Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ điều TRỊ BỆNH GHẺ BẰNG UỐNG IVERMECTIN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y

TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ HÀ MINH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH
GHẺ
BẰNG UỐNG IVERMECTIN

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Hà Nội - 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TẾ

BỘ Y


TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ HÀ MINH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH GHẺ
BẰNG UỐNG IVERMECTIN
Chuyên ngành
: Da liễu
Mã số


: 60720152
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Trần Lan Anh

Hà Nội - 2017


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AIDS
D.E.P
EPAA

GABA
HIV
IACS
IVM
KST
MDA
MFOO
NTDs
PBO
TCYTTG
YLDs

Acquired Immuno Deficiency Syndrome
(Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải)
Diethylphthalate
The United
States

Environmental
Protection Agency (Cơ quan bảo vệ môi
trường Hoa Kỳ)
Acid Gama-Amino Butyric
Human Immuno Deficiency Virus
(Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người)
The International Alliance for The Control of
Scabies
(Liên minh quốc về phòng chống bệnh ghẻ)
Ivermectin
Ký sinh trùng
Mass Drug Administration
(Thuốc chỉ định điều trị hàng loạt)
Mixed-function oxidase system
(Hệ thống oxy hoá chức năng hỗn hợp)
Neglected Tropical Diseases
(Các bệnh nhiệt đới bị lãng quên)
Piperonyl butoxide
Tổ chức Y tế Thế giới
Years lived with Disability
(Số năm sống với tình trạng tàn tật)


MỤC LỤC
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG



DANH MỤC HÌNH


7

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh ghẻ là một bệnh truyền nhiễm ngoài da, do một loài
trong nhóm ve bét, thuộc ngành chân khớp ký sinh trên da, có tên
khoa học là Sarcoptes scabiei var. Hominis. Theo Tổ chức Y tế thế
giới (TCYTTG), bệnh ghẻ là một trong 17 căn bệnh nhiệt đới bị lãng
quên (Neglected Tropical Diseases – NTDs). Nguyên do hiện nay,
hầu hết các ca bệnh xuất hiện lẻ tẻ mà hoặc chỉ xảy ra trên một
nhóm quy mô nhỏ, không thành dịch lớn nên bệnh ghẻ thật sự bị
lãng quên ở hầu hết các quốc gia trên thế giới và hầu như vắng
mặt trong các chương trình y tế toàn cầu. Đồng thời gánh nặng
bệnh tật trong bệnh ghẻ cũng bị đánh giá khá thấp .
Tuy nhiên có một thực tế là hiện nay bệnh ghẻ vẫn ngày
ngày tiếp tục ảnh hưởng đến hơn 130 triệu người trên thế giới vào
bất kỳ thời điểm nào. Các tài liệu gần đây chỉ ra rằng, tỷ lệ mắc
ghẻ có sự thay đổi, giao động từ 0,3% đến 46% dân số [1] . Bệnh có
thể gặp ở tất cả các tầng lớp dân cư trong xã hội, đặc biệt hay gặp ở những nơi tập
trung đông đúc, điều kiện vệ sinh kém. Biểu hiện của bệnh rất đa dạng với các triệu
chứng điển hình là luống ghẻ, sẩn cục do ghẻ ở các vị trí đặc hiệu như các nếp kẽ,
vùng da mỏng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, vùng sinh dục… Bệnh rất ngứa, nhất
là vào ban đêm. Ngoài ra, do phản ứng quá mẫn của cơ thể với kháng nguyên ký
sinh trùng (KST) ghẻ, thì bệnh còn có các biểu hiện khác như ban đỏ, dát đỏ,
mụn nước, bọng nước… Bệnh ghẻ gây giảm sút chất lượng cuộc sống, gây ra sự
mặc cảm xã hội cho người bệnh. Ngoài ra, nếu không được điều trị triệt để, bệnh
có thể để lại các biến chứng nguy hiểm như nhiễm khuẩn da thứ phát, viêm da
mủ, viêm cầu thận do độc tố của vi khuẩn Streptococcus pyogenes, thậm chí là tử

vong [2].
Trên thế giới có nhiều phương pháp điều trị ghẻ đã và đang được áp dụng với
các mức độ hiệu quả khác nhau. Tại những nước phát triển như Mỹ, Úc, Anh…
phác đồ đầu tay để điều trị bệnh ghẻ là thuốc tại chỗ Permethrin 2,5% hoặc 5%,


