Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

Nghiên cứu ứng dụng của nội soi phóng đại có nhuộm màu trong chẩn đoán polyp đại trực tràng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 54 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Polyp đại trực tràng (ĐTT) là một tổn thương lành tính giả u, do niêm mạc ĐTT
và mô dưới niêm mạc tăng sinh tạo thành . Trên lâm sàng, polyp là một thuật ngữ
dùng để mô tả bất cứ khối lồi lên trên niêm mạc ĐTT mà không tính đến nguồn gốc
tạo mô học của chúng [2].
Polyp ĐTT là một bệnh lý tương đối phổ biến trong nhóm bệnh lý đường tiêu
hoá dưới. Tỷ lệ polyp ĐTT chiếm từ 30-50% tùy từng quốc gia. Ước tính tỷ lệ
adenoma ở đại tràng là 21 – 28% ở nhóm bệnh nhân từ 50 -59 tuổi, tỷ lệ này tăng
lên 40- 45% ở nhóm 60 – 69 tuổi và tăng lên 53 – 58% ở nhóm trên 70 tuổi [3].
Hơn 90% các ung thư ĐTT phát triển từ Polyp u tuyến và polyp răng cưa không
cuống. Ung thư ĐTT là bệnh ung thư có tỷ lệ mắc cao thứ 3 và tỷ lệ tử vong cao thứ
4 trên thế giới hiện nay [4],[5]. Tại Anh, ung thư ĐTT là bệnh ung thư gây tử vong
cao thứ hai, được chẩn đoán hàng năm trên 41000 trường hợp mắc mới và trên
16000 trường hợp tử vong . Tại Việt Nam, theo thống kê năm 2010, ung thư ĐTT có
tỷ lệ mắc cao thứ 4 ở nam (sau ung thư phổi, gan, dạ dày) và cao thứ 5 ở nữ giới
Nội soi đại tràng là phương pháp tốt nhất giúp sàng lọc, chẩn đoán và điều trị
cắt polyp ĐTT. Theo báo cáo nghiên cứu toàn quốc về bệnh lý polyp của Mỹ,
phương pháp nội soi và cắt polyp giúp giảm từ 76%-90% tỷ lệ mắc mới ung thư
ĐTT [6]. Tuy nhiên, NSĐT ánh sáng thường có thể bỏ sót polyp trong quá trình nội
soi, thường do việc chuẩn bị đại tràng không sạch và kỹ năng của bác sỹ nội soi.
Theo Rex D.K và cộng sự, nội soi đại tràng ánh sáng thường có tỷ lệ bỏ sót polyp u
tuyến kích thước < 5mm là 27% và những polyp tiến triển kích thước >1 cm là 6%

[7]. Trong khi đó, nhiều nghiên cứu cho thấy 40 – 60% polyp nhỏ là polyp u tuyến
và có nguy cơ ác tính cao [8].
Gần đây người ta nhận thấy có những polyp ác tính, về mặt đại thể giống polyp
u tuyến nhưng nó có khả năng xâm lấn qua lớp cơ niêm xuống dưới lớp niêm mạc.
Polyp ác tính là giai đoạn sớm của ung thư ĐTT. Ước tính tỷ lệ từ 0,75-5,6% các



2

polyp đại tràng sau khi được cắt bỏ. Quản lý những polyp ác tính này sau khi cắt bỏ
rất khó khăn vì có thể có nhiền tế bào ác tính còn sót lại trong thành ruột hoặc trong
hạch bạch huyết [9]. Vì vậy cần phải dự đoán mô bệnh học của polyp để có chỉ
định, kỹ thuật cắt polyp cho phù hợp.
Năm 1993, nội soi độ phân giải cao và nội soi phóng đai được bắt đầu áp dụng,
giúp cho các nhà nội soi phát hiện và mô tả đặc điểm tổn thương tốt hơn so với ánh
sáng thường. Sau đó Kudo và cộng sự sử dụng nội soi phóng đại có nhuộm màu
Indigocarmine, Crystal violet phát hiện mối liên quan giữa mô bệnh học và hình
thái rãnh niêm mạc (pit pattern) vùng tổn thương . Nhờ đó giúp các nhà nội soi
phân biệt polyp tăng sinh, không tăng sinh, đánh giá được mức độ xâm lấn của
polyp ác tính [10],[11].
Gần đây, trên thế giới người ta phát triển thêm các kỹ thuật nội soi nhuộm màu
ảo mà không dùng chất nhuộm màu (NBI, FICE, I-scan) để đánh giá hệ thống mạch
máu dưới niêm mạc polyp, từ đó cũng giúp các nhà nội soi dự đoán được mô bệnh
học của polyp trong quá trình soi. Không những vậy, các phương pháp này còn giúp
cho các nhà nội soi chẩn đoán sớm các tổn thương ác tính của đường tiêu hóa
Ở Việt Nam đã có những nghiên cứu về NSĐT không phóng đại nhuộm màu
Indigocarmin, NS ánh sáng FICE trong chẩn đoán bệnh lý ung thư ĐTT và polyp
ĐTT [12],[13]. Tuy nhiên vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu cho việc sử dụng nội soi
phóng đại nhuộm màu trong chẩn đoán và áp dụng điều polyp ĐTT.


3

CHƯƠNG 1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NỘI SOI
Sự phát triển của hệ thống nội soi là vô cùng quan trọng, trở thành một trong
những phương pháp có giá trị, hiệu quả nhất để thăm khám và điều trị bệnh lý

