Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Nghiên cứu đề xuất mô hình đất ngập nước nhân tạo cải thiện môi trường và tạo cảnh quan khu vực chùa cầu, TP hội an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 40 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH – MÔI TRƯỜNG
----------

VŨ THỊ KIM NGỌC

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH ĐẤT
NGẬP NƯỚC NHÂN TẠO CẢI THIỆN MÔI
TRƯỜNG VÀ TẠO CẢNH QUAN KHU
VỰC CHÙA CẦU, TP. HỘI AN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


ĐẶT VẤN ĐỀ
Quá trình đô thị hóa và gia tăng dân số nhanh chóng ở nước ta đã góp phần
thúc đẩy suy thoái và ô nhiễm môi trường tự nhiên. Trong đó vấn đề ô nhiễm
nguồn nước do nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư và đô thị ngày càng nghiêm
trọng. Theo Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam (VACNE), nước thải
sinh hoạt chiếm khoảng 80% tổng số nước thải ở các thành phố, là một nguyên
nhân chính gây nên tình trạng ô nhiễm nước và vấn đề này có xu hướng càng ngày
càng xấu đi. Ước tính, hiện chỉ có khoảng 6% lượng nước thải đô thị được xử lý.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố đầu năm 2010 cho thấy,
mỗi năm Việt Nam có hơn 20.000 người tử vong do điều kiện nước sạch và vệ
sinh nghèo nàn và thấp kém. Theo thống kê của Bộ Y tế, hơn 80% các bệnh truyền
nhiễm ở nước ta liên quan đến nguồn nước. Người dân ở cả nông thôn và thành thị
đang phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh do môi trường nước đang ngày một ô
nhiễm trầm trọng.
Trước thực trạng đó, việc kiểm soát ô nhiễm do nước thải sinh hoạt đô thị là
một trong những vấn đề được quan tâm. Nhiều dự án xây dựng mới, nâng cấp hệ


thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt đô thị đã và đang triển khai thực hiện.
Hầu hết, những hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung thường áp dụng các
phương pháp xử lý truyền thống như vi sinh vật hiếu khí lơ lửng, vi sinh vật
hiếu khí dính bám, kết hợp với các quá trình xử lý cơ học, hóa lý khác như tách
rác, lắng cặn, khử trùng… Tuy nhiên, các công trình xử lý tập trung đòi hỏi chi
phí đầu tư, vận hành v à b ả o t r ì lớn, đòi hỏi trình độ vận hành cao, đặc biệt là
phải có hệ thống thu gom nước thải hoàn chỉnh và đồng bộ.
Đất ngập nước nhân tạo (constructed wetland) là một trong những hệ thống
xử lý đã được nghiên cứu và ứng dụng ở nhiều nơi trên thế giới, không chỉ
trong phạm vi nước thải sinh hoạt mà còn được áp dụng với nhiều loại nước thải
khác như nước thải công nghiệp, nông nghiệp, nước mưa chảy tràn. Đây là loại
hình xử lý có những ưu điểm so với hệ thống xử lý nước thải tập trung theo
phương pháp truyền thống như: thân thiện với môi trường, đạt hiệu suất cao, chi
phí đầu tư và vận hành thấp, vận hành đơn giản và tính ổn định cao, đồng thời góp


phần làm tăng giá trị đa dạng sinh học, cải tạo cảnh quan môi trường. Sinh khối
thực vật, bùn phân hủy, nước thải sau xử lý từ bãi lọc trồng cây còn thu được giá
trị kinh tế.
Chùa Cầu là biểu tượng của di sản văn hóa thế giới phố cổ Hội An, tuy nhiên
khu vực này cũng là nơi tập trung nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý của dân cư và
các hộ kinh doanh của các phường xung quanh. Vấn đề ô nhiễm tại đây đã gây bức
xúc trong người dân xung quanh nhiều năm qua, làm giảm hình ảnh đẹp của Hội
An trong mắt du khách.
Từ những cơ sở khoa học và thực tiễn trên chúng tôi thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu đề xuất mô hình đất ngập nước nhân tạo cải thiện môi trường và tạo
cảnh quan khu vực Chùa Cầu, TP. Hội An” với mục tiêu kiểm soát ô nhiễm khu
vực Chùa Cầu.



CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Hiện trạng môi trường nước thải sinh hoạt tại các đô thị
1.1.1. Nguồn gốc, thành phần và tính chất của nước thải sinh hoạt ở các đô thị
a. Nguồn gốc
Nước thải sinh hoạt được hình thành trong quá trình sinh hoạt của con người.
Một số hoạt động dịch vụ hoặc công cộng như bệnh viên, trường học, nhà ăn…
cũng tạo ra các loại nước thải có thành phần và tính chất tương tự như nước thải
sinh hoạt. Theo nguồn gốc hình thành, nước thải trong các hộ gia đình có thể phân
thành các loại được trình bày tại sơ đồ hình 1.1.

Hình 1.1. Sơ đồ các loại nước thải được hình thành từ hộ gia đình [4]
b. Thành phần và tính chất nước thải
Thành phần chất bẩn trong nước thải sinh hoạt được trình bày ở hình 1.2.

Hình 1.2. Tỷ lệ thành phần trong nước thải từ hộ gia đình [4]
Một số dạng nitơ hữu cơ như urê và protein sẽ bị thủy phân trong nước tạo
thành amoni. Sau đó chúng bị các vi khuẩn Nitrosomonas oxy hóa thành nitrit:
NH4+ + 1,5 O2  2H+ + NO2- + H2O


Và tiếp tục bị vi khuẩn Nitrobacter oxy hóa thành nitrat:
NO2- + 0,5O2  NO3Photpho trong nước thải thường tồn tại dưới dạng phopho hoạt tính –
orthophotphat (60%) và photpho hữu cơ (40%). Các nguyên tố dinh dưỡng (chủ yếu
là N và P) sẽ thúc đẩy quá trình tăng sinh khối của thực vật, đặc biệt là các loại tảo
và có thể dẫn đến hiện tượng phú dưỡng. Trong nước thải sinh hoạt, mật độ
Coliform phân từ 105 đến 108/100ml. Ngoài coliform, người ta còn dùng một số loại
virus, thực thế khuẩn, động vật nguyên sinh… để đánh giá chất lượng của nguồn
nước và nước thải [4].
1.1.2. Ô nhiễm nước thải sinh hoạt ở các đô thị

