “Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm được
áp dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận, do Nhà nước tổ
chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm tham gia theo quy định của Luật này.”
2. Chế độ bảo hiểm y tế
2.1.Đối tượng tham gia bảo hiêm y tế
Theo quy định của pháp luật,đối tượng tham gia bảo hiêm y tế hiện nay bao gồm: 1Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn,hợp đồng lao
động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên theo quy định của pháp luật về lao động; người lao
động là người quản lí doanh nghiệp hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của pháp
luật về tiền lương, tiền công; cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luạt
(sau đây gọi chung là người lao động).
- Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ chuyên môn, kỹ thuật đang công
tác trong lực lượng công an nhân dân.
- Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.
- Người đang hưởng trợ cẩp bảo hiềm xã hội hàng tháng do bị tai nạn lao động,
bệnh nghê nghiệp.
- Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ câp hàng thảng từ
ngân sách nhà nước.
- Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bao hiểm xã hội
hàng tháng.
- Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp tư ngân sách nhà
nước hàng tháng.
- Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.


- Người có công với cách mạng.
- Cựu chiên binh theo quy đinh của phảp luật về cựu chiến binh.
- Người trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước theo quy dịnh củaa
Chính phủ.
- Đại biểu Qụốc hội, Đại biểu hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm.
1 Điều 12 Luật bảo hiểm y tế năm 2014

1


- Người thuộc diện hưởng trợ cắp bảo trợ xã hội hàng tháng theo quy định của
phảp luật.
- Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng
có điêu kiện kinh tê-xă hội khó khăn. đậc biệt khó khăn.
- Thân nhân của người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật vê ưu
đãi người có công vởi cách mạng.
- Thân nhân của cảc đối tượng sau đây theo quy định của pháp luật vê sĩ quan quân
đội nhân dân, nghĩa vụ quân sự, công an nhân dân và cơ yếu.
- Trẻ em dưới 6 tuổi.
- Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật về hiến, lấy,
ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác.
- Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bồng từ ngân sách
của Nhà nước Việt Nam.
- Người thuộc hộ gia đình cận nghèo.
- Học sinh sinh viên.
- Người thuộc hộ gia đình làm nộng nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm
nghiệp.
- Thân nhân của người lao động quy định tại khoản 1 Điều này mà người lao động
có trách nhiệm nuôi dưỡng và sống trong cùng hộ gia đình.
- Xã viên hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể.

- Các đối tượng kháctheo quy định của Chính phủ.2
Tuy nhiên, hiện nay việc áp dụng cảc quy định của phảp luật bảo hiêm y tê với các
đôi tượng nói trên là không giống nhau mà theo một lộ trình nhất định về mặt thời gian
nhằm đảm bảo các điều kiện cần thiết và khả thi cho việc thực hỉện mục tiêu bảo hiểm y
tế toàn dân.3 Do đó, trong thời gỉan chưa có hìệu lực của bảo hiếm y tế bắt buộc thì một số
đối tượng mam gìa bảo hiểm có thể lụa chọn hình thức bảo hiểm y tế tự nguyện để tham
gia nhằm bảo đảm quyến lợi của mình.4
2.2 . Điều kiện hưởng bảo hiểm y tế
2 Điều 1 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật bảo hỉểm y tể: Đối tượng khảo theo quy định của Chính phủ bao gồm:
“1. Công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo Quyết định số 206/CP của Hội đồng Chính phủ
(nay là Chính phủ) .
2. Thanh niên xung phong thỏi kỳ kháng chiến chổng Pháp theo quết định số 170/2014/0Đ-TTg ngờy 18 tháng
12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ báo hiếm y tẻ và trợ cấp mai táng phí đổi với thanh niên xung
phong thỏi kỳ kháng chiến chống Pháp.
3.Người lao động được hưởng chế độ ốm đau theo quy định cúa pháp luật về bảo hiểm xã hội do mắc bệnh
thuộc Danh mục bệnh cần chưa trị dài ngảy do Bộ y tế ban hành.
4. Người hoạt động không chuyên trách ở xã phường. thị trấn (sau đây gọi chung là xã) theo quy định của pháp
Luật về cán bộ, công chức" .
3Xem: Điểu 51 Luật bảo hiểm y tế năm 2014.
4Xem: Khoán 3 Điếu 50 Luật bảo hiểm y tế năm 2014; Điều 6 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 quy
đinh chi tiết và hướng dẫn thi hành một số đìều củaa Luật bảo hiếm y tế.

