Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải thủy sản cho công ty TNHH TRINITY việt nam, tỉnh tiền giang công suất 250 m3ngày

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.66 MB, 120 trang )

Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải thủy sản cho Công ty TNHH TRINITY Việt Nam, tỉnh Tiền
Giang công suất 250 m 3 /ngày.

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến quý thầy cô Khoa Môi
Trƣờng, Trƣờng Đại học Tài nguyên & Môi trƣờng Tp. HCM những ngƣời đã dìu dắt
chúng em, tận tình chỉ dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt quá trình
em học tập tại trƣờng.
Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này, em xin chân thành cảm ơn đến thầy PGS.TS
Lê Hoàng Nghiêm ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn và trang bị cho em những kiến thức
quý báu những kinh nghiệm về thiết kế hệ thống xử lý nƣớc thải trong quá trình thực
hiện đồ án tốt nghiệp này.
Em xin cảm ơn đến công ty Trinity Việt Nam đã cung cấp số liệu trong quá trình
thực hiện đồ án. Cuối cùng, em xin cảm ơn bạn bè đã nhiệt tình cùng nhau học tập
góp ý giúp đỡ, hỗ trợ tài liệu để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Mặc dù cố gắng nỗ lực hoàn thành đồ án tố nghiệp này nhƣng chắc chắn còn nhiều
thiếu sót nhất định, em rất mong nhận đƣợc sự thông cảm và tận tình chỉ bảo của các
thầy cô, anh chị và bạn bè nhằm rút ra những kinh nghiệm cho công việc sắp tới.
Cuối cùng, em xin kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong
sự nghiệp của mình. Đồng kính chúc các anh, chị trong công ty Trinity Việt Nam luôn
dồi dào sức khỏe, đạt đƣợc nhiều thành công trong công việc.
Trân trọng kính chào!

Tp.HCM, ngày tháng

năm 2017

Bùi Thị Bích Hà

SVTH:Bùi Thị Bích Hà


GVHD: PGS.TS. Lê Hoàng Nghiêm

i


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải thủy sản cho Công ty TNHH TRINITY Việt Nam, tỉnh Tiền
Giang công suất 250 m 3 /ngày.

TÓM TẮT ĐỒ ÁN
Đồ án này thiết kế hệ thống xử lý nƣớc thải thủy sản cho công ty TNHH Trinity
Việt Nam, tỉnh Tiền Giang công suất 250 m3/ngày. Với các chỉ tiêu ô nhiễm chính
BOD5 = 1250 mg/l, COD = 2000 mg/l, SS = 645 mg/l, tổng N = 75 mg/l, tổng P = 25
mg/l, dầu mở = 257 mg/l. Phát sinh do hoạt động sản xuất chế biến thủy sản, và yêu
cầu xử lý nƣớc thải đạt QCVN 11- MT:2015/BTNMT cột A, trƣớc khi thải ra nguồn
tiếp nhận. Công nghệ đề xuất thiết kế trong đồ án này là chủ yếu sử dụng công nghệ
sinh học. Nƣớc thải đƣợc cho qua các công trình xử lý sơ bộ nhƣ: song chắn rác, bể
lắng cát, bể chứa nƣớc thải và sau đó nƣớc thải đƣợc dẫn qua cụm UASB - Anoxic Aerotank để xử lý các hợp chất hữu cơ, tổng N, P, sau đó nƣớc thải sẽ vào bể lắng để
lắng các bông bùn hoạt tính và tiếp đến nƣớc thải tiếp tục qua lọc áp lực, tại đây nƣớc
thải sẽ đƣợc giữ lại các hạt cặn nhỏ mà các công trình trên không giữ lại đƣợc và sau
đó đƣợc đƣa vào bồn chứa nƣớc đủ để rửa ngƣợc lại lọc và còn lại xả vào nguồn tiếp
nhận. Ƣớc tính các chỉ tiêu ô nhiễm trong nƣớc thải sau xử lý nhƣ sau: SS = 17,47
mg/l, BOD5 = 27,69 mg/l, COD = 44,27 mg/l, tổng N = 3,24 mg/l, tổng P = 6,39 mg/l,
dầu mở = 7,71 mg/l và đảm bảo nƣớc thải đầu ra đạt yêu cầu cần xử lý.

SVTH:Bùi Thị Bích Hà
GVHD: PGS.TS. Lê Hoàng Nghiêm

ii



Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải thủy sản cho Công ty TNHH TRINITY Việt Nam, tỉnh Tiền
Giang công suất 250 m 3 /ngày.

