Tải bản đầy đủ (.docx) (87 trang)

NGHIÊN cứu PHƯƠNG PHÁP tối ưu CHUẨN bị TINH TRÙNG bảo QUẢN LẠNH sâu NHỮNG mẫu TINH DỊCH THIỂU TINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 87 trang )

B GIO DC V O TO

B Y T

TRNG I HC Y H NI

Lấ NGC DUNG

NGHIÊN CứU PHƯƠNG PHáP TốI ƯU
CHUẩN Bị TINH TRùNG BảO QUảN LạNH
SÂU
NHữNG MẫU TINH DịCH THIểU TINH
Chuyờn ngnh : Mụ phụi thai hc
Mó s

: 60720102

LUN VN THC S Y HC
Ch tch hi ng

Ngi hng dn khoa hc:

PGS.TS. Nguyn Th Bỡnh

TS. Nguyn Mnh H


HÀ NỘI – 2017
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực
của bản thân, em còn được sự hướng dẫn giúp đỡ tận tình của các thầy cô,


anh chị, bạn bè và Nhà trường cùng những người thân trong gia đình.
Trước hết em xin bày tỏ lời cảm ơn tới Ban giám hiệu trường Đại học Y
Hà Nội, Phòng quản lý đào tạo sau đại học, Bộ môn Mô học – Phôi thai học đã
tạo điều kiện cho em được học tập, nghiên cứu, hoàn thành luận văn này.
Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS. Nguyễn Thị
Bình - người thầy đã cho em những ý kiến quý báu, chỉ bảo em nhiều kiến
thức chuyên ngành và tạo mọi điều kiện thuận giúp đỡ em trong quá trình học
tập và nghiên cứu.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. Nguyễn Khang Sơn – thầy
đã cho em những kiến thức chuyên ngành, phương pháp luận quý báu trong
quá trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Mạnh Hà
– người đã trực tiếp tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá
trình làm nghiên cứu.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Hội đồng thông qua đề
cương và Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã đóng góp cho em nhiều ý
kiến quý báu, giúp đỡ em sữa chữa thiếu sót của luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô, các anh chị trong Bộ môn Mô
học – Phôi thai học đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong
quá trình nghiên cứu.
Cuối cùng, em xin bày tỏ biết ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên,
giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu hoàn thành đề tài này.
Hà Nội, ngày

tháng

Lê Ngọc Dung

năm 2017



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kì công trình nào khác.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Lê Ngọc Dung


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT & THUẬT NGỮ
CPA
CSF
DNA
ICSI
IM
IUI
IVF
NP
PR
ROS
WHO


Cryoprotective Agent / Chất bảo quản lạnh.
Cryosurvival factor / Chỉ số sống sót sau bảo quản lạnh
Desoxyribonucleic acid.
Intracytoplasmic Sperm Injection / Tiêm tinh trùng vào bào
tương của noãn.
Immotile / không di động.
Intra Uterine Insemination / Bơm tinh trùng vào buồng tử cung.
In vivo fertilization / Thụ tinh trong ống nghiệm.
Non – Progressive Motility / di động không tiến tới.
Progressive Motility / Di động tiến tới.
Reactive Oxygen Species / Các gốc oxy phản ứng.
World Health Organization / Tổ chức Y tế thế giới


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN...........................................................................3
1.1. Khái niệm về vô sinh và tình hình vô sinh nam trên thế giới và Việt Nam....3
1.1.1. Khái niệm về vô sinh, vô sinh nam...................................................3
1.1.2. Tình hình vô sinh và vô sinh nam trên thế giới và Việt Nam............3
1.2. Bảo quản lạnh tinh trùng người...............................................................6
1.2.1. Lịch sử phát triển...............................................................................6
1.2.2. Các phương pháp bảo quản lạnh.......................................................7
1.2.3. Ảnh hưởng của quá trình bảo quản lạnh lên tinh trùng.....................9
1.3. Các phương pháp xử lý mẫu tinh dịch trước bảo quản lạnh.................13
1.3.1. Rửa đơn thuần.................................................................................14
1.3.2. Phương pháp dựa trên sự di chuyển của tinh trùng ........................14
1.3.3. Phương pháp ly tâm dựa vào thang nồng độ...................................17
1.4. Những nghiên cứu về bảo quản lạnh sâu mẫu tinh trùng thiểu tinh......19
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........21

2.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................21
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................21
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu...........................................21
2.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................21
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.........................................................................21
2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu.........................................................................22
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu...............................................................22
2.2.4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu...................................................22
2.3. Kỹ thuật và chỉ tiêu nghiên cứu..............................................................22
2.3.1. Kỹ thuật nghiên cứu........................................................................22


2.3.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu...................................................................27
2.4. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu...........................................................27
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ...............................................................................28
3.1. Đặc điểm mẫu tinh dịch nghiên cứu.......................................................28
3.1.1. Phân bố mẫu nghiên cứu theo lứa tuổi............................................28
3.1.2. Đặc điểm chung về đại thể..............................................................29
3.1.3. Đặc điểm chung về vi thể................................................................29
3.2. Chất lượng tinh trùng ở những mẫu tinh dịch thiểu tinh sau lọc rửa đơn
thuần và thang nồng độ không liên tục.................................................30
3.2.1. Chất lượng tinh trùng ở những mẫu tinh dịch thiểu tinh sau lọc rửa
đơn thuần.........................................................................................30
3.2.2. Chất lượng tinh trùng ở những mẫu tinh dịch thiểu tinh sau lọc rửa
bằng phương pháp thang nồng độ...................................................31
3.2.3. So sánh hiệu quả lọc rửa giữa hai phương pháp.............................32
3.3. Ảnh hưởng của việc bảo quản lạnh sâu đối với các mẫu tinh trùng.......34
3.3.1. Chất lượng của mẫu tinh trùng sau bảo quản lạnh..........................34
3.3.2. Đánh giá mối tương quan giữa một số chỉ số trước bảo quản đến
chất lượng tinh trùng sau bảo quản.................................................35

