Tải bản đầy đủ (.doc) (146 trang)

Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng NNPTNT việt nam chi nhánh tỉnh quảng ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.6 MB, 146 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ THU TRINH

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY
HỘ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
– CHI NHÁNH TỈNH QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

Đà Nẵng - Năm 2018


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ THU TRINH

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
TRONG CHO VAY HỘ KINH DOANH
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH
TỈNH QUẢNG NGÃI

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Mã số: 60.34.02.01

N




ớn

n

o



GS TS TRƯ

Đà Nẵng - Năm 2018

NG Á THANH



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu........................................................4
4. Phƣơng pháp nghiên cứu......................................................................5
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài..............................................7
6. Bố cục của luận văn..............................................................................8
7. Tổng quan tình hình nghiên cứu...........................................................8
CHƯ NG 1. C

SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG


TRONG CHO VAY HỘ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯ

NG

MẠI................................................................................................................ 15
1.1. CHO VAY HỘ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
(NHTM)..........................................................................................................15
1.1.1. Khái niệm hộ kinh doanh..............................................................15
1.1.2. Đặc điểm hộ kinh doanh...............................................................15
1.1.3. Cho vay hộ kinh doanh.................................................................15
1.2. RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY HKD CỦA NHTM................17
1.2.1. Khái niệm rủi ro tín dụng trong cho vay HKD.............................17
1.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng trong cho vay HKD...............................17
1.2.3. Đặc điểm của rủi ro tín dụng trong cho vay HKD........................18
1.2.4. Hậu quả của rủi ro tín dụng trong cho vay HKD..........................19
1.3. QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY HKD TẠI NHTM 20

1.3.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay HKD................20
1.3.2. Mục tiêu của quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay HKD...........20
1.3.3. Nguyên tắc của quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay HKD.......21


1.3.4. Nội dung của quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay HKD...........22
1.3.5. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả quản trị rủi ro tín dụng trong cho
vay HKD.........................................................................................................35
1.3.6. Những nhân tố ảnh hƣởng đến quản trị rủi ro tín dụng trong cho
vay HKD của NHTM......................................................................................36
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1...............................................................................39
CHƯ NG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN

DỤNG TRONG CHO VAY HKD TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH
QUẢNG NGÃI (AGRIBANK QUẢNG NGÃI)......................................... 40
2.1. GIỚI THIỆU VỀ AGRIBANK QUẢNG NGÃI....................................40
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Agribank Quảng Ngãi........40
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Quảng Ngãi qua 3
năm từ 2014 - 2016.........................................................................................42
2.2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY HKD CỦA AGRIBANK
QUẢNG NGÃI...............................................................................................48
2.2.1. Đặc điểm HKD vay vốn tại Agribank Quảng Ngãi......................48
2.2.2. Tình hình cho vay HKD................................................................50
2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG
CHO VAY HKD TẠI AGRIBANK QUẢNG NGÃI...................................... 52
2.3.1. Mục tiêu công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay HKD tại
Agribank Quảng Ngãi..................................................................................... 52
2.3.2. Tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay HKD......53
2.3.3. Tình hình thực hiện các nội dung quản trị rủi ro tín dụng trong cho
vay HKD tại Agribank Quảng Ngãi................................................................60
2.3.4. Kết quả quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay HKD tại Agribank
Quảng Ngãi..................................................................................................... 80


2.4. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG
CHO VAY HKD TẠI AGRIBANK QUẢNG NGÃI...................................... 84
2.4.1. Thành công................................................................................... 84
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân...............................................................86
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2...............................................................................91
CHƯ NG 3. KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ
RỦI RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY HỘ KINH DOANH TẠI
AGRIBANK QUẢNG NGÃI....................................................................... 92

3.1. CĂN CỨ KHUYẾN NGHỊ......................................................................92
3.1.1. Định hƣớng phát triển của Agribank Quảng Ngãi.......................92
3.1.2. Mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay HKD của Agribank
Quảng Ngãi..................................................................................................... 94
3.2. KHUYẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI
RO TÍN DỤNG TRONG CHO VAY HKD TẠI AGRIBANK QUẢNG
NGÃI...............................................................................................................96
3.2.1. Khuyến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam - chi nhánh Quảng Ngãi..........................................................96
3.2.2. Đối với Agribank Việt Nam........................................................114
3.2.3. Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc.................................................... 117
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.....................................................................119
KẾT LUẬN..................................................................................................120
PHỤ LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN ( ản sao)


