Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Đề 9: Phân tích về quyền hưởng dụng theo quy định BLDS 2015 và nêu các quan điểm cá nhận về thực tế áp dụng quy định về quyền hưởng dụng hiện nay.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.54 KB, 12 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................2
NỘI DUNG....................................................................................................3
1. Phân tích về quyền hưởng dụng theo quy định BLDS 2015....................3
1.1. Khái niệm..............................................................................................3
1.2. Căn cứ xác lập và hiệu lực của quyền hưởng dụng..............................4
1.3. Thời hạn của quyền hưởng dụng...........................................................5
1.4. Quyền, nghĩa vụ của người hưởng dụng và chủ sở hữu tài sản............6
1.5. Chấm dứt quyền hưởng dụng và xử lý tài sản khi quyền hưởng dụng
chấm dứt.........................................................................................................7
2. Quan điểm cá nhận về thực tế áp dụng quy định về quyền hưởng dụng
hiện nay...........................................................................................................8
KẾT LUẬN..................................................................................................11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

0


MỞ ĐẦU
Luật dân sự điều chỉnh quan hệ xã hội với phạm vi rất rộng và phức tạp.
Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự là quan hệ nhân thân và tài sản cá nhân,
pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí,
độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm. Để đi tìm hiểu sâu sắc nội dung của
luật dân sự, em xin chọn đề tài số 9 là bài tập để nghiên cứu, đánh giá kết quả
học tập môn luật dân sự.
Đề 9: Phân tích về quyền hưởng dụng theo quy định BLDS 2015 và nêu
các quan điểm cá nhận về thực tế áp dụng quy định về quyền hưởng dụng
hiện nay.

1



NỘI DUNG
1. Phân tích về quyền hưởng dụng theo quy định BLDS 2015.
1.1. Khái niệm.
Theo quy định tại Điều 257 BLDS 2015: “Quyền hưởng dụng là quyền
của chủ thể được khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản
thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác trong một thời hạn nhất định”
Đó là một chế định mới được bổ sung tại Điều 257 trong Bộ luật Dân
sự (BLDS) năm 2015 mà trước đây BLDS năm 2005 không quy định.
Theo như quy định tại Điều 257 BLDS năm 2015 thì có thể hiểu rằng,
quyền hưởng dụng là quyền của người được nắm giữ, sử dụng tài sản nhưng họ
không có quyền quyết định, định đoạt tài sản đó, có nghĩa là người này không
phải là chủ sở hữu.
Khi chủ sở hữu giao tài sản cho người hưởng dụng thông qua một giao
dịch dân sự hoặc các trường hợp do pháp luật quy định để người hưởng dụng
khai thác giá trị, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thì người hưởng dụng có một
số quyền đối với tài sản, quyền này phát sinh từ quyền của chủ sở hữu tài sản.
Cho nên, người hưởng dụng có các quyền như chủ sở hữu nhưng bị giới hạn bởi
quy định pháp luật hoặc thỏa thuận của chủ sở hữu và người hưởng dụng. Bởi
khi giao cho người khác quyền hưởng dụng trên tài sản của mình, chủ sở hữu
chỉ giao cho họ quyền nắm giữ, quản lý tài sản (quyền chiếm hữu) và khai thác
công dụng, hưởng hoa lợi, lợi thức từ tài sản (quyền sử dụng), còn quyền định
đoạt vẫn thuộc về chủ sở hữu. Chỉ có chủ sở hữu tài sản mới có quyền định đoạt
tài sản (bán, cho, tặng, thế chấp, để lại thừa kế…) tài sản đó theo quy định của
pháp luật.1
Khi thực hiện quyền hưởng dụng, người hưởng dụng được định đoạt
việc khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức, tự mình sử dụng tài sản của
người khác để phục vụ nhu cầu của bản thân (như ở, mặc, dùng, săn bắn, trồng
trọt, lái xe…), thậm chí có thể cho thuê quyền hưởng dụng. Tuy nhiên, việc khai
thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian