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc thải trƣớc hệ thống xử lý ........................... 7
Bảng 5.1 Hiệu suất công trình phƣơng án ........................................................................... 29
Bảng 5.2 Hiệu suất công trình phƣơng án 2 ........................................................................ 31
Bảng 5.3 Ƣu nhƣợc điểm của phƣơng án ............................................................................ 33
Bảng 6.1 Bảng hệ số không điều hòa chung của nƣớc thải .............................................. 35
Bảng 6.2. Tổng hợp kích thƣớc của song chắn rác ............................................................ 37
Bảng 6.3 Thông số thiết kế bể thu gom .............................................................................. 40
Bảng 6.4 Tổng hợp kích thƣớc của bể điều hòa ................................................................. 46
Bảng 6.5 Thông số thiết kế cho bể tuyển nổi khí hòa tan ................................................ 47
Bảng 6.6. Các thông số thiết kế bể tuyển nổi .................................................................... 51
Bảng 6.7 Thông số thiết kế bể trung gian .......................................................................... 52
Bảng 6.8 Bảng thông số thiết kế cho bể UASB ................................................................. 53
Bảng 6.9. Thông số thiết kế bể UASB ............................................................................... 59
Bảng 6.10 Thông số thiết kế bể Anoxic ............................................................................. 61
Bảng 6.11 Các thông số thiết kế bể aerotank ...................................................................... 70
Bảng 6.12. Các thông số thiết kế bể lắng II (bể lắng đứng) ............................................ 76
Bảng 6.13 Kích thƣớc vật liệu lọc hai lớp cho xử lý nƣớc thải bật cao .......................... 77
Bảng 6.14 Tốc độ rửa ngƣợc bằng nƣớc và khí đối với bể lọc cát một lớp và lọc
anthracite ................................................................................................................................. 78
Bảng 6.15 Liều lƣợng hóa chất chất khử trùng .................................................................. 81
Bảng 6.16 Thông số thiết kế bể khử trùng .......................................................................... 82
Bảng 6.17 Thông dố thiết kế bể chứa bùn ......................................................................... 83
Bảng 8.1 Chi phí xây dựng ................................................................................................... 91
Bảng 8.2 Chi phí thiết bị........................................................................................................ 92

Bảng 8.3 Chi phí điện năng ................................................................................................... 99

SVTH:Bùi Thị Bích Hà
GVHD: PGS.TS. Lê Hoàng Nghiêm

iii


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải thủy sản cho Công ty TNHH TRINITY Việt Nam, tỉnh Tiền
Giang công suất 250 m 3 /ngày.

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức của công ty. ..................................................................................... 4
Hình 3.1 Quy trình công nghệ chế biến nghêu lụa, tôm, mực, vẹm xanh, ghẹ. ............... 5
Hình 3.2 Sơ đồ quy trình sản xuất cá nục đóng hộp. ........................................................... 6
Hình 4.1 Song chắn rác thủ công. ........................................................................................ 13
Hình 4.2 Bể điều hòa. ............................................................................................................ 14
Hình 4.3 Bể lắng ngang. ........................................................................................................ 15
Hình 4.4 Bể lắng đứng. .......................................................................................................... 15
Hình 4.5 Bể lắng ly tâm. ........................................................................................................ 16
Hình 4.6 Bồn lọc áp lực. ........................................................................................................ 17
Hình 4.7 Sơ đồ làm việc của bể Aerotank truyền thống. .................................................. 22
Hình 4.8 Sơ đồ làm việc của Aerotank nạp theo bậc. ........................................................ 22
Hình 4.9 Sơ đồ làm việc của bể Aerotank có ngăn tiếp xúc. ............................................ 23
Hình 5.1 Sơ đồ công nghệ phƣơng án 1. ............................................................................. 27
Hình 5.2. Sơ đồ công nghệ phƣơng án 2. ............................................................................ 30

SVTH:Bùi Thị Bích Hà
GVHD: PGS.TS. Lê Hoàng Nghiêm


iv


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải thủy sản cho Công ty TNHH TRINITY Việt Nam, tỉnh Tiền
Giang công suất 250 m 3 /ngày.

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn.

KCN

: Khu công nghiệp.

QCVN : Quy chuẩn việt nam.
VSV

: Vi sinh vật.

COD

: Chemical Oxygen Demand - nhu cầu oxy hóa học) là lƣợng oxy cần thiết để
oxy hoá các hợp chất hoá học trong nƣớc bao gồm cả vô cơ và hữu cơ.

BOD

: (Biochemical oxygen Demand- nhu cầu oxy sinh hoá) là lƣợng oxy cần

thiết để vi sinh vật oxy hoá các chất hữu cơ.

DO

: lƣợng oxy hoà tan trong nƣớc.

SVTH:Bùi Thị Bích Hà
GVHD: PGS.TS. Lê Hoàng Nghiêm

v


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải thủy sản cho Công ty TNHH TRINITY Việt Nam, tỉnh Tiền
Giang công suất 250 m 3 /ngày.

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................................i
TÓM TẮT ĐỒ ÁN.................................................................................................................. ii
DANH MỤC BẢNG.............................................................................................................. iii
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................................ iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................................. v
MỤC LỤC................................................................................................................................ vi
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG ....................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ......................................................................................................................1
1.2. Mục đích đề tài ..............................................................................................................1
1.3. Phạm vi thực hiện .........................................................................................................1
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ...................................................................2
1.4.1. Ý nghĩa khoa học....................................................................................................2
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn ....................................................................................................2

CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN THỦY SẢN
TRINITY VIỆT NAM .............................................................................................................3
2.1. Giới thiệu chung về công ty .......................................................................................3
2.2. Sơ đồ tổ chức của công ty............................................................................................4
CHƢƠNG 3: NGUỒN GỐC PHÁT SINH, THÀNH PHẦN, TÍNH CHẤT VÀ TÁC
ĐỘNG MÔI TRƢỜNG CỦA CÁC CHẤT Ô NHIỄM TRONG NHÀ MÁY CHẾ
BIẾN THỦY SẢN. ..................................................................................................................5
3.1. Sơ đồ quy trình chế biến thủy sản ...............................................................................5
3.1.1. Sơ đồ quy trình chế biến nghêu lụa, tôm, mực, vẹm xanh, ghẹ ......................5
3.1.2. Sơ đồ quy trình sản xuất cá nục đóng hộp .........................................................6
3.2. Thành phần, tính chất nƣớc thải thủy sản ................................................................6
3.3. Nguồn gốc phát sinh và tác động của ô nhiễm..........................................................7
3.3.1.Ô nhiễm không khí ..................................................................................................7
3.3.2.Ô nhiễm môi trƣờng nƣớc ......................................................................................9
3.3.3.Ô nhiễm từ chất thải rắn ...................................................................................... 11
CHƢƠNG 4: TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ NƢỚC THẢI THỦY
SẢN......................................................................................................................................... 13
SVTH:Bùi Thị Bích Hà
GVHD: PGS.TS. Lê Hoàng Nghiêm

vi


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải thủy sản cho Công ty TNHH TRINITY Việt Nam, tỉnh Tiền
Giang công suất 250 m 3 /ngày.

4.1. Phƣơng pháp cơ học .................................................................................................. 13
4.1.1 Song chắn rác ....................................................................................................... 13
4.1.2. Lƣới lọc ............................................................................................................... 13

4.1.3. Bể điều hòa ......................................................................................................... 13
4.1.4. Bể lắng cát ........................................................................................................... 14
4.1.5. Bể lắng ................................................................................................................. 14
4.1.6. Bể vớt dầu mở ..................................................................................................... 16
4.1.7. Bồn lọc áp lực ..................................................................................................... 16
4.2. Phƣơng pháp hóa lý ................................................................................................. 17
4.2.1. Keo tụ ................................................................................................................... 17
4.2.2. Tuyển nổi ............................................................................................................. 18
4.3. Phƣơng pháp hóa học ................................................................................................ 18
4.3.1. Trung hòa ............................................................................................................ 18
4.3.2. Oxy hóa khử ........................................................................................................ 19
4.4. Phƣơng pháp sinh học .............................................................................................. 19
4.4.1. Xử lý nƣớc thải bằng phƣơng pháp sinh học trong điều kiện tự nhiên ....... 20
4.4.2. Xử lý nƣớc thải bằng phƣơng pháp sinh học trong điều kiện nhân tạo........ 21
4.5. Xử lý hoàn thiện ........................................................................................................ 25
CHƢƠNG 5: ĐỀ XUẤT, LỰA CHỌN PHƢƠNG ÁN XỬ LÝ. ................................... 27
5.1. Đề xuất sơ đồ công nghệ ........................................................................................... 27
5.1.1. Phƣơng án 1: ........................................................................................................ 27
5.1.2. Phƣơng án 2 ......................................................................................................... 30
CHƢƠNG 6: TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ............................................ 35
6.1. Xác định các thông số để tính toán .......................................................................... 35
6.2. Song chắn rác ............................................................................................................. 36
6.3. Bể lắng cát................................................................................................................... 37
6.4. Bể thu gom .................................................................................................................. 38
6.5. Bể điều hòa ................................................................................................................. 40
6.6. Bể tuyển nổi ................................................................................................................ 47
6.7 Bể trung gian .............................................................................................................. 52
SVTH:Bùi Thị Bích Hà
GVHD: PGS.TS. Lê Hoàng Nghiêm


vii


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải thủy sản cho Công ty TNHH TRINITY Việt Nam, tỉnh Tiền
Giang công suất 250 m 3 /ngày.

6.8. Bể UASB ................................................................................................................... 53
6.9. Bể Anoxic .................................................................................................................. 60
6.10. Bể Aerotank ............................................................................................................. 62
6.11. Bể lắng đứng............................................................................................................. 70
6.12. Bể lọc áp lực ............................................................................................................. 77
6.13. Bể khử trùng ............................................................................................................. 80
6.14. Bể chứa bùn .............................................................................................................. 82
CHƢƠNG 7: XÂY DỰNG PHƢƠNG ÁN VẬN HÀNH, BẢO TRÌ HỆ THỐNG XỬ
LÝ............................................................................................................................................ 84
7.1. Giai đoạn khởi động .................................................................................................. 84
7.1.1 Bể UASB ............................................................................................................... 84
7.1.2. Bể Aerotank ......................................................................................................... 85
7.2. Vận hành hằng ngày .................................................................................................. 86
7.2.1 Bể UASB ............................................................................................................... 86
7.2.2. Bể Aerotank ......................................................................................................... 87
7.3. Nguyên nhân và biện pháp khắc phục sự cố trong vận hành hệ thống xử lý ..... 88
7.4.Tổ chức quản lý và kỹ thuật an toàn ......................................................................... 89
7.4.1. Tổ chức quản lý ................................................................................................... 89
7.4.2. Kỹ thuật an toàn................................................................................................... 89
7.4.3. Bảo trì ................................................................................................................... 90
CHƢƠNG 8: KHAI TOÁN CHI PHÍ XÂY DỰNG VÀ VẬN HÀNH CỦA HỆ
THỐNG .................................................................................................................................. 91
8.1. Chi phí xây dựng ........................................................................................................ 91

8.2. Chi phí thiết bị ............................................................................................................ 92
8.3 Tổng chi phí đầu tƣ ..................................................................................................... 98
8.4. Chi phí vận hành hệ thống ........................................................................................ 98
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 101
Kết luận ............................................................................................................................. 101
Kiến nghị .......................................................................................................................... 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 103
SVTH:Bùi Thị Bích Hà
GVHD: PGS.TS. Lê Hoàng Nghiêm

viii


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải thủy sản cho Công ty TNHH TRINITY Việt Nam, tỉnh Tiền
Giang công suất 250 m 3 /ngày.