8

thuốc uống Ivermectin (IVM) liều duy nhất 200 µg/kg cho hiệu quả cao, tỷ lệ khỏi
bệnh dao động từ 70-98% [3].
Ở Việt Nam, thuốc điều trị ghẻ đầu tay được áp dụng bôi bằng dung dịch
Diethylphthalate (D.E.P) có tác dụng diệt KST ghẻ. Tuy nhiên, qua quan sát điều trị
cho thấy D.E.P dễ gây kích ứng, nhất là đối với những vùng da mỏng, không có chỉ
định sử dụng toàn thân nên tồn tại một số hạn chế trong quá trình điều trị.
Pizar với hoạt chất là IVM, là một thuốc kháng KST phổ rộng. Nhiều nghiên
cứu của các tác giả trên thế giới đã cho thấy thuốc có tác dụng tương đối tốt và đặc
biệt có ưu điểm là chỉ cần uống một liều duy nhất trong suốt quá trình điều trị. Tuy
nhiên cho đến nay IVM chưa được sử dụng rộng rãi trong điều trị tại các bệnh viện
chuyên khoa da liễu. Qua tìm hiểu sơ bộ chúng tôi chưa thấy có nghiên cứu nào ở
Việt Nam đánh giá hiệu quả của thuốc IVM trong điều trị bệnh ghẻ. Nhằm mang lại
lựa chọn điều trị hiệu quả, an toàn và tối ưu cho bệnh nhân mắc bệnh ghẻ ở Việt
Nam, cũng như mục tiêu giảm bớt gánh nặng bệnh tật, kinh tế cho những vùng dân
cư đông đúc, có điều kiện sinh hoạt khó khăn, chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên
cứu đề tài “Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh ghẻ bằng uống Ivermectin” với các
mục tiêu sau:
1.

Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố

2.


liên quan bệnh ghẻ tại Bệnh viện Da liễu Trung Ương.
Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh ghẻ bằng thuốc uống
Ivermectin.

CHƯƠNG 1


9

TỔNG QUAN
1.1. Lịch sử bệnh ghẻ
Dựa trên các bằng chứng khảo cổ học, gồm những bản vẽ
của người Ai Cập mô tả người có triệu chứng giống với bệnh ghẻ
ngày nay, các nhà khoa học đã cho rằng căn bệnh này có thể tồn
tại cách đây ít nhất hơn 2500 năm về trước, bắt đầu từ thời La Mã
cổ đại (năm 384-322 trước Công nguyên). Vào thời điểm đó, người
La Mã sử dụng thuật ngữ bệnh ghẻ để ám chỉ một bệnh ngoài da
gây ngứa. Cái tên Sarcoptes scabiei bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp:
“sarx” (the flesh) có nghĩa là thịt, “koptein” (to smite or cut) có
nghĩa là dập nát hoặc cắt. Và từ “scabere” (to scratch) có nghĩa là
xây xước. Sau này, bệnh ghẻ được nhiều nhà khoa học quan tâm
tới, như: bác sĩ người Ả rập – Abu el Hasan Ahmed el Tabari (năm
970), Saint Hildegard (năm 1098-1179) và Moorish Avenzoar (năm
1091-1162). Nhưng phải đến tận năm 1687, bác sĩ Giovanni
Cosimo Bonomo phối hợp cùng với Dicanito Cestoni mới tìm ra
nguyên nhân gây bệnh và mô tả chính xác đầu tiên về loài côn
trùng, có tên là Sarcoptes scabiei - nguyên nhân của bệnh ghẻ.
Ngoài ra, ông còn mô tả được đặc điểm chi tiết về triệu chứng của
những người mắc ghẻ vào thời điểm đó [4-6].

1.2.Đặc điểm dịch tễ học bệnh ghẻ
1.2.1.

Tình hình bệnh ghẻ trên thế giới

Bệnh ghẻ ảnh hưởng đến mọi người dân ở tất cả các quốc
gia. Bất kỳ ai, dân tộc nào, nam hay nữ, già hay trẻ cũng đều có
thể mắc bệnh ghẻ. Tuy nhiên, theo TCYTTG thì nhóm người dễ bị
tổn thương nhất với bệnh là: trẻ nhỏ (với tỷ lệ mắc bệnh trung bình
từ 5 - 10%) và người cao tuổi ở các quốc gia nghèo đói. Tỷ lệ
nhiễm bệnh cao thường xảy ra ở các nước có khí hậu nhiệt đới, nơi


10

tồn tại nhiều mầm bệnh. Với tỷ lệ mắc ở khu vực này có thể trên
25% tổng số ca mắc và đặc biệt tỷ lệ mắc có nơi lên đến 50% ở
một số cộng đồng khu vực Nam Thái Bình Dương và phía bắc nước
Úc. Ở vùng nông thôn có tỷ lệ mắc ghẻ khoảng 7,6% và thành thị
là 5%. Chú ý hơn là bệnh thường xảy ra ở những vùng dân cư đông
đúc, nhà ở chật hẹp, thiếu vệ sinh, thiếu nước sinh hoạt. Bệnh ghẻ
lây qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, nằm chung giường, mặc
chung quần áo, dùng chung khăn tắm, tổn thương ghẻ thường ở
vùng da mỏng có nhiều nếp nhăn. Chính vì vậy, mà bệnh ghẻ còn
được xếp vào nhóm bệnh lây truyền qua đường tình dục… Hầu hết
sự lây truyền bệnh ghẻ xảy ra mang tính chất gia đình vì nếu một
thành viên trong nhà bị bệnh ghẻ thì khả năng những người khác
trong gia đình sẽ dễ mắc bệnh theo. Bệnh có thể gây ra các biến
chứng như: nhiễm trùng huyết, chàm hoá, viêm cầu thận cấp...
Bệnh hay gặp vào mùa xuân hè và có thể trở thành dịch lưu hành