đường tiêu hóa. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, hệ thống nội soi đã được cải
tiến ngày càng hoàn thiện, giúp tăng cao khả năng phát hiện bệnh, và giảm những
bất tiện cho cả nhân viên Y tế và bệnh nhân trong quá trình tiến hành thủ thuật. Có
thể chia làm 3 thời kỳ chính: (1) Thời kỳ nội soi ống cứng (rigid endoscopic); (2)
Thời kỳ nội soi ống nửa cứng (semiflexible endoscope) và (3) Giai đoạn nội soi ống
mềm (Flexible endoscopy).
Hệ thống nội soi ban đầu tương đối đơn giản, được phát triển đầu tiên ở châu
Âu từ khoảng thế kỷ 17 bởi Phillipp Bozzini [14],[15],[16]. Thiết kế ban đầu được
Bozzini sử dụng vào năm 1805 với một ống soi cứng nhưng không có thấu kính
quang (optics), ông đã cố gắng quan sát thực quản trên và trực tràng. Tuy nhiên tại
thời điểm bấy giờ, thiết bị nội soi của Bozzini đã không được sự công nhận giá trị Y
học của giới Y khoa. Đến 1853, Désormeaux (bác sỹ người Pháp) đã phát triển một
thiết bị nội soi đầu tiên được công nhận giá trị Y khoa trên lâm sàng trong chẩn
đoán và điều trị bệnh lý đường niệu. Năm 1868, phát triển dựa trên nguyên lý của
Désormeaux, Kussmaul đã tạo ra một thế hệ máy mới với ống soi dài hơn (47cm),
đường kính 1,3 cm. Ông là người đầu tiên đưa được ống nội soi vào sâu đường tiêu
hóa, có thể quan sát được một số tổn thương thực quản, dạ dày và đại tràng.
Theo thời gian, các dụng cụ và thiết bị nội soi đã được phát triển và cải tiến
nhanh chóng, đặc biệt ở Mỹ và Nhật Bản. Tại Mỹ, năm 1957, Basil Hirschowitz và
cộng sự ở đại học Michigan đã phát triển dây soi quang học (bó tập hợp nhiều sợi
quang) và thực hiện ca nội soi tiêu hóa ống mềm đầu tiên trên thế giới [17]. Ống
nội soi này sau đó được phát triển thương mại và đặt tên là Hirschowitz
fibergastroscope. Tuy nhiên, hình ảnh nội soi có chất lượng vẫn còn hạn chế dẫn
đến bỏ sót tổn thương đặc biệt những polyp nhỏ, dạng phẳng và các dây nội soi sợi
quang rất dễ bị hỏng.


4

Hình 1.1. Hệ thống nội soi tiêu hóa Hirschowitz (American Cystoscope Makers Inc)

Sau đó, các phương pháp nội soi mới được tích hợp với các chip cảm ứng
quang CCD (charge-coupled devices) cho phép chụp hình, quay video quá trình nội
soi với độ phân giải và độ phóng đại cao, đáng tin cậy hơn, ngày càng được sử dụng
phổ biến trong thực hành lâm sàng [18],[19].
CCD là một thiết bị cảm biến cho phép chuyển đổi hình ảnh quang học từ đầu
ống nội soi thành tín hiệu điện, sau đó truyền về máy thu nhận và được xử lý để tái
tạo lại hình ảnh có độ phân giải cao hơn và hiển thị trên màn hình máy nội soi. CCD
được phát minh từ năm 1969, ban đầu sử dụng cho các máy chụp ảnh như Kodak,
Canon với những bức ảnh độ phân giải mức 100x100 pixel. Sau đó, tiềm năng của
CCD đã được hãng Welch Allyn (Mỹ) quan tâm và tiến hành tích hợp CCD trong
máy nội soi lần đầu vào 1983. Các hãng Fujinon, Olympus, Pentax của Nhật Bản
sau đó cũng đưa công nghệ này vào các máy nội soi do họ sản xuất. Lợi ích của
CCD là rất rõ ràng: tất cả những hạn chế liên quan đến giảm chất lượng hình ảnh do
hư hại dây soi trong quá trình sử dụng đều được khắc phục; hình ảnh sẽ được xử lý
và hiệu chỉnh với chất lượng cao hơn rõ rệt. Chính vì thế, CCD là một công nghệ
tuyệt vời giúp cải thiện chất lượng tín hiệu nội soi có quay video. Theo thời gian,
các cảm biến CCD đã được thiết kế với hiệu năng cao nhưng kích thước lại ngày
càng nhỏ gọn, với độ phân giải cao hơn (1920x1200 pixel ở tần số 60 Hz). Thực tế,
cảm biến CCD không thể tạo ra các tín hiệu màu sắc: màu sắc được tạo ra là do sự
kết hợp của 3 tín hiệu màu cơ bản là đỏ (red), xanh lá cây (green) và xanh lam
(blue); được tạo ra do sử dụng đơn độc hoặc kết hợp 2 phương pháp sau:


5

- Phương pháp đầu tiên, hình ảnh RGB tuần tự: một bộ lọc RGB có thể quay
được sử dụng để lọc ánh sáng trắng chiếu vào mô, tín hiệu tạo ra sau khi ánh sáng
đã được lọc chiếu vào mô sẽ được ghi nhận bởi cảm biến CCD. Ở tần số 60 Hz, bộ
lọc RGB quay liên tục 20 lần/giây.
- Phương pháp thứ hai sử dụng một chip CCD màu (colour CCD chip), việc

tách RGB xảy ra bởi việc sử dụng một bộ lọc (a mosaic pattern filter) ở giữa ống
kính (len) và cảm ứng CCD. Phương pháp này có ưu điểm là nguồn sáng Xenon có
thể không cần phải là nguồn sáng trắng tự nhiên, nhưng lại gặp bất lợi liên quan đến
các điểm ảnh có thể không cùng một tần số nhất định.

Hình 1.2. Hệ thống hình ảnh màu tạo bởi CCD
Bên cạnh sự phát triển các máy và thiết bị nội soi, các chất nhuộm màu niêm
mạc để tăng khả năng nhận diện polyp cũng áp dụng được nghiên cứu sử dụng.
Năm 1994, nội soi nhuộm màu tương phản Indigocarmin bắt đầu được tại Nhật Bản
giúp tăng hiệu quả đánh giá chi tiết bề mặt polyp. Một số thuốc nhuộm khác như
Methyl Blue, Crystal violet… cũng đã được nhiều tác giả nghiên cứu và sử dụng
trong thực hành lâm sàng.
Thành công của nội soi nhuộm màu khi nội soi đại tràng đã khiến các nhà chế
tạo máy nội soi nghiên cứu và phát triển bộ lọc ánh sáng chuyên biệt làm cho hình
ảnh nội soi có kết quả tương tự như nội soi nhuộm màu nhưng không cần chất
nhuộm màu. Vì vậy, họ đã sử dụng các máy nội soi tăng cường hình ảnh (IEE Image-Enhanced Endoscopy) phát triển dựa trên nguyên lý sử dụng ánh sáng ở các
dải quang phổ với bước sóng khác nhau để tăng cường độ tương phản hình ảnh hệ


6

thống mạch máu dưới niêm mạc cũng như hình thái bề mặt niêm mạc (pit pattern).
IEE có thể được sử dụng phổ biến như nội soi dải tần hẹp (Narrow band ImagingNBI), i-SCAN, và nội soi tăng cường màu sắc đa phổ (Flexible spectral Imaging
Color Enhancement -FICE).