PHỤ LỤC ............................................................................................................................. 104

SVTH:Bùi Thị Bích Hà
GVHD: PGS.TS. Lê Hoàng Nghiêm

ix


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải thủy sản cho Công ty TNHH TRINITY Việt Nam, tỉnh Tiền
Giang công suất 250 m 3 /ngày.

CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG

1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam là quốc gia ven biển, có bờ biển dài 3.260 km, với trên 3.000 hòn
đảo lớn, nhỏ và vùng biển, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế rộng gấp hơn 3 lần
diện tích đất liền. Tài nguyên hải sản của vùng biển nƣớc ta khá phong phú và đa
dạng, với hơn 2.000 loài sinh vật biển, đảm bảo trữ lƣợng khai thác hằng năm gần 2
triệu tấn; cộng với các điều kiện thủy văn và hệ thống sông ngòi, kênh rạch, đầm phá,
ao hồ rất thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, tạo nên những thế
mạnh, tiềm năng trong phát triển kinh tế biển của đất nƣớc.
Những năm qua, ngành Thủy sản đã từng bƣớc vƣợt qua khó khăn, thách thức,
bền bỉ phấn đấu, phát triển từ một lĩnh vực sản xuất nhỏ, vƣơn lên trở thành một ngành
kinh tế mũi nhọn quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đạt tốc độ tăng trƣởng cao
nhất trong khối nông, lâm, thủy sản (năm 2007 đạt mức tăng 11%), đem lại nguồn thu
ngoại tệ lớn cho đất nƣớc. Dự án nhà máy thủy sản của công ty TNHH Trinity Việt
Nam cũng đƣợc xây dựng và hình thành nhằm đóng góp cho sự phát triển kinh tế nói
chung và ngành thủy sản nói riêng.
Bên cạnh những lợi ích mà dự án đã đem lại song bên cạnh đó còn tồn đọng
vấn đề về môi trƣờng là không tránh khỏi. Môi trƣờng không khí, nƣớc mặt, nƣớc
ngầm đều bị tác động ở nhiều mức độ khác nhau do các loại chất thải phát sinh và
nguy cơ xảy ra rủi ro, sự cố về môi trƣờng, trong đó chủ yếu là khí thải, nƣớc thải và
chất thải rắn. Đặt biệt là vấn đề nƣớc thải chính vì vậy dự án thiết kế hệ thống xử lý
nƣớc thải thủy sản cho công ty TNHH TRINITY Việt Nam tại cụm công nghiệp Tân
Mỹ Chánh, tỉnh Tiền Giang công suất 250m3/ngày đƣợc xây dựng nhằm giải quyết
những vấn đề ô nhiễm nƣớc thải trong quá trình công ty hoạt động sản xuất.
1.2. Mục đích đề tài
Nhà máy khi đi vào hoạt động, việc tạo ra chất thải là điều hiển nhiên.Vì vậy,
đề tài này đƣợc thực hiện nhằm mục đích đề xuất công nghệ xử lý thích hợp cho một
trƣờng hợp cụ thể, đó là công ty TNHH TRINITY Việt Nam.
1.3. Phạm vi thực hiện
Phạm vi ứng dụng của đề tài là xử lý nƣớc thải thủy sản cho công ty TNHH
TRINITY Việt Nam tại cụm công nghiệp Tân Mỹ Chánh, tỉnh Tiền Giang công suất

250m3/ngày và một số công ty khác nếu có cùng đặc tính chất thải đặc trƣng.

SVTH:Bùi Thị Bích Hà
GVHD: PGS.TS. Lê Hoàng Nghiêm

1


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải thủy sản cho Công ty TNHH TRINITY Việt Nam, tỉnh Tiền
Giang công suất 250 m 3 /ngày.

1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài góp phần vào việc tìm hiểu và thiết kế hệ thống xử lý nƣớc thải thủy sản
cho công ty TNHH TRINITY Việt Nam tại cụm công nghiệp Tân Mỹ Chánh, tỉnh
Tiền Giang công suất 250 m3/ngày. Từ đó góp phần vào công tác bảo vệ môi trƣờng,
cải thiện tài nguyên nƣớc ngày càng trong sạch hơn.
Giúp các nhà quản lý làm việc hiệu quả và dễ dàng hơn.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài sẽ đƣợc nghiên cứu và bổ sung cho các nhà máy sản xuất, chế biến thủy
sản trên địa bàn thành phố và toàn quốc.
Hạn chế việc xã thải bừa bãi làm suy thoái và ô nhiễm tài nguyên nƣớc.

SVTH:Bùi Thị Bích Hà
GVHD: PGS.TS. Lê Hoàng Nghiêm

2



Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải thủy sản cho Công ty TNHH TRINITY Việt Nam, tỉnh Tiền
Giang công suất 250 m 3 /ngày.

CHƢƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN THỦY SẢN
TRINITY VIỆT NAM
2.1.