2


Các đối tượng tham gia bảo hiếm y tế để được hưởng cảc quyến lọi lìên quan đến
bảo hiếm y tế cần thỏa mãn một số điều kiện do phảp luật quy định. Cụ thể bao gồm:
- Trách nhiệm đóng bảo hiếm y tế: Mức đóng hàng thảng của cảc đối tượng tham
gia bảo hiếm y tế, tùy theo đối tượng cụ thể bằng 6% mức tỉến lương, tiền công tháng;

mức lương hưu, trợ cấp mất sức lao động; mức trợ cấp thất nghiệp; mức lương tối thiếu.
Tỷ lệ mức đóng bảo hiểm y tế được quy định tăng dần theo thời gian từ năm 2009 đến
năm 2014. Nguồn tài chính đóng bảo hiếm y tế, do đối tượng đóng một phần từ nguồn thu
nhập hoặc do đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan hay bảo hiếm xã hội, ngân sảch nhà
nước đóng tùy từng trường hợp cụ thế. 5 Phương thức đóng bảo hìểm y tế được tiến hành
hàng thảng, 3 tháng, 6 tháng và do cảc chủ thể có trảch nhiệm thực hiện tùy theo đối
tượng tham gìa bảo hỉếm y tế loại hình. quy mô, tính chất của đơn vị, cơ quan, tổ chức,
doanh nghiệp.6
- Thẻ bảo hiểm y tế: Sau khi đóng bảo hiểm. người tham gia bảo hiêm y tế được
cấp thẻ bảo hiểm y tế. Đây là cơ sở phảp lý làm căn cứ hưởng cảc quyền lợi về bảo hiểm
y tế theo quy định cùa pháp luật. Tuy nhỉên, trường hợp cẩp cứu, người tham gia bảo
hiểm y tế được khảm bệnh, chưa bệnh tại bắt kỳ cơ sở khảm bệnh, chữa bệnh nào và phài
xuât trình thẻ bảo hiểm y tế cùng với gỉẩy tờ cần thìết theo quy định trưởc khi ra viện. 7
2.3. Phạm vi hưởng bảo hiểm y tế
Người tham gỉa bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế chỉ trả các chi phí sau đây: +
Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con;
+ Khám bệnh để sàng lọc, chẩn đoán sớm một số bệnh;
+ Vận chuyến người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên đối với cảc đối tượng:
Người có công với cách mạng; Người thuộc diện hưởng trợ cắp bảo trợ _xă hội hàng
thảng theo quy định của phảp luật; Người thuộc hộ gia đình nghèo; Người dân tộc thiếu
số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, Trẻ
em dưới 6 tuổi; Người thuộc họ gia đình cận nghèo trong trường hợp cấp cứu hoặc khi
đang điều ti 1 nội trú phải chuyến tuyến chuyên môn kỹ thuật.
Bộ y tế chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan ban hành danh mục thuốc, hoá
chất, vật tư, thiết bị y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vì được hưởng của người tham
gia bảo hiểm y tế.

5Xem: Điều 13, Điều 14 Luật bảo hiểm y tế năm 2014; Điều 3 Đỉều 4 Nghị định Số 146/2018/NĐ-CP ngày
17/10/2018 quy dịnh chi tiết và hưởng dẫn thi hành một sô điều của Luật bảo hiềm y tế.
6Xem: Điều 15 Luật báo hiếm y tế năm 2014,điều 5 Nghi đinh so 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 Quy định chi

tiêt và hướng dẫn thì hành một số đìều của Luật bảo hiêm y tế.
7 Xem: Các điều 26, 27, 28 Luật bảo hiếm y tế năm 2014.

3


Mức hưởng bảo hiếm y tế: Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa
bệnh thoo quy định thì được quỹ bảo hiếm y tế thanh toàn chi phí khám bệnh, chữa bệnh
trong phạm vi.
II. GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
A. GIẢI QUYẾT QUYỀN LỢI AN SINH CHO ANH K
1. Quyền lợi Bảo hiểm xã hội gắn với sự kiện tai nạn lao động
- Xác định đây là tai nạn lao động-> hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động.
- Luật áp dụng là Luật An toàn vệ sinh lao động 2015.
* Chứng minh đây là tai nạn lao động:
Về điều kiện để được xem là tai nạn lao động:
Khoản 8, điều 3, Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 quy định: “Tai nạn lao
động là: tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây
tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện
công việc, nhiệm vụ lao động.”
Trong tình huống, tại công trường xây dựng của công ty A, anh K đã sơ suất trong
khâu vận hành máy nên làm anh M bị thương và bản thân anh K phải cấp cứu vào bệnh
viện. Do anh K, M bị tai nạn tại nơi làm việc, trong thời gian làm việc, là rủi ro ngoài
mong muốn và ảnh hưởng tới sức khỏe của anh K và M nên đây chính là tai nạn lao động.
a) Điều kiện hưởng
Theo điều 45, Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, điều kiện hưởng chế độ
tai nạn lao động gồm: bị tai nạn lao động, suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị
tai nạn lao động, không thuộc trường hợp người lao động không được hưởng chế độ do
Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên
nhân quy định tại khoản 1 điều 40 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015.