địa phương hoặc xảy ra tại ở các đơn vị tập thể như doanh trại, trại
giam, ký túc xá… [7, 8].
Theo TCYTTG, bệnh ghẻ là một trong những bệnh phổ biến
nhất trên toàn cầu, chiếm một tỷ lệ đáng kể ở các nước đang phát
triển. Vào năm 1995, Orkin. M đã thực hiện nghiên cứu ước tính có
khoảng 300 triệu người trên toàn thế giới đã bị nhiễm KST ghẻ [9]. Còn hiện
nay, bệnh ghẻ ảnh hưởng đến hơn 130 triệu người trên thế giới
vào bất kỳ thời điểm nào. Các tài liệu gần đây chỉ ra rằng, tỷ lệ
mắc ghẻ có sự thay đổi, giao động từ 0,3% đến 46% dân số. Ở các
nước phát triển, sự bùng nổ của bệnh trong các cơ sở y tế và cộng
đồng dễ bị tổn thương, là nguyên nhân chính góp phần vào chi phí
kinh tế trong dịch vụ y tế quốc gia. Tuy nhiên, ở các khu vực nhiệt
đới, nguồn lực còn hạn chế, thì gánh nặng của bệnh ghẻ, cũng như
các biến chứng của chúng, là một chi phí lớn đối với hệ thống


11

chăm sóc sức khoẻ [10]. Trong năm 2010, người ta ước tính rằng
những ảnh hưởng trực tiếp do sự lây lan của bệnh ghẻ đã dẫn đến
hơn 1,5 triệu tỷ YLDs (số năm sống với tàn tật) và những ảnh
hưởng gián tiếp của các biến chứng từ ghẻ, như: nhiễm khuẩn
huyết, bệnh tim mạch và bệnh thận mãn tính [11].
Theo một nghiên cứu tổng quan hệ thống, người ta nhận định
rằng: tỷ lệ mắc bệnh ghẻ trên toàn thế giới thực sự chưa có kết
quả chính xác. Nghiên cứu này đã tìm kiếm một số cơ sở dữ liệu
sẵn có và cả những tài liệu chưa được công bố, gồm các nghiên
cứu dựa trên dân số, báo cáo về tỷ lệ mắc ghẻ tại cộng đồng. Tất
cả các nghiên cứu đã được kiểm định và đánh giá về chất lượng,
với 2409 bài báo có liên quan và 48 nghiên cứu được đưa vào phân

tích. Dữ liệu tỷ lệ mắc ghẻ luôn có sẵn trên toàn thế giới, tuy nhiên
trừ khu vực Bắc Mỹ. Kết quả tổng quan cho thấy, tỷ lệ người nhiễm
ghẻ trên toàn cầu dao động từ 0,2% đến 71,4%. Tất cả các khu
vực ngoại trừ Châu Âu và Trung Đông, thì đều có tỷ lệ nhiễm ở quần
thể luôn cao hơn 10%. Nhìn chung, tỷ lệ mắc bệnh ghẻ cao nhất ở
khu vực Thái Bình Dương và Châu Mỹ Latinh; đối tượng nguy cơ cao
là thanh thiếu niên và người trưởng thành [12].
Một nghiên cứu tổng quan hệ thống khác được thực hiện vào
năm 2013, nhằm tìm hiểu đặc điểm dịch tễ học của bệnh ghẻ ở
các nước đang phát triển, cho thấy: tỷ suất nhiễm ghẻ là rất khác
nhau, từ 2,71 - 46 người trên 1000 dân [1] . Và tỷ lệ hiện mắc bệnh
ghẻ ở các khu vực nghèo đói chiếm từ 20% dân số [13].
Số liệu của TCYTTG năm 2005, tổng hợp từ 18 nghiên cứu về
tỷ lệ bệnh về da ở trẻ em thuộc 18 quốc gia đang phát triển cho
thấy: bệnh về da của trẻ em chiếm tỷ lệ rất cao, biến thiên từ 2187%. Trong đó, các bệnh da do nhiễm trùng gặp rất phổ biến, lần
lượt là: viêm da mủ (6,9-35%), ghẻ (0,2 - 24%), nấm nông ở da (1
-19,7%), bệnh da do virus (0,4-9%) [10].