Giới thiệu chung về công ty [1]

Công ty TNHH Trinity Việt Nam đƣợc thành lập theo giấy chứng nhận đầu tƣ
số 532021000001 do Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Tiền Giang cấp lần đầu ngày 29/09/2006
thay đổi lần thứ hai ngày 30/12/2010, tọa lạc tại cụm công nghiệp và tiểu thủ công
nghiệp (CNN) Tân Mỹ Chánh, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
Hiện tại công ty đang động bao gồm các sản phẩm nhƣ (ghẹ, nghêu lụa, vẹm
xanh, tôm, mực), với nhu cầu của thị trƣờng và yêu cầu của khách hàng trong thời gian
tới, công ty Trinity Việt Nam dự kiến đầu tƣ xây dựng thêm nhà xƣởng để lắp đặt dây
chuyền sản xuất cá nụp đóng hộp xuất khẩu, nâng công suất nhà máy sản xuất, chế
biến thủy sản xuất khẩu từ 1.500 tấn sản phẩm/năm lên 2.000 tấn sản phẩm/năm.
 Khu vực dự án có những vị trí tiếp giáp sau:
-

Phía đông: giáp khu vực đất trống của công ty Thiên Nam Phƣơng.

-

Phía Tây: giáp đƣờng nội bộ CCN và đối diện là Quốc Lộ 50.

-


Phía Nam: đƣờng nội bộ CNN

-

Phía Bắc: giáp công ty TNHH MT, cửa hàng bách hóa Tân Mỹ Chánh.

 Các đối tƣợng tự nhiên xung quanh dự án:
Dự án nằm trong CCN Tân Mỹ Chánh đã đƣợc xây dựng hoàn chỉnh đƣờng
nội bộ, đồng thời dự án gần quốc lộ 50 nên khá thuận lợi trong việc vận chuyển
nguyên, nhiên liệu và sản phẩm.
Xung quanh dự án và khu CN Tân Mỹ Chánh là hệ thống kênh rạch của thành
phố Mỹ Tho. Hai nguồn tiếp nhận nƣớc thải sau xử lý của các doanh nghiệp trong cụm
công nghiệp là kênh Nam Vang và Kênh Nổi.
Dự án nằm trong cụm công nghiệp nên trong bán kính 1 km không có rừng,
khu dự trữ sinh quyển, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ thiên nhiên thế giới.

SVTH:Bùi Thị Bích Hà
GVHD: PGS.TS. Lê Hoàng Nghiêm

3


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải thủy sản cho Công ty TNHH TRINITY Việt Nam, tỉnh Tiền
Giang công suất 250 m 3 /ngày.

2.2. Sơ đồ tổ chức của công ty [1]

Ban Giám

Đốc

Phòng kinh
doanh

Phòng tài
chính

Phòng
nhân sự

Phòng sản
xuất

Phòng ATLĐ
và MT

Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức của công ty.

SVTH:Bùi Thị Bích Hà
GVHD: PGS.TS. Lê Hoàng Nghiêm

4


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải thủy sản cho Công ty TNHH TRINITY Việt Nam, tỉnh Tiền
Giang công suất 250 m 3 /ngày.

CHƢƠNG 3

NGUỒN GỐC PHÁT SINH, THÀNH PHẦN, TÍNH CHẤT VÀ TÁC
ĐỘNG MÔI TRƢỜNG CỦA CÁC CHẤT Ô NHIỄM TRONG NHÀ MÁY
CHẾ BIẾN THỦY SẢN.
3.1. Sơ đồ quy trình chế biến thủy sản
3.1.1. Sơ đồ quy trình chế biến nghêu lụa, tôm, mực, vẹm xanh, ghẹ [1]
Tiếp nhận nguyên liệu – rửa
1

Sơ chế

-

Mùi
Chất thải
rắn

-

Mùi
Nƣớc thải
Chất thải
rắn

Phân cỡ
Nƣớc

Rửa 2

Luộc


Làm nguội

Lựa tạp chất
Nƣớc

Rửa lon

Cân vô lon

Nƣớc thải

Ghép mí

-

Mùi
Chất thải rắn

Nấu nƣớc muối
Tiếng ồn,
CTR

Thanh trùng

Bảo quản

Làm nguội
sản phẩm

Dán nhãn

đóng thùng

ổn định lon

Bảo ôn

Hình 3.1 Quy trình công nghệ chế biến nghêu lụa, tôm, mực, vẹm xanh, ghẹ.
SVTH:Bùi Thị Bích Hà
GVHD: PGS.TS. Lê Hoàng Nghiêm

5


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải thủy sản cho Công ty TNHH TRINITY Việt Nam, tỉnh Tiền
Giang công suất 250 m 3 /ngày.

3.1.2. Sơ đồ quy trình sản xuất cá nục đóng hộp [1]
Tiếp nhận nguyên liệu

Sơ chế

-

Mùi
Chất thải rắn

Vô lon

Hấp

Tách nƣớc

Nƣớc

Rót sauce
Ghép mí

Thanh trùng
ổn định lon

Thành phẩm
Hình 3.2 Sơ đồ quy trình sản xuất cá nục đóng hộp.
3.2. Thành phần, tính chất nƣớc thải thủy sản [1]
Thủy sản phong phú về chủng loại nên nguồn nguyên liệu của ngành công
nghiệp này rất phong phú và đa dạng, từ loại thủy sản tự nhiên cho đến các loại thủy
sản nuôi. Công nghệ chế biến cũng tùy thuộc vào từng mặt hàng nguyên liệu nhƣ (
tôm, cá, cua, ghẹ, sò, mực...) va đặc tính của loại sản phẩm (thủy sản tƣơi sống, đông
lạnh, thủy sản khô, đóng lạnh, luộc cấp đông...). Do vậy, thành phần và tính chất
nƣớc thải công nghiệp chế biến thủy sản là hết sức đa dạng và phức tạp, chúng thay
đổi theo từng mùa thủy sản . Thành phần của nƣớc thải thủy sản thƣờng là dạng hữu
cơ dễ phân hủy nhƣ vây cá, vi cá, đuôi cá, râu tôm râu mực... và một chất dạng keo,
hòa tan
SVTH:Bùi Thị Bích Hà
GVHD: PGS.TS. Lê Hoàng Nghiêm