Hình 1.3. Các phương pháp nội soi polyp đại trực tràng


7


CHƯƠNG 2. NỘI SOI PHÓNG ĐẠI VÀ NỘI SOI PHÓNG ĐẠI
CÓ NHUỘM MÀU
I. Nguyên lý
Trong một thời gian dài, nội soi đã tập trung vào một tính năng sẵn có và có thể
hiệu chỉnh được là độ phóng đại hình ảnh so với thực tế. Những hệ thống nội soi
phóng đại có một thiết bị có thể di chuyển các thấu kính nhỏ ở đầu ống nội soi và
cho phép thay đổi điểm tập trung quan sát. Điều này thường được thực hiện bằng
cách di chuyển một điểm chốt kiểm soát trên máy soi và đã được đặt chế độ với
mức độ phóng đại (zoom) xác định. Khi máy nội soi thiết lập ở chế độ phóng đại,
nó có thể tiếp cận với các mô 2-3mm và tạo ra các hình ảnh bề mặt niêm mạc với độ
chi tiết rất cao. Độ mạnh của một máy nội soi phóng đại được tính bằng khoảng
cách gần nhất giữa 2 điểm gần nhất mà nó có thể phân biệt được trên biểu đồ kiểm
tra, và nó gấp khoảng 4 lần so với nội soi tiêu chuẩn.
Tuy nhiên, độ phân giải tăng lại đi kèm với hạn chế là độ sâu trường quan sát
(tương tự như kính hiển vi) lại giảm, giảm độ phân giải. Thực tế, di chuyển đầu ống
nội soi tới mô gần hơn 1,5 mm hoặc xa hơn 2,5 mm đều làm cho hình ảnh đi ra khỏi
tiêu điểm và trở nên mờ nhạt, không sử dụng được. Để hài hòa giữa mức độ phóng đại
và khả năng quan sát cận cảnh (close-focus), máy nội soi Olympus CF-H180 đã được
phát triển tại Nhật, không chỉ tiếp cận đến các mô gần hơn so với trước đây mà còn có
độ phân giải cao hơn(high-definition CCD). Do đó ở bất kỳ khoảng cách làm việc nào
thì hình ảnh tạo ra đều có độ phóng đại và độ sắc nét cao hơn. Phim nội soi phóng đại
quang học có thể giúp quan sát đối tượng vi thể gấp từ 100-150 lần so với thông
thường nhưng không làm thay đổi độ phân giải, sắc nét của hình ảnh
Thực tế, khả năng phóng đại hình ảnh ở trên tập trung đến khả năng zoom
quang học dựa vào hệ thống thấu kính, trong khi hầu hết các máy nội soi hiện nay
đều có chức năng zoom điện tử. Không giống như phóng đại quang học, phóng đại
điện tử chỉ đơn giản là phóng to màn hình hiển thị hình ảnh đã được ghi nhận và xử
lý bởi cảm biến CCD mà không tăng thêm mức độ chi tiết. Do đó, mặc dù hình ảnh



8

được nhìn thấy trên màn hình hiển thị lớn hơn khi phóng đại điện tử nhưng sẽ
không thu thêm được thông tin mới.

Hình 2.1. Cơ chế phóng đại điện tử và phóng đại quang học [19]
Thiết lập cơ bản
Các hệ thống chụp ảnh bao gồm ống nội soi, bộ vi xử lý, nguồn ánh sáng, và
màn hình. Nguồn ánh sáng tiêu chuẩn được sử dụng trong các hệ thống nội soi phân
giải cao (HD) là một đèn Xenon 300 W. Để sử dụng hình ảnh HD, hầu hết các thành
phần này bao gồm nội soi, bộ xử lý và màn hình phải tương thích với độ phân giải
cao HD. Các cáp truyền dẫn cũng phải có tính tương thích. Đối với màn hình hiển
thị, cần phải có cáp giao diện kỹ thuật số HD hoặc cáp giao diện video kỹ thuật số
với các máy tính. Hình ảnh độ phân giải cao nhất sẽ được tạo ra khi mật độ pixel và
tỷ lệ co của khung phù hợp với màn hình hiển thị. Nếu một máy nội soi thường
(SD) được sử dụng làm nguồn video, bộ xử lý HD và màn hình có thể chuyển đổi
các hình ảnh nhưng chất lượng hình ảnh sẽ giảm.
II. Mục đích
Tất cả các tổn thương lành tính hoặc ác tính phát triển từ lớp niêm mạc hoặc
dưới niêm mạc đại tràng sẽ nổi bật so với vùng niêm mạc xung quanh do các đặc
tính khác nhau như tính lồi hoặc lõm, hình dạng, kích thước, loại đường viền, màu
sắc, hình thái lỗ niêm mạc (pit pattern), cấu trúc mạch máu dưới niêm mạc [20],

[21],[22]. Những sự thay đổi hình thái bề mặt chủ yếu là kết quả của sự phát triển
mất kiểm soát của các tế bào ung thư, trong khi sự xáo trộn cấu trúc mạch máu lại
dẫn đến hình thành mạch máu tân tạo. Một mô hình biến đổi hình thái bề mặt niêm
mạc, cấu trúc mạch máu dưới niêm mạc cho thấy chuyển đổi đặc hiệu của một tổn
thương và do đó có thể xem xét bằng các phương pháp hình ảnh đặc biệt.



9

Mục tiêu chính của nội soi độ phân giải cao và phóng đại là tăng cường mức độ
chi tiết đặc điểm bề mặt niêm mạc thương tổn (pit pattern) và cấu trúc mạch máu
dưới niêm mạc (submucosal capillary pattern) từ đó có thể dự đoán kết quả mô bệnh
học của tổn thương.
Bảng 2.1. Các đặc điểm hình ảnh nội soi đánh giá chính
1. Đặc điểm hình thái bề mặt niêm mạc
a. Màu sắc
b. Tính chất liên tục
c. Độ gồ cao
d. Độ lõm sâu
e. Hình thái lỗ niêm mạc (Pit pattern) (vòng tròn nhỏ, hình thoi, hình sao,
hình ống, cuộn nếp hoặc mất cấu trúc)
2. Cấu trúc mạch máu dưới niêm mạc
a. Hình dạng mạch
b. Độ dày mạch máu
c. Độ vặn xoắn, cuộn nếp
d. Sự sắp xếp mạch xung quanh các rãnh niêm mạc (chỉ áp dụng cho các biểu
mô trụ)
e. Sự phân bố
f. Cấu trúc mạch
Hình thái bề mặt niêm mạc (Pit pattern)
Niêm mạc ĐTT không hoàn toàn phẳng, sự mở của các hố của tuyến lieberkuhn
(opening of crypts) gợi ý đến cấu trúc lỗ niêm mạc “pit” và sự sắp xếp các lỗ ở
trong niêm mạc bình thường hoặc các thương tổn tạo nên “pit pattern” thường được
quan sát trên hình ảnh nội soi phóng đại .