-

Về điều kiện suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn lao động:
Trong tình huống, anh K bị tai nạn lao động và phải vào bệnh viện cấp cứu. Sau 10

ngày điều trị, do chấn thương quá nặng nên anh K chết. Như vậy, việc anh K không qua
khỏi do chấn thương quá nặng là căn cứ để xác định anh K hoàn toàn đáp ứng được điều
kiện này.
-

Về điều kiện không thuộc trường hợp người lao động không được hưởng chế độ do

Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả:

4


Trong tình huống, anh K bị tai nạn lao động là do sơ suất trong quá trình vận hành
máy cẩu. Hoàn toàn không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 điều 40 Luật An
toàn, vệ sinh lao động năm 2015: “ do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra
tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động; do người
lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân; do sử dụng ma túy, chất gây nghiện
khác trái với quy định của pháp luật”
=>Anh K đủ điều kiện để hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động.
b) Chế độ hưởng
 Hưởng trợ cấp 1 lần đối với thân nhân anh K
Khoản 2 Điều 53, Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015 quy định: “Thân nhân
người lao động được hưởng trợ cấp một lần bằng ba mươi sáu lần mức lương cơ sở tại
tháng người lao động bị chết và được hưởng chế độ tử tuất theo quy định của Luật bảo
hiểm xã hội khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

2. Người lao động bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp;
Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất trong trường hợp người lao động bị chết do tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 111 của Luật bảo hiểm
xã hội.”
Ngày 4/8/2018, anh K bị tai nạn lao động và phải vào bệnh viện cấp cứu, sau 10
ngày điều trị, do chấn thương quá nặng nên anh K chết. Như vậy, anh K thuộc trường hợp
“người lao động bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động”. Do đó, thân
nhân anh K được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở tháng 8/2018. “từ
ngày 01 tháng 7 năm 2018, mức lương cơ sở là 1.390.000 đồng/tháng.”
Như vậy, thân nhân của anh K sẽ được hưởng khoản trợ cấp một lần là:
36*1.390.000 = 50.040.000 đồng.
 Chế độ tử tuất:
*Chế độ trợ cấp mai táng:
Căn cứ khoản 1 và khoản 2, điều 66, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì trong tình
huống, anh K chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động nên người lo mai táng của
anh K đủ điều kiện để hưởng một lần trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tháng
8/2018.
Như vậy, người lo mai táng cho anh C sẽ được nhận trợ cấp mai táng là:
10*1.390.000 triệu đồng = 13 triệu 900 nghìn đồng.
*Chế độ tuất
- Chế độ tuất hàng tháng:
5


Căn cứ điều 67, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì anh K chết, thân nhân của anh
sẽ được hưởng tiền tuất hàng tháng.
Trong tình huống, anh K có 2 con nhỏ: 1 con 6 tuổi, 1 con 10 tuổi và đều đang đi
học. Vì đề bài không đề cập đến vợ anh K nên coi như thân nhân của anh chỉ có 2 con
nhỏ; tương tự. Như vậy2 con của anh K được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng theo quy