6


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải thủy sản cho Công ty TNHH TRINITY Việt Nam, tỉnh Tiền

Giang công suất 250 m 3 /ngày.

Các thông số đầu vào chất ô nhiễm của công ty TNHH chế biến, xuất khẩu Trinity
Việt Nam.
Bảng 3.1 Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc thải trƣớc hệ thống xử lý [1]

STT

Thông số

Đơn vị

Kết quả

QCVN 11MT:2015/BTNMT
Cột A

1

pH

-

7,9

6-9

2

BOD5 (20 0C)


mg/l

1250

30

3

COD

mg/l

2000

75

4

SS

mg/l

645

50

6

Tổng N


mg/l

75

30

7

Tổng P

mg/l

25

10

8

Dầu mỡ động thực
vật

mg/l

257

10

10


Coliform

MPN/100 mg/l

6,4×10 5

3000

3.3. Nguồn gốc phát sinh và tác động của ô nhiễm [1]
Hoạt động của công ty chế biến, sản xuất thƣờng phát sinh 3 dạng ô nhiễm: khí,
lỏng, rắn.
3.3.1.Ô nhiễm không khí
Đối với khu vực hệ thống xử lý nƣớc thải
Nguồn gây ô nhiễm không khí từ trạm xử lý nƣớc thải chủ yếu là từ quá trình
phân hủy các thành phần hữu cơ có trong nƣớc thải. Thành phần chủ yếu từ khí phát
sinh là các hợp chất nito, sunfur hữu cơ, các mercaptan...


Tác động
Các chất khí này thƣờng gây khó chịu, do vậy nguy cơ gây ô nhiễm là đáng kể.

Đối với khu vực chứa rác:

SVTH:Bùi Thị Bích Hà
GVHD: PGS.TS. Lê Hoàng Nghiêm

7


Đồ án tốt nghiệp

Thiết kế hệ thống xử lý nước thải thủy sản cho Công ty TNHH TRINITY Việt Nam, tỉnh Tiền
Giang công suất 250 m 3 /ngày.

- Quá trình phân hủy
phát sinh nhiều chất khí
H2S, CH4, CO2, các hợp
sinh ra một lƣợng lớn khí

các hợp chất hữu cơ trong rác thải tại khu vực chứa rác thải
ô nhiễm, đặc biệt là các chất khí gây mùi khó chịu nhƣ :
chất của nito,... các chất thải rắn đƣợc lƣu trữ lâu ngày sẽ
thải.

Khí methane (CH4 ) và khí cacbonic (CO2) chiếm chủ yếu trong thành phần
khí thải phát sinh từ quá trình phân hủy rác. Đây là hai nguồn chủ yếu gây ra hiệu
ứng nhà kính, nếu khí methane tồn tại trong không khí ở nồng độ 5 – 15% có thể gây
cháy nổ.
Ngoài ra, nơi tập trung rác hữu cơ là nơi dễ phát sinh mùi sẽ thu hút và phát
sinh, phát triển chuột, ruồi, muỗi, gián,... và các loại vi trùng gây ra các bệnh truyền
nhiễm cho con ngƣời. Đa số mầm bệnh do ruồi, nhặn truyền đều nhiễm trực tiếp qua
đƣờng thức ăn, nƣớc uống... nhƣ bệnh kiết lỵ, tiêu chảy, thƣơng hàn, tả và một số
bệnh giun sán, nhiễm trùng mắt,...
- Do đặc trƣng khí hậu Việt Nam (nhiệt đới, độ ẩm cao) nên việc lƣu giữ rác
thải sinh hoạt quá 24 giờ sẽ bắt đầu thối rữa và phát sinh mùi hôi, công ty sẽ hợp
đồng với các đơn vị chức năng tổ chức thu gom, vận chuyển đến nơi xử lý hằng ngày
theo đúng quy định.


Mùi hôi phát sinh từ nhà vệ sinh công cộng


Xƣởng sản xuất là nơi ra vào khá nhiều của nhiều công nhân, nhân viên. Nhà
vệ sinh công cộng có nhiều vi trùng cứng nhƣ E.coli bám ở các vòi nƣớc, máy sấy
tay, máy rút giấy, nắm cửa, các sọt rác không đƣợc dọn dẹp thƣờng xuyên dẫn đến
các bệnh nhiễm trùng từ các bệ toilet.
Vấn đề ô nhiễm không khí trong nhà vệ sinh còn do nhiều yếu tố gây ra, trong
đó nồng độ amoniac (NH3) trong nhà vệ sinh là yếu tố quan trọng hơn cả. NH3 không
ăn mòn thép, nhôm, tan trong nƣớc gây ăn mòn kim loại màu:kẽm đồng và các hợp
kim của đồng.