12

1.2.2.

Tình hình bệnh ghẻ tại Việt Nam

Ở nước ta, bệnh ghẻ vẫn còn lưu hành khắp các vùng trong
cả nước. Ngay cả những thành phố lớn, bệnh hiện vẫn còn đang
tồn tại [7]. Hiện nay, chưa có điều tra quốc gia về dịch tễ học của
bệnh ghẻ nên không xác định được tỷ lệ hiện mắc của căn bệnh
này ở người Việt Nam. Tuy nhiên, cũng có các nghiên cứu thực hiện

trên quy mô nhỏ và xác định được tỷ lệ hiện mắc ghẻ trên nhóm
đối tượng cụ thể.
Theo điều tra cơ cấu bệnh ngoài da của Bộ môn Da liễu,
thuộc Học viện Quân Y giai đoạn 1992 - 1994 ở 13 đơn vị, quân
binh chủng nhà trường và các mùa trong năm cho thấy: bệnh ghẻ
là 1 trong 4 bệnh ngoài da phổ biến nhất trong quân đội, gồm:
nấm da, ghẻ, eczema và viêm da mủ, chỉ đứng thứ 2 sau bệnh
nấm da. Cụ thể, trong tổng số 5663 quân số khám thì có 2634 bị
bệnh ngoài da chiếm 46,51% quân số. Nấm da có 983 ca, chiếm
37,31%. Bệnh ghẻ là 347 ca mắc, chiếm 13,17% [14] .
Khảo sát trên người nghiện ma túy tại Trung tâm Cai nghiện
ma túy Bình Triệu nhận thấy: có khoảng 90-100% bệnh nhân
nhiễm HIV (vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người) có bệnh da phối
hợp. Chiếm tỷ lệ cao là ghẻ. Ghẻ và người nghiện ma túy nhiễm
HIV có quan hệ rõ ràng. Tỷ lệ bệnh ghẻ ở người nhiễm HIV là
49,6%. Ngày nay, ghẻ Na Uy được xem là dấu hiệu chỉ điểm của
nhiễm HIV chuyển qua giai đoạn AIDS (hội chứng suy giảm miễn
dịch mắc phải). Kế tiếp là nhiễm trùng da, nấm da, chàm và
nhiễm siêu vi [15].
Theo nghiên cứu của Phạm Hoàng Khâm, thì tỷ lệ bệnh ghẻ
chiếm 3,56% tổng số người mắc bệnh da liễu. Tỷ lệ bệnh ghẻ
đứng hàng thứ 4 trong các bệnh da liễu thường gặp trong quân
đội. Vị trí tổn thương hay gặp nhất trong bệnh ghẻ là kẽ ngón tay,
lòng bàn tay (chiếm 92,12%). Tiếp đến vùng sinh dục ngoài


13

(88,67%). Vùng bụng, quanh thắt lưng chiếm 81,28%, đùi và
mông lần lượt là 69,96%; 41,87%. Đặc biệt, vùng đầu, mặt, cổ và

lưng không có tổn thương. Tổn thương cơ bản thường gặp nhất
trong bệnh ghẻ là mụn nước, chiếm 100% các trường hợp. Đường
hang là thương tổn đặc hiệu nhưng rất khó tìm thấy (5,91%).
Săng ghẻ có ở 22,17% trường hợp và hầu hết ở vùng sinh dục. Tất
cả bệnh nhân ghẻ đều có ngứa ở các mức độ khác nhau. Đa số
bệnh nhân nhận thấy ngứa nhiều (66,01%). Mức độ vừa chiếm tỷ
lệ 28,08%. Chỉ có 5,91% bệnh nhân thấy ngứa ít. Đa số bệnh
nhân nhận thấy thời điểm ngứa nhất trong ngày là lúc bệnh nhân
đi ngủ chiếm tỷ lệ 80,3% [16].
Ngoài ra, với kết quả từ nghiên cứu của Lê Bách Quang thì
trong 293 bệnh nhân tham gia thì có 36 trường hợp mắc ghẻ,
chiếm 12,3% [17]. Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh đã
thống kê được rằng: bệnh ghẻ chiếm tỷ lệ 3,9% tổng số bệnh
nhân đến khám [18].
1.3. Đặc điểm sinh học của cái ghẻ gây bệnh
Bệnh ghẻ là bệnh ngoài da phổ biến, bệnh lây do một loại
côn trùng ký sinh trên da gây nên, có tên khoa học là Sarcoptes
scabiei, Hominis (cái ghẻ), có nơi còn gọi là con mạt ngứa (Itch
mite).