10


Hình 2.2. Hình ảnh nội soi phóng đại niêm mạc ĐTT
Hình thái mạch máu dưới niêm mạc (Submucosal capillary pattern)
Đánh giá hệ thống mạch máu dưới niêm mạc tập trung chủ yếu vào phân tích
mô hình mạch máu của những thương tổn cụ thể. Vì dấu hiệu tăng sinh mạch máu
là một chỉ dấu quan trọng của những tổn thương ung thư, nên việc quan sát hệ thống
mạch máu sẽ cung cấp những chứng cứ hướng đến mức độ ác tính của tổn thương.
Hình thái mạch máu dưới niêm mạc có thể được mô tả dựa trên đặc điểm.
Việc sử dụng các phương pháp nội soi độ phóng đại cao đang nhanh chóng trở
thành tiêu chuẩn khám sàng lọc và chẩn đoán bệnh ở nhiều bệnh viện và cơ sở thực
hành lâm sàng với bệnh lý đường tiêu hóa, đặc biệt là bệnh lý polyp đại tràng. Các
hệ thống nội soi mới này cho phép tạo ra các hình ảnh chất lượng cao cấp cho phép
bác sỹ quan sát trực quan các đặc điểm hình thái polyp, mức độ ác tính tương quan
với đặc điểm mô học, từ đó có thể chẩn đoán và đưa ra chỉ định phù hợp cho bệnh
nhân. Ngoài ra, các hệ thống nội soi độ phóng đại cao còn làm tăng hiệu quả của
các kỹ thuật tăng mức độ tương phản hình ảnh như nội soi nhuộm màu.


11

III. Nội soi đại tràng có nhuộm màu (Chromoendoscopy)
Do triệu chứng ban đầu ở đại tràng có thể rất hiếm và khó phát hiện nên những
trường hợp polyps ác tính có kích thước nhỏ < 10mm hoặc ung thư giai đoạn sớm
gây ra một thách thức lớn cho các bác sỹ chẩn đoán hình ảnh khi quan sát hình ảnh
nội soi thường bằng ánh sáng trắng. Những tiến bộ trong kỹ thuật nội soi và công
nghệ đã giúp đỡ các chuyên viên nội soi để phân biệt tốt hơn bình thường từ các tổn
thương dẻo [23]. Việc tăng cường hình ảnh bằng cách sử dụng phương pháp nhuộm
màu đã tạo điều kiện cho cải thiện hình ảnh nội soi niêm mạc và tăng hiệu quả sàng
lọc cũng như mô tả đặc điểm tổn thương hướng đến chẩn đoán.
Nội soi độ phân giải cao (HD) cung cấp các tín hiệu hình ảnh có mật độ điểm

ảnh cao hơn và độ sắc nét hơn so với nội soi thường (SD). Tuy nhiên, mặc dù với
hình ảnh độ nét cao nhưng với những polyp/u tuyến kích thước nhỏ hoặc tổn thương
dạng phẳng thì tỷ lệ bỏ sót vẫn rất cao do không thể phát hiện ra vì vậy các thuốc
nhuộm đã được sử dụng để cải thiện vấn đề này. Phương pháp nội soi nhuộm màu
vào bề mặt biểu mô đại tràng cho thấy rất rõ sự tương phản giữa niêm mạc bình
thường và bất thường. Nó cải thiện sự trực quan hoá các chi tiết bề mặt biểu mô và
nhấn mạnh những thay đổi về bề mặt của đường tiêu hóa để dễ dàng nhận biết các
tổn thương tinh vi. Có 3 loại thuốc nhuộm chính:
 Thuốc nhuộm hấp thụ (Absorptive stains – vital stains)
 Thuốc nhuộm không hấp thụ (Nonabsorptive stains – contrast stains)
 Thuốc nhuộm phản ứng (Reactive stains)
Các thuốc nhuộm hấp thụ có khả năng được thấm vào trong tế bào làm nổi bật
cấu trúc tế bào, các chi tiết bề mặt niêm mạc và m. Các chất được sử dụng phổ biến
trong nội soi đại tràng là crystal violet, Lugol - iodine, xanh methylene. Các thuốc
nhuộm tương phản như Indigo carmin không hấp thụ vào tế bào mà lưu vào các lỗ,
khe rãnh bề mặt niêm mạc đại tràng, tăng cường cấu trúc bề mặt niêm mạc. Các
thuốc nhuộm phản ứng như đỏ Congo và phenol gây phản ứng hóa học và độc với
các thành phần tế bào cụ thể dẫn đến sự thay đổi màu sắc. Tuy nhiên, cũng chính vì
nguy cơ gây độc cho bệnh nhân nên ngày nay chúng thường không được sử dụng
trong nội soi.


12

Bảng 2.2. Phân loại thuốc nhuộm và cơ chế nhuộm màu niêm mạc
Loại thuốc nhuộm
Thuốc nhuộm hấp thụ
Crystal violet
(Absorptive)
Lugol’s iodine

Methyl blue
Thuốc nhuộm tương
phản (Nonabsorptive)

Indigo Carmin

Cơ chết nhuộm màu
Hấp thụ bởi các tế bào biểu mô của ruột
non, ruột già, và dị sản ruột
Hấp thụ bởi glycogen trong tế bào chứa
trong biểu mô vảy bình thường
Hấp thụ bởi các tế bào biểu mô của ruột
non, ruột già, và dị sản ruột.
Không nhuộm vào các tế bào mà tích tụ
trong các rãnh và các khe hở niêm mạc.

Chuẩn bị đại tràng là một bước quan trọng trước khi tiến hành nội soi, đặc biệt
là nội soi có nhuộm màu bởi nếu chuẩn bị đại tràng không tốt thì sẽ khó có thể
nhuộm màu bề mặt niêm mạc đại tràng một cách hiệu quả.
3.1. Thuốc nhuộm Indigo Carmin
3.1.1. Đặc điểm cơ bản
 Công thức phân tử: C16H8N2Na2O8S2
 Công thức hóa học:
N aSO

3

4’

O


N1

3’

7

5’

6
2’

6’
7’