Tác động

Nguy cơ lây nhiễm bệnh đƣờng sinh dục từ nhà vệ sinh công cộng là tối thiểu
, thì nhiễm ký sinh trùng nhƣ giun kim và giun tròn lại có nguy cơ phổ biến nhất là
lây từ bệ toilet. Các loại kí sinh trùng này có thể đƣợc truyền qua ghế nhà vệ sinh.
Đối với tất cả các loại kí sinh trùng, vệ sinh tốt là cách bảo vệ tốt nhất. Bất kì ai cũng
có thể làm lây kí sinh trùng trên tay của họ lên các bề mặt và các đò dùng trong nhà
vệ sinh, từ đó vô tình sẽ lây lan sang ngƣời.
NH3 là khí độc có khả năng kích thích mạnh lên mũi, miệng và hệ thống hô hấp
SVTH:Bùi Thị Bích Hà
GVHD: PGS.TS. Lê Hoàng Nghiêm

8


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải thủy sản cho Công ty TNHH TRINITY Việt Nam, tỉnh Tiền
Giang công suất 250 m 3 /ngày.

3.3.2. Ô nhiễm môi trƣờng nƣớc

a. Nƣớc thải sinh hoạt
Nƣớc thải sinh hoạt phát sinh từ quá trình vệ sinh của cán bộ, công nhân viên
của nhà máy nhƣ rửa tay, dội nhà vệ sinh tại các nhà vệ sinh của khu vực sản xuất,
văn phòng.
Tác động
Nƣớc thải sinh hoạt có nồng độ chất hữu cơ cao, khi tích tụ lâu ngày nếu
không đƣợc tập trung xử lý đúng cách, các chất hữu cơ này sẽ bị phân hủy thành
CO2, N2, H2O, CH4, NH3,... gây mùi hôi thối gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng.
- Các chất dinh dƣỡng nhƣ N, P có nhiều trong nƣớc thải sinh hoạt chính là yếu
tố gây nên hiện tƣợng phú dƣỡng hóa cho nguồn tiếp nhận.
Nƣớc thải sinh hoạt và chất bài tiết là nguồn chứa nhiều loại virus, vi khuẩn,
giun sáng gây bệnh cho con ngƣời. Do đó, khi nƣớc thải sinh hoạt thấm vào đất là
nguồn ô nhiễm cho môi trƣờng đất và nƣớc ngầm của khu vực.
b. Nƣớc thải nhà ăn
Phát sinh từ các hoạt động nấu ăn của công ty.
 Tác động
Nƣớc thải từ nhà ăn chứa nồng độ chất hữu cơ và có lẫn dầu mỡ nếu không có
biện pháp xử lý lƣợng dầu mở này sẽ gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc ngăn cản quá
trình khuếch tán oxi vào nƣớc làm ảnh hƣởng đến thủy sinh vật.
c. Nƣớc thải sản xuất
Rửa nguyên liệu, rửa lon, vệ sinh nhà xƣởng, rửa dụng cụ sản xuất, rửa ủng.
 Tác động
Các chất hữu cơ chứa trong nƣớc thải chế biến thủy sản chủ yếu là dễ bị
phân hủy. Trong nƣớc thải chứa các chất nhƣ cacbonhydrat, protein, chất béo,... khi
xả vào nguồn nƣớc sẽ làm giảm nồng độ oxi hòa tan trong nƣớc do vi sinh vật sử
dụng oxi hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ. Nồng độ oxy hòa tan dƣới 50% bão
hòa có khả năng gây ảnh hƣởng đến tôm, cá. Oxy hòa tan giảm không chỉ gây suy
thoái tài nguyên thủy sản mà còn làm giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nƣớc,
dẫn đến giảm chất lƣợng nƣớc cấp cho sinh hoạt và công nghiệp.
- Các chất rắn lơ lửng làm cho nƣớc đục hoặc có màu, nó hạn chế độ sâu

tầng nƣớc đƣợc ánh sáng chiếu xuống, gây ảnh hƣởng đến quá trình quang hợp của
tảo, rong rêu...Chất rắn lơ lửng cũng là tác nhân gây ảnh hƣởng tiêu cực đến tài
SVTH:Bùi Thị Bích Hà
GVHD: PGS.TS. Lê Hoàng Nghiêm

9


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải thủy sản cho Công ty TNHH TRINITY Việt Nam, tỉnh Tiền
Giang công suất 250 m 3 /ngày.