Ngày nay, ô nhiễm do nước thải sinh hoạt ở các đô thị đã đến mức báo động.
Hiện tượng ô nhiễm các sông, hồ, kênh rạch trong các thành phố đang diễn ra nhanh
chóng và ngày càng nghiêm trọng hơn. Nguồn phát sinh nước thải sinh hoạt chủ yếu
từ các nguồn phân tán như: hộ gia đình, nhà hàng, khách sạn, các cơ sở kinh doanh
dịch vụ… Bên cạnh đó, lượng nước mưa chảy tràn kéo theo các chất ô nhiễm cũng
góp phần làm tăng tình trạng ô nhiễm các nguồn tiếp nhận [9].
Nguyên nhân chính là do tình trạng phát triển đô thị thiếu quy hoạch, cơ sở hạ
tầng thoát nước chưa đồng bộ, chưa có hệ thống thoát nước thải và nước mưa riêng.
Nhiều hệ thống thoát nước đã cũ, lạc hậu và xuống cấp, không đáp ứng được tốc độ
phát triển của đô thị. Hơn nữa, hầu hết các thành phố và khu đô thị chưa có hệ thống
xử lý nước thải tập trung [9].
1.1.3. Xử lý nước thải sinh hoạt tại một số đô thị ở Việt Nam
Những năm gần đây, việc đầu tư vào hệ thống thoát nước đô thị được cải thiện
đáng kể. Một số dự án thoát nước và xử lý nước thải đã và đang được triển khai tại
các thành phố như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Vinh, ... Tuy
nhiên nó cũng chỉ đáp ứng tỷ lệ nhỏ so với yêu cầu hiện nay và chủ yếu được thực
hiện ở các thành phố lớn. Đối với các đô thị nhỏ hơn, các thị xã, thị trấn… vấn đề
này hầu như chưa được quan tâm.


a. Trạm xử lý Trúc Bạch và nhà máy xử lý nước thải Đông Anh (Hà Nội)
Trạm xử lý nước thải Trúc Bạch công suất 2.300 m3/ngày đêm, diện tích trạm
0,4 ha. Nhà máy xử lý nước thải Đông Anh có tổng diện tích khoảng 6,4 ha, công
suất xử lý lưu lượng nước thải đạt 42.000 m3/ngày đêm.

Hình 1.3. Quy trình công nghệ xử lý nước thải nhà máy xử lý nước thải
Đông Anh và trạm xử lý nước thải Trúc Bạch [9]
b. Trạm xử lý Hà Khánh (Quảng Ninh)
Nhà máy xử lý bằng công nghệ SBR có công suất 7.000m3/ngày đêm, thu gom
toàn bộ nước thải sinh hoạt từ 6 phường trung tâm của Thành phố Hạ Long.



Hình 1.4. Quy trình công nghệ xử lý nước thải tại trạm xử lý Hà Khánh,
tỉnh Quảng Ninh [9]
c. Trạm xử lý Bình Hưng (TP.Hồ Chí Minh)
Trạm xử lý được đặt tại xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí
Minh. Công suất trung bình giai đoạn 1 là 141.000 m3/ngày đêm, giai đoạn II nâng
công suất lên 500.000 m3/ngày đêm.


Hình 1.5. Quy trình công nghệ xử lý nước thải tại trạm xử lý nước thải
Bình Hưng, Tp. Hồ Chí Minh [9]
Mùi từ các hạng mục xử lý được thu bằng quạt hút mùi sau đó chuyển vào
tháp khử mùi rồi xả ra môi trường [9].
Đánh giá chung:
Hầu hết các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung tại các thành phố sử
dụng các phương pháp kết hợp bao gồm: phương pháp cơ học như song chắn rác,
phương pháp hóa - lý như lắng, khử trùng bằng clo… và phương pháp phân hủy
sinh học kỵ khí, hiếu khí bằng các công trình bể phân hủy yếm khí, bể aeroten,
SBR…
Các quy trình công nghệ xử lý này được xem là quy trình công nghệ truyền
thống trong xử lý nước thải sinh hoạt và đảm bảo được chất lượng nước thải sau xử
lý đạt quy chuẩn quy định.


Các trạm xử lý này đã giải quyết một phần tình trạng ô nhiễm nước thải sinh
hoạt tại các đô thị lớn hiện nay. Hầu hết các công trình có kinh phí đầu tư lớn, hệ
thống thoát nước phải được xây dựng đồng bộ, chi phí vận hành tương đối lớn, đòi
hỏi trình độ của cán bộ vận hành cao.
Hiện nay nhiều nơi trên thế giới phát triển công nghệ sử dụng đất ngập nước

vừa xử lý ô nhiễm vừa kết hợp tạo cảnh quan lại tiết kiệm chi phí xây dựng, vận
hành và bảo trì hơn so với các phương pháp lý hóa thông thường.
1.2. Tổng quan về đất ngập nước
1.2.1. Đất ngập nước tự nhiên
Có nhiều định nghĩa khác nhau về thuật ngữ đất ngập nước. Theo công ước
Ramsar: “Đất ngập nước là vùng đầm lầy than bùn, hoặc vùng ngập nước dù tự
nhiên hay nhân tạo, ngập nước thường xuyên hay từng thời kì, là nước tĩnh hay
nước chảy, nước lợ hay nước mặn, bao gồm những vùng biển mà độ sâu mực nước
khi thủy triều thấp nhất không quá 6m”.
Đất ngập nước đôi khi còn được mô tả như “những quả thận của sinh cảnh” do
chính thực hiện các chu trình thủy văn và hóa học, là những nơi thu nhận ở hạ
nguồn các chất thải có nguồn gốc tự nhiên và nhân sinh, ngăn ngừa ngập lụt, tái nạp
tầng chứa nước ngầm [3].
1.2.2. Đất ngập nước nhân tạo
Đất ngập nước tự nhiên cũng có thể được sử dụng để làm sạch nước thải,
nhưng chúng có một số hạn chế trong quá trình vận hành do khó kiểm soát chế độ
thủy lực và có khả năng gây ảnh hưởng xấu bởi thành phần nước thải tới môi trường
sống của động vật hoang dã và hệ sinh thái trong đó. Do đó, đất ngập nước nhân tạo
ra đời để khắc phục những hạn chế của đất ngập nước tự nhiên [2].
Đất ngập nước nhân tạo thường được quy hoạch sẵn thành từng thửa và từng
ô. Bên dưới của khu đất thường được lót bằng lớp vật liệu không thấm nước (tránh
sự rò rỉ của nước thải ảnh hưởng đến tầng nước ngầm), bên trên lớp đáy lót này sẽ
được rãi đá dăm hay cát để hỗ trợ cho sự phát triển của các loại thực vật trong khu
đất. So với đất ngập nước tự nhiên, độ tin cậy trong hoạt động của đất ngập nước
nhân tạo có thể quản lý được như mong muốn, có thể thích ứng với tải trọng hữu cơ