3.4. So sánh chất lượng tinh trùng sau bảo quản lạnh ở mẫu tươi, mẫu đã
được lọc rửa đơn thuần và thang nồng độ.............................................44
3.4.1. So sánh chất lượng tinh trùng sau bảo quản lạnh sâu mẫu tươi với
mẫu được lọc rửa đơn thuần và thang nồng độ...............................44
3.4.2. So sánh chất lượng tinh trùng sau bảo quản lạnh ở những mẫu tươi
với mẫu được lọc rửa đơn thuần và thang nồng độ ở nhóm thiểu
tinh với di động bình thường...........................................................46
3.4.3. So sánh chất lượng tinh trùng sau bảo quản lạnh ở những mẫu tươi với mẫu
được lọc rửa đơn thuần và thang nồng độ ở nhóm thiểu- nhược tinh........47


CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN............................................................................49
4.1. Về quy trình lọc rửa và bảo quản lạnh sâu.............................................49
4.1.1. Lọc rửa tinh trùng trong bảo quản lạnh...........................................49
4.1.2. Bảo quản lạnh tinh trùng.................................................................51
4.1.3. Rã đông...........................................................................................53
4.2. Chất lượng tinh trùng ở những mẫu tinh dịch thiểu tinh sau lọc rửa đơn
thuần và thang nồng độ không liên tục.................................................54
4.3. Chất lượng tinh trùng sau bảo quản lạnh sâu ở những mẫu tinh dịch
thiểu tinh sau lọc rửa đơn thuần và thang nồng độ không liên tục........56
4.3.1. Tỷ lệ sống của tinh trùng.................................................................56
4.3.2. Tỷ lệ di động của tinh trùng............................................................57
4.3.3. Mối tương quan giữa một số chỉ số trước bảo quản đến chất lượng
tinh trùng sau rã đông......................................................................58
4.4. So sánh chất lượng tinh trùng sau bảo quản lạnh sâu ở những mẫu tươi
với mẫu lọc rửa đơn thuần và thang nồng độ........................................61
KẾT LUẬN....................................................................................................67
KHUYẾN NGHỊ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO...................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.

Chất lượng tinh dịch của mẫu nghiên cứu..................................29

Bảng 3.2.

Chất lượng tinh dịch thiểu tinh sau lọc rửa đơn thuần................30

Bảng 3.3.

Chất lượng tinh dịch thiểu tinh sau lọc rửa mini thang nồng độ
không liên tục .............................................................................31

Bảng 3.4.

Mật độ tinh trùng và tỷ lệ sống sau lọc rửa bằng hai phương pháp
rửa đơn thuần và mini thang nồng độ không liên tục..................32

Bảng 3.5.

Tổng số tinh trùng di động sau lọc rửa bằng hai phương pháp rửa
đơn thuần và mini thang nồng độ không liên tục........................33

Bảng 3.6.

Hình thái tinh trùng bình thường sau lọc rửa bằng hai phương
pháp rửa đơn thuần và mini thang nồng độ không liên tục ........33


Bảng 3.7.

Chất lượng tinh trùng của 3 nhóm sau bảo quản lạnh.................34

Bảng 3.8.

So sánh mật độ và tỷ lệ sống tinh trùng trước và sau bảo quản lạnh....44

Bảng 3.9.

So sánh tỷ lệ (%) di động tiến tới và tổng số tinh trùng di động
(triệu/ml) trước và sau bảo quản lạnh.........................................44

Bảng 3.10. So sánh chất lượng tinh trùng sau bảo quản lạnh sâu của những mẫu
tinh dịch thiểu tinh được lọc rửa đơn thuần và thang nồng độ........45
Bảng 3.11: So sánh chỉ số chất lượng tinh trùng (%) sau bảo quản lạnh giữa
mẫu tươi với mẫu được lọc rửa đơn thuần và thang nồng độ ở
nhóm thiểu tinh với di động bình thường ..................................46
Bảng 3.12: So sánh chỉ số chất lượng tinh trùng (%) sau bảo quản lạnh giữa
mẫu tươi với mẫu được lọc rửa đơn thuần và thang nồng độ ở
nhóm thiểu- nhược tinh...............................................................47


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biều đồ 3.1.

Phân bố mẫu nghiên cứu theo lứa tuổi....................................28

Biểu đồ 3.2.


Tỷ lệ tinh trùng di động sau lọc rửa bằng hai phương pháp rửa
đơn thuần và mini thang nồng độ không liên tục....................32

Biểu đồ 3.3.

Mối tương quan giữa mật độ tinh trùng với chất lượng tinh
trùng sau bảo quản lạnh ở mẫu tươi .......................................35

Biểu đồ 3.4.

Mối tương quan giữa mật độ tinh trùng với chất lượng tinh
trùng sau bảo quản ở mẫu rửa đơn thuần................................36

Biểu đồ 3.5.

Mối tương quan giữa mật độ tinh trùng với chất lượng tinh
trùng sau bảo quản lạnh ở mẫu lọc rửa mini thang nồng độ
không liên tục..........................................................................37

Biểu đồ 3.6.

Mối tương quan giữa tỷ lệ sống với chất lượng tinh trùng sau
bảo quản ở mẫu tươi................................................................38

Biểu đồ 3.7.

Mối tương quan giữa tỷ lệ sống với chất lượng tinh trùng sau
bảo quản ở mẫu rửa đơn thuần................................................39

Biểu đồ 3.8.


Mối tương quan giữa tỷ lệ sống với chất lượng tinh trùng sau
bảo quản ở mẫu lọc rửa mini thang nồng độ không liên tục...40

Biểu đồ 3.9.

Mối tương quan giữa tỷ lệ hình thái bình thường với chất
lượng tinh trùng sau bảo quản lạnh ở mẫu tươi......................41

Biểu đồ 3.10: Mối tương quan giữa tỷ lệ hình thái bình thường với chất
lượng tinh trùng sau bảo quản lạnh ở mẫu rửa đơn thuần.......42
Biểu đồ 3.11: Mối tương quan giữa tỷ lệ hình thái bình thường với chất
lượng tinh trùng sau bảo quản lạnh ở mẫu lọc rửa mini thang
nồng độ không liên tục............................................................43