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Agribank

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Việt Nam

BCTĐ

Báo cáo thẩm định

CBTD


Cán bộ tín dụng

CBTĐ

Cán bộ thẩm định

DADT

Dự án đầu tƣ

DPRR

Dự phòng rủi ro

HĐXLRR

Hội đồng xử lý rủi ro

HKD

Hộ kinh doanh

HKD & CN

Hộ kinh doanh và cá nhân

KH

Khách hàng


KTKSNB

Kiểm tra kiểm soát nội bộ

NH

Ngân hàng

NHNN

Ngân hàng Nhà nƣớc

NHTM

Ngân hàng thƣơng mại

NHTMCP

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần

PASXKD

Phƣơng án SXKD

QTRRTD

Quản trị rủi ro tín dụng

RRTD


Rủi ro tín dụng

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TSBĐ

Tài sản bảo đảm

XHTDNB

Xếp hạng tín dụng nội bộ

XLRR

Xử lý rủi ro


DANH MỤC CÁC ẢNG
Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Kết quả huy động vốn tại Agribank - Chi nhánh Quảng

Ngãi giai đoạn 2014 – 2016

43

2.2

Tình hình dƣ nợ cho vay tại Agribank - Chi nhánh Quảng
Ngãi giai đoạn 2014 – 2016

45

2.3

Kết quả tài chính của Agribank Quảng Ngãi từ năm 2014
- 2016

47

2.4

Cơ cấu dƣ nợ cho vay HKD tại Agribank từ năm 2014 2016

50

2.5

Phân loại nợ theo xếp hạng của Agribank Việt Nam

71


2.6

Số lƣợng KH HKD đƣợc xếp hạng tín dụng tại Agribank
Quảng Ngãi từ 2014-2016

72

2.7

Cơ cấu dƣ nợ theo mức độ rủi ro tín dụng trong cho vay
HKD tại Agribank từ năm 2014-2016

81

2.8

Nợ xấu cho vay HKD tại Agribank từ năm 2014 – 2016

82

2.9

Kết quả thực hiện trích lập dự phòng cụ thể cho vay HKD

83


DANH MỤC CÁC S

Số hiệu

sơ đồ

ĐỒ

Tên sơ đồ

Trang

1.1

Sơ đồ trao đổi tín dụng

34

2.1

Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán tại Agribank

54

2.2

Quy trình chấm điểm, xếp hạng tín dụng nội bộ và phân
loại nợ khách hàng HKD của NHNo&PTNT Việt Nam

70


1


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết củ đề tài
Giữ vai trò là “huyết mạch của nền kinh tế”, ngân hàng luôn là một trong
những ngành có đóng góp trực tiếp rất quan trọng cho nền kinh tế. Do đó,
hiển nhiên bất cứ sai lầm nào trong hệ thống ngân hàng mà chủ yếu là các
ngân hàng thƣơng mại đều sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến sự suy thoái kinh tế.
Đặc trƣng của hoạt động kinh doanh ngân hàng là kinh doanh tiền tệ, tín dụng
và dịch vụ ngân hàng, đây là lĩnh vực “đặc biệt” và “nhạy cảm” luôn đối mặt
với nhiều rủi ro thƣờng trực vì nó liên quan trực tiếp đến tất cả các ngành,
liên quan đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, đòi hỏi một sự thận trọng
trong điều hành hoạt động ngân hàng để tránh những thiệt hại cho nền kinh tế
- xã hội. Vì thế, quản trị rủi ro ngân hàng là hoạt động thƣờng xuyên và luôn
là mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng thƣơng mại để đảm bảo cho
ngân hàng hoạt động an toàn, ít bị ảnh hƣởng bởi những tác động không
lƣờng trƣớc và có khả năng đƣa ra những hành động kịp thời, hạn chế thấp
nhất những tổn thất cho ngân hàng và giảm nhẹ hệ lụy cho nền kinh tế.
Tín dụng là nghiệp vụ truyền thống, nền tảng trong hoạt động của các
NHTM ở Việt Nam hiện nay, trong đó chủ yếu và chiếm tỷ trọng đến 60 70% tổng tài sản có của ngân hàng là hoạt động cho vay. Vì vậy, rủi ro tín
dụng đối với hoạt động này luôn thƣờng trực và không thể loại bỏ hoàn toàn,
mà chỉ có thể hạn chế ở mức nhất định, điều này đòi hỏi bộ phận quản trị rủi
ro tín dụng của các NHTM phải làm tốt công tác dự báo, đo lƣờng, đánh giá
rủi ro để mang lại lợi nhuận lớn nhất cho ngân hàng.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) là
một trong những NHTM có tổng dƣ nợ cho vay nền kinh tế lớn nhất, tuy
nhiên trong vài năm gần đây, ngân hàng này cũng bộc lộ tình trạng “yếu kém”