cao hơn, với thời gian lưu nước ngắn hơn và cho phép đạt chất lượng dòng ra tốt
hơn. Một thuận lợi khác của đất ngập nước là nước đầu ra có thể được thu hồi, điều
này có thể tạo ra một lượng nước cho mục đích tái sử dụng [1].

Đất ngập nước nhân tạo không hoàn toàn do con người tạo ra bằng những biện
pháp kỹ thuật xây dựng, nó gồm hai quy trình diễn ra là tự nhiên và nhân tạo hợp
thành một hệ thống mà ở đó nước, thực vật, vi sinh vật và các điều kiện vật lý như
ánh sáng mặt trời, đất, không khí, tác động qua lại để cái thiện chất lượng nguồn
nước. Duy trì và xây dựng đất ngập nước nhân tạo có thể loại bỏ hiệu quả nhiều
chất ô nhiễm kết hợp như BOD, COD, chất TSS, nitrat, photphat và thậm chí các
kim loại nặng [2].
1.2.2.1. Phân loại các dạng đất ngập nước nhân tạo
Các hệ thống đất ngập nước nhân tạo được phân biệt về cấu trúc, chất nền, hay
loại thực vật trong đó. Theo mô hình dòng chảy có thể phân loại đất ngập nước
nhân tạo thành hai loại: hệ thống chảy tràn bề mặt (FWS) và hệ thống chảy ngầm
(SF) [1].
a. Đất ngập nước nhân tạo dòng chảy tràn bề mặt (Free water surface –
FWS)
Những hệ thống này thường là đầm lầy, lưu vực chứa nước hoặc các kênh dẫn
nước, với lớp lót bên dưới để ngăn sự rò rỉ nước, đất hoặc các lớp lọc thích hợp
khác hỗ trợ cho thực vật nổi. Lớp nước nông, tốc độ dòng chảy chậm, sự có mặt của
thân cây quyết định dòng chảy và đặc biệt trong các mương dài và hẹp, bảo đảm
điều kiện dòng chảy nhỏ [1].


Hình 1.6. Đất ngập nước nhân tạo dòng chảy tràn bề mặt [21]
b. Đất ngập nước nhân tạo dòng chảy ngầm (Subsurface flow - SF)
Hệ thống này còn có tên gọi khác là bãi lọc ngầm trồng cây. Khác với các đất
ngập nước nhân tạo dòng chảy tràn bề mặt, trong đất ngập nước dòng chảy ngầm,
nước thải được đi qua lớp vật liệu lọc bên dưới, chủ yếu là đất, cát và sỏi. Trong
lớp vật liệu lọc này có trồng những thực vật bậc cao, với hệ thống rễ chùm phát
triển mạnh. Trong hệ thống dòng chảy ngầm lại chia thành 2 loại, bao gồm đất ngập
nước dòng chảy thẳng đứng và hệ thống dòng chảy ngang.


Hình 1.7. Đất ngập nước nhân tạo dòng chảy ngầm [21]
- Đất ngập nước nhân tạo dòng chảy ngầm theo phương ngang (Horizontal
subsurface flow – HSF): Trong hệ thống này, nước thải được đưa vào và chảy chậm


qua tầng lọc xốp dưới bề mặt của nền trên một đường ngang cho tới khi nó tới được
nơi dòng chảy ra. Trong suốt thời gian này, nước thải sẽ tiếp xúc với một mạng lưới
hoạt động của các đới hiếu khí, hiếm khí và kị khí. Các đới hiếu khí xung quanh rễ
và bầu rễ, nơi lọc oxi vào trong bề mặt. Khi nước thải chảy qua đới rễ, nó được làm
sạch bởi sự phân hủy sinh học của vi sinh vật và các quá trình hóa sinh.
Tuy nhiên, những hệ thống HF xử lý bậc 2 không thực hiện được quá trình
nitrat hóa hoàn toàn do giới hạn khả năng chuyển đổi oxy. Những hệ thống HF xử
lý bậc ba đạt được sự nitrat hóa tốt. Những nghiên cứu riêng biệt (Brix, 1990;
Armstrong W. và Armstrong J., 1990; Haberl và Perfler, 1990) chỉ ra rằng rễ của
những loài thực vật khác nhau thải ra oxy vào vùng rễ nhưng không đủ so với nhu
cầu cho phân hủy và quá trình nitrat hóa[18].
- Đất ngập nước nhân tạo dòng chảy ngầm theo phương thẳng đứng
(vertical subsurface flow – VSF):
Nước thải được đưa vào hệ thống qua ống dẫn trên bề mặt. Nước sẽ chảy
xuống dưới theo chiều thẳng đứng. Ở gần dưới đáy có ống thu nước đã xử lý để đưa
ra ngoài [1].
Hệ thống này được phát triển đầu tiên bởi Seidel (1967) được vận hành ở châu
Âu xấp xỉ 20 năm tại Đức, Hà lan, Australia và United Kingdom. Hệ thống của
Seidel được xem là mô hình dòng chảy đứng tiêu biểu có độ sâu nông (~30cm) và
mô hình được vận hành thay thế song song liên tục trong những giai đoạn đầu và
chế độ HF trong những giai đoạn 2. Cooper (1996) đã phát triển thông số thiết kế để
đạt được sự nitrat hóa mong muốn trong VF dựa trên nhu cầu oxy, theo những
nghiên cứu và lý thuyết của ông [14], [17], [23], [26], [41].
c. Đất ngập nước nổi nhân tạo (Foating treatment wetlands - FTWs)
FTWs là biến thể của hệ thống đất ngập nước truyền thống, nó dựa trên khả

năng xử lý của rễ cây và thực vật sống trôi nổi trên mặt nước. FTWs nổi nhờ hệ
thống bè. Chính nhờ khả năng nổi nên hệ thống này không chịu ảnh hưởng của chế
độ nước triều lên xuống trong ngày và trong mùa mưa như hệ thống đất ngập nước
cổ điển. Đồng thời nó phù hợp với những nơi có diện tích đất ít, chủ yếu là diện tích
mặt nước [27].