1 />
2


nhất định, thời hạn có thể do luật định, do thỏa thuận hoặc do hành vi pháp lý
đơn phương của chủ thể.
- Bản chất của Quyền hưởng dụng:
+ Là vật quyền tách ra từ chủ sở hữu chuyển cho hoặc luật quy định; chủ
sở hữu không hủy quyền hưởng dụng mà do Tòa án hủy.
+ Quyền hưởng dụng độc lập với quyền sở hữu.
+ Quyền hưởng dụng cho phép người hưởng dụng đầu tư khai thác tài sản
và định đoạt tài sản và chuyển nhượng quyền hưởng dụng.
- Quyền hưởng dụng có một số đặc điểm nhất định:2
Thứ nhất, khách thể của quyền hưởng dụng theo quy định của luật là tài
sản của chủ thể khác và tài sản đó là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản;
bất động sản và động sản; bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và
tài sản hình thành trong tương lai.
Thứ hai, chủ thể của quyền hưởng dụng có quyền cho thuê quyền hưởng
dụng đối với tài sản, trong khi đó, bên thuê khoán tài sản không được cho thuê
khoán lại, trừ trường hợp được bên cho thuê khoán đồng ý.3
1.2. Căn cứ xác lập và hiệu lực của quyền hưởng dụng.
Theo quy định tại Điều 258 BLDS 2015:
“Quyền hưởng dụng được xác lập theo quy định của luật, theo thỏa thuận
hoặc theo di chúc”
Như vậy, với quy định này thì Quyền hưởng dụng được xác lập lần lượt
theo quy định của luật, theo thỏa thuận hoặc theo di chúc. Ví dụ: Ông A lập di
chúc để lại tài sản là một mảnh đất cho con trai là anh E, nhưng để lại quyền
hưởng dụng mảnh đất đó cho bà B là em gái của ông A. Khi này bà B có quyền
hưởng dụng theo di chúc để lại.
Quyền hưởng dụng được xác lập từ thời điểm nhận chuyển giao tài sản

vì để thực hiện được việc khai thác công dụng của tài sản thì chủ thể thực hiện
phải thực tế chiếm hữu nó. Tuy nhiên nếu các bên có thỏa thuận khác hoặc luật
2 />
moi-duoc-quy-dinh-trong-bo-luat-dan-su-nam-2015.html
3 />
3


liên quan có quy định khác thì thời điểm xác lập quyền hưởng dụng sẽ phụ
thuộc vào những sự kiện tương xứng đó. Quyền hưởng dụng đã được xác lập sẽ
có hiệu lực đối với mọi cá nhân, pháp nhân, trừ trường hợp luật liên quan có
quy định khác.4
Ví dụ như Ông A có mảnh đất và chuyển quyền hưởng dụng cho con trai
của ông là anh B. Như vậy, nếu hai bên không có thỏa thuận gì thì anh B có
quyền hưởng dụng đối với mảnh đất kể từ khi ông A chính thức chuyển giao
mảnh đất cho anh B quản lý. Nếu hai bên có thỏa thuận thì ta căn cứ vào sự kiện
hay thời gian mà các bên giao kết.
1.3. Thời hạn của quyền hưởng dụng
Thời hạn hưởng dụng là khoảng thời gian mà người hưởng dụng có quyền
khai thác, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Trong thời hạn này, chủ sử hữu
không được sử dụng tài sản và cũng không thu dược bất kì lợi ích vật chất nào
từ người hưởng dụng.
Thời hạn của quyền hưởng dụng do các bên thỏa thuận hoặc do luật
quy định nhưng tối đa đến hết cuộc đời của người hưởng dụng đầu tiên nếu
người hưởng dụng là cá nhân và đến khi pháp nhân chấm dứt tồn tại nhưng tối
đa 30 năm nếu người hưởng dụng đầu tiên là pháp nhân. Người hưởng dụng có
quyền cho thuê quyền hưởng dụng trong thời hạn hưởng dụng.
Với ví dụ trên, Ông A lập di chúc để lại tài sản là một mảnh đất cho con
trai là anh E, nhưng để lại quyền hưởng dụng mảnh đất đó cho bà B là em gái
của ông A. Nếu trong di chúc ông A không nêu rõ thời gian bà B có quyền

hưởng dụng thì bà B sẽ có quyền khai thác và hưởng hoa lợi, lợi tức từ mảnh
đất đó đến khi bà chết.
Hay ví dụ Ông A có mảnh đất và chuyển quyền hưởng dụng cho con
trai của ông là anh Btrong vòng 40 năm. Tuy nhiên, anh B đang quản lý mảnh
đất và thực hiện quyền hưởng dụng được 25 năm thì anh B bị tai nạn giao thông
và chết. Khi này, quyền hưởng dụng của anh B không còn và mảnh đất quay về
chủ sở hữu là của ông A.
4 />
UrlListProcess=/content/tintuc/lists/News&ItemID=30771