2


về năng lực quản trị rủi ro tín dụng, thể hiện qua việc luôn có mặt trong danh
sách những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất. Để đạt đƣợc mục tiêu tái cơ
cấu, đƣa nợ xấu về dƣới mức 3%, Agribank đã thực hiện nhiều biện pháp
quyết liệt nhằm kiểm soát chất lƣợng tín dụng, nâng cao chất lƣợng quản trị,
điều hành, về cơ bản đã đạt đƣợc nhiều kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên
trong tƣơng lai, bên cạnh tái cơ cấu toàn diện, Agribank cần phải tập trung
hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro tín dụng, hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội
bộ, nâng cao năng lực tài chính đáp ứng tiêu chuẩn Basel II, khi mà việc áp
dụng tiêu chuẩn này trong quản trị rủi ro ngân hàng là tất yếu để một ngân
hàng phát triển an toàn và bền vững, tiệm cận với các ngân hàng quốc tế khi
hội nhập với khu vực và thế giới.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh
tỉnh Quảng Ngãi (Agribank Quảng Ngãi) là ngân hàng có mạng lƣới phát
triển rộng khắp địa bàn tỉnh. Với thế mạnh ƣu tiên cho tín dụng nông nghiệp
– nông thôn, trong nhiều năm gần đây, dƣ nợ cho vay hộ kinh doanh của ngân
hàng luôn đạt mức tăng trƣởng cao, nhiều dự án có hiệu quả làm thay đổi
diện mạo tỉnh nhà. Tuy nhiên, đây cũng là đối tƣợng vay làm gia tăng nợ xấu
của chi nhánh nhiều nhất trong ba năm vừa qua. Loại trừ những nguyên nhân
khách quan thì thực tế cho thấy nợ xấu tăng cao là hệ quả của việc chƣa làm
tốt công tác quản trị rủi ro tín dụng.
Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay
hộ kinh doanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi” đƣợc nghiên cứu để nhìn nhận, đánh giá thực
trạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh Quảng Ngãi. Trên cơ sở
đó, đề xuất một số khuyến nghị để hoàn thiện, nâng cao chất lƣợng công tác


3

quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng này là điều

cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát:
Phân tích và đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng (QTRRTD)
trong cho vay hộ kinh doanh (HKD) tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam – chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi. Trên cơ sở thực trạng đã
phân tích đề xuất các khuyến nghị giúp hoàn thiện, nâng cao năng lực
QTRRTD trong cho vay HKD, nâng cao chất lƣợng tín dụng trong cho vay
HKD tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi
nhánh Quảng Ngãi.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa lý luận cơ bản về công tác QTRRTD trong cho vay HKD
của NHTM.
- Phân tích thực trạng công tác QTRRTD trong cho vay HKD tại Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – chi nhánh Quảng Ngãi. Làm rõ
những vấn đề còn hạn chế trong công tác QTRRTD trong cho vay HKD và
nguyên nhân.
- Đề xuất những khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác QTRRTD trong
cho vay HKD tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
– chi nhánh Quảng Ngãi.
Câu hỏi nghiên cứu:
Để đạt đƣợc mục tiêu trên, nội dung của luận văn phải giải quyết đƣợc
các câu hỏi nghiên cứu sau:
- Nội dung QTRRTD trong cho vay HKD của NHTM bao gồm các vấn
đề gì? Các tiêu chí phản ánh kết quả QTRRTD trong cho vay HKD của
NHTM?


4


- Thực trạng công tác QTRRTD trong cho vay HKD tại Agribank Việt
Nam nhƣ thế nào?
- Thực trạng công tác QTRRTD trong cho vay HKD tại Agribank Quảng
Ngãi trong thời gian qua nhƣ thế nào? Những thành công đạt đƣợc và hạn chế

còn tồn tại trong công tác QTRRTD trong cho vay HKD tại Agribank Quảng
Ngãi là gì? Vì sao tồn tại những hạn chế?
- Agribank Quảng Ngãi cần làm gì để hoàn thiện công tác QTRRTD
trong cho vay HKD tại chi nhánh mình?
- Agribank Việt Nam cần làm gì để hoàn thiện công tác QTRRTD trong
cho vay HKD, hỗ trợ hoàn thiện công tác này tại Agribank Quảng Ngãi.
3 Đố t ợng và phạm vi nghiên cứu
Đố t ợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là lý luận về QTRRTD trong cho vay
HKD của NHTM và thực tiễn công tác QTRRTD trong cho vay HKD tại
Agribank Quảng Ngãi.
Phạm vi nghiên cứu
Về mặt lý luận, luận văn sẽ làm rõ: đặc điểm của hoạt động cho vay
HKD, RRTD trong hoạt động cho vay HKD của NHTM; khái niệm, mục tiêu,
nguyên tắc của QTRRTD trong cho vay HKD; quy trình QTRRTD trong cho
vay HKD, các tiêu chí phản ánh kết quả công tác này và các nhân tố ảnh
hƣởng đến công tác QTRRTD trong cho vay HKD của NHTM.
Về mặt thực tiễn: luận văn tập trung phân tích thực trạng công tác
QTRRTD trong cho vay HKD tại Agribank Quảng Ngãi gồm các nội dung:
Kết quả hoạt động cho vay HKD của Agribank Quảng Ngãi; mục tiêu, quy
trình QTRRTD trong cho vay HKD tại Agribank Quảng Ngãi, qua đó đánh
giá kết quả thực hiện công tác, xác định những thành công và hạn chế, đề xuất
khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác QTRRTD trong cho vay HKD của Chi
nhánh.