Trong 2 thập kỷ qua, vùng đất ngập nước nổi nhân tạo đã được nghiên cứu tại
nhiều nơi trên thế giới và có nhiều ứng dụng, như cải thiện chất lượng nước, tạo ra
môi trường sống cho các sinh vật và nâng cao tính thẩm mỹ. Hệ thống đất ngập
nước nổi nhân tạo sử dụng để xử lý [27]:
- Xử lý nước mưa, nước mưa chảy tràn;
- Nước thải;
- Nước thải chứa acid từ các mỏ khai thác;
- Nước thải từ các trang trại chăn nuôi;
- Nước thải từ các xưởng chế biến gia cầm;
- Các hồ chứa nước.
1.2.2.2. Cơ chế loại bỏ chất ô nhiễm trong đất ngập nước nhân tạo
Một hệ thống đất ngập nước nhân tạo là một phức hợp của nước, chất nền và
thực vật (cây có mạch và tảo), xác bã (chủ yếu từ xác bã thực vật chết), động vật
không xương (hầu hết là ấu trùng và giun) và một số vi sinh vật (hầu hết là vi
khuẩn). Các cơ chế tăng cường chất lượng nước có rất nhiều và có mối liên quan
với nhau.
a. Loại bỏ các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học
Trong các loại đất ngập nước nhân tạo, phân hủy sinh học của vi khuẩn đóng
vai trò quan trọng nhất trong việc loại bỏ các chất hữu cơ dạng hòa tan hay dạng
keo có khả năng phân hủy sinh học (BOD) có trong nước thải. BOD còn lại cùng
các chất rắn được sẽ được loại bỏ qua quá trình lắng. Cả hai loại đất ngập nước về
cơ bản đều hoạt động như những bể lọc sinh học. Tuy nhiên đối với những hệ thống
FWS, vai trò của vi sinh vật lơ lửng dọc theo cột nước cũng vô cùng quan trọng. Cơ

chế loại bỏ BOD trong các màng vi sinh vật cũng tương tự như trong bể lọc sinh
học nhỏ giọt. Phân hủy sinh học xảy ra khi các chất hữu cơ hòa tan được mang vào
lớp màng vi sinh bám trên phần thân ngập nước của thực vật, hệ thống rễ và những
vùng vật liệu xung quanh nhờ quá trình khuếch tán. Vai trò của thực vật trong hệ
thống là:
(1) Cung cấp môi trường thích hợp cho vi sinh vật thực hiện quá trình phân
hủy sinh học (hiếu khí) cư trú;


(2) Vận chuyển oxy vào vùng rễ để cung cấp cho quá trình phân hủy sinh học
hiếu khí trong lớp vật liệu và bộ rễ [34].
b. Loại bỏ chất rắn lơ lửng
Các chất rắn lắng được loại bỏ dễ dàng nhờ cơ chế lắng trọng lực, vì hệ thống
đất đất ngập nước nhân tạo có thời gian lưu nước dài. Những chất rắn không lắng
được hoặc chất keo có thể được loại bỏ thông qua các cơ chế lọc (nếu sử dụng cát
lọc); lắng và phân hủy sinh học (do sự phát triển của vi khuẩn); hút bám, hấp phụ
lên các chất rắn khác (thực vật, đất, cát, lớp sỏi nền, …) nhờ lực hút Van der Wals,
chuyển động Brown. Đối với sự hút bám lên lớp sỏi nền, một thành phần quan trọng
của bãi lọc ngầm, Sapkota và Bavor (1994) cho rằng chất rắn lơ lửng được loại bỏ
trước tiên nhờ quá trình lắng và phân hủy sinh học.
Các cơ chế xử lý trong hệ thống này phụ thuộc rất nhiều vào kích thước và
tính chất của các chất rắn có trong nước thải và các dạng vật liệu lọc được sử dụng.
Trong mọi trường hợp, thực vật trong bãi lọc không đóng vai trò đáng kể trong việc
loại bỏ chất rắn [34].
c. Loại bỏ nitơ
Trong hệ thống đất ngập nước, nitơ được loại bỏ nhờ 3 cơ chế sau [33]:
(1)

Nitrat hóa/khử nitrat;


(2)

Sự bay hơi của NH3;

(3)

Sự hấp thụ nitơ của thực vật.

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa đạt được sự thống nhất về tầm quan
trọng của các cơ chế khử nitơ như trên, đặc biệt với hai cơ chế nitrat hóa/khử nitrat
và sự hấp thu của thực vật. Đây là vấn đề còn tiếp tục nghiên cứu [1].
Trong các hệ thống đất ngập nước nhân tạo, sự chuyển hóa của nitơ xảy ra
trong các tầng oxy hóa và khử của đất bề mặt tiếp xúc giữa rễ và đất, và phần ngập
nước của thực vật có thân nhô lên mặt nước mô tả các quá trình xảy ra trong môi
trường đất ngập nước. Nitơ hữu cơ bị khoáng hóa thành NH4+ trong cả hai lớp đất
oxy hóa và khử. Lớp oxy hóa và phần ngập nước của thực vật là những nơi chủ yếu
xảy ra quá trình nitrat hóa, tại đây NH4+ chuyển hóa thành NO2- bởi vi khuẩn
Nitrosomonas và cuối cùng thành NO3- bởi vi khuẩn Nitrobacter. Ở môi trường pH


cao hơn, một số NH4+ chuyển sang dạng NH3 và bay hơi vào không khí. Nitrat trong
vùng khử sẽ bị hút đi nhờ quá trình khử nitrat, lọc hay do thực vật hấp thụ. Tuy
nhiên, nitrat lại được cấp vào từ vùng ôxy hóa nhờ hiện tượng khuếch tán [33].