4


Chị C có thỏa thuận với công ty B có tư cách pháp nhân chuyển giao
quyền hưởng dụng là tòa nhà 10 tầng chị là chủ sở hữu với thời hạn là 20 năm.
Tuy nhiên, sau khi quản lý tòa nhà được 10 năm thì công ty B giải thể, khi này
công ty B phải bàn giao tòa nhà 10 tầng cho chủ sở hữu là chị C.
1.4. Quyền, nghĩa vụ của người hưởng dụng và chủ sở hữu tài sản.
- Quyền và nghĩa vụ của người hưởng dụng:
+Người hưởng dụng có quyền: tự mình hoặc cho phép người khác khai
thác, sử dụng, thu hoa lợi, lợi tức từ đối tượng của quyền hưởng dụng; Yêu cầu
chủ sở hữu tài sản thực hiện nghĩa vụ sửa chữa đối với tài sản để bảo đảm
không bị suy giảm đáng kể dẫn tới tài sản không thể sử dụng được hoặc mất
toàn bộ công dụng, giá trị của tài sản, nếu thực hiện nghĩa vụ thay cho chủ sở
hữu tài sản thì có quyền yêu cầu chủ sở hữu tài sản hoàn trả chi phí; Cho thuê
quyền hưởng dụng đối với tài sản.
+Người hưởng dụng có nghĩa vụ: Tiếp nhận tài sản theo hiện trạng và thực
hiện đăng ký nếu luật có quy định; Khai thác tài sản phù hợp với công dụng,
mục đích sử dụng của tài sản; Giữ gìn, bảo quản tài sản như tài sản của mình;
Bảo dưỡng, sửa chữa tài sản theo định kỳ để bảo đảm cho việc sử dụng bình

thường; khôi phục tình trạng của tài sản và khắc phục các hậu quả xấu đối với
tài sản do việc không thực hiện tốt nghĩa vụ của mình phù hợp với yêu cầu kỹ
thuật hoặc theo tập quán về bảo quản tài sản; Hoàn trả tài sản cho chủ sở hữu
khi hết thời hạn hưởng dụng.
- Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản:
+ Định đoạt tài sản nhưng không được làm thay đổi quyền hưởng dụng đã
được xác lập.
+Yêu cầu Tòa án truất quyền hưởng dụng trong trường hợp người hưởng
dụng vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của mình.
+ Không được cản trở, thực hiện hành vi khác gây khó khăn hoặc xâm
phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người hưởng dụng.

5


+ Thực hiện nghĩa vụ sửa chữa tài sản để bảo đảm không bị suy giảm đáng
kể dẫn tới tài sản không thể sử dụng được hoặc mất toàn bộ công dụng, giá trị
của tài sản.
1.5. Chấm dứt quyền hưởng dụng và xử lý tài sản khi quyền hưởng
dụng chấm dứt.
- Quyền hưởng dụng chấm dứt trong các trường hợp sau:
+Thời hạn của quyền hưởng dụng đã hết.
+Theo thỏa thuận của các bên.
+Người hưởng dụng trở thành chủ sở hữu tài sản là đối tượng của
quyền hưởng dụng.
+Người hưởng dụng từ bỏ hoặc không thực hiện quyền hưởng dụng
trong thời hạn do luật quy định.
+Tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng không còn.
+Theo quyết định của Tòa án.
+Căn cứ khác theo quy định của luật.