5

Về không gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng công tác QTRRTD trong
cho vay HKD tại Agribank Quảng Ngãi và 28 phòng chi nhánh, phòng giao
dịch trực thuộc
Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác QTRRTD trong cho
vay HKD trong 3 năm từ từ năm 2014 – 2016.
4. P

ơn pháp nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu đề tài theo hƣớng ứng dụng dựa trên cơ sở kết hợp

những nghiên cứu thực chứng và các thông tin thu thập đƣợc từ thực tế của
công tác QTRRTD trong cho vay HKD, từ đó phát hiện ra những vấn đề còn
tồn tại và đề xuất khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác QTRRTD trong cho
vay HKD tại Chi nhánh.
Trong quá trình nghiên cứu luận văn sử dụng các phƣơng pháp
sau Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa
Nội dung: Tổng hợp những thông tin đa dạng về cơ sở lý luận QTRRTD
trong cho vay HKD, thực trạng công tác QTRRTD trong cho vay đối tƣợng
này từ các nguồn tài liệu khác nhau và sắp xếp thành hệ thống các nội dung
theo trình tự chặt chẽ có liên quan với nhau từ tổng quan đến chi tiết, từ
nguyên nhân đến kết quả.
Mục đích: Có cái nhìn toàn diện và sâu sắc về nội dung của công tác
QTRRTD trong cho vay HKD, rút ra nguyên nhân của các hạn chế còn tồn tại
của công tác QTRRTD trong cho vay HKD. Rút ra những kết luận logic chặt
chẽ từ thực trạng đến thành công đạt đƣợc, hạn chế còn tồn tại, phân tích để
nhìn thấy những nguyên nhân của các hạn chế.
- Phƣơng pháp tổng hợp lý luận

Nội dung: Thực hiện phân tích và tổng hợp lý thuyết từ những nguồn tài
liệu khác nhau bao gồm:


6

+ Luận văn thạc sĩ về QTRRTD và QTRRTD trong cho vay HKD đƣợc
bảo vệ tại trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng trong 3 năm từ 20142016.
+ Các báo cáo khoa học, bài đăng tạp chí về RRTD, QTRRTD,
QTRRTD trong cho vay HKD trên những tạp chí thuộc danh sách giới hạn
theo yêu cầu của khoa Ngân hàng.
+ Tài liệu nội bộ về QTRRTD tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn Việt Nam.
Mục đích: Tổng hợp nguồn thông tin từ dữ liệu thu thập đƣợc để tiến
hành phân tích, đánh giá hoạt động của công tác QTRRTD trong cho vay
HKD. Tìm ra cấu trúc, xu hƣớng nghiên cứu công tác QTRRTD trong cho
vay HKD. Tổng hợp những nội dung lý thuyết cho phần trình bày cơ sở lý
luận sau đó.
- Phƣơng pháp chuyên gia
Nội dung: Phỏng vấn, xin ý kiến các cán bộ tín dụng, cán bộ quản lý, các
bộ phận có liên quan trực tiếp thực hiện công tác về quy trình thực hiện, kết
quả của công tác QTRRTD trong cho vay HKD của Agribank Quảng Ngãi
nhƣ thế nào? Trong quá trình thực hiện công tác gặp phải những khó khăn
vƣớng mắc nào?
Mục đích: Làm rõ những vấn đề còn tồn tại khi quan sát, thu thập đƣợc
những thông tin đánh giá thực tiễn hoạt động của cán bộ nhân viên Agribank
Quảng Ngãi mà các tài liệu nghiên cứu không thể cung cấp.
- Phƣơng pháp so sánh
Nội dung: So sánh thời gian dữ liệu về kết quả hoạt động kinh doanh của
Agribank Quảng Ngãi, dữ liệu kết quả QTRRTD trong cho vay HKD qua các

năm. Thực hiện phân tích số liệu bằng cả hai phƣơng pháp so sánh tƣơng đối
và so sánh tuyệt đối.


7

Mục đích: So sánh tuyệt đối để thấy đƣợc mức độ thay đổi về quy mô,
khối lƣợng giá trị của các chỉ tiêu đánh giá kết quả công tác QTRRTD trong
cho vay HKD. So sánh tƣơng đối để thấy đƣợc tốc độ phát triển, xu hƣớng
biến động của các dữ liệu về kết quả kinh doanh.
- Phƣơng pháp nhân quả
Nội dung: Dựa trên cơ sở dữ liệu thu thập và phân tích đƣợc để rút ra
những kết luận về thành công và hạn chế của QTRRTD trong cho vay HKD
tại Agribank Quảng Ngãi. Tiếp theo đó, phân tích những nhân tố ảnh hƣởng
đến công tác QTRRTD trong cho vay HKD, những nhân tố nào là nguyên
nhân dẫn đến hạn chế đã trình bày.
Mục đích: Xác định mối liên hệ giữa nguyên nhân và những hạn chế cần
khắc phục của công tác QTRRTD trong cho vay HKD, từ đó phân tích đƣa ra
những khuyến nghị liên quan đến các nguyên nhân đã nêu nhằm khắc phục
những tồn tại của công tác này tại Agribank Quảng Ngãi
5. Ý n