N 1’
|
H

2
5

3
O

4

SO 3N a



13

Hình 2.3: Cấu trúc phân tử của thuốc nhuộm indigo Carmin
 Thành phần: 41,2%C; 1,73%H; 6,01%N; 9,86%Na; 13,75%S ; 27,02%O2
 Tính chất lý hóa học:
o Indigo Carmin là một chất có nguồn gốc tự nhiên và bán tổng hợp
o Nguồn gốc tự nhiên là một chất bột màu xanh được chiết xuất từ cây
Anil indigofera (cây tràm) bằng phương pháp lên mem đặc biệt bột lá
nghiền. Chất tổng hợp được có tên là Indigotin là chất bột nhẹ có màu
xanh đậm, ánh đồng khi chà xát mạnh.
o Chất Indigo khi phản ứng với axit sunfuric (H 2SO4) có thể bốc cháy
và thay thế gốc SO2H vào các vị trí 5 và 5’ để tạo ra hợp chất Indigo
sulfua còn gọi là Indigo carmin.
o Chất này nhạy cảm với ánh sáng, lúc hòa tan nó có màu xanh lục hoặc
xanh tím. Độ bão hòa là 1g/100ml nước ở nhiệt độ 25 oC, tan ít trong
cồn, hầu như không tan trong dung môi hữu cơ, rất nhạy cảm với các
tác nhân oxy hóa.
o Chất này không độc, dùng rộng rãi trong nhiều ngành kỹ thuật và Y
khoa như tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục, sản khoa… đã được công nhận
cho sử dụng như chất màu thực phẩm vì nó an toàn hơn xanh
methylene [24],[25].
3.1.2. Cơ chế bắt màu
Nhuộm màu bằng Indigo Carmin thuộc phương pháp nhuộm tương phản. Dựa
trên sự tương phản về màu sắc giữa: Màu hồng của niêm mạc và màu xanh thuốc
nhuộm. Vì thế khi ta bơm thuốc nhuộm vào vị trí thương tổn (dạ dày, đại tràng) sẽ
nhìn thấy rõ bờ của tổn thương. Phương pháp nhuộm tương phản rất hiệu quả trong
việc xác định các tổn thương nhỏ, nông hoặc dạng phẳng ở niêm mạc đại tràng.
Theo Ida K. Và Tamada M, Kudo S nghiên cứu trên các bệnh nhân ung thư
giai đoạn sớm thấy xuất hiện tình trạng mất hình dạng hoặc bất thường của cấu trúc
niêm mạc ống tiêu hoá. Những tế bào biểu mô này không còn khe, kẽ nhỏ để đọng



14

các chất hoại tử và nhầy máu. Khi phun Indigo Carmin (với cơ chế là làm đầy
những chỗ khuyết, lõm để tạo hình ảnh tương phản) lên bề mặt lớp tế bào biểu mô
thì Ingido carmin không đuợc giữ lại, quan sát vùng này sẽ thấy không có sự phân
bố của thuốc nhuộm (còn gọi là không bắt màu). Kudo S. Và cộng sự còn nghiên
cứu sâu về các dạng hốc của niêm mạc bằng phương pháp nội soi nhuộm màu có
kết hợp với nội soi phóng đại phát hiện thấy cấu trúc bất thuờng hoặc mất dạng hốc
của tế bào biểu mô phủ [10].
Ở UT thể loét và loét sùi luôn có quá trình viêm làm xói mòn các hốc biểu mô
phủ làm cho bề mặt biểu mô phủ bị tối mờ, khi quan sát đại thể thấy bờ ổ loét nhẵn lì
hoặc có múi nhẵn lì. Do đó sau khi nhuộm màu, chúng ta sinh thiết vào những chỗ
không bắt màu sẽ lấy đựơc những mẩu của tổ chức UT. Để đạt hiệu quả tối ưu, việc
chuẩn bị đại tràng tốt là vô cùng quan trọng. Trước khi nội soi tiến hành nội soi
nhuộm màu, bệnh nhân cần được uống thuốc, thụt tháo để đảm bảo loại bỏ được
phân và các chất nhầy niêm mạc giúp làm lộ rõ các vị trí hốc niêm mạc có thể đọng
thuốc nhuộm, giúp tăng độ tương phản của hình ảnh.
Indigo Carminh không thể nhuộm được các hố niêm mạc (crypts) nhưng có thể
làm nổi bật được các vị trí niêm mạc bất thường và mô tả chi tiết hơn đặc điểm hình
thái học tổn thương. Nó cung cấp các kết quả nhanh chóng ranh giới giữa tổn
thương và niêm mạc bình thường. Tuy nhiên, bất lợi lớn nhất của thuốc nhuộm này
là nó dễ bị phai hoặc rửa trôi bởi các dịch tiết trong lòng đại tràng [26].
3.1.3. Phân loại thương tổn
Đánh giá bề mặt niêm mạc polyp còn cho phép dự đoán mô học. Nội soi
nhuộm màu indigocarmin, kết hợp với nội soi phóng đại có thể chẩn đoán tổn
thương phẳng hoặc lõm và đánh giá bề mặt niêm mạc polyps từ đó dự đoán được
mô bệnh học.



15

Bảng 2.3: Phân loại bề mặt lỗ niêm mạc Kudo được chỉ ra ở bảng [10],[27].
Typ

Đặc điểm

Kích thước

Mô học

I

Lỗ hình tròn, đều

0,07±0.02

Bình thường

II

Lỗ hình sao, đều

0,09±0.02

Tăng sản

Lỗ hình tròn hay ống nhỏ


IIIs

hơn bình thường
Lỗ hình tròn hay ống lớn

IIIL

hơn bình thường
Lỗ hình nhánh hoặc nếp

IV

cuộn
Không còn hình dạng lỗ, lỗ

Vi

không đều

Vn

Giảm và mất cấu trúc lỗ

0,003±0,01
0.22±0.08
0.93±0.32
NA

Tăng sinh,
tuyến ống

Tăng sinh,
tuyến ống
Tăng sinh,
nhung mao
Tăng sinh,
loạn sản độ
cao hoặc
xâm nhập

Lỗ niêm mạc types I và II là không tăng sản (bình thường hoặc tăng sản niêm
mạc. Phần lớn là polyp u tuyến và có thể điều trị. Lỗ niêm mạc III (nhỏ), IIIL (lớn)
và IV thường là polyp u tuyến lành tính với nguy cơ xâm lấn niêm mạc thấp.
Lỗ niêm mạc V nguy cơ cao xâm lấn dưới niêm mạc. Type V có thể chia thành
Vn (mất cấu trúc lỗ) và Vi (lỗ không đều). Dưới nhóm này chỉ thấy được trên nội
soi nhuộm màu phóng đại. Lỗ niêm mạc Vi (không đều) có thể là bề mặt lành tính
nhưng đã có thể có xâm lấn dưới niêm mạc. Vn có khả năng ác tính là cao nhất

[11],[28].