định tại khoản 2 điều 67.
Căn cứ theo Điều 68, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:
“1. Mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân bằng 50% mức lương cơ
sở; trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng
tháng bằng 70% mức lương cơ sở.…
3. Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hằng tháng được thực hiện kể từ tháng liền kề sau
tháng mà đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 66 của Luật này chết. Trường
hợp khi bố chết mà người mẹ đang mang thai thì thời điểm hưởng trợ cấp tuất hằng
tháng của con tính từ tháng con được sinh.”
Trong tình huống, sau khi anh K chết, gia đình anh chỉ còn 2 con nhỏ. Kinh tế gia
đình anh K hoàn toàn phụ thuộc vào thu nhập của anh K. Anh K chết 2 con của anh K
được coi là không có người trực tiếp nuôi dưỡng.
Như vậy, mỗi thân nhân của anh K sẽ được hưởng mức trợ cấp tuất hàng
tháng bằng 70% mức lương cơ sở. Thời điểm hưởng trợ cấp tuất hàng tháng được
thực hiện kể từ tháng liền kề sau tháng mà anh K chết (tháng 9/2018).
70%*1390.000 = 973.000 ĐỒNG/ tháng
- Chế độ tuất một lần:
Về điều kiện hưởng:Trường hợp người lao động chết thì thân nhân được hưởng trợ
cấp tuất một lần được quy định tại Điều 69 Luật BHXH năm 2014 như sau:
Về mức hưởng: theo Điều 70 Luật BHXH năm 2014, mức trợ cấp tuất một lần đối
với thân nhân của người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội hoặc người lao động
đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã
hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã
hội cho những năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014; bằng 02 tháng mức bình quân
tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho các năm đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2014
trở đi; mức thấp nhất bằng 03 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã
hội.

6



Như vậy, căn cứ theo khoản 3 Điều 69, trong trường hợp 2 con của anh K nếu có
nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất một lần thì sẽ được hưởng chế độ này. Vì cả hai đều từ 6
tuổi trở lên.
Tuy nhiên, em tư vấn cho gia đình anh K ngoài hưởng trợ cấp một lần do người lao
động chết vì tai nạn lao động, trợ cấp mai táng thì chế độ khác tốt nhất cho gia đình là trợ
cấp tuất hàng tháng. Do:
-

Hai người con đang trong độ tuổi đi học, chưa có khả năng lao động nên hưởng trợ

cấp tuất hàng tháng. Sau khi anh K mất gia đình mất đi lao động chính, không còn bất kì
một nguồn thu nhập nào. Vì vậy, để đảm bảo mức sống tối thiểu cho 2 đứa con trong
trường hợp này, gia đình anh K nên chọn chế độ hưởng trợ cấp tuất hàng tháng. Bởi
đây là một chế độ trợ cấp dài hạn, ổn định, việc hưởng chế độ trợ cấp tuất hàng tháng sẽ
giúp cho các em mỗi tháng đều có nguồn tiền để trang trải cuộc sống, đi học khi không
còn lao động chính. Quỹ bảo hiểm xã hội sẽ chi trả chế độ này cho đến khi hai con của
anh đủ 18 tuổi, đủ tuổi tham gia vào quan hệ lao động, có thể tự dùng sức lao động của
mình để tạo ra thu nhập, sẽ đảm bảo cho việc ổn định cuộc sống hơn việc hưởng chế độ
trợ cấp một lần.
 Chế độ bảo hiểm y tế
Theo dữ liệu đề bài cung cấp, anh K là người lao động làm tại công ty A.Căn cứ vào
điểm a, khoản 1, điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2014 thì anh K thuộc đối tượng tham gia
bảo hiểm y tế.
Hơn nữa theo điểm a, khoản 1, điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2014 việc chữa trị của anh
K thuộc phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế.
Vậy trường hợp này, Công ty A có nghĩa vụ tham gia bảo hiểm cho anh K trong đó có
cả bảo hiểm y tế.
Tại điểm đ, khoản 1, điều 22, Luật Bảo hiểm y tế năm 2014 quy định về mức
hưởng bảo hiểm y tế như sau:“1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa

bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế
thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như
sau:
đ) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.
Từ căn cứ mà đề bài nêu ra Và theo như quy định này,quỹ bảo hiểm y tế sẽ phải
thanh toán 80% chi phí khám chữa bệnh cho anh K kể từ lúc anh K nhập viện đến khi
7