Hình 1.8. Sự chuyển hóa nitơ trong hệ thống đất ngập nước (Lim, 1998)
Đối với lớp bề mặt chung giữa đất và rễ, oxy từ khí quyển khuếch tán vào
vùng rễ qua lá, thân, gốc, rễ của các cây trồng trong bãi lọc và tạo nên một lớp giàu
oxy tương tự như lớp bề mặt chung giữa đất và nước (hình 1.8). Quá trình nitrat hóa
diễn ra ở vùng rễ hiếu khí, tại đây NH4+ bị oxy hóa thành NO3-. Phần NO3- không bị
cây trồng hấp thụ sẽ khuếch tán vào vùng thiếu khí, và bị khử thành N2 và N2O do

quá trình khử nitrat. Lượng amoni trong vùng rễ được bổ sung nhờ nguồn NH4+ từ
vùng thiếu khí khuếch tán vào.


d. Loại bỏ photpho
Cơ chế loại bỏ photpho trong hệ thống dòng chảy ngầm có sự hấp thụ của thực
vật, các quá trình đồng hóa của vi khuẩn, sự hấp phụ lên đất, vật liệu lọc và các chất
hữu cơ, kết tủa và lắng cùng các ion Ca2+, Mg2+, Fe3+ và Mn2+. Khi thời gian lưu
nước dài và đất sử dụng có cấu trúc mịn thì các quá trình loại bỏ photpho chủ yếu là
sự hấp phụ và kết tủa, do điều kiện này tạo cơ hội tốt cho quá trình hấp phụ photpho
và các phản ứng trong đất xảy ra [25], [29], [34].
Tương tự như quá trình loại bỏ nitơ, vai trò của thực vật trong việc loại bỏ
photpho vẫn còn là một vấn đề đang tranh cãi. Dù sao, đây cũng là cơ chế duy nhất
đưa hẳn photpho ra khỏi bãi lọc vì photpho không tồn tại ở dạng khí nên không có
cơ chế bốc hơi như của nitơ. Các quá trình hấp phụ, kết tủa và lắng chỉ đưa được
photpho vào đất hay lớp vật liệu lọc. Khi lượng photpho trong lớp vật liệu vượt quá
khả năng chứa thì phần vật liệu hay lớp trầm tích đó phải được nạo vét và xả bỏ [1].
e. Loại bỏ các kim loại nặng
Khi các kim loại nặng hòa tan trong nước thải chảy vào bãi lọc trồng cây, các
cơ chế loại bỏ chúng gồm:
- Kết tủa và lắng ở dạng hydroxit không tan trong vùng hiếu khí, ở dạng
sunfit kim loại trong vùng kỵ khí của lớp vật liệu.
- Hấp phụ lên các kết tủa ở dạng oxyhydroxit sắt, mangan trong vùng hiếu
khí.
- Kết hợp, lẫn với thực vật chết và đất.
- Hấp thu vào rễ, thân, lá của thực vật trong hệ thống.
Các loại thực vật khác nhau có khả năng hấp thu kim loại nặng rất khác nhau.
Bên cạnh đó, thực vật đầm lầy cũng ảnh hưởng gián tiếp đến sự loại bỏ và tích trữ
kim loại nặng khi chúng ảnh hưởng tới chế độ thủy lực, cơ chế hóa học lớp trầm
tích và hoạt động của vi sinh vật. Vật liệu lọc là nơi tích tụ chủ yếu kim loại nặng.

Khi khả năng chứa kim loại nặng của chúng đạt tới giới hạn thì cần nạo vét và xả bỏ
để kim loại nặng ra khỏi hệ thống [1], [34].
f. Loại bỏ vi khuẩn, virus
Vi khuẩn và virus có trong nước thải được loại bỏ nhờ:


(1) Các quá trình vật lý như dính kết và lắng, lọc, hấp phụ;
(2) Bị tiêu diệt do điều kiện môi trường không thuận lợi trong một thời gian
dài.
Các quá trình vật lý (1) cũng dẫn đến sự tiêu diệt virus, vi khuẩn. Tác động
của các yếu tố hóa - lý của môi trường tới mức độ diệt khuẩn đã được công bố trong
nhiều tài liệu: nhiệt độ, pH, bức xạ mặt trời. Các yếu tố sinh học bao gồm: thiếu
chất dinh dưỡng, do các vi sinh vật khác ăn. Hiện những bằng chứng về vai trò của
thực vật trong việc khử vi khuẩn, virus trong hệ sinh thái đầm lầy còn chưa được
nghiên cứu rõ [1].
1.2.2.3. Vai trò của thực vật trong hệ thống đất ngập nước
Trong hệ thống đất ngập nước nhân tạo, thực vật thủy sinh cùng với hệ vi sinh
vật vùng rễ đóng vai trò chính trong việc loại bỏ các chất ô nhiễm. Thực vật thường
được sử dụng trong các hệ thống này là các thực vật thủy sinh có đặc điểm hình thái
phù hợp với chế độ ngập nước cùng với khả năng tích lũy chất dinh dưỡng cao và
tăng sinh khối rất nhanh như Phragmites australis, Typha spp, Crypus,..
Thực vật có cơ chế vận chuyển oxy từ thân, lá xuống rễ, oxy sẽ tạo cho môi
trường vùng rễ hiếu khí, các phản ứng oxy hóa, các hoạt động biến dưỡng, hô hấp
của vi khuẩn ở đây rất mạnh mẽ, và hệ thống cũng đưa CO2 từ vùng rễ trở lên thoát
ra ngoài và làm nguồn nguyên liệu cho quá trình quang hợp [1].
Bảng 1.1. Chức năng loại bỏ chất ô nhiễm của thực vật [1]
Phần cơ thể
Rễ và/hoặc thân

Vai trò

Là giá bám cho vi khuẩn phát triển
Lọc và hấp thu chất rắn
Thân và/hoặc lá ở mặt nước hoặc Hấp thu ánh mặt trời do đó ngăn cản sự phát triển
phía trên mặt nước
của tảo
Làm giảm ảnh hưởng của gió lên bề mặt xử lý
Làm giảm sự trao đổi giữa nước và khí quyển
Chuyển oxy từ lá xuống rễ
1.2.2.4. Ưu điểm và nhược điểm của hệ thống đất ngập nước trong xử lý nước
thải
a. Ưu điểm của hệ thống đất ngập nước nhân tạo