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo WHO 2010, có 8- 10% cặp vợ chồng vô sinh, trong đó vô sinh nam
chiếm 30% mà nguyên nhân có thể do hóa trị trong ung thư, mắc các bệnh tự
miễn, quai bị… gây giảm sút chất lượng tinh dịch (thiểu tinh, nhược tinh, vô
tinh…). Chính vì vậy, bảo quản lạnh tinh trùng là một kỹ thuật quan trọng
trong việc bảo tồn khả năng sinh sản của nam giới, giúp họ có thể thực hiện
được các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, đặc biệt là kỹ thuật thụ tinh nhân tạo bằng
bơm tinh trùng trực tiếp vào buồng tử cung (Intrauterine insemination- IUI) –
một kỹ thuật đơn giản và có tỷ lệ thành công cao [1].
Mặc dù bảo quản lạnh tinh trùng có rất nhiều tiến bộ, nhưng chất lượng
tinh trùng sau rã đông vẫn có tỷ lệ lớn tinh trùng chết và mất khả năng di
động, đặc biệt là ở những mẫu tinh dịch bất thường thường. Tỷ lệ tinh trùng

sống sau bảo quản lạnh của mẫu tinh trùng bất thường (29%) ít hơn so với các
mẫu tinh trùng bình thường (48%) [2], trong khi đấy để tăng được hiệu quả
của phương pháp IUI cần có tối thiểu 1 triệu tinh trùng di động được bơm vào
buồng tử cung [3].
Việc tăng tỷ lệ sống, khả năng di động của những mẫu tinh dịch thiểu
tinh giúp tăng cơ hội thành công cũng như giảm chi phí trong điều trị vô sinh.
Các nghiên cứu trước trên mẫu tinh dịch bình thường đã chỉ ra rằng tách tinh
trùng ra khỏi tinh tương bằng phương pháp thang nồng độ không liên tục và
rửa đơn thuần trước khi đông lạnh có thể cải thiện đáng kể khả năng vận động
của tinh trùng so với phương pháp thang nồng độ. Liệu những kỹ thuật chuẩn
bị tinh trùng này có thực sự cải thiện khả năng sống cũng như di động sau rã
đông của mẫu tinh dịch thiểu tinh không? Chính vì vậy chúng tôi tiến hành
thực hiện đề tài: “Nghiên cứu phương pháp tối ưu chuẩn bị tinh trùng bảo
quản lạnh sâu trên những mẫu tinh dịch thiểu tinh” với 2 mục tiêu:


2

1. Đánh giá chất lượng tinh trùng trước bảo quản ở những mẫu tinh
dịch thiểu tinh tươi, sau rửa đơn thuần và lọc rửa bằng phương pháp
thang nồng độ.
2. So sánh chất lượng tinh trùng sau bảo quản lạnh sâu của những mẫu
tinh dịch thiểu tinh tươi, rửa đơn thuần và lọc rửa theo phương pháp
thang nồng độ.

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Khái niệm về vô sinh và tình hình vô sinh nam trên thế giới và Việt Nam
1.1.1. Khái niệm về vô sinh, vô sinh nam
Theo WHO, vô sinh là tình trạng không có thai sau một năm chung sống

vợ chồng mà không dùng biện pháp tránh thai nào đồng thời tần suất giao hợp
ít nhất 2 lần một tuần.


3

Những trường hợp mà nguyên nhân vô sinh tương đối rõ ràng thì việc tính
thời gian không còn đặt ra: vợ vô kinh, chồng liệt dương và không có tinh trùng
trong tinh dịch… thì chẩn đoán vô sinh ngay, cần khám và điều trị sớm [3].
Có hai dạng vô sinh: vô sinh nguyên phát và vô sinh thứ phát. Vô sinh
nguyên phát là trường hợp cặp vợ chồng chưa có thai lần nào, vô sinh thứ
phát là vợ chồng đã có thai ít nhất một lần, sau đó không thể có thai lại mặc
dù có sinh hoạt tình dục bình thường trên 1 năm và không sử dụng bất kỳ biện
phát tránh thai nào [4].
Vô sinh nam là vô sinh có nguyên nhân hoàn toàn do người chồng, vô
sinh nữ là khi nguyên nhân hoàn toàn do người vợ. Vô sinh không rõ nguyên
nhân là các trường hợp khám và làm các xét nghiệm thăm dò kinh điển hiện
có mà không phát hiện được nguyên nhân nào khả dĩ có thể giải thích được.
1.1.2. Tình hình vô sinh và vô sinh nam trên thế giới và Việt Nam
1.1.2.1. Vô sinh và vô sinh nam trên thế giới
Các nghiên cứu thống kê tỷ lệ vô sinh trên thế giới tại các thời điểm khác
nhau cho ra các kết quả khác nhau. Theo WHO 2010, có 8- 10% cặp vợ chồng
vô sinh, trong đó 35% nguyên nhân do vợ, 30% nguyên nhân do chồng, 25%
do cả vợ và chồng, 10% không rõ nguyên nhân [3].
Ở Australia, Kildea (2000) nghiên cứu thấy có 26,3% nam giới độ tuổi từ
20- 45 bị vô sinh [5]. Tại Mỹ, theo Wysahk (2001) tỷ lệ vô sinh ở nam giới
trong độ tuổi sinh sản là 17,1% [6]. Nghiên cứu của Mittal ở Ấn Độ (2004)
chỉ ra tỷ lệ vô sinh chiếm khoảng 10- 20% cặp vợ chồng ở độ tuổi sinh sản
[7]. Theo Hellani A (2006) ở Ả Rập có khoảng 10- 15% cặp vợ chồng vô sinh
trong đó vô sinh do nam giới chiếm tỷ lệ 50% và khoảng 30- 40% vô sinh

nam không rõ nguyên nhân [8]. Năm 2009, nghiên cứu của Ceylan tại Thổ
Nhĩ Kỳ cho thấy có 10- 20% cặp vợ chồng bị vô sinh trong đó vô sinh nam
chiếm 50% [9]. Lee J.Y (2011) khi nghiên cứu trên các cặp vợ chồng vô sinh