14

Hình 1.1. Đặc điểm hình thái của cái ghẻ
Phân loại học của ghẻ cụ thể là: thuộc giới động vật, ngành
Arthropoda, lớp Arachnida, bộ Astigmata, họ Sarcoptidae, chi
Sarcoptes, loài Sarcoptes scabiei. Bệnh chỉ do ghẻ cái gây nên, ghẻ
đực không gây bệnh vì chết sau khi giao hợp. Cái ghẻ có hình bầu
dục, kích thước từ 0,3 - 0,5 mm (mắt thường có thể thấy như một
điểm trắng di động), có 08 chân: 2 đôi chân trước có ống giác, 2 đôi

chân sau có lông tơ; lưng có gai xiên về phía sau; đầu có vòi hút
thức ăn, đồng thời để đào hầm ở [7].
Ghẻ cái sống ký sinh ở lớp sừng của thượng bì, đào hang về
ban đêm, đẻ trứng về ban ngày. Mỗi ngày ghẻ cái đẻ 1 - 5 trứng và
đẻ liên tục trong 4 - 6 tuần liền, sau 3 - 7 ngày trứng nở thành ấu
trùng, ấu trùng lột xác nhiều lần thành ghẻ trưởng thành (chỉ trong
vòng 3-4 ngày).


15

Hình 1.2. Quá trình đẻ trứng của cái ghẻ

Hình 1.3. Trứng ghẻ
Chỉ khoảng dưới 10% kết quả trứng đậu thành cái ghẻ trưởng
thành. Sau đó, chúng bò ra khỏi hang, di chuyển lên bề mặt da và trưởng
thành ở đó. Tiếp tục quá trình giao hợp và đào hầm, đẻ trứng mới. Ghẻ
đực chết ngay sau khi hoàn thành nghĩa vụ phối giống và ghẻ cái
cũng chết sau khi đã đẻ hết số trứng của mình. Số lượng trung bình cái
ghẻ trên vật chủ thường ít hơn 20 con, trừ trường hợp ghẻ vảy (ghẻ Na Uy) có thể
có tới hàng triệu cái ghẻ. Nhìn chung, ghẻ cái sinh sôi nảy nở rất nhanh,
trong điều kiện thuận lợi một con ghẻ cái, sau 3 tháng có thể có
một dòng họ 150 triệu con [7, 19, 20].
1.4.Cơ chế bệnh sinh bệnh ghẻ
Ghẻ cái không thể bay hay nhảy được, chu kỳ toàn bộ cuộc sống của
chúng kéo dài 30 ngày nếu cư trú ở trong và trên lớp thượng bì.


16


Hình 1.4. Chu kỳ vòng đời của cái ghẻ
Cái ghẻ di chuyển qua các lớp trên cùng của da bằng cách
tiết enzyme proteases để làm suy giảm tầng lớp sừng. Chúng đào
luống ở lớp sừng chỉ trong vòng 20 phút. Chúng ăn các mô bị
phân hủy nhưng không ăn máu. Cái ghẻ di chuyển thông qua các
lớp biểu bì, tạo ra các tổn thương hang và để lại sau phân của
chúng.

Hình 1.5. Phân ghẻ


17

Ban đêm ghẻ cái bò ra khỏi hang tìm ghẻ đực, đây là thời
điểm gây ngứa nhất cho bệnh nhân và cũng là lúc dễ lây truyền
bệnh nhất. Nguyên do bởi bệnh nhân có triệu chứng ngứa phải gãi
và làm vương vãi cái ghẻ ra quần áo, giường chiếu... Cái ghẻ sẽ
chết sau khi rời vật chủ (sống ngoài cơ thể) được 2-3 ngày hoặc
chết ở nhiệt độ từ 60oC trở lên [7, 8, 19].
Cách lây truyền: bệnh ghẻ lây do nằm chung giường, mặc
quần áo chung… Con đường lây bệnh qua tiếp xúc da - da khi
quan hệ tình dục nên có thể xếp vào nhóm bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs).
Bệnh có thể xuất hiện thành ổ dịch ở các đơn vị tập thể, ở
các đơn vị tân binh mới nhập ngũ, vùng dân cư đông đúc, nhà ở
chật hẹp, thiếu vệ sinh, ở trại giam...
Khi bị ghẻ, người bệnh có các triệu chứng: ngứa nhiều về
đêm, ngứa tăng khi trời nóng, lao động, thể thao. Mụn nước ở vị trí
đặc hiệu, kẽ ngón tay, lằn chỉ cổ tay, nếp gấp bàn tay, vùng thắt
lưng, cạp quần, bẹn đùi, sinh dục, nách, núm vú ở phụ nữ. Điều
đặc biệt là ghẻ không thấy ở mặt, đầu và 1/3 trên lưng. Đối với trẻ

em dưới 2 tuổi, ghẻ có thể bị toàn thân. Có thể dùng kính lúp soi
bắt được cái ghẻ nằm ở cuối đường hầm trong da .
1.5.Đặc điểm lâm sàng, các thể và cận lâm sàng
1.5.1.