Dễ xây dựng;




Chi phí xây dựng và vận hành thấp hơn những hệ thống xử lý thông

thường;


Ít hoặc không tốn năng lượng. Vì đã sử dụng nguồn năng lượng mặt trời

vận hành hệ thống xử lý (Thực vật, tảo quang hợp; Tia UV diệt mầm bệnh…);


Xử lý hiệu quả, có thể sử dụng với nhiều lưu lượng và nồng độ ô nhiễm


khác nhau;


Thiết kế linh động với nhiều kiểu địa hình;



Vật liệu sử dụng và sản phẩm tạo ra đều thân thiện với môi trường;



Đáp ứng về mặt thẩm mỹ;



Biện pháp này ít phát sinh chất thải thứ cấp hơn các phương pháp khác và

không gây ra mùi hôi thối.
b. Nhược điểm của hệ thống đất ngập nước nhân tạo


Tích lũy nhiều chất ô nhiễm sẽ gây độc cho thực vật;



Khả năng hấp thụ sinh học và độc tính của các sản phẩm phân hủy chưa

được xác định;



Chậm hơn các phương pháp truyền thống (thường mất 4-7 ngày lưu

nước);


Đôi khi cần nhiều quỹ đất xây dựng hơn so với các biện pháp xử lý thông

thường;


Chất ô nhiễm có thể đi vào chuỗi thức ăn thông qua động vật ăn cỏ.

Tuy có những tồn tại nhưng nhìn chung đất ngập nước nhân tạo vẫn là một
giải pháp xử lý nước thải có nhiều ưu điểm, ứng dụng dễ dàng trong điều kiện Việt
Nam, đồng thời nếu kết hợp với loài thực vật thích hợp công nghệ này sẽ đạt hiệu
quả cao mà chi phí đầu tư lại thấp, vận hành đơn giản và mang tính ổn định cao.


1.2.2.5. Một số ứng dụng của hệ thống đất ngập nước nhân tạo trong xử lý nước
thải
a. Một số nghiên cứu, ứng dụng đất ngập nước nhân tạo trên thế giới
Nghiên cứu xử lý nước thải bằng đất ngập nước trồng thực vật được thực hiện
đầu tiên bởi Seidel (1955) tại Viện Max Planck ở Plon, Đức. Trong năm 1952,
Seidel nghiên cứu sự loại bỏ phenols từ nước thải bởi thực vật Scirpus lacustris (cây
cói) và năm 1956 bắt đầu nghiên cứu xử lý nước thải với S.lacustris (Bastian và
Hammer, 1993). Từ 1955 đến sau những năm 1970, Seidel có rất nhiều công trình
nghiên cứu về xử lý nước và nước thải bằng thực vật đất ngập nước (Seidel, 1955,
1961, 1976). Sau đó, Kickuth-một sinh viên của Seidel, đã tiếp tục những công việc
thí nghiệm và phổ biến khái niệm này ở châu Âu, kết quả là gần 200 hệ thống xử lý
nước thải sinh hoạt và công nghiệp được áp dụng. Suốt những năm 1970, ở Mỹ, ứng

dụng đất ngập nước để xử lý nước thải phát triển với sự hỗ trợ nghiên cứu và phát
triển bởi Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (USEPA), US Army Corporations of
Engineer và những cơ quan khác [31].
Năm 1991, lần đầu tiên đất ngập nước nhân tạo có dòng chảy bên dưới đã
được xây dựng tại Na Uy để xử lý nước thải sinh hoạt.
Ở Mỹ, Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) từ năm 1991 đã có những chính sách
chỉ đạo và đã có các tài liệu hướng dẫn xây dựng các mô hình xử lý nước thải bằng
bãi lọc trồng cây, bao gồm nước thải sinh hoạt, nước thải nông nghiệp, nước thải
chăn nuôi gia súc, …
Các nước Bắc Âu như Thụy Điển, mỗi hộ gia đình nông thôn đều xây dựng hệ
thống đất ngập nước nhân tạo để xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi của
từng hộ [9].
Trên hòn đảo du lịch Phi Phi (Thái Lan), nơi từng bị ảnh hưởng nặng nề của
thảm họa sóng thần năm 2005, người ta vừa xây dựng một hệ thống xử lý nước thải
phân tán cho các khách sạn, nhà hàng, công suất 400 m3/ngày, bao gồm các bể tự
hoại và chuỗi các bãi lọc ngầm trồng cây dòng chảy thẳng đứng và dòng chảy nằm
ngang, kết hợp với bãi lọc trồng cây ngập nước và hồ sinh học, bố trí ngay trong
khuôn viên khu nghỉ dưỡng. Nước thải sau xử lý được tái sử dụng cho tưới vườn.


Mô hình vừa mang tính thẩm mỹ cao, vừa xử lý ô nhiễm hứa hẹn sẽ được áp dụng
rộng rãi cho các nước nhiệt đới khác [16].
b. Một số nghiên cứu, ứng dụng đất ngập nước nhân tạo ở Việt Nam
Thử nghiệm của Lê Anh Tuấn (2005) tiến hành tại một ao nuôi cá tại huyện Ô
Môn. Nước thải từ ao nuôi cá basa được chặn lại một đoạn 5m để đổ cát và trồng
sậy với mật độ 25 cây/m2. Đáy và thành đoạn xử lý được lót tấm nylon chống thấm.
Độ dốc đáy là 5%. Hầu hết các thông số chất ô nhiễm tại đầu ra đạt hiệu quả cao,
thỏa chất lượng nước đạt loại A của TCVN 5945-1995. Chỉ riêng chỉ tiêu TSS và vi
sinh đạt loại loại B, yếu tố này có thể bị ảnh hưởng một phần tác động của đoạn
kênh đầu ra tiếp xúc với vi khuẩn và các chất lơ lửng khác [10].