4

đã chỉ ra tỷ lệ vô sinh nguyên phát là 78% và vô sinh thứ phát là 22% [10].
Năm 2012, theo Jungwirth A tỷ lệ vô sinh là 10- 15% số cặp vợ chồng trong
độ tuổi sinh sản [11].
Như vậy tỷ lệ vô sinh và vô sinh nam ở các nước là rất khác nhau, tùy
vào châu lục, điều kiện sống, khí hậu cũng như nhân trắc học con người.
1.1.2.2. Vô sinh và vô sinh nam ở Việt Nam
Ở Việt Nam, tỷ lệ vô sinh thay đổi tùy từng vùng và có xu hướng ngày
càng tăng, trong đó tỷ lệ vô sinh nam và vô sinh nữ tương đương nhau. Trần
Thị Trung Chiến và cộng sự (2002) báo cáo tỷ lệ vô sinh trong độ tuổi sinh
sản là 5%, trong đó nguyên nhân do nam giới là 40,8%, do cả nam và nữ là
10,3% [12]. Nghiên cứu của Nguyễn Khắc Liêu và cộng sự cho thấy tỉ lệ vô
sinh nam chiếm 35,6%, vô sinh nữ chiếm 55,4% và vô sinh không rõ nguyên
nhân là 10% [13]. Nhưng trong nghiên cứu của Trần Thị Phương Mai (2001)
cho thấy tỷ lệ vô sinh ở Việt Nam là khoảng 10%, trong đó nguyên nhân do
nam giới chiếm khoảng 30%, tương đương với tỷ lệ vô sinh do nữ giới,
khoảng 20% các trường hợp không tìm thấy nguyên nhân [14].
Tại Việt Nam, theo tác giả Nguyễn Viết Tiến và cộng sự điều tra các cặp
vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ năm 2009 tai 8 tỉnh đại diện cho 8 vùng sinh
thái trong cả nước Việt Nam thì tỷ lệ vô sinh chung trên toàn quốc là 7,7%,
trong đó vô sinh nguyên phát là 3,9% còn vô sinh thứ phát là 3,8%, nguyên
nhân do nam giới chiếm 25- 40%, do nữ 40- 50%, còn lại do cả hai vợ chồng
và không rõ nguyên nhân [15].
1.1.2.3. Nguyên nhân dẫn đến vô sinh nam

Vô sinh nam chiếm khoảng 30% các nguyên nhân gây vô sinh, trong đó
hơn 90% trường hợp là do bất thường tinh trùng. Người ta ước tính các bất
thường của tinh trùng về hình thái và di động chiếm từ 35% đến 50% các
trường hợp vô sinh [3].


5

Ở Việt Nam, vô sinh nam có tỷ lệ là 30%. Trong các nguyên nhân gây vô
sinh ở nam giới, có đến 90% nguyên nhân do bất thường tinh trùng. Những
bất thường tinh trùng thường gặp là số lượng tinh trùng ít (thiểu tinh), tinh
trùng di động kém (nhược tinh), tinh trùng dị dạng (quái tinh) và không có
tinh trùng (vô tinh) [13].
Các yếu tố gây rối loạn nội tiết hay ảnh hưởng đến quá trình cương
dương, phóng tinh… đều ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh. Một số bệnh ảnh
hưởng đến chất lượng tinh dịch như giãn tĩnh mạch thừng tinh: là hiện tượng
quá trình làm lạnh bình thường của tinh hoàn bị ngăn cản do tắc nghẽn máu
tĩnh mạch thừng tinh dẫn đến giảm mật độ cũng như tinh trùng di động.
Nhiễm trùng có thể làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tinh trùng hoặc gây
ra sẹo chặn sự di chuyển của tinh trùng, bao gồm một số bệnh lây qua đường
tình dục (lậu, Chlamydia…), viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn do quai bị,
nhiễm trùng đường tiết niệu và sinh dục. Hay ung thư tinh hoàn, tuyến tiền
liệt, ung thư trực tràng. Ngoài ra một số loại thuốc như hóa xạ trị, thuốc kháng
nấm, một số thuốc chống loét có thể làm giảm sản xuất tinh trùng. Bệnh nhân
nếu tiếp xúc lâu ngày với hóa chất công nghiệp như benzene, toluene, xylene,
thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ… có thể dẫn dến giảm số lượng tinh trùng. Một
nghiên cứu đã kết luận nếu tiếp xúc với bức xạ hay X- quang: với liều bức xạ
cao, sản xuất tinh trùng có thể giảm vĩnh viễn. Nếu chiếu xạ với liều lớn hơn
50 rad sẽ gây vô tinh hoặc thiểu tinh.
Vì vậy, bảo quản lạnh tinh trùng là một kỹ thuật quan trọng trong việc

bảo tồn khả năng sinh sản của nam giới.
1.2. Bảo quản lạnh tinh trùng người
1.2.1. Lịch sử phát triển
Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản ngày càng phát triển không chỉ tại các nước
phát triển, mà còn ở cả các nước đang phát triển. Tuy nhiên, khả năng sống
của tinh trùng trong điều kiện bình thường ngắn gây ra bất tiện trong một số


6

trường hợp: những bệnh nhân ung thư có nguy cơ vô sinh do truyền hóa chất
hoặc xạ trị có ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh dẫn đến suy giảm chất lượng
tinh trùng. Hay bệnh nhận đang điều trị vô sinh người chồng đi công tác xa
không thể có mặt để lấy tinh trùng vào ngày chọc trứng hoặc các mẫu tinh
trùng hiến cho trường hợp bất thường tinh trùng nặng, không có tinh trùng,
mẹ đơn thân hoặc các cặp vợ chồng đồng tính.
Vì lý do này, việc bảo quản lạnh kéo dài khả năng sống của tinh trùng
phục vụ cho thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm thực sự mang
lại hiệu quả. Mantegazza (1886) phát hiện ra tinh trùng của con người có thể
sống sót hơn 4 ngày tại nhiệt độ -17 °C. Tuy nhiên, 4 ngày không kéo dài khả
năng sống của tinh trùng đủ dài cho hầu hết các mục đích. Năm 1962- 1962,
Sherman đã bảo quản tinh trùng ở -196 °C (nhiệt độ của nitơ lỏng). Tại -196
°C, tinh trùng duy trì một trạng thái cân bằng giữa trao đổi chất, ngăn ngừa
quá trình lão hóa tế bào và giữ lại toàn vẹn chức năng của tinh trùng cho quá
trình thụ tinh mà không bị giới hạn bởi thời gian. Trong quá trình đông lạnh,
màng tinh trùng bị tổn thương, điều này giải thích việc tỉ lệ sống của tinh
trùng sau rã đông thấp. Để hạn chế các tổn thương trên, các nhà nghiên cứu
phát hiện ra rằng glycerol là chất bảo vệ đông lạnh (CPA- Cryprotectant
agent) hiệu quả cho tinh trùng, tỉ lệ tinh trùng sống cao hơn sau khi rã đông.
Kể từ đó, glycerol đã được sử dụng phổ biến trong trữ lạnh tinh trùng của hầu

hết các loài kể cả con người. Hiện nay, có hai phương pháp trữ lạnh đang
được áp dụng là hạ nhiệt độ chậm và thủy tinh hóa.
1.2.2. Các phương pháp bảo quản lạnh
1.2.2.1. Hạ nhiệt độ chậm
Hạ nhiệt độ chậm còn được gọi là phương pháp trữ lạnh có kiểm soát tốc
độ làm lạnh, kỹ thuật có thể làm bằng máy tự động hoặc bẳng tay. Trong
phương pháp hạ nhiệt độ chậm, mẫu tế bào được làm lạnh với tốc độ hạ nhiệt
chậm, từ nhiệt độ sinh lý xuống nhiệt độ rất thấp trước khi đưa mẫu vào lưu