ĩ

o

ọc và thực tiễn củ đề tài

+ Ý nghĩa khoa học:
Hệ thống hóa và bổ sung, cập nhật mới những vấn đề lý luận cơ bản về

QTRRTD trong cho vay HKD của NHTM.
+ Ý nghĩa thực tiễn:
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng QTRRTD trong cho vay HKD
tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh
Quảng Ngãi. Luận văn góp phần đƣa đến cho các đối tƣợng liên quan nhƣ
lãnh đạo ngân hàng, cán bộ tín dụng, các nhà nghiên cứu có cái nhìn tổng thể,
đầy đủ, chính xác hơn về thực trạng QTRRTD trong cho vay đối tƣợng này.
Từ thực trạng đã phân tích, luận văn đƣa ra một số khuyến nghị nhằm
hoàn thiện, nâng cao chất lƣợng QTRRTD trong cho vay HKD tại Ngân hàng


8

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi
để phù hợp với đặc thù và bối cảnh hội nhập.
6. Bố cục của luận văn
Phần mở đầu là phần tổng quan gồm những nội dung:
Lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tƣợng và phạm vi nghiên
cứu, phƣơng pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài, tổng
quan tài liệu.
C

ơn 1 Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ

kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại.
C ơn 2 Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ
kinh doanh tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam –
chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi.
C


ơn 3 Khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng

trong cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam – chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi.
7. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Hiện nay, các nghiên cứu trong nƣớc có mối liên quan đến đề tài luận
văn “Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi”
mà tác giả nghiên cứu gồm các công trình đề cập đến các nội dung: RRTD,
QTRRTD, chất lƣợng tín dụng, Basel II, Agribank, HKD, hộ SXKD. Các
nghiên cứu liên quan đề cập đến các vấn đề trên theo nhiều cách tiếp cận khác
nhau, đƣa đến nhiều cách nhìn nhận khác nhau về RRTD và QTRRTD nói
chung và QTRRTD trong cho vay HKD nói riêng.
Điển hình nhƣ một số bài viết trên các tạp chí khoa học lĩnh vực tiền tệ,
tài chính – ngân hàng:


9

Tạp chí Tài chính kỳ II tháng 12/2016 của tác giả ThS. Lê Thị Hạnh
“Kiểm soát rủi ro tín dụng theo Basel II tại các ngân hàng thương mại Việt
Nam”, bài viết đã nêu lên những kết quả bƣớc đầu triển khai việc áp dụng
Hiệp ƣớc Basel II trong QTRRTD tại một số ngân hàng thƣơng mại (NHTM)
Việt Nam trong đó có cả những kết quả tích cực và nhƣng cũng còn một số
hạn chế chƣa khắc phục đc nhƣ:
Về mặt tích cực: Nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR): Tỷ lệ an toàn
vốn tối thiểu là một trong những tiêu chí đánh giá của Basel II về khả năng
quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng. Trong những năm qua, tỷ lệ an toàn
vốn tối thiểu của nhiều NHTM đã cao hơn mức quy định của Ngân hàng Nhà
nƣớc (NHNN). Nhờ vậy, nhiều NHTM Việt Nam đã tăng cƣờng khả năng

kiểm soát tình trạng nợ quá hạn ở mức độ cho phép và đã thực hiện tốt công
tác phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro. Đây là điều rất
cần thiết cho các nhà quản trị ngân hàng tại Việt Nam hiện nay.
Về hạn chế: Tác giả cũng chỉ ra một số hạn chế nhƣ về quy trình cấp tín
dụng còn nhiều bất cập từ việc Phòng khách hàng thực hiện đủ 3 chức năng
và chịu trách nhiệm đối với mọi khâu chuẩn bị cho một khoản vay, do đó
nhiều công việc tập trung hết một nơi, thiếu sự chuyên sâu dẫn đến chất
lƣợng công tác chƣa cao hay phƣơng pháp xếp hạng nhiều khi còn mang tính
chủ quan, định tính, thiếu đồng bộ.
Tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cƣờng hoạt động
QTRRTD và dần áp dụng các chuẩn mực quản trị rủi ro theo Hiệp ƣớc quốc
tế Basel II tại các NHTM Việt Nam gồm: Tăng cƣờng hệ thống kiểm tra,
kiểm soát nội bộ trong QTRRTD; Tăng cƣờng năng lực tài chính; Xử lý các
tồn đọng về tài chính bao gồm xử lý nợ xấu và thoái vốn tại các tổ chức tín
dụng do sở hữu chéo; Cải tiến quy trình QTRRTD trong đó quy trình quản trị