Nghiên cứu của Nguyễn Việt Anh và cộng sự (2006). Xử lý nước thải sinh
hoạt bằng bãi lọc ngầm trồng cây dòng chảy thẳng đứng trong điều kiện Việt Nam.
Tác giả sử dụng chủ yếu là cỏ Nến (Typha orientalis) vật liệu lọc sỏi và gạch vỡ,
chế độ lọc ngầm, dòng chảy thẳng đứng và luôn ngập nước. Kết quả cho thấy hiệu
suất xử lý rất tốt, đạt cột A TCVN 5945:1995 đối với các chỉ tiêu COD, SS, TP [1].
Công trình ứng dụng hệ thống đất ngập nước nhân tạo xử lý nước thải y tế của
bệnh viện Đa Khoa Nhân Ái. Công trình với tổng diện tích 2ha, trồng Sậy, bắt đầu
xây dựng từ năm 2008.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Loan (2006) sử dụng các hệ thống đất ngập nước
nhân tạo để xử lý nước thải tại làng giấy Phong Khê, Bắc Ninh. Hệ thống đất ngập
nước nhân tạo là một bể nhỏ sỏi, cát, trồng cây sậy (Phragmites). Thí nghiệm qua 3
giai đoạn với thời gian lưu nước khác nhau. Kết quả cho thấy các thống số về chất
lượng nước: DO, BOD5, COD, NH4+, NO2-, PO43- , SS đều đạt tiêu chuẩn TCVN
5945:1995 loại A, B [1].
Đinh Diệp Anh Tuấn (2006) nghiên cứu ứng dụng xử lý nước thải sinh hoạt
bằng đất ngập nước nhân tạo tại địa bàn Cần Thơ. Nước thải sinh hoạt được đi qua
hệ thống lọc lưới, bể lọc than đước và hệ thống đất ngập nước nhân tạo. Nước thải
đầu ra đạt tiêu chuẩn thải ra môi trường ở tất cả các chỉ tiêu SS, COD, BOD5, TKN,
TP. Đặc biệt hiệu suất xử lý Coliform đạt 99,99% [1].


CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Một số thông số về chất lượng nước tại bể điều hòa Chùa Cầu, TP. Hội An:
pH, N tổng, P tổng, COD, BOD5, TSS.
- Cỏ Vetiver (Vetiveria zizanioides L.)
- Mô hình đất ngập nước xử lý nước thải sinh hoạt.
2.2. Địa điểm nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu tại khu vực Chùa Cầu, Phường Minh An, TP. Hội

An, tỉnh Quảng Nam.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Phân tích hiện trạng chất lượng nước tại bể điều hòa Chùa Cầu;
- Đề xuất mô hình đất ngập nước nhân tạo cải thiện chất lượng môi trường khu
vực Chùa Cầu;
- Ước tính chi phí của mô hình đất ngập nước đề xuất.
2.4. Phương pháp nghiên cứu.
2.3.1. Phương pháp hồi cứu số liệu
- Thu thập, tổng hợp, phân tích các tài liệu, công trình nghiên cứu, ứng dụng
của đất ngập nước nhân tạo và các đề tài nghiên cứu có liên quan trong và ngoài
nước.
- Thu thập, tổng hợp các tài liệu về khu vực Chùa Cầu: hiện trạng chất lượng
nước, nguyên nhân ô nhiễm, lưu lượng nước thải ra kênh Chùa Cầu, các biện pháp
đã áp dụng để xử lý.
2.3.2. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm
- Xác định giá trị pH bằng máy đo pH (HACH)
- Phân tích hàm lượng oxy hòa tan bằng máy đo DO (HACH)
- Phân tích hàm lượng COD bằng K2Cr2O7 theo TCVN 6491-1999 (ISO
6060-1989)
- Phân tích hàm lượng BOD5 bằng phương pháp cấy và pha loãng theo
TCVN 6001-1995 (ISO 5815-1989)
- Phân tích P tổng bằng phương pháp đo phổ dùng amoni molipdat tổng theo
TCVN 6202:2008 (ISO 6878:2004).


- Phân tích N tổng theo SMEWW 4500-N C.
- Phân tích TSS bằng cách lọc qua giấy lọc Whatman và cân khối lượng giấy
lọc.
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa
2.3.3.1. Phương pháp lấy và bảo quản mẫu nước

Lấy mẫu và bảo quản mẫu nước thải tại khu vực bể điều hòa chùa Cầu Thành
phố Hội An theo TCVN 6663-1:2011 (ISO 5667 – 1: 2006).
2.3.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm
- Thiết kế bè cỏ Vetiver: Diện tích mỗi bè 1m2 (1m x 1m), trồng cỏ Vetiver
trong các bầu nilon với giá thể xơ dừa, mật độ 5 cây/bầu, 12 bầu/bè. Khung bè được
làm bằng ống PVC  90 bít kín 2 đầu.
- Thả bè tại bể điều hòa và cố định bè bởi dây hệ thống dây neo trên bờ kè.

Hình 2.1. Bè cỏ Vetiver trồng thử nghiệm tại bể điều hòa Chùa Cầu
2.3.4. Phương pháp mô phỏng
 Mô phỏng hệ thống đất ngập nước bằng phần mềm AutoCad.
 Khái toán chi phí cho việc thực hiện các nội dung cần thiết để xây dựng mô
hình đất ngập nước nhân tạo.


CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN
3.1. Hiện trạng môi trường nước khu vực Chùa Cầu, TP. Hội An
Để đánh giá lại chất lượng nước tại khu vực Chùa Cầu, đề tài tiến hành lấy
mẫu nước và xác định các thông số môi trường pH, DO, COD, BOD5, TSS, N tổng,
P tổng. Đánh giá nhanh màu, mùi bằng phương pháp cảm quan. Kết quả phân tích
được trình bày ở bảng 3.2.
Bảng 3.2. Kết quả phân tích nước bể điều hòa tại khu vực Chùa Cầu tháng 4/2012
STT
1
2
3
4
5
6

7

Thông số
pH
DO
COD
BOD5
TSS
N tổng
P tổng

ĐV tính
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L
mg/L

Kết quả
7,25 ± 0,15
0,8 ± 0,04
15,23 ± 0,31
12,36 ± 0,17
50 ± 0,24
2,32 ± 0,26
6,58 ± 0,27