7

trữ trong nitơ lỏng. Trước khi hạ nhiệt độ mẫu trữ sẽ được thêm CPA (như
glycerol và lòng đỏ trứng) với nồng độ tăng dần ở nhiệt độ phòng và để cân
bằng trong vài phút. Trong quá trình này, một lượng lớn nước trong tế bào sẽ
bị mất ra ngoài. Sau đó tinh trùng được nạp vào cryovials hoặc ống hút và tiến
hành quá trình hạ nhiệt độ.
Khi có nhu cầu sử dụng, tinh trùng được lấy ra khỏi bình lưu trữ mẫu để rã
đông. Quá trình rã đông thực hiện bằng cách nhúng trực tiếp tube chứa tinh dịch
vào trong nước ấm 37°C hoặc để trong tủ ấm 37C để đưa nhiệt độ mẫu tinh
trùng nhanh chóng về nhiệt độ phòng. Sau đó, các chất bảo vệ đông lạnh sẽ được
loại bỏ trước khi sử dụng tinh trùng cho các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
1.2.2.2. Thủy tinh hóa
Phương pháp này giúp loại bỏ sự hình thành tinh thể đá trong hệ thống
sinh học, thay vào đó sẽ hình thành một dạng giống như thủy tinh. Quá trình
này đòi hỏi tốc độ làm lạnh cực nhanh, có thể đến hàng chục ngàn độ C/ phút
và quá trình này có một số ưu điểm so với hạ nhiệt độ chậm: thủy tinh hóa ít
gây thiệt hại cho các tế bào, trang thiết bị tối thiểu, và thời gian thực hiện quá
trình bảo quản ít (các tế bào được nhúng trực tiếp vào nitơ lỏng). Thủy tinh
hóa nhiều loại tế bào (như các tế bào trứng hoặc phôi thai), nồng độ cao của

CPA được sử dụng (tới 30-50%) với khối lượng mẫu nhỏ. Tuy nhiên, tinh
trùng không chịu được những nồng độ CPA cao vì nồng độ chất bảo quản
đông lạnh quá cao tạo ra tác động thẩm thấu và các biến đổi hóa học nguy
hiểm cho tinh trùng.
Nếu tốc độ làm lạnh cực nhanh được sử dụng, nước muối đẳng trương có
thể được thủy tinh hóa và không cần các chất CPA. Năm 2002, thủy tinh hóa
thành công tinh trùng của con người đã được báo cáo: nhúng trực tiếp của
khối lượng tinh trùng nhỏ (2 ml) vào nitơ lỏng không có CPA. Nhược điểm
của kỹ thuật này gồm nguy cơ lây truyền tác nhân gây bệnh (các mẫu được


8

tiếp xúc trực tiếp với nitơ lỏng), khó khăn trong việc ghi nhãn mẫu và chỉ một
khối lượng nhỏ được bảo quản (không đủ cho thực hiện kỹ thuật thụụ tinh
nhân tạo). Thủy tinh hóa ít phổ biến hơn hạ nhiệt độ chậm và các nghiên cứu
vẫn đang được tiến hành để tối ưu hóa các kỹ thuật. Tuy nhiên, tinh trùng thu
được với phương pháp này có chất lượng tương tự hoặc cao hơn so với tinh
trùng đông lạnh bằng phương pháp hạ nhiệt độ chậm. Chính vì vậy một vài
trung tâm đang sử dụng thủy tinh hóa để lưu trữ tinh trùng lâu dài.
1.2.2.3. Một số kỹ thuật trữ lạnh khác
Các phương pháp bảo quản lạnh: hạ nhiệt độ chậm và thủy tinh hóa là
những kỹ thuật đòi hỏi nitơ lỏng liên tục để duy trì lưu trữ tinh trùng gây tốn
kém. Do đó, các kỹ thuật khác mà không cần nitơ lỏng đang được phát triển
để lưu trữ tinh trùng dài hạn. Đông khô (Lyophilising) tinh trùng cho phép
tinh trùng được bảo quản ở nhiệt độ dưới 4°C hoặc nhiệt độ phòng. Nguyên lý
chủ đạo của quá trình đông khô chân không đó là khiến nước thăng hoa thành
hơi. Theo Gianaroli (2012) đông khô tinh trùng làm cho các cấu trúc của tinh
trùng bị hư hỏng không thể phục hồi nhưng thiệt hại về DNA của tinh trùng ít
hơn so với bảo quản lạnh trong nitơ [16]. Bởi vậy ICSI là phương pháp duy

nhất để tinh trùng này có thể thực hiện quá trình thụ tinh. Nghiên cứu của
Ward (2003) cho thấy tinh trùng chuột có thể được lưu trữ lên đến 1,5 năm
không có thiệt hại DNA đáng kể và có thể được sử dụng để thụ tinh [17].
Tuy nhiên, chưa có nhiều báo cáo về khả năng thụ tinh của tinh trùng đông
khô trên người. Hiện nay, kỹ thuật này vẫn còn trong giai đoạn đầu nghiên
cứu tiếp tục để cải thiện cả các thành phần của các chất pha loãng sử dụng
đông khô.
1.2.3. Ảnh hưởng của quá trình bảo quản lạnh lên tinh trùng
Mục tiêu bảo quản tinh trùng lạnh sâu là tinh trùng sau bảo quản có
chất lượng cao nhất. Theo tiêu chuẩn của Hiệp hội Ngân hàng Mô Hoa Kỳ:


9

Tỷ lệ tinh trùng di động sau bảo quản phải đạt được ≥ 50% so với tỷ lệ tinh
trùng di động trước bảo quản [18]. Tinh trùng là tế bào nhỏ so với tế bào
trứng hoặc tế bào phôi, lượng nước của tinh trùng thấp (khoảng 50%) và
màng tế bào có tính linh động do có nhiều acid béo không no nên có khả năng
sống sót khi nhiệt độ giảm đột ngột. Tuy nhiên, trữ lạnh vẫn có những ảnh
hưởng đến cấu trúc và chức năng của tinh trùng [19]. Tổn thương tinh trùng
trong quá trình trữ lạnh là do hiện tượng tạo thành các tinh thể đá trong và
ngoài tế bào. Hiện tượng này xảy ra trong quá trình hạ nhiệt và gọi là hiện
tượng shock lạnh. Hậu quả của sự hình thành tinh thể đá làm lượng nước ở
thể lỏng giảm đi, do đó nồng độ các chất hòa tan tăng nên gây mất cân bằng
về áp lực thẩm thấu, kéo nước từ bên trong tế bào ra ngoài, làm tổn thương
màng lipoprotein của tế bào. Tổn thương do tinh thể đá này không chỉ xảy ra
trong quá trình đông lạnh mà cả quá trình rã đông [20]. Hiện tượng tái tạo tinh
thể sẽ xảy ra ở cả nội và ngoại bào khi nhiệt độ tăng lên dưới dạng những hạt
tinh thể nhỏ [21]. Chất bảo quản lạnh chủ yếu được sử dụng trong bảo quản
tinh trùng là glycerol, đây là loại chất bảo vệ lạnh có khả năng thấm qua màng

tế bào, làm thay đổi áp suất thẩm thấu, thay thế nước trong tế bào, bên cạnh
đó glycerol không tạo thành tinh thể đá nên tránh được tổn thương màng cũng
như bào quan của tinh trùng. Tuy nhiên, việc bổ sung và loại bỏ glycerol trong
trữ đông có khả năng ảnh hưởng không tốt đến tinh trùng như: thay đổi tính
chất vật lý của tế bào chất (các bào quan, độ nhớt của tế bào chất), thay đổi tính
thấm và độ ổn định của lớp màng phospholipid kép, thay đổi protein bề mặt
màng, tổn thương acrosom… dẫn tới giảm chất lượng, chết tinh trùng [22].
Có thể hạn chế các tổn thương tinh trùng do đông lạnh bằng các phương
pháp như cải thiện chất lượng tinh dịch trước bảo quản lạnh, lựa chọn tinh
trùng để bảo quản, sử dụng các chất bảo quản tốt nhất và áp dụng các kỹ thuật
làm lạnh - rã đông thích hợp [23].


10

Theo nghiên cứu của Wang AW và cộng sự (1997) kết luận việc giảm
nhiệt độ từ từ trong quá trình bảo quản lạnh dẫn tới hình thành ROS đáng
kể từ các tế bào trong tinh dịch: tinh trùng chết, bạch cầu. ROS đặc biệt
tăng lên trong khi làm lạnh nếu mẫu tinh dịch có nhiều hơn 0,5 triệu bạch
cầu. Việc loại bỏ bạch cầu từ các mẫu tinh dịch hoặc sử dụng các chất
chống oxy hóa trước khi bảo quản lạnh có thể cải tiện khả năng sống và
chức năng của tinh trùng [24]
Trong nghiên cứu của D. Lannou và cộng sự (1999) đánh giá hiệu quả
của các môi trường và vai trò của tinh tương trong bảo quản lạnh. Sau rã đông
thì sự hồi phục của tinh trùng ở những mẫu có tinh tương tốt hơn hẳn là
những mẫu sử dụng môi trường hóa học và sự có mặt của albumin huyết
thanh bò không có ảnh hưởng nào có lợi. Kết luận, nghiên cứu trên cho thấy
rằng tinh tương có thể làm giảm những ảnh hưởng có hại trong quá trình bảo
quản lạnh [25].
Nghiên cứu tổn thương do lạnh lên chức năng ty thể, độ di động, hình

thái và khả năng sống của tinh trùng, Esteves (2007) đưa ra kết quả: Sau khi
rã đông, tỷ lệ tinh trùng có hình thái bình thường giảm 37% (p=0,001), tất cả
các thông số di động của tinh trùng đều giảm tương tự, sự hấp thu Rhodamine
123 (chất để đánh giá hoạt động của ty thể) trong ty thể tinh trùng giảm 36%
và khả năng sống của tinh trùng giảm 31% [26].
Nghiên cứu của Nguyễn Phương Thảo Tiên (2007) về chất lượng tinh
trùng sau bảo quản lạnh đối với các mẫu tinh dịch bình thường cũng cho kết
quả tương tự. Tác giả cho biết: khả năng di động, khả năng sống của tinh
trùng sau bảo quản lạnh giảm đi có ý nghĩa thống kê (p<0,001) so với trước
bảo quản lạnh, tỷ lệ bất thường về hình thái vi thể tinh trùng tăng lên sau bảo


11

quản lạnhvà thời gian bảo quản lạnh càng dài thì chất lượng tinh trùng càng
giảm [27].
Theo Terai K và cộng sự (2010), có mối tương quan nghịch giữa độ di
động của tinh trùng và tỷ lệ các chất ức chế di động tinh trùng có trong tinh
tương ở các mẫu tinh dịch nhược tinh (r = - 0,68). Các chất này có thể là
nguyên nhân của một số những rối loạn về di động của tinh trùng sau khi hóa
lỏng tinh dịch [28]. Zhiling Li và cộng sự (2010) đã chứng minh: bảo quản
lạnh gây ra các tổn thương đối với tinh trùng người thông qua giả thuyết về sự
hình thành các gốc oxy hóa (ROS). Việc cung cấp ascorbate và catalaza một
cách thích hợp vào môi trường bảo quản lạnh có thể ngăn chặn sự hình thành
ROS [29].
Đánh giá ảnh hưởng của bảo quản lạnh trên các mẫu tinh trùng bất
thường chưa được đề cập đến nhiều. Verza SJ (2009) nghiên cứu trên 16 mẫu
tinh dịch bình thường và mẫu thiểu tinh được thực hiện nhiều chu kỳ đông
lạnh đã cho kết quả: tinh trùng đề kháng với tổn thương do lạnh trong quá
trình bảo quản và các mẫu tinh trùng bình thường chịu đựng được quá trình