Đặc điểm lâm sàng bệnh ghẻ [21] [22] [14]

Thời kỳ ủ bệnh thay đổi từ 2 - 40 ngày, trung bình từ 10 - 15
ngày. Tổn thương đặc hiệu của bệnh ghẻ là luống ghẻ và mụn nước
(còn gọi là mụn trai và đường hang).
Mụn nước trên nền da lành, rải rác, riêng rẽ, thường ở vùng
da mỏng như ở kẽ ngón tay, mặt trước cổ tay, cẳng tay, vú, quanh
thắt lưng, rốn, kẽ mông, mặt trong đùi và bộ phận sinh dục. Ở trẻ
sơ sinh mụn nước hay gặp ở lòng bàn tay, chân. Với tỷ lệ phát hiện


18

ở các cơ quan là: kẽ ngón 90,6%; quanh rốn 67,2%; bộ phận sinh
dục 76,6%; nách, đùi 71,9%.

Hình 1.6. Mụn nước trong bệnh ghẻ
Đường hang do cái ghẻ đào ở lớp sừng là 1 đường cong ngoằn
ngoèo hình chữ chi, dài 5mm nhưng có thể lên đến 10 cm, gờ cao
hơn mặt da, màu trắng đục hay trắng xám, không khớp với hằn da,
ở đầu đường hang có mụn nước 1-2 mm đường kính, chính là nơi
cư trú của cái ghẻ. Một ghẻ cái thường đào một hang. Phân bố:
những khu vực nang có ít hoặc không có lông, thường là nơi lớp
sừng mỏng và mềm, tức là, kẽ giữa hai ngón tay > cổ tay > thân
dương vật > mặt trước khuỷu tay > chân > bộ phận sinh dục >

mông > nách > ở nơi khác. Ở trẻ sơ sinh, sự nhiễm ký sinh thường
xuất hiện trên đầu và cổ. Đường hầm thường hiếm thấy, nhưng khi
thấy đường hầm thì có thể chẩn đoán xác định bệnh ghẻ.


19

Hình 1.7. Đường hầm ghẻ còn gọi là “luống ghẻ” dài 3-5mm.
Sẩn cục hay sẩn huyết thanh. Các nốt sần hoặc sẩn viêm hang
ghẻ đôi khi được phát hiện trên bề mặt của tổn thương rất sớm.
Tổn thương dạng sẩn xuất hiện ở 7-10% bệnh nhân bị ghẻ. Sẩn có
đường kính 5-20 mm, màu đỏ, hồng, nâu vàng (màu rám nắng),
hoặc màu nâu, mịn. Có thể rõ hơn sau điều trị, giống như phát ban
dạng eczema. Số lượng nốt thường đếm được. Có thể nhìn thấy hang
ghẻ ở bề mặt của các sẩn mới xuất hiện. Phân bố: dương vật, bìu,
nách, bẹn, thắt lưng, mông, quầng vú.

Hình 1.8. Sẩn ghẻ số lượng nhiều, đóng vảy tiết, một số sẩn có
vảy da và hang ghẻ ở thân dương vật.
Tổn thương thứ phát thường do ngứa gãi gây nên, bao gồm:
vết xước gãi, vết trợt, sẩn, vẩy tiết, mụn nước, mụn mủ, chốc


20

nhọt…, sẹo thâm màu, bạc màu, tạo nên hình ảnh được ví như bức
tranh "khảm xà cừ", "hình hoa gấm". Những tổn thương thứ phát như
nhiễm

khuẩn


chủ

yếu

do

Streptococcus

pyogenes và Staphylococcus aureu, viêm da, eczema hóa thường
che lấp, lu mờ tổn thương đặc hiệu gây khó khăn cho chẩn đoán.
Triệu chứng cơ năng: ngứa nhiều nhất là về đêm, lúc đi ngủ
do cái ghẻ di chuyển gây kích thích đầu dây thần kinh cảm giác ở
da và một phần do độc tố ghẻ cái tiết ra khi đào hang. Ngứa gãi
gây nhiễm khuẩn và có thể có sốt.
Người bị nhiễm KST ghẻ lần đầu tiên trong vòng 02 tuần đầu
hoàn toàn chưa có biểu hiện ngứa. Nhưng do có thể mới bị ghẻ
xâm nhập nên chưa có sự phản ứng lại nên chưa thấy ngứa, điều
đó lý giải tại sao một số bệnh nhân có tổn thương ghẻ thực sự mà
hoàn toàn chưa thấy ngứa.
Những người bị tái nhiễm ghẻ thì xuất hiện ngứa dữ dội ngay
từ khi cái ghẻ xâm nhập vào da.
Vị trí tổn thương đặc hiệu: lòng bàn tay, kẽ ngón tay, ngấn cổ
tay, mu tay, bờ trước nách, quanh rốn, mông, 2 chân, đặc biệt nam
giới hầu như đều có tổn thương ở qui đầu, thân dương vật. Phụ nữ
còn bị ở núm vú, trẻ em còn bị ở gót chân, lòng bàn chân, ghẻ ít
khi có tổn thương ở đầu mặt.
Có yếu tố dịch tễ như: gia đình, tâp thể, đơn vị nhiều người
bị ghẻ để giúp xác minh chẩn đoán [7, 15].
1.5.2.