QCVN
5,5-9*

≥4*
30*
15*
50*
30**
6**

Ghi chú: * QCVN 08:2008 (cột B1)
**
QCVN 24: 2009 (cột B)
Qua bảng 3.2 cho thấy, hầu hết tất cả các chỉ tiêu môi trường tại thời nghiên
cứu đều nằm trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên, một số chỉ tiêu vượt quá giới hạn
cho phép, cụ thể hàm lượng P tổng vượt quá tiêu chuẩn cột B quy định giá trị các
thông số ô nhiễm trong nước thải khi xả vào các nguồn tiếp nhận là các nguồn nước
không được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt trong Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc
gia về nước thải Công nghiệp (QCVN 24:2009) 1,1 lần; hàm lượng DO thấp hơn
quy chuẩn cho phép ở cột B1 quy định giá trị giới hạn các thông số ô nhiễm có
trong nước mặt dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia
về chất lượng nước mặt (QCVN 08:2008) 5 lần.
Tháng 8/2011, Phòng Tài nguyên và Môi trường TP.Hội An tiến hành Chương
trình quan trắc thí điểm Hội An, Quảng Nam, kết quả phân tích nước bể điều trong
báo cáo quan trắc trình bày ở bảng 3.2 so sánh với cột B1 của QCVN
08:2008/BTNMT hầu hết các thông số đều đạt quy chuẩn. Riêng hàm lượng DO


vượt tiêu chuẩn 3,45 lần; hàm lượng COD vượt 3 lần; hàm lượng BOD vượt 2,5 lần;
NH4+-N vượt 36,8 lần.
Bảng 3.1. Kết quả phân tích nước bể điều hòa tại khu vực Chùa Cầu tháng 8/2011

STT

1
2
3
4
5
6
7
8

QCVN
08:2008/
Thông số
ĐV tính
Kết quả
BTNMT
(B1)
pH
7,10
5,5-9
DO
mg/L
1,16
≥4
COD
mg/L
92
30
BOD5
mg/L
42

15
TSS
mg/L
56
50
NO3 - N
mg/L
4,2
10
+
NH4 -N
mg/L
18,4
0,5
3PO4 - P
mg/L
0,17
0,3
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường TP. Hội An

So sánh kết quả phân tích chất lượng nước tại thời điểm nghiên cứu và tháng
8/2011 cho thấy nước tại bể điều hòa Chùa Cầu có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ.
3.2. Đề xuất mô hình đất ngập nước nhân tạo
Mô hình đất ngập nước nhân tạo bắt đầu được nghiên cứu từ năm 1955 bởi
Seidel tại Viện Max Planck ở Plon (Đức) đến nay đã được áp dụng rộng rãi trên thế
giới. Tại nhiều quốc gia như Mỹ, Thụy Điển đã có những tài liệu hướng dẫn xây
dựng mô hình xử lý nước thải sinh hoạt bằng đất ngập nước. Các vùng đất ngập
nước nhân tạo có thể được xây dựng dựa trên kinh nghiệm hoặc tải trọng chất hữu
cơ có trong nước thải.
Pucci và nnk (2004) tóm tắt những thông số thiết kế chính đối với những hệ

thống đất ngập nước nhân tạo ở Ý như sau: Đối với trường hợp thải vào nguồn nước
mặt: Diện tích bề mặt riêng của hệ thống đất ngập nước 2 - 4 m2/người; Đối với
trường hợp thải vào nguồn nước phục vụ cho tưới tiêu hoặc vệ sinh toilet: Diện tích
bề mặt riêng của hệ thống đất ngập nước 4 - 6 m2/người.
Theo đánh giá nhanh của Phòng Tài nguyên và Môi trường TP. Hội An, tổng
lưu lượng nước thải của dân cư và du khách thải nước thải ra bể điều hòa Chùa Cầu
khoảng 2.000 m3/ngày.đêm, tương đương với lượng nước thải của 13.333 người


dân. Áp dụng công thức tính diện tích bề mặt đất ngập nước đối với dòng thải vào
nguồn nước mặt của Pucci diện tích đất ngập nước trung bình cần để xử lý lượng
nước thải ra bể điều hòa bằng 3m2 x 13.333 người = 39.999 m2 (gần 4 hecta).
Khu vực Chùa Cầu có diện tích diện tích nhỏ, xung quanh là khu dân cư và
các nhà hàng, khách sạn việc xây dựng hệ thống đất ngập nước nhân tạo truyền
thống để xử lý ô nhiễm tại đây là không khả thi. Vì vậy, chúng tôi đề xuất mô hình
cải thiện ô nhiễm bằng mô hình đất ngập nước nổi nhân tạo (FTWs) tại bể điều hòa
và dọc kênh Chùa Cầu, tận dụng tối đa diện tích mặt nước.
3.2.1. Cơ sở khoa học của mô hình
Theo Sherwood C. Reed và nnk (1988), xây dựng mô hình đất ngập nước nhân
tạo dòng chảy ngầm và dòng chảy tràn bề mặt dựa trên các yếu tố sau:
- Hệ thống xử lý ban đầu;
- Tải lượng chất hữu cơ;
- Chế độ dòng chảy;
- Thực vật trong hệ thống.
Hệ thống đất ngập nước nổi nhân tạo tại bể điều hòa cũng được xây dựng dựa
trên các tiêu chí trên, trong đó:
- Nước thải từ khu dân cư là nước thải thô thải trực tiếp ra bể điều hòa không
qua bất kỳ hệ thống xử lý nào trước đó;
- Để tăng thời gian tiếp xúc của rễ thực vật với nước và đảm bảo chu kỳ sinh
trưởng của các vi sinh vật chuyển hóa chất ô nhiễm, hệ thống FTWs lưu nước trong

thời gian ba ngày nên có thể xem nước tại đây là nước đứng.
Vì vậy, chỉ xem xét các chỉ tiêu sau:
- Loài thực vật sử dụng trong mô hình – cỏ Vetiver: Đặc điểm cỏ Vetiver và
sự phát triển của nó trong môi trường nước bể điều hòa.
- Tải lượng, nồng độ các chất ô nhiễm trong nước bể điều hòa so với tải lượng,
nồng độ của nước thải trong một số nghiên cứu về khả năng xử lý của cỏ Vetiver
trong điều kiện thủy canh;


×