làm lạnh lâu hơn so với mẫu thiểu tinh trung bình là 2 chu kỳ, khả năng đề
kháng với các tổn thương do lạnh có liên quan đến chất lượng tinh dịch ban
đầu [30]. Năm 2010, Yogev L nghiên cứu ảnh hưởng của bảo quản lạnh lên sự
toàn vẹn DNA của tinh trùng của 34 nam giới có khả năng sinh sản bình
thường và 166 nam giới bị vô sinh, trong đó: 80 trường hợp tinh trùng bất
thường về hình dạng, 32 trường hợp tinh trùng bình thường, 30 trường hợp
nhược tinh - quái tinh và 24 trường hợp bất thường phối hợp thiểu - nhược
quái tinh. Tác giả cho biết sự toàn vẹn DNA của tinh trùng sau bảo quản lạnh
ở các mẫu tinh dịch bình thường cao hơn đáng kể so với các mẫu tinh dịch bất
thường (p<0,001), các mẫu quái tinh và nhược tinh có các mảnh vỡ nhiễm sắc
nhiều hơn ở nhóm tinh trùng bình thường [31]. Nghiên cứu của Phạm Thị Thu
Thủy (2011) về chất lượng tinh trùng sau bảo quản lạnh đối với các mẫu tinh


12

dịch nhược tinh cũng cho kết quả tương tự. Tác giả cho biết: khả năng di
động, khả năng sống của tinh trùng sau bảo quản lạnh giảm đi có ý nghĩa
thống kê (p<0,001) so với trước bảo quản lạnh, tỷ lệ bất thường về hình thái
vi thể tinh trùng tăng lên sau bảo quản lạnh và thời gian bảo quản lạnh càng
dài thì chất lượng tinh trùng càng giảm [32].
Mặc dù bảo quản lạnh tinh trùng có rất nhiều tiến bộ về quy trình và chất
lượng chất bảo quản lạnh nhưng chất lượng tinh trùng sau rã đông vẫn có tỷ lệ
lớn tinh trùng chết và mất khả năng di động, đặc biệt là ở những mẫu tinh
dịch bất thường thường. Tỷ lệ tinh trùng sống sau bảo quản lạnh của mẫu tinh
trùng bất thường (29%) ít hơn so với các mẫu tinh trùng bình thường (48%)
[2]. Tuy nhiên, bảo quản lạnh tinh trùng giúp bảo tồn khả năng sinh sản ở
bệnh nhân thiểu tinh, nhược tinh hoặc kết hợp thiểu- nhược- quái tinh [33],
[34]. Đồng thời có thể cải thiện số tinh trùng di động tiến tới và tăng tỷ lệ có
thai ở bệnh nhân này khi thực hiện kỹ thuật thụ tinh nhân tạo. Việc bảo quản

lạnh tinh trùng kết hợp với thụ tinh nhân tạo dường như là một phương pháp
điều trị lý tưởng cho nam giới vô sinh [35].

1.3. Các phương pháp xử lý mẫu tinh dịch trước bảo quản lạnh
Theo Botchan (1997), Di Bisceglie, C (2013), J. Auger (2016) ở những
người đàn ông có bệnh ác tính, chất lượng của các mẫu tinh dịch để bảo quản
lạnh là những mẫu tinh dịch ít, yếu và dị dạng nặng [33], [34], [36]. Trong
những trường hợp như vậy, chất lượng của những mẫu tinh dịch này sau rã
đông là rất thấp. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định việc chuẩn bị tinh trùng
trước khi bảo quản lạnh, đặc biệt trên các mẫu tinh dịch với chất lượng kém
giúp cải thiện chất lượng tinh trùng sau khi rã đông [37], [38], [39], [40].
Theo Terai K và cộng sự (2010), có một mối tương quan nghịch giữa độ di
động của tinh trùng và tỷ lệ các chất ức chế di động tinh trùng có trong tinh


13

tương ở các mẫu tinh dịch nhược tinh (r= -0,68). Các chất này có thể là
nguyên nhân của một số những rối loạn về di động của tinh trùng sau khi hóa
lỏng tinh dịch [40]. Như vậy, việc lọc rửa tinh trùng trước bảo quản lạnh đối
với các mẫu nhược tinh là cần thiết vì quá trình này sẽ giúp loại bỏ phần lớn
các chất ức chế di động tinh trùng, do đó cải thiện được chất lượng tinh trùng
trước bảo quản lạnh.
Lọc rửa tinh trùng là phương pháp chọn lọc tinh trùng có khả năng thu
tinh cao nhất, cô đặc những tinh trùng có di động tốt và hình dạng bình
thường trong một thể tích nhỏ, loại bỏ tinh trùng chết, các tế bào khác như
bạch cầu và vi khuẩn, loại được độc chất và những chất sinh học bất lợi như
các yếu tố bất hoạt hoặc các gốc oxy hoạt động trong tinh dịch. Chuẩn bị tinh
trùng còn là một biện pháp hữu hiệu giúp ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm các
bệnh truyền nhiễm có thể lây qua tinh dịch. Một nghiên cứu trên 439 chu kỳ

bơm tinh trùng cho thấy tỷ lệ có thai là 13,5% và không trường hợp nào bị lây
nhiễm HIV sau điều trị được ghi nhận [41].
Tuy theo chất lượng tinh ban đầu mà có nhiều cách phương pháp xử lý
tinh dịch trước khi bảo quản. Các phương pháp xử lý tinh dịch có thể được sử
dụng để loại bỏ các hợp chất có hại như: trùng chưa trưởng thành, tinh trùng
chết, mảnh vỡ tế bào, cũng như bạch cầu và lựa chọn các tinh trùng có hình
thái bình thường và di động tốt. Các hợp chất này làm tăng mức độ phản ứng
oxy loài gây giảm tinh trùng hữu hiệu và chức năng sau khi bảo quản lạnh và
do đó giảm tỷ lệ sống. Nhìn chung việc phân lập và lựa chọn tinh trùng có thể
thực hiện dựa trên 3 kỹ thuật chính: rửa đơn thuần (Simple washing), sự di
chuyển của tinh trùng (Sperm migration) và thang nồng độ (Gradient).
1.3.1. Rửa đơn thuần
Rửa đơn thuần là phương pháp chuẩn bị tinh trùng cổ điển nhất. Mục
đích của kỹ thuật này chỉ đơn thuần loại bỏ tinh tương. Trong rửa đơn thuần,