Các thể bệnh ghẻ lâm sàng

Trên lâm sàng, bệnh ghẻ chia thành 5 thể như sau :


21

Hình 1.9. Ghẻ giản đơn chỉ có đường hang và mụn nước, ít có tổn
thương thứ phát

Hình 1.10. Ghẻ nhiễm khuẩn có tổn thương của ghẻ, mụn mủ do
bội nhiễm liên cầu, tụ cầu, có thể gặp biến chứng viêm cầu thận
cấp


22

Hình 1.11. Ghẻ biến chứng viêm da, eczema hoá do chà xát cào
gãi lâu ngày

Hình 1.12. Ghẻ dạng u cục gặp 7-10% trường hợp, đặc biệt hay
gặp ở trẻ nhỏ, các nốt màu hồng nâu có đường kính 2-20mm, rất ít
khi tìm thấy cái ghẻ trong các tổn thương nốt
Ghẻ Na Uy (Norwrgian) – ghẻ vảy:
Nguyên nhân gây ra ghẻ vảy là điều trị bằng glucocorticoid
dài ngày, suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS, nhiễm HTLV-I, người được
ghép tạng, dùng các thuốc ức chế miễn dịch, suy dinh dưỡng,
người già...). Người có ghẻ vảy thường bị hoặc có rối loạn hệ thần
kinh như hội chứng Down, bệnh mất trí nhớ, đột quỵ, tổn thương

tủy sống, bệnh thần kinh, bệnh phong...
Có thể khởi phát như ghẻ bình thường.
Ở các trường hợp khác, biểu hiện lâm sàng là eczema mạn
tính, viêm da dạng vảy nến, viêm da tiết bã hoặc chứng đỏ có vảy.
Tổn thương thường xuất hiện ở dạng sừng hoá và/hoặc đóng vảy.
Thương tổn cơ bản là các lớp vẩy chồng lên nhau và lan toả gần
như toàn thân (vì vậy còn gọi là ghẻ vảy: crusted scabies) có thể
tìm thấy hàng nghìn cái ghẻ trong các vẩy nhỏ này. Tại các khu
vực bị nhiễm ghẻ vảy nặng, các mảng có ranh giới rõ được bao


23

phủ bởi một lớp vảy rất dày. Ở tay/chân gây nên bệnh da dạng hạt
cơm, với giường móng tăng sừng. Phản ứng ban đỏ có vảy xuất
hiện trên mặt, cổ, da đầu, thân mình.
Sự phân bố: phân bố toàn thể (đầu và cổ ở người lớn) hoặc
phân bố cục bộ từng vùng chủ yếu ở các khu vực hăm (vùng nếp
kẽ...). Lớp vảy da/vảy tiết được tìm thấy trên mặt duỗi bàn tay, cổ
tay, ngón tay, khớp bàn ngón tay, lòng bàn tay, mặt duỗi của
khuỷu tay, da đầu, tai, lòng bàn chân và ngón chân.

Hình 1.13. Ghẻ Nauy
1.5.3.

Đặc điểm cận lâm sàng bệnh ghẻ

1.5.3.1. Soi kính hiển vi
− Tìm ký sinh trùng có giá trị cao nhất xác định ghẻ là soi tìm ở
các hang ghẻ điển hình trên kẽ ngón tay, vùng gấp cổ tay, và

dương vật. Nhỏ giọt dầu khoáng lên vùng bao phủ hang ghẻ và
dùng lưỡi dao số 15 cạo lấy vảy da rồi đặt trên một lam kính.
− Kính hiển vi thông thường nhỏ một giọt dầu khoáng lên trên
mảng da được cạo ra lúc nãy, sau đó được bao phủ bởi một phiến
kính mỏng. Chẩn đoán là bệnh ghẻ nếu thấy 3 phát hiện sau: trứng
ghẻ, cái ghẻ và phân của chúng (hòn phân).
− Soi da Dermoscopy hình ảnh đặc trưng của bệnh ghẻ, hình tam