10

rủi ro phải đƣợc thực hiện đối với riêng từng rủi ro và đối với toàn bộ danh
mục rủi ro.
Tạp chí Khoa học và Công nghệ số 1 – năm 2010, trang 36-38 của tác
giả Đặng Tùng Lâm “Sử dụng các mô hình đo lường rủi ro danh mục đầu tư
tín dụng dựa trên khung Value at risk (VAR)”, bài viết tóm lƣợc và so sánh
bốn mô hình đo lƣờng rủi ro danh mục đầu tƣ tín dụng dựa trên khung VaR
đƣợc sử dụng phổ biến hiện tại gồm: CreditMetrics, PortfolioManager,
CreditRisk+ và CreditPortfolio View và gợi ý những điểm nên xem xét khi
vận dụng các mô hình này vào quản trị rủi ro tín dụng.
Tạp chí Khoa học công nghệ số 4 – năm 2013 của đồng tác giả Đỗ Anh
Tuấn và Phan Thị Dung “Nghiên cứu công tác quản trị rủi ro tín dụng tại

ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội”, với mục tiêu nhằm hạn
chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thƣơng Mại Cổ Phần Sài Gòn – Hà Nội
(NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội) tác giả đã nghiên cứu, tìm hiểu các nguyên
nhân, ƣu nhƣợc điểm của các yếu tố trong mô hình quản trị rủi ro tại
NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội và biện pháp góp phần hạn chế RRTD để nâng
cao chất lƣợng QTRRTD tại NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội. Kết quả nghiên
cứu chỉ ra những nguyên nhân chủ yếu gây nên rủi ro này là do các nguyên
nhân khách quan (sự thay đổi của nền kinh tế, chính sách nhà nƣớc, sự tấn
công của hàng nhập lậu...); từ phía ngƣời vay vốn và từ phía NHTMCP Sài
Gòn – Hà Nội. Từ đó, nghiên cứu đƣa ra một số giải pháp khắc phục nhƣ
nâng cao chất lƣợng tín dụng, giảm thiểu RRTD, các biện pháp hạn chế tổn
thất khi xảy ra rủi ro.
Tạp chí Ngân hàng số 5 – năm 2014, trang 24-26 của hai tác giả Th.S
Đinh Thu Hƣơng và Th.S Phan Đăng Lƣu “Hoàn thiện mô hình tổ chức quản
trị rủi ro tín dụng tại Agribank nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong hội
nhập quốc tế”, nội dung bài viết đề cập đến nội dung của mô hình QTRRTD


11

theo thông lệ quốc tế và mô hình QTRRTD hiện tại của Agribank theo mô
hình 3 tầng bảo vệ, chỉ rõ những đổi mới cũng nhƣ hạn chế thực tế của mô
hình. Từ đó, các tác giả cũng đề xuất các giải pháp giúp hoàn thiện mô hình
QTRRTD của Agribank để đáp ứng với các chuẩn mực quốc tế.
Mặc dù, có nhiều bài viết của nhiều tác giả nghiên cứu về RRTD,
QTRRTD nhƣng với hoạt động cho vay HKD thì gần nhƣ chƣa tìm thấy bài
viết nào trên các tạp chí lĩnh vực kinh tế, tiền tệ, ngân hàng nghiên cứu đầy đủ
về đề tài này.
Bên cạnh đó, còn có một số luận văn tiêu biểu của một số tác giả đƣợc
công bố tại Đại học Đà Nẵng liên quan trực tiếp đến đề tài nghiên cứu có thể

kể đến nhƣ:
Đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tại ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, Chi nhánh huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng” tác
giả Lê Thị Hoàng Ni (2015), với cách tiếp cận truyền thống, luận văn đã làm rõ
nội dung của một quy trình QTRRTD trong cho vay, tập trung đánh giá thực
trạng QTRRTD trong cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn chi nhánh huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên, luận văn chƣa
đi sâu vào đánh giá những nội dung đạt đƣợc và chƣa đạt đƣợc của quy trình
QTRRTD trong cho vay của chi nhánh mà chỉ dừng lại

ở việc đánh giá kết quả đạt đƣợc của công tác QTRRTD nên các giải pháp đề
xuất nhằm hoàn thiện công tác QTRRTD trong cho vay tại ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Hòa Vang, thành phố Đà
Nẵng còn mang tính lý thuyết, chƣa đƣa ra đƣợc giải pháp trọng điểm để
hoàn thiện công tác QTRRTD trong cho vay tại chi nhánh này.
Đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Eakar, tỉnh Đắk Lắk” của tác giả Hồ Thảo Vy
(2015) vẫn bằng cách tiếp cận theo hƣớng nội dung quy trình của công tác