14

tinh dịch sau khi ly giải sẽ được pha loãng với môi trường với tỉ lệ 1:1 hay 1:2
và quay ly tâm trong 10 phút với tốc độ 300- 400g. Cặn thu được sẽ pha loãng
với môi trường và quay ly tâm lần nữa trong 5- 10 phút ở 200g.
Ưu điểm của phương pháp này là tính đơn giản trong kỹ thuật, tiết kiệm
thời gian và thu được tối đa tinh trùng. Tuy nhiên các tinh trùng chết, tế bào
lạ… vẫn được trộn lẫn với tinh trùng có di động tốt và hình dạng bình thường.
Như vậy, rửa đơn thuần không lựa chọn và phân lập được những tinh trùng tốt
nhất [42]. Ngoài ra việc ly tâm trực tiếp tinh trùng còn lẫn tinh tương sẽ làm
tăng nguy cơ phát sinh các gốc ROS và do đó khả năng thụ tinh của tinh trùng
sẽ bị ảnh hưởng [43]. Nghiên cứu của Fabozzi (2016) đưa ra kết luận không
có sự khác biệt về chất lượng tinh trùng sau bảo quản lạnh sử dụng môi
trường Sperm Freeze ở mẫu tinh dịch được rửa đơn thuần và mẫu tinh dịch

tươi [44].
1.3.2. Phương pháp dựa trên sự di chuyển của tinh trùng (Sperm
migration)
Phương pháp này chủ yếu dựa vào khả năng di động của tinh trùng. Tinh
trùng di động tốt sẽ dễ dàng di chuyển từ môi trường này đến môi trường
khác trong khi những thành phần khác có trong tinh dịch sẽ ở lại cùng tinh
tương. Có hai phương pháp dựa trên sự di chuyển của tinh trùng: phương
pháp bơi lên (swim- up) và phương pháp bơi xuống (swim- down).
1.3.2.1. Phương pháp bơi lên (swim- up)


15

Để nghiêng 60 phút ở 37oC

Lớp MT
rửa
Lớp tinh dịch

TT di động bơi lên phía
trên môi trường

TT không di động ở
lớp tinh dịch

Hình 1.1. Phương pháp bơi lên [45]
Phương pháp này chủ yếu dựa vào khả năng di động của tinh trùng.
Những tinh trùng có khả năng di động tốt sẽ di chuyển ngược lại trọng lực
tách khỏi tinh dịch và bơi lên bề mặt của lớp môi trường phía trên, những tinh
trùng chết, không di động cũng như các tác nhân ROS sẽ ở lại lẫn cùng tinh

tương. Theo khuyến cáo của đa số tác giả nên sự dụng phương pháp bơi lên
trực tiếp để loại trừ và giảm thiểu các tác dụng có hại của ROS [44], [46].
Tinh dịch sau khi đã ly giải cho trực tiếp vào ống nghiệm đáy tròn, loại 14 ml
và phủ một thể tích môi trường lên trên. Sau đó ống nghiệm đặt nghiêng
khoảng 30°- 45° để tăng diện tích mặt thoáng, nhằm tăng số lượng tinh trùng
thu nhận được và được cho vào tủ ấm (nắp đậy chặt) hay vào tủ CO2 (nắp hở)
khoảng 30- 45 phút để tinh trùng có thời gian bơi lên trên. Hút phần dịch nổi
phía trên, thể tích hút tùy theo mật độ tinh trùng thu được. Phần dịch này sẽ
được pha loãng với môi trường và quay ly tâm, cặn lắng thu được sẽ được
dùng để bảo quản.


16

Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, rẻ tiền, tinh trùng thu được
có chất lượng cao (90% tinh trùng di động). Tuy nhiên phương pháp này
không thu được hết số tinh tùng di động và chỉ áp dụng được với những mẫu
có mật độ tinh trùng cao, di động tương đối tốt. Theo nghiên cứu của Hồ
Mạnh Tường (2002) mẫu tinh dịch phải có trên 10x106 tinh trùng di động tiến
tới [47]. Phương pháp swim- up dựa vào sự di động bơi lên của tinh trùng nên
tinh trùng thu được có tỷ lệ di động cao nhưng không loại được những tinh
trùng bất thường về nhiễm sắc thể vì chúng cũng có khả năng bơi lên tỉ lệ tinh
trùng bất thường về nhiễm sắc thể cao. Một nghiên cứu cho thấy tỉ lệ DNA
phân mảnh của tinh trùng trong mẫu sau khi chuẩn bị bằng phương pháp bơi
lên là 11% so với 16,5% trong mẫu ban đầu [48].
Theo Esteves (2000) mẫu tinh trùng bảo quản lạnh được chuẩn bị bằng
phương pháp bơi lên, sau rã đông thì khả năng di động và sự nguyên vẹn thể
cực đầu tốt hơn [48]. Nghiên cứu của Somsin Petyim (2014) kết luận tinh
trùng lọc rửa bằng kỹ thuật bơi lên trước khi bảo quản lạnh cải thiện khả năng
vận động và giảm sự chết của tinh trùng sau rã đông so với bảo quản lạnh

thông thương ở mẫu tinh dịch tươi [49].
Trong nghiên cứu của Saritha K.R (2001) kết luận tỉ lệ sống của tinh
trùng sau bảo quản lạnh là như nhau giữa tinh trùng tươi và tinh trùng đã lọc
rửa khi trữ lạnh trong hơi nitơ lỏng hoặc trong nitơ lỏng [50]
Nghiên cứu của Perez-Pe (2001) cho rằng phương pháp lọc rửa làm ảnh
hưởng đến các protein của tinh tương, những protein này có có khả năng giúp
khôi phục thương tổn ở màng tinh trùng cừu do shock lạnh. Phương pháp bơi
lên thích hợp hơn phương pháp lọc rửa bình thường để tách tinh trùng khỏi
tinh tương [51].

1.3.2.2. Phương pháp bơi xuống (Swim- down)


×