3.1.4. Ứng dụng


16

3.1.4.1. Khả năng phát hiện polyp

Hình 2.4: Nội soi đại tràng ánh sáng trắng và nội soi nhuộm màu indigo carmin
a. Nội soi thường polyp đại tràng dạng phẳng; b. Nội soi nhuộm màu indigo carmin
0,4%; c. Hình ảnh niêm mạc đại tràng sau cắt polyp; d. Hình ảnh nội soi phóng đại
nhuộm màu indigocarmin (tổn thương Kudo typ IIIL)


Phương pháp nội soi nhuộm màu indigo carmin đã được nghiên cứu trong nhiều
nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng khác nhau [29],[30],[31]. Theo một nghiên cứu
phân tích gộp năm 2007, nội soi nhuộm màu có khả năng phát hiện cao hơn đáng kể
polyp/u tuyến so với nội soi ánh sáng trắng thông thường [32]. Kết quả phân tích cho
thấy, các bệnh nhân được nội soi nhuộm màu có tỷ lệ phát hiện polyp cao hơn gấp 2,1
lần, tỷ lệ phát hiện các khối u tăng sinh cao hơn 1,6 lần so với nội soi thường.
Trong một nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng trên 660 bệnh nhân được nội soi độ
phân giải cao có nhuộm màu Indigo Carmin cho thấy, tỷ lệ trung bình phát hiện
polyp, u tuyến là cao hơn ở những bệnh nhân có tối thiểu 1 polyp u tuyến (56% so
với 48%) so với nội soi ánh sáng trắng thông thường (p=0,07). Trong khi đó, với
khả năng phân biệt các polyp kích thước nhỏ, nội soi nhuộm màu đều có tỷ lệ phát
hiện cao hơn đang kể các polyp dạng phẳng (60% so với 40%), polyp kích thước <
5cm (80% so với 70%) [33]. Trong nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng khác trên 1008
bệnh nhân được nội soi nhuộm màu và nội soi ánh sáng trắng cho thấy, tỷ lệ bệnh
nhân được phát hiện ít nhất 1 polyp u tuyến là cao hơn đáng kể (46% và 36%) [34].
3.1.4.2. Khả năng mô tả đặc điểm tổn thương


17

Hình 2.5: Nội soi nhuộm màu Indigo Carmin các tổn thương dạng phẳng, lõm
Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra, phương pháp nội soi nhuộm màu indigo Carmin
dù được tiến hành đơn độc hoặc kết hợp với nội soi phóng đại thì đều làm tăng tỷ lệ
phát hiện cả polyp tăng sinh và polyp tiền tăng sinh một cách đáng kể [35]. Mặc dù
có sự khác biệt giữa các nghiên cứu nhưng số lượng bệnh nhân được phát hiện tối
thiểu 1 polyp u tuyến (polyp tăng sinh) được phát hiện bởi nội soi nhuộm màu tăng
trên 50%[30],[31]. Một nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên của Brooker
J.C và cộng sự tiến hành nội soi nhuộm màu indigo carmin và nội soi ánh sáng
thường trên 259 bệnh nhân cho thấy, nội soi nhuộm màu làm tăng tỷ lệ phát hiện u

tuyến kích thước <5mm (89% so với 36%, có ý nghĩa thống kê với p=0,026) và tỷ
lệ phát hiện số bệnh nhân có trên 3 polyp u tuyến (15 so với 3 với p=0,002) [29],
nhưng lại không có sự khác biệt có ý nghĩa với tỷ lệ phát hiện polyp u tuyến/số
bệnh nhân. Một nghiên cứu khác của Le Rhun và cộng sự trên 203 bệnh nhân được
tiến hành nội soi nhuộm màu indigocarmin và nội soi ánh sáng thường cũng cho kết
quả tương tự. Mặc dù, có sự cải thiện số lượng polyp được phát hiện nhưng tổng số
polyp/bệnh nhân lại không có sự thay đổi có ý nghĩa giữa các nhóm [30].


18

Hình 2.6: Nội soi nhuộm màu tổn thương ung thư ĐTT
a. Nội soi độ phân giải cao khối u trực tràng; b. Nội soi nhuộm màu Indigo
Carmin 0,4%; c. Nội soi phóng đại (x100) tổn thương (tương ứng Kudo typ IV)
Tóm lại, indigo carmin là một chất nhuộm màu tương phản, rất an toàn, giúp
tăng khả năng phát hiện polyp và phân biệt được polyp tăng sinh và không tăng
sinh. Tuy nhiên, trong các trường hợp polyp nghi ngờ ác tính có phân loại Kudo typ
IV, typ V, người ta thường sử dụng thêm chất nhuộm màu crystal Violet để đánh giá
thêm mức độ xâm nhập của polyp.
3.2. Thuốc nhuộm Crystal violet
3.2.1. Cấu tạo hóa học
Crystal Violet (hoặc gentian violet hoặc còn được biết đến với tên gọi methyl
violet 10B or hexamethyl pararosaniline chloride) là một loại thuốc nhuộm có tính
chất chống vi khuẩn, chống nấm, chống giun sán…thể được sử dụng để nhuộm mô
hoặc dùng trong phương pháp nhuộm Gram để phân loại vi khuẩn vi khuẩn [36],

[37].

Hình 2.7. Cấu trúc phân tử của thuốc nhuộm Crystal Violet
Crystal Violet có thể được điều chế từ phản ứng ngưng tụ của formaldehyde và

dimethylanilin để tạo thành thuốc nhuộm leuco:
CH2O + 3 C6H5N(CH3)2 → CH(C6H4N(CH3)2)3 + H2O
Sau đó, hợp chất không màu này được Oxi hóa tạo thành dạng cation (+) có
màu (tác nhân oxi hóa điển hình là mangan dioxid):
CH(C6H4N(CH3)2)3 + HCl + 1/2 O2 → [C(C6H4N(CH3)2)3]Cl + H2O


19

 Tính chất: Khi hòa tan trong nước, Crystal violet có màu tím – lam với độ
hấp thụ cực đại ở bước sóng 590 nm. Màu của thuốc nhuộm sẽ phụ thuộc vào độ
acid của dung dịch. Ở pH=1, thuốc nhuộm có màu xanh lá cây với độ hấp thụ cực
đại bước sóng 420 nm và 620 nm trong khi với dung dịch acid mạnh hơn, thuốc
nhuộm có màu vàng với độ hấp thụ cực đại ở bước sóng 420 nm. Màu sắc khác
nhau của thuốc nhuộm là do phân tử thuốc nhuộm thay đổi trạng thái khác nhau. Ở
dạng màu vàng, cả ba nguyên tử nitơ có điện tích dương trong đó 2 nguyên tử nhận
proton,trong khi ở dạng có màu xanh lá cây, thuốc nhuộm có 2 nguyên tử nitơ thay
đổi điện tích [38],[39].
3.2.2. Cơ chế và quá trình nhuộm
Crystal violet là một thuốc nhuộm hấp thụ nên nó có khả năng thấm sâu vào mô
tế bào và cho phép hiện nên rõ ràng hơn cấu trúc của các tế bào cũng như bề mặt
niêm mạc đại tràng. Cụ thể, hình ảnh sau nhuộm sẽ cho phép quan sát rõ ràng và chi
tiết hơn hình thái lỗ niêm mạc (pit patter). Đặc biệt, theo phân loại Kudo khi phân
loại theo mẫu pit sau khi nhuộm Crystal Violet sẽ rất hiệu quả khi có độ nhạy và độ
đặc hiệu cao trong phân biệt các typ mà có nguy cơ ác tính cao (typ IV, typ Vi và
typ Vn)