Ví dụ Ông A lập di chúc để lại tài sản là một mảnh đất cho con trai là anh
E, nhưng để lại quyền hưởng dụng mảnh đất đó cho bà B là em gái của ông A
với thời hạn là 20 năm. Như vậy hết thời hạn 20 năm thì bà B không còn quyền
hưởng dụng đối với mảnh đất nữa.
Ông A có mảnh đất và chuyển quyền hưởng dụng cho con trai của ông là
anh B trong vòng 40 năm. Tuy nhiên, Ông A mất đi và để mảnh đất là di sản
thừa kế cho anh B. Khi này, Anh B sẽ là chủ sở hữu của mảnh đất và quyền
hưởng dụng với mảnh đất đương nhiên chấm dứt.
Khi quyền hưởng dụng chấm dứt, tài sản là đối tượng của quyền hưởng
dụng phải được hoàn trả cho chủ sở hữu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác
hoặc luật có quy định khác.
Lần đầu tiên quyền hưởng dụng được quy định trong Bộ luật Dân sự đã
cho phép các chủ thể có quyền nhất định đối với tài sản thuộc sở hữu của người
khác, tạo cơ sở pháp lý cho việc khai thác, sử dụng một cách hiệu quả các tài
6


sản, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm khai thác được nhiều nhất lợi
ích trên cùng một tài sản.
2. Quan điểm cá nhân về thực tế áp dụng quy định về quyền hưởng
dụng hiện nay.
Việc ghi nhận quyền hưởng dụng trong Bộ luật dân sự năm 2015 có tác
động tích cực đến quyền nhận tài sản trong tình trạng thực tế tại thời điểm phát
sinh quyền hưởng dụng. Bởi quyền hưởng dụng cho phép người hưởng dụng
được giao tài sản để sử dụng và hưởng hoa lợi trong một khoảng thời gian nhất
định và trao trả lại tài sản sau khoảng thời gian đó, nên việc quy định quyền này
không chỉ để xác định quyền chiếm hữu thực tế đối với tài sản mà còn để xác
định thời điểm thụ hưởng các quyền liên quan. Hơn nữa, việc trao trả tài sản
trong tình trạng nào phụ thuộc vào tình trạng của tài sản khi nhận. 5 Ví dụ ông A
viết di chúc để lại tài sản cho con, nhưng muốn người mẹ kế của con (vợ hai của

ông A) có quyền hưởng dụng tài sản đó trong thời gian bà vợ hai của ông A còn
sống.
Bên cạnh đó, quy định này cũng tạo cơ sở pháp lý để giải quyết những
vấn đề phát sinh trong thực tiễn như việc hưởng dụng đất ở Việt Nam hiện nay
có thể truyền lại cho người thừa kế. Việc không thực hiện quyền hưởng dụng
trong một khoảng thời gian liên tục quá 10 năm có thể là lý do chấm dứt quyền
hưởng dụng để bảo đảm không lãng phí tài sản xã hội và coi như người có
quyền hưởng dụng không có nhu cầu hưởng dụng...
Sự ra đời quyền hưởng dụng sẽ giúp cho việc khai thác tài sản trên thực
tết có hiệu quả hơn. Ví dụ anh A có mảnh đất nhưng không có điều kiện để
trồng trọt và chăn nuôi trong khi đó anh B có khả năng tiến hành sản xuất nhưng
lại ko có tư liệu để sản xuất. Khi này anh A sẽ bán lại quyền hưởng dụng cho
anh B với thời gian nhất định để anh B có điều kiện sản xuất và trên mảnh đất
đó sinh ra hoa lợi và lợi tức. Thay vào đó, anh B trả cha anh A khoản tiền mua
lại quyền hưởng dụng. Như vậy, qua ví dụ thì ta cũng có thể thấy mặt lợi ích của
việc quy định quyền hưởng dụng trong BLDS 2015.
5 />
UrlListProcess=/content/tintuc/lists/News&ItemID=30771