12

QTRRTD từ lý luận đến thực tiễn, nhƣng luận văn đã đánh giá khá đầy đủ về
thực trạng QTRRTD trong cho vay tại chi nhánh. Luận văn đã chỉ ra đƣợc
những điểm thuận lợi và các mặt hạn chế trong QTRRTD trong cho vay tại
ngân hàng này. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm hoàn
thiện công tác QTRRTD, nâng cao chất lƣợng dịch vụ cho vay của chi nhánh,
đƣa nợ xấu về dƣới mức 3%. Tuy nhiên, các giải pháp của luận văn còn mang
tính tổng quát, một số giải pháp chƣa đáp ứng đƣợc mục tiêu, định hƣớng
của hoạt động QTRRTD của chi nhánh trong thời gian tới, điển hình nhƣ định

hƣớng xây dựng quy trình xử lý thu hồi nợ hợp lý chƣa thấy tác giả đề cập
đến giải pháp hoàn thiện.
Đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại chi
nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Easup, Đắc Lắk” của
tác giả Lê Nguyên Hảo (2015). Luận văn đã có những nghiên cứu đóng góp
tƣơng đối hoàn thiện về mặt lý luận HKD, cho vay HKD và QTRRTD trong
cho vay HKD của NHTM. Đồng thời, tác giả cũng đã chỉ rõ những thành tựu
đạt đƣợc và tồn tại còn vƣớng mắc của thực trạng QTRRTD trong cho vay
HKD tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Easup,
Đắk Lắk. Trên cơ sở thực trạng đã phân tích, luận văn đã đề xuất nhiều giải
pháp tập trung vào nội dung của quy trình quản trị nhằm hoàn thiện công tác
QTRRTD trong cho vay HKD tại ngân hàng này. Tuy nhiên, một số đề xuất
đƣa ra còn mang tính tổng quát, chƣa chỉ ra đƣợc giải pháp cụ thể áp dụng
cho chi nhánh ví dụ nhƣ giải pháp nâng cao chất lƣợng của công tác xếp hạng
tín dụng nội bộ và nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định.
Đề tài “Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay hộ kinh doanh tại chi
nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Eakpam, Đắk Lắk”
của tác giả Nguyễn Tuấn Anh (2015). Luận văn cung cấp khá đầy đủ cơ sở lý
luận về HKD và cho vay HKD, tiếp cận QTRRTD trong cho vay HKD theo


13

hƣớng tập trung vào công tác kiểm soát rủi ro. Tác giả đã phân tích rõ thực
trạng thực hiện kiểm soát rủi ro trong cho vay HKD tại ngân hàng này nhƣng
chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả đạt đƣợc của công tác kiểm soát rủi ro tín
dụng mà chƣa đánh giá đƣợc hết những thành công và vƣớng mắc cần tháo
gỡ của các biện pháp kiểm soát rủi ro đang thực hiện tại chi nhánh. Tác giả
cũng đề xuất nhiều giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín
dụng trong cho vay HKD tập trung vào việc tuân thủ các nguyên tắc về quy

trình cho vay, kiểm tra, kiểm soát trƣớc, trong và sau khi cho vay, các biện
pháp nâng cao chất lƣợng thẩm định tín dụng, chất lƣợng công tác xử lý, thu
hồi nợ. Tuy nhiên, kiểm soát rủi ro tín dụng là một nội dung của công tác
QTRRTD, để hoàn thiện công tác này cần phải hoàn thiện, thực hiện tốt cả
những nội dung còn lại của QTRRTD trong cho vay HKD thì chƣa thấy giải
pháp nào của tác giả đề cập đến.
Nhìn chung, các luận văn trên có nhiều đóng góp về mặt lý luận và thực
tiễn, cung cấp nhận thức khá đầy đủ về rủi ro tín dụng, công tác QTRRTD nói
chung và QTRRTD trong cho vay HKD nói riêng. Các tác giả cũng đã có
những phân tích, đánh giá sát với thực trạng tại đơn vị nghiên cứu, chỉ ra
đƣợc những khó khăn vƣớng mắc cần tháo gỡ khi thực hiện công tác
QTRRTD trong cho vay HKD.
Tuy nhiên, đa phần các luận văn đều tiếp cận QTRRTD theo hƣớng ngăn
ngừa, kiểm soát. Nhƣng với xu thế ngày càng tiệm cận với các chuẩn mực
quốc tế, khi mà QTRRTD cũng phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của
Basel II, thì việc xem RRTD trong cho vay nhƣ một “khẩu vị” cần đƣợc chấp
nhận, và cụ thể hóa khẩu vị rủi ro theo từng mục tiêu trong hoạt động cho vay
nói chung và cho vay HKD nói riêng ở mức độ mà ngân hàng có thể chấp
nhận đƣợc để mang lại lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng thì chƣa thấy luận
văn nào đề cập đến.