3.2.3. Ứng dụng

Kudo


Polyp không tăng sinh
I, II

Phân loại
Polyp tăng sinh
IIIl, IIIs, IV, một phần Vi

Polyp xâm nhập
Vi, Vn


20

Hình ảnh
NS phóng đại
nhuộm màu

MBH
Điều trị

Tăng sản
Không

U tuyến
Ung thư xâm lấn
Cắt polyp hoặc cắt hớt Phẫu thuật
niêm mạc

Hình 2.8: Phân loại Kudo cho hình ảnh nội soi phóng đại nhuộm màu với kết quả

mô bệnh học tương ứng
Trong thực tế lâm sàng, việc nhuộm tổn thương bằng crystal violet cũng tồn tại
một số những hạn chế. Đầu tiên, quá trình nhuộm cần mất một thời gian tương đối
dài tới vài phút để chờ thuốc nhuộm có thể thấm vào vị trí thương tổn trước khi có
thể rửa và đánh giá tính chất nhuộm màu chính xác nhất. Chính vì thế, crystal violet
thường không được sử dụng cho mục đích phát hiện tổn thương polyp trong thực
hành lâm sàng hằng ngày mà chủ yếu được cân nhắc sử dụng để mô tả đặc điểm
thương tổn nghi ngờ ác tính có xâm lấn lớp dưới niêm mạc.
Hurlstone DP và cộng sự tiến hành nghiên cứu trên 850 bệnh nhân bằng nội soi
nhuộm màu crystal violet 0,05% để đánh giá khả năng phân loại với trường hợp ung
thư xâm lấn qua lớp dưới niêm mạc (Kudo typ V) thì kết quả cho thấy, trong 51
mẫu polyp Kudo typ V thì khả năng phát hiện ung thư xâm lấn với độ nhạy 97%, độ
đặc hiệu 50% [40].
Kudo và cộng sự tiến hành nghiên cứu trên 2050 tổn thương sử dụng nội soi
phóng đại có nhuộm màu indigo carmin để xem xét khả năng phát hiện polyp so với
nội soi thường, sau đó tiếp tục nhuộm với Crystal Violet để phân biệt polyp ác tính
mức phân loại Kudo typ IV, Vi, Vn cũng như khả năng dự đoán kết quả mô bệnh


21

học của tổn thương [10]. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đánh giá mức độ bệnh theo
phân loại hình thái lỗ niêm mạc Kudo (5 typ) là đáng tin cậy và có sự tương đồng
cao với kết quả mô bệnh học. Đồng thời, thuốc nhuộm Crystal violet có giá trị cao
hơn trong đánh giá các tổn thương nghi ngờ ác tính, có xâm lấn xuống dưới lớp
niêm mạc so với nhuộm indigo carmin [10],[41].
Đồng thời, chúng ta cũng cần đánh giá vai trò quan trọng của nội soi phóng đại
bởi mặc dù nhuộm màu giúp phát hiện ra tổn thương tốt hơn nhưng nội soi phóng
đại kết hợp với nhuộm màu sẽ có hiệu quả cao hơn, giúp hiển thị sự khác biệt một
cách chi tiết phục vụ nhu cầu chẩn đoán và điều trị bệnh.

IV. Nội soi nhuộm màu ảo (Virtual Chromoendosopy)
Các kỹ thuật hình ảnh nội soi mới đã được phát triển trong thời gian gần đây
như là một thay thế cho chụp sắc màu dựa trên nhuộm để tăng cường hình ảnh hóa
kiến trúc bề mặt niêm mạc và mô mao mạch. Những kỹ thuật này được gọi là soi màu
tự động ảo và bao gồm các công nghệ cải tiến hình ảnh nội soi được xây dựng làm thay
đổi hình ảnh ánh sáng [1]. Các thuật ngữ như kỹ thuật số, điện tử, quang học hoặc
không có màu sắc đã được sử dụng để mô tả ảo thuật trình tự nhiễm sắc thể.
Hầu hết các quan tâm đến nội soi nhuộm màu ảo xoay quanh phát hiện sớm và
đặc điểm của tổn thương đường tiêu hóa dựa trên cấu trúc của bề mặt niêm mạc của
polyp. Nếu tổn thương có thể được xác định một cách chính xác với dự đoán mô
học thì có thể tránh được sinh thiết mô bệnh học không cần thiết, từ đó làm giảm
chi phí và nguy cơ biến chứng như chảy máu,….
Hiện tại có ba hệ thống chủ yếu: Nội soi dải băng hẹp (NBI - Narrow-Band
Imaging), Nội soi màu tăng cường hình ảnh đa phổ(FICE - Flexible Spectral
Imaging Colour Enhancement) và i-Scan.
4.1. Flexible Spectral Imaging Colour Enhancement (FICE)
4.1.1. Nguyên lý
FICE được phát minh bởi giáo sư Yoichi Miyake, Đại học Chi Ba và được sản
xuất thương mại bởi công ty Fujifilm (Nhật Bản) từ năm 2005. Hệ thống nội soi
FICE áp dụng công nghệ tiên tiến là ước lượng tính toán quang phổ của các photon


22

ánh sáng phản xạ lại sau khi chiếu ánh sáng trắng vào mô quan sát. Điều này được
thực hiện nhờ các cảm biến màu CCD (Color charge coupled devide) giúp thu nhận
các bước sóng phản xạ ở các dải tần riêng biệt và xử lý tính toán, ước lượng quang
phổ. Từ những quang phổ này, một hình ảnh ảo được tái tạo bằng một bước sóng
đơn lẻ. Các tín hiệu điện sau khi được xử lý sẽ tái tạo lại với màu sắc là sự kết hợp
của 3 màu cơ bản là đỏ (R), xanh lá cây (G) và xanh dương (B).