anh K chết. Còn 20% thì do người sử dụng lao động đồng chi trả với những chi phí
không nằm trong danh mục do Bộ y tế quy định.
2. Chế độ trợ cấp xã hội đối với gia đình anh K
Anh K bị tai nạn lao động, sau nhiều ngày điều trị do chấn thương quá nặng, anh K
chết, do đó, anh K và thân nhân của anh K có thể được hưởng những khoản trợ giúp xã
hội bao gồm trợ giúp xã hội thường xuyên tại cộng đồng và trợ giúp xã hội đột xuất theo
quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP của Chính phủ năm 2013 quy định Chính
sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội (sau đây gọi tắt là Nghị định số
136/2013/NĐ-CP).
Thứ nhất, về trợ giúp xã hội thường xuyên tại cộng đồng, do đề bài không nhắc tới
vợ anh K và hoàn cảnh kinh tế của gia đình anh K nên không đủ căn cứ để xác định thân
nhân của anh K có phải là đối tượng hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên tại cộng đồng
hay không. Tuy nhiên để làm rõ các quyền lợi, em vẫn trình bày quyền lợi này.
Thứ hai, về trợ giúp xã hội đột xuất, anh K và thân nhân của anh K có thể được
hưởng:
- Hỗ trợ người bị thương nặng:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP, người bị
thương nặng do “tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng... được xem xét hỗ trợ với mức
bằng 10 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định này”.
Theo đó, mức chuẩn trợ giúp xã hội được tính bằng 270.000 đồng.
+ Điều kiện hưởng: Anh K là người bị thương nặng do tai nạn lao động và tại nạn

lao động đó là tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng.
Người bị thương nặng ở đây được hiểu là người bị thương phải cấp cứu hoặc phải
điều trị nội trú tại cơ sở ý tế8.
Tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng, cho đến nay chưa có cơ sở pháp lý xác
định thế nào là đặc biệt nghiêm trọng, do đó, nếu tai nạn của anh K là tai nạn lao động đặc
biệt nghiêm trọng thì anh K có thể được hưởng trợ cấp như sau:
-

Chế độ hưởng: sau khi anh K bị tai nạn lao động phải điều trị, anh K được xem xét

hỗ trợ với mức hỗ trợ bằng 10 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại Khoản 1 Điều 4
Nghị định số 136/2013/NĐ-CP tương đương 2.700.000 đồng.
-

Hỗ trợ chi phí mai táng:
Theo Khoản 1, 2 Điều 14 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP nêu rõ:

8 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật An sinh xã hội, Nxb. Công An Nhân Dân, Hà Nội, 2013, tr. 346.

8


+ Điều kiện hưởng: thành viên trong gia đình chết do tai nạn lao động đặc biệt
nghiêm trọng.
+ Chế độ hưởng:
Thân nhân của anh K có thể được xem xét hỗ trợ chi phí mai táng với mức bằng 20
lần mức chuẩn trợ giúp xã hội (bằng 5.400.000 đồng) hoặc được hỗ trợ chi phí mai táng
theo chi phí thực tế, nhưng không quá 30 lần (bằng 8.100.000) mức chuẩn trợ giúp xã hội
nếu thân nhân của anh K tổ chức mai táng cho anh K không phải tại địa bàn cấp xã nơi cư
trú của anh K.

Ngoài ra, 2 con của anh K có thể được hưởng chế độ trợ cấp đối với đối tượng
được nhận nuôi dưỡng chăm sóc tại cộng đồng nếu vợ anh K (nếu có) không có khả năng
chăm sóc nuôi dưỡng theo quy định tại điểm a, Khoản 2, Điều18 Nghị định số
136/2013/NĐ-CP: “ Trẻ em có cả cha, mẹ bị chết, mất tích theo quy định của pháp luật
mà không có người thân thích chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc người thân thích không có khả
năng chăm sóc, nuôi dưỡng”. Chế độ 2 con của anh K có thể được hưởng bao gồm:
- Tiền ăn trong thời gian sống tại hộ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng;
- Chi phí điều trị trong trường hợp phải điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh mà không có thẻ bảo hiểm y tế;
- Chi phí đưa đối tượng về nơi cư trú hoặc đến cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội.
B. GIẢI QUYẾT QUYỀN LỢI CHO ANH M
Cũng xác định đây là tai nạn lao động như trường hợp của anh K, luật áp dụng là
Luật an toàn vệ sinh lao động 2015. Vấn đề về đối tượng và điều kiện đã được chứng
minh ở trường hợp anh K.
Sự kiện Tai nạn lao động nên anh sẽ được hưởng các chế độ và quuyền lợi như sau:
1. Chế độ giám định
Anh M sẽ được giới thiệu đi giám định suy giảm khả năng lao động và do quỹ
BHXH chi trả dịch vụ này. Theo Điều 47. Giám định mức suy giảm khả năng lao động
2. Chế độ Trợ cấp hàng tháng
*Xét về điều kiện hưởng
Điều 49. Trợ cấp hằng tháng
1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng
trợ cấp hằng tháng.Ta có: anh M được xác định suy giảm 54%>31% khả năng lao động.
Do đó, thỏa mãn điểu kiện hưởng.
*Xét chế độ hưởng như sau:
9