14

Một số luận văn trong quá trình nghiên cứu có đề cập đến mục tiêu
QTRRTD theo các nguyên tắc của thông lệ quốc tế (Basel II), tuy nhiên trong
phần giải pháp đƣa ra chƣa thấy cụ thể giải pháp gắn với việc tuân thủ chuẩn
mực này.
Cả nƣớc hiện có hơn năm triệu HKD, trong khi đó thông tƣ 39/2016/TTNHNN có hiệu lực từ ngày 15/03/2017 quy định khách hàng vay vốn của tổ chức
tín dụng là pháp nhân, cá nhân theo khoản 3 Điều 2 theo đó HKD sẽ không còn

là chủ thể đủ tƣ cách vay vốn. Vì vậy HKD muốn vay vốn ngân hàng sẽ phải vay
với tƣ cách cá nhân hoặc pháp nhân. Điều này sẽ gây ra một số khó khăn cho
HKD khi muốn tiếp cận nguồn vốn tín dụng, và ngân hàng cũng buộc phải điều
chỉnh nội dung, quy trình quản trị phù hợp để QTRRTD đối với đối tƣợng vay
vốn mới này thì chƣa thấy nghiên cứu nào đề cập đến.

Đặc biệt, tuy có nhiều đề tài nghiên cứu tại Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi, tuy nhiên chƣa
thấy công trình nghiên cứu nào nghiên cứu toàn diện và đầy đủ về QTRRTD
trong cho vay HKD từ năm 2014 - 2016, trong khi đó HKD là đối tƣợng cho
vay chiếm tỷ lệ cao nhất của chi nhánh.
Những khoảng trống này sẽ là hƣớng nghiên cứu của đề tài.


15

CHƯ NG 1
C SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
TRONG CHO VAY HỘ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
THƯ NG MẠI
1.1. CHO VAY HỘ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯ

NG

MẠI (NHTM)
1.1.1. Khái niệm hộ kinh doanh
Hộ kinh doanh (HKD) do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một
nhóm ngƣời hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ đƣợc đăng ký kinh doanh tại
một địa điểm, sử dụng dƣới mƣời lao động, không có con dấu và chịu trách
nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

1.1.2. Đặ đ ểm hộ kinh doanh
Chủ hộ kinh doanh có thể là cá nhân hoặc hộ gia đình
Kinh doanh quy mô nhỏ lẻ
Kinh doanh trong nhiều lĩnh vực ngành
nghề Tồn tại trên khắp vùng miền
Không có tƣ cách pháp nhân, không có con dấu riêng
Chịu trách nhiệm vô hạn trong hoạt động kinh doanh

Hộ kinh doanh không phải là doanh nghiệp nên không đƣợc áp dụng các
quy định của pháp luật về phá sản doanh nghiệp
Năng lực, trình độ điều hành, thông tin trong hoạt động kinh doanh còn
hạn chế.
1.1.3. Cho vay hộ kinh doanh
a. Khái niệm cho vay hộ kinh doanh
Cho vay HKD của NHTM là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay
là NHTM giao hoặc cam kết cho HKD một khoản tiền để sử dụng vào


16

mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên
tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
b. Đặc điểm cho vay hộ kinh doanh
Quy mô của khoản vay thường nhỏ lẻ, nhưng số lượng KH đông
Quy mô kinh doanh của HKD thƣờng không lớn do đó HKD đa phần tập
trung ở các ngành nghề nhỏ lẻ, yêu cầu về trang thiết bị kỹ thuật thấp, vốn đầu
tƣ ban đầu lớn, do đó nhu cầu vay vốn của các HKD chỉ ở mức trung bình,
nhỏ, đủ đáp ứng nhu cầu về buôn bán, kinh doanh nhỏ lẻ hoặc nuôi trồng,
chăn nuôi, sản xuất ở quy mô vừa và nhỏ.
Hiện nay, số lƣợng món vay của HKD đang dần chiếm tỷ lệ đáng kể

trong tổng số món vay của NHTM. Với nền kinh tế thị trƣờng Việt Nam đang
dần phát triển mở ra rất nhiều loại hình kinh doanh, tạo điều kiện cho các
HKD phát triển kinh doanh, theo đó nhu cầu vay vốn đặc biệt là các khoản tín
dụng trung bình và nhỏ tăng lên rất nhiều đã dẫn đến sự tăng mạnh về số
lƣợng các món vay của HKD tại các NHTM trong nƣớc.
Phân tán theo địa bàn nhưng đa dạng lĩnh vực ngành nghề kinh doanh
Với sự đa dạng của các loại hình kinh doanh của HKD trải rộng rất nhiều
lĩnh vực từ nông nghiệp nông thôn đến kinh doanh buôn bán nhỏ, tiểu thu
công nghiệp, v.v… địa bàn hoạt động của HKD hầu nhƣ có mặt ở khắp các
vùng miền từ nông thôn đến thành thị, nơi nào có thể SXKD với các loại hàng
hóa, sản phẩm hoặc kinh doanh thì nơi đó đều có thể cho vay HKD.
Chi phí tổ chức cho vay cao
Do điều kiện quy mô khoản vay của HKD khá nhỏ so với các khoản vay
doanh nghiệp, trong khi đó chi phí các hoạt động kiểm tra, giám sát HKD
không ít hơn là bao, việc thu thập thông tin về HKD cũng gặp rất nhiều khó
khăn do tính chất phân tán, đa dạng của HKD dẫn đến chi phí cho vay tính
đến một đồng vốn đối với HKD khá cao.


×