24

giác hay delta - đầu con cái ghẻ là kĩ thuật đơn giản dễ thực hiện
với độ nhạy cao.
1.5.3.2. Giải phẫu bệnh:
− Hang ghẻ: nằm trong lớp sừng; cái ghẻ nằm ở cuối hang. Thân
tròn, dài 400 μm. Mụn nước xuất hiện gần cái ghẻ. Trứng cũng
được nhìn thấy. Hạ bì bị xâm nhập bởi bạch cầu ái toan.
− Sẩn ghẻ: thâm nhiễm viêm mạn tính dày đặc bạch cầu ái toan. Trong
một số trường hợp, phản ứng với ghẻ dai dẳng như u lympho tế bào
đơn nhân không điển hình.
− Bệnh ghẻ vảy: lớp sừng dầy bị làm thủng bởi vô số cái ghẻ.
1.5.3.3. Huyết học: Tăng bạch cầu ái toan trong ghẻ vảy.
1.5.3.4. Nuôi cấy: Tụ cầu vàng và GAS là nguyên nhân gây nhiễm
trùng thứ phát.
Các xét nghiệm cận lâm sàng bổ sung chẩn đoán: có thể sử
dụng là xét nghiệm thông qua chỉ số miễn dịch IgE và kỹ thuật
PCR để khẳng định. Ngoài ra, có thể sử dụng phản ứng khuếch đại chuỗi
polymerase, trong đó DNA của KST ghẻ được tìm ra từ vảy da. Tuy nhiên chi
phí các phương pháp này khá cao nên hiện nay vẫn chưa được áp
dụng nhiều tại Việt Nam. Không phải lúc nào xét nghiệm cũng tìm thấy cái

ghẻ và trứng. Vì vậy, chẩn đoán dựa vào các đặc điểm lâm sàng và tính chất dịch tễ
là rất quan trọng [7, 23, 24].
1.6.Chẩn đoán bệnh ghẻ
1.6.1.

Chẩn đoán xác định
Dựa vào:

-

Triệu chứng lâm sàng
Dịch tễ: người ở cùng cũng bị
Cận lâm sàng: + Soi tươi dưới kính hiển vi

Chẩn đoán bệnh ghẻ dựa vào tiêu chuẩn vàng là tìm thấy cái ghẻ tuy nhiên trên thực
tế nhiều trường hợp không tìm thấy cái ghẻ, chẩn đoán chủ yếu dựa vào các triệu
chứng lâm sàng và dịch tễ.
1.6.2. Chẩn đoán phân biệt


25

Ghẻ có những đặc điểm gần giống với các bệnh về da như tổ
đỉa, sẩn ngứa, viêm da cơ địa, nấm da, săng giang mai... Nên cần
phải chẩn đoán phân biệt, cụ thể như sau [7]:
Tổ đỉa có thương tổn là do các mụn nước nhỏ sâu, tập trung
rià cụm, không có đường hang, chỉ có ở lòng bàn tay, đầu ngón,
mặt dưới ngón, rìa ngón bàn tay chân, tiến triển dai dẳng.
Thương tổn do sẩn ngứa là sẩn huyết thanh rải rác khắp
cơ thể, rất ngứa, do viêm da dị ứng với cây cỏ, lá ngứa, do nước

suối, do hoá chất... nhưng không có mụn nước ở lòng bàn tay, kẽ
tay, qui đầu... không có tính chất dịch tễ lây lan người này sang
người khác.
Viêm da cơ địa có đặc điểm là thương tổn dạng sẩn mụn
nước tập trung thành từng đám, chủ yếu ở các chi dưới, rất ngứa,
tiến triển dai dẳng.
Nấm da có thương tổn là mảng da đỏ, các mụn nước và vảy
da ở rìa thương tổn, bờ hình vòng cung, có xu hướng lành ở giữa.
Ngứa nhiều, xét nghiệm tìm thấy sợi nấm.
Săng giang mai là một vết trợt nông, nền cứng, không
ngứa, không đau, hay gặp ở vùng hậu môn sinh dục. Kèm hạch
bẹn to, thuờng có hạch chúa. Xét nghiệm trực tiếp soi tươi tìm thấy
xoắn khuẩn giang mai tại thương tổn và hạch vùng, xét nghiệm
huyết thanh giang mai dương tính.
Ngoài các bệnh kể trên, thì cũng cần lưu ý phân biệt với
những bệnh sau: rận mu, bệnh thuỷ đậu, viêm da dạng Herpes,
viêm nang lông.
1.7. Biến chứng của bệnh ghẻ
1.7.1. Ghẻ chàm hoá:
Ghẻ chàm hoá là tình trạng có thể nhiễm ghẻ lâu ngày gây
ngứa gãi chàm hoá. Ngoài các thương tổn ghẻ còn có các mụn
nước tập trung thành đám. Hay gặp ở người có cơ địa dị ứng, chàm
xảy ra ở những khu vực bị trầy da, hay gặp nhất ở bàn tay, kẽ


×