7


Tuy nhiên, trên thực tế thì một số đối tượng lợi dụng các quy định về
quyển hưởng dụng như việc chuyển giao hay chấm dứt quyền hưởng dụng để đi
lợi dụng lừa gạt người khác. Ví dụ như Anh A là chủ sở hửu mảnh đất sau đó
anh A chuyển giao quyền sở hữu của anh C nhưng trước đó Anh A đã bán quyền
hưởng dụng của mảnh đất cho chị C 30 năm như vậy người thiệt thòi trong tình
huống này là anh B khi anh đã được chuyển giao quyền sở hữu mảnh đất nhưng
anh lại phải đợi khi nào chị C chấm dứt quyền hưởng dụng mới được sử dụng
quản lý và sản xuất trên mảnh đất đó. Do vậy, việc quản lý giấy thờ thủ tục khi

BLDS 2015 quy định theo quyền khác đối với tài sản nói chung và quyền hưởng
dụng nói riêng cần phải chặt chẽ và giám sát cao để tránh trường hợp như tình
huống trên và bảo vệ, đảm bảo công bằng cho các bên dân sự.
Cùng với đó, thời hạn hưởng dụng dài sẽ ảnh hưởng đến quyền của
những người thừa kế. Điều 260 BLDS quy định thời hạn về quyền hưởng dụng
do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì do luật quy định nhưng
tối đa đến hết cuộc đời người hưởng dụng đầu tiên, nếu người hưởng dụng là cá
nhân và đến khi pháp nhân chấm dứt tồn tại nhưng tối đa là 30 năm, nếu người
hưởng dụng đầu tiên là pháp nhân. Chẳng hạn, khi chủ sở hữu tài sản chết
nhưng thời hạn người được hưởng dụng vẫn còn thì tài sản sẽ không thể đem
chia. Trường hợp quyền hưởng dụng chấm dứt khi hết cuộc đời người hưởng
dụng đầu tiên thì không chắc lúc đó người thừa kế còn sống. Hơn nữa, việc xác
định tài sản thừa kế là không dễ dàng và giá trị tài sản cũng đã thay đổi so với
ban đầu. Điều này gây khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng nếu xảy ra
tranh chấp.
Việc phân định giữa quyền hưởng dụng và quyền sử dụng trong hợp đồng
thuê tài sản rất khó. Bởi vì, các chủ thể đều có quyền khai thác công dụng,
hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc sở hữu của chủ thể khác trong một
thời hạn nhất định. Trường hợp các bên không thỏa thuận rõ là hợp đồng thuê
tài sản hay cho hưởng quyền hưởng dụng thì xác định dựa trên căn cứ nào?
Nhìn chung,việc ghi nhận quyền của người không phải là chủ sở hữu đối
với tài sản là quyền hưởng dụng trong Bộ luật Dân sự năm 2015 có vai trò quan
8


trọng trong việc thúc đẩy giao lưu dân sự trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị
trường. Qua đó, bảo đảm tốt hơn cho tài sản trong giao lưu dân sự được tối đa
hóa giá trị không chỉ bởi chủ sở hữu mà còn bởi cả người không phải là chủ sở
hữu; hạn chế được rủi ro pháp lý, giữ được sự ổn định của các quan hệ dân sự
và các quan hệ khác có liên quan.


9


KẾT LUẬN
Như vậy, việc ghi nhận quyền hưởng dụng tại BLDS 2015 tạo cơ sở pháp
lý để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn như việc hưởng dụng đất
ở Việt Nam hiện nay. Qua đó hoàn thiện pháp luật để điều chỉnh quan hệ xã hội,
giúp các bên trong giao dịch dân sự được bảo đảm và phát huy được giá trị sử
dụng tài sản.

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự 1, Nxb.
CAND, Hà Nội, 2018;
2. Phạm Văn Tuyết, Hướng dẫn môn học luật dân sự tập 1, Bxb tư
pháp , Hà Nội, 2017;
3. Bộ Luật Dân sự 2015.
4.

/>
luat/quyen-huong-dung-che-dinh-moi-duoc-quy-dinh-trong-bo-luat-dansu-nam-2015.html
5.

/>
6.

/>

Luan/pFormPrint.aspx?
UrlListProcess=/content/tintuc/lists/News&ItemID=30771
7.

/>
luat-hien-hanh/
8.

/>
dan-su/quyen-huong-dung-va-can-cu-xac-lap-144865
9.

/>
nghiem/vuong-mac-khi-giai-quyet-tranh-chap-ve-quyen-doi-voi-tai-san52667.html

11



×