Hình 2.9. Quá trình xử lý màu và thuật toán sử dụng trong chụp ánh sáng FICE
Hiện nay, hệ thống FICE có sử dụng 10 kênh sóng được thiết lập sẵn với 3
bước sóng cơ bản R, G, B. Trong đó kênh sóng 4 (RGB tương ứng 520nm-500nm405nm) và kênh sóng 2 (RGB tương ứng 550nm-500nm-470nm) được ưu tiên sử
dụng phổ biến hơn cả với ưu điểm bước sóng khoảng 400-500 là lý tưởng cho việc
hiển thị và phân tích hình thái bề mặt niệm mạc. Với bước sóng dài hơn (550nm) lại
có hiệu quả tốt hơn trong hiển thị cấu trúc hệ thống mạch máu do khả năng xuyên
sâu hơn xuống lớp dưới niêm mạc và dễ bị hấp thụ bởi Hemoglobin. Đặc biệt tại Nhật
Bản, nhiều nghiên cứu khác nhau chỉ ra kênh FICE 2 có hiệu quả hơn trong việc hiển
thị một cách rõ nét hầu hết các trường hợp ung thư dạ dày [42],[43]. Trong khi đó,
kênh FICE 4 đã hay được sử dụng để đánh giá độ tương phản và phân tích mạch máu,
vùng có mật độ mạch máu tân tạo mới tại các tổn thương polyp ác tính, ung thư ĐTT,
các mạch máu hiển thị rõ có màu tối hơn niêm mạc xung quanh [44]


23

Hình 2.10. Độ xuyên sâu của 3 bước sóng R, B, G
Các máy nội soi sử dụng hệ thống FICE thế hệ mới của Fujinon cho hình ảnh có
độ phân giải (1 triệu pixel), tương phản và phóng đại rất cao. Điều này cho phép
hiển thị tổn thương rõ ràng hơn cả về hình thái bề mặt và hệ thống mạch máu dưới
niêm mạc.
4.1.2. Các hệ thống phân loại chính
Hiện nay, có nhiều phân loại khác nhau để phân loại hình ảnh FICE trong chẩn
đoán và điều trị bệnh lý polyp và ung thư ĐTT.
4.1.2.1. Hệ thống phân loại hình ảnh FICE mới (Novel Classification system)
Hệ thống phân loại hình ảnh FICE mới của Longcroft-Wheaton và cộng sự là
một hệ thống phân loại sử dụng cho các trường hợp hình ảnh nội soi với hệ thống
FICE nhưng không có kết hợp phóng đại về cả đặc điểm màu sắc, hình thái niêm
mạc và mạch máu dưới niêm mạc. Phân loại của Longcroft-Wheaton có những ý

nghĩa nhất định trong đánh giá khả năng phát hiện cũng như mô tả chi tiết đặc điểm
polyp của hệ thống nội soi FICE nếu không có phóng đại thì có mức độ tương ứng
với kết quả mô bệnh học.
Bảng 2.4: Hệ thống phân loại hình ảnh FICE không phóng đại [45]
Mạch máu dưới
ánh sáng trắng
Mạch máu dưới
ánh sáng FICE
Hình thái mạch

Tăng sản

U tuyến

Ung thư

Nhạt màu (pale)

Tối màu (dark)

Tối màu (dark)

Nhạt màu (pale)

Tối màu (dark)

Rất tối (very dark)

Hình thái mạch


Hình thái mạch

Mạch máu dày đặc


24

máu không rõ hoặc
máu xung quanh
mạch mờ nhạt
với hình thái bất
máu
hố niêm mạc bình
không chạy theo
thường
thường
hố (crypts)
Hình thái bề mặt Không rõ hình thái
Hình thái hố
Hình thái hố không
niêm mạc
hố
(crypt) đều, nhỏ
đều, mất cấu trúc.
4.1.2.2. Hệ thống phân loại mạch máu dưới niêm mạc

Hình 2.11: Hệ thống phân loại mạch máu dưới niêm mạc
(Theo Teixeira CR và cộng sự) [22]
A. Type I: Mô hình mạch máu dưới niêm mạc mỏng, đều, xung quanh các nếp nhăn niêm mạc
B. Type II: Tăng sinh mạch đường kính dày hơn, cong hoặc thẳng nhưng tương đối đồng nhất,

không có điểm giãn nở và chạy vòng xung quanh các tuyến niêm mạc.
C. Type III: Tăng sinh nhiều mao mạch với đường kính dày hơn, chạy quanh co không đều, nhiều
điểm giãn như xoắn ốc
D. Type IV: Nhiều mạch máu dài, vặn xoắn hoặc thẳng với đường kính dày hơn, trên mạch nhiều
điểm giãn cách thưa, chạy vòng xung quanh các ống tuyến
E. Type V: Các mao mạch đa hình thái, phân phối và sắp xếp hỗn loạn, không đồng nhất; nhiều
mạch dày; có khi mất cấu trúc mạch

Khác với hệ thống phân loại hình ảnh của LongCroft-Wheaton, hệ thống phân
loại hình ảnh FICE của Teixeira CR và cộng sự áp dụng cho hệ thống FICE phóng
đại, cho phép mô tả đặc điểm của hệ thống mao mạch của cả niêm mạc ĐTT bình
thường và bất thường. Sự phân biệt đặc điểm bất thường của mạch máu dưới niêm
mạc theo các typ I, II, III, IV và V góp phần phân biệt các tổn thương bình thường,
tăng sản và tăng sinh. Đồng thời, kết quả một số nghiên cứu cho thấy, phân loại


25

hình thái mạch máu polyp ĐTT là một phương pháp rõ ràng và kết quả dự đoán có
sự tương đồng cao với kết quả mô bệnh học [22].
4.1.2.3. Phân loại Hiroshima
Phân loại Hiroshima ban đầu được phát triển bởi tác giả Kanao H và cộng sự áp
dụng phân tích đặc điểm hình ảnh nội soi sử dụng hệ thống nội soi dải tần hẹp NBI
phóng đại [46]. Sau đó, dựa trên thang phân loại ban đầu, Yoshida N. và cộng sự đã
có sự cải tiến để nghiên cứu đánh giá đặc điểm hình ảnh thu được của hình ành
FICE phóng đại và NBI phóng đại. Thang Hiroshima cải tiến chia là 4 typ chính:
Typ A, typ B, typ C1/C2 và typ C3, cho phép đánh giá tối ưu cả hình thái bề mặt
niêm mạc và mạch máu dưới niêm mạc. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, phân
loại Hiroshima cải tiến cho hình ảnh hệ thống FICE là có giá trị cao trong dự đoán
kết quả mô bệnh học [47].



×