Căn cứ pháp lí:Khoản 2 điều 49 Luật An toàn vệ sinh lao động: 2. Mức trợ cấp
hằng tháng được quy định như sau:

- Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở,
sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;
Theo đó chị Y được hưởng theo công thức:
30%xMLCS + (54-31)%x2xMLCS= 76%xMLCS=
76%x1.390.000 = 1.056.400 đồng/ tháng
(Từ ngày 1/7/2018: Mức lương cơ sở là 1.390.000 đồng/ tháng
Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng
thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi
năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề
trước tháng bị tai nạn lao động :
Trong trường hợp này sẽ cần xác định được:
+ Số năm đóng bảo hiểm tai nạn lao động của anh M: Không nói rõ nên sẽ chỉđưa
ra công thức
+Trợ cấp theo số năm đóng BH của anh M là
= [0.5% + (số năm đóng BHTNLĐ - 1)x0,3%]x mức tiền
lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn
lao động
Như vậy: Cộng hai khoản thì hàng tháng anh M được nhận:
1.056.400 đồng + [0.5% + (số năm đóng BHTNLĐ - 1)x0,3%]x mức tiền lương đóng
vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động
3. Chế độ: Nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe
Anh M được nghỉ tối đa 10 ngày theo quy định tại: điểm b khoản 2 điều 54 Luật
an toàn vệ sinh lao động: c) Tối đa 10 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên. Mà anh M bị 54% khả
năng lao động.
Theo khoản 3 điều 54: 3. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều này được
hưởng 01 ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
Theo đó: Anh M hưởng 01 ngày bằng 30% mức lương cơ sở= 30%x 1.390.000 =
417.000 đồng/ ngày => 10 ngày M hưởng: 10x417.000 = 4.170.000 đồng


10


*Quyền lợi bảo hiểm y tế
1. Về đối tượng:
anh M thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế theo quy đinh tại điểm a
khoản 1 điều 12 Luật BHYT( Ngừoi lao động kí hợp đồng không xác định thời hạn).
2.Về điều kiện hưởng: có 2 điều kiện: là Tham gia bảo hiểm y tế và Có thẻ bảo hiểm y
tế. Về điều kiện này có thể thấy anh M thỏa mãn.
3. Về chế độ hưởng như sau:
* Về phạm vi hưởng:
Anh M được Quỹ bảo hiểm y tế chi trả các chi phí theo quy định tại điều 21 như
sau: Chi phí khám bệnh, điều trị bệnh. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ,
ngành liên quan ban hành danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc, hóa
chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo
hiểm y tế.
*Về mức hưởng:
+ Anh M được hưởng: 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp
của anh M.
+ 20% các chi phí khác sẽ do phía người sử dụng lao động đóng.
KẾT LUẬN
Như vậy, qua bài làm ta đã hiểu rõ hơn về bảo hiểm y tế và chế độ bảo hiểm y tế.
Trong tình huống trên ta đã giải quyết được những chi phí, trợ cấp cho một trong nhiều vụ
việc liên quan đến tai nạn lao động. Theo những quy định của pháp luật, cả nhân thân của
họ cũng được hưởng một chế độ từ bảo hiểm. Cho thấy đây là sự hợp lý trong pháp luật
hiện hành của Việt Nam. Trên đây là bài tập học kì của em, do kiến thức còn hạn chế nên
mong quý thầy cô xem xét và bỏ qua.

11



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật An sinh xã hội, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an
nhân dân, Hà Nội, 2014;
2.Luật bảo hiểm y tế năm 2014;
3.Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 27/07/2009;
4.Thông tư liên tịch 09/2015/TTLT-BCA-BYT-BTC .

12


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................................................................1
NỘI DUNG.......................................................................................................................................................1
1. Bảo hiểm y tế........................................................................................................................................1
2. Chế độ bảo hiểm y tế...........................................................................................................................1
2.1. Đối tượng tham gia bảo hiêm y tế..................................................................................................1
2.2. Điều kiện hưởng bảo hiểm y tế.......................................................................................................3
2.3. Phạm vi hưởng bảo hiểm y tế........................................................................................................4
II. GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG..........................................................................................................4
A. GIẢI QUYẾT QUYỀN LỢI AN SINH CHO ANH K...................................................................4
B. GIẢI QUYẾT QUYỀN LỢI CHO ANH M...................................................................................10
KẾT LUẬN....................................................................................................................................................12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

13




×