Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Bao cao thi nghiem bai chuyên ngành hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.99 KB, 3 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HỮU CƠ HOÁ DẦU




&


BÁO CÁO THÍ NGHIỆM CHUYÊN NGÀNH II



BÀI 7:
XÁC ĐỊNH NHIỆT ĐỘ CHỚP CHÁY CỐC KÍN



Giảng viên hướng dẫn: ThS. Võ Hồng Phương
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Minh Ngọc
MSSV: 20081898
Lớp: Hoá Dầu 1
Khoá: 53



Hà Nội, 10/2012



I. Ý nghĩa
Nhiệt độ chớp cháy trong một mức độ nào đó đặc trưng cho tính dễ cháy của


sản phẩm dầu mỏ. Dựa vào nhiệt độ chớp cháy ta có thể biết được đặc tính của
hidrocacbon có trong thành phần của nó cũng như sự có mặt của các cấu tử nhẹ.
Hidrocacbon có nhiệt độ sôi cao thì điểm chớp cháy cao và ngược lại,
hidrocacbon có nhiệt độ sôi thấp thì điểm chớp cháy thấp.
Điem bốc cháy của hỗn hợp hơi sản phẩm cháy cốc kín với không khí chỉ xảy
ra khi đủ nồng độ tối thiểu xác định cua rơi sản phẩm dầu mỏ trong không khí,
nồng độ đó tương ứng với giới hạn nổ dưới.
Điểm chớp cháy cốc hở lớn hơn điểm chớp cháy cốc kín, sự chênh lệch giữa
hai điểm chớp cháy này vào khoảng vài chục độ. Khi gia nhiệt sản phẩm dầu
mỏ trong cốc hở, hơi của nó khuếch tán ra môi trường xung quanh, hơi cháy bị
loãng ra nên điểm chớp cháy của sản phẩm dầu mỏ trong cốc kín có nhiệt độ
thấp hơn trong cốc hở.



II. Định nghĩa
Điểm chớp cháy cốc kín là nhiệt độ thấp nhất tại điều kiện tiêu chuẩn
760mmHg hoặc 101,3 kPa mà ở đó hỗn hợp của hối mẫu và không khí trên bề
mặt cốc kín bị chớp cháy khi đưa ngọn lửa thử qua bề mặt chất lỏng và lập tức
lan kháp bề mặt mẫu.



III. Nguyên tắc
Mẫu được đun nóng trong cốc kín với tốc độ gia nhiệt chậm, đều khuấy Liên
tục. Mở lỗ trên nắp và đưa ngay ngon lửa nhỏ qua mặt cốc với khoảng thời gian
nhất định đồng thời ngừng khuấy. Nếu hỗn hợp hợp của mẫu và không khí trên
bề mặt mẫu chớp cháy và ngay lập tức lan truyền khắp mặt thoáng khi có ngọn
lửa đi qua, nhiệt độ ứng với thời điểm đó là điểm chớp cháy cốc kín.




IV. Tiến hành thí nghiệm
Dụng cụ thí nghiệm:
1. Cốc kim loại có nắp
2. Hộp đựng cốc kim loại
3. Vỏ bọc dụng cụ kèm bếp điện
4. Bộ phận ngòi lửa
5. Dây khuấy nối với cánh khuấy
6. Tay quay có lò xo để mở cửa châm lửa trên bề mặt cốc kim loại
7. Nhiệt kế




Các thao tác:
• Cho sản phẩm dầu mỏ Cần nghiên cứu của cốc kim loại đến ngấn quy định
• Lắp đặt dụng cụ như hướng dẫn
• Tăng nhiệt độ của cốc nhờ biến thế.
• Khuấy trộn nhẹ nhàng nhờ dây khuấy (5)
• Với các sản phẩm dầu mỏ có điểm chớp cháy dự kiến từ 50-150 °C thì tốc
độ gia nhiệt tăng từ 5-8 °C / phút.
• Từ 150 °C trở lên thì tốc độ gia nhiệt từ 10-12 °C / phút
• Khi cách điểm chớp cháy tự kiến khoảng 30 °C thì giảm tốc độ gia nhiệt
còn 2 °C / phút và bắt đầu thử điểm chớp cháy bằng cách quay tay vặn (6) để
đưa ngòi lử tiếp xúc với lỗ cháy đặt trên nắp máy.
• Việc thử chớp cháy cứ tăng nhiệt độ lên 1 °C thử lại 1 lần với mẫu hừ có
điểm chớp chá dưới 150 °C và 2 °C lại thử 1 lần đối với mã có điểm chớp
cháy trên 150 °C.
• Thử Liên tục cho đến khi xuất hiện ngọn lửa màu xanh lại tắt ngay, nhiệt độ

lúc đó là điểm chớp cháy cốc kín.
• Tiếp tục tăng nhiệt độ lên 1-2 °C nữa và lại thử, nếu không thấy xuất hiện
ngọn lửa thì thí nghiệm coi như sai và làm lại.
• Đối với mẫu thử chưa biết điểm chớp cháy thì phỉ làm thí nghiệm thăm cò
bằng cách nâng nhiệt lên với tốc độ 4 °C / phút và sau 4 °C lại thử 1 lần.
• Sai số cho phép: nếu điểm chớp chá lớn hơn 104 °C thì sai lệch không quá
5,5 °C và nếu nhỏ hơn 104 °C thì sai lệch không quá 2 °C.



V. Tiến hành thực tế và kết quả thí nghiệm
Ngày làm thí nghiệm: 30/10/2012
Tên mẫu dầu:
Mã hiệu:
Điểm chớp cháy cốc kín đo được, °C:
Lần thứ 1: 160 °C
Lần thứ 2: 158 °C
Lần thứ 3: 158 °C



Đo nhiệt độ chớp cháy cốc kín là nhiệt độ thấp nhất mà mẫu hỗn hợp hơi mẫu
và không khí trên bề mặt cốc bị chớp cháy khi đưa ngọn lửa qua nên ta có thể
kết luận nhiệt độ chớp cháy của mẫu trên là T = 158 °C



VI. Nhận xét:




×