nguyên thủy sinh đồng thời cũng gây tác hại về mặt cảnh quan (tăng độ đục nguồn
nƣớc) và gây bồi lắng dòng sông, cản trở sự lƣu thông nƣớc và tàu bè,...
- Nồng độ các chất nito, photpho cao gây ra hiện tƣợng phát triển bùng nổ
các loại tảo, đến mức độ giới hạn tảo sẽ bị chết và phân hủy gây nên hiện tƣợng
thiếu oxy. Nếu nồng độ oxy giảm tới 0 gây hiện tƣợng thủy vực chết ảnh hƣởng tới
chất lƣợng nƣớc của thủy vực. Ngoài ra, các loài tảo nổi trên mặt nƣớc tạo thành lớp
màng khiến cho bên dƣới không có ánh sáng, quá trình quang hợp của các thực vật
tầng dƣới bị ngƣng trệ. Tất cả hiện tƣợng trên gây nên tác động xấu đến chất lƣợng
nƣớc, ảnh hƣởng tới hệ thủy sinh, nghề nuôi trồng thủy sản, du lịch và cấp nƣớc.
- Amonia rất độc cho tôm, cá dù ở nồng độ rất nhỏ. Nồng độ làm chết tôm,
cá từ 1,2 - 3mg/l.
- Các vi sinh vật đặc biệt là vi khuẩn gây bệnh và trứng giun sán trong nguồn
nƣớc là nguồn ô nhiễm đặc biệt. Con ngƣời trực tiếp sử dụng nguồn nƣớc nhiễm bẩn
hay qua các nhân tố gây bệnh sẽ truyền dẫn các bệnh cho ngƣời nhƣ bệnh lụy,
thƣơng hàn, bại liệt, nhiễm khuẩn đƣờng tiết niệu, tiêu chảy cấp tính,...
- Ngoài ra, trong quá trình hoạt động của nhà máy hiện hữu, định kỳ khoảng
1 lần/tuần, công ty tiến hành vệ sinh hệ thống xử lý khí thải lò hơi, khi đó sẽ phát
sinh một lƣợng nƣớc thải khoảng 1 m3 /lần xả. Khi dự án nâng công suất vào hoạt

động lƣợng nƣớc thải này sẽ không tăng thêm mà chỉ tăng tần suất xả thải là 02
lần/tuần. Thành phần chính của nƣớc thải này là chất rắn lơ lửng cao từ tro bụi lò
hơi.
Nƣớc mƣa chảy tràn
- Nƣớc mƣa đƣợc tập trung trên toàn bộ khu vực dự án, theo ƣớc tính nƣớc
mƣa chảy tràn lớn nhất khoảng 124 m3/ngày. Trong quá trình chảy tràn trên mặt đất
có thể kéo theo một số chất bẩn, bụi. Và nguyên tắc nƣớc mƣa đƣợc coi là loại nƣớc
ô nhiễm nhẹ. Do đó đối với lƣợng nƣớc mƣa này, dự án sẽ tiến hành xây hệ thống
thoát nƣớc mƣa riêng biệt và dẫn vào hệ thống thoát nƣớc của cụm công nghiệp.

SVTH:Bùi Thị Bích Hà
GVHD: PGS.TS. Lê Hoàng Nghiêm

10


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải thủy sản cho Công ty TNHH TRINITY Việt Nam, tỉnh Tiền
Giang công suất 250 m 3 /ngày.



Tác động

- Nƣớc mƣa đƣợc coi là nƣớc sạch, khi dự án nâng cao công suất chƣa xây
dựng, mƣa xuống sẽ tiêu thoát thành nhiều nhánh nhỏ chảy ra ngoài và phần lớn sẽ
thấm xuống đất. Khi dự án xây dựng xong, mái nhà và sân bãi đƣợc bê tông hóa sẽ
mất khả năng thấm nƣớc. Ngoài ra nƣớc mƣa chảy tràn trên mặt đất tại khu vực sẽ
cuốn theo những chất cặn bã và đất cát xuống đƣờng thoát nƣớc, nếu không có biện
pháp tiêu thoát tốt sẽ gây nên tình trạng ứ đọng nƣớc mƣa, ảnh hƣởng xấu đến môi

trƣờng. Đƣờng thoát nƣớc mƣa sẽ có song chắn rác trƣớc khi đổ vào nguồn tiếp nhận.
3.3.3. Ô nhiễm từ chất thải rắn
a. Chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt của công ty phát sinh từ các nguồn:
-

Từ khu vực nhà vệ sinh

-

Khu vực nhà ăn

-

Khu vực văn phòng

-

Khu vực sân bãi

 Tác động
Theo tính toán thì khối lƣợng phát sinh chất thải sinh hoạt hằng ngày khá lớn,
tuy không mang tính độc hại nhƣng trong môi trƣờng khí hậu nhiệt đới gió mùa ,
nóng ẩm nhƣ nƣớc ta thì nƣớc thải bị thối rửa rất nhanh và cũng là nguồn phát sinh
các khí H2S, CH4 , Mercaptan, nƣớc rỉ rác... gây mùi hôi thối gây mất vệ sinh, ảnh
hƣởng đến mỹ quan của khu vực.
Nếu loại chất thải này không quản lý tốt sẽ gây tác động xấu đến môi trƣờng
và là môi trƣờng thuận lợi cho vi trùng phát triển, làm phát sinh và lây truyền các
nguồn bệnh đến sức khỏe con ngƣời, nhiều lúc trở thành dịch. Một số vi khuẩn, siêu
vi khuẩn, ký sinh trùng... tồn tại trng rác có thể gây bệnh cho con ngƣời nhƣ: bệnh

sốt rét, bệnh ngoài da, dịch hạch, thƣơng hàn, tiêu chảy, giun sán,...
Ngoài ra, với một lƣợng nƣớc thải và nƣớc rò rỉ vừa phải thì khả năng tự làm
sạch của môi trƣờng đất sẽ phân hủy các chất này trở thành các chất ít ô nhiễm hoặc
không ô nhiễm. Nhƣng với lƣợng rác quá lớn, tồn tại trong thời gian dài, vƣợt quá
khả năng tự làm sạch của đất thì môi trƣờng đất sẽ trở nên quá tải và bị ô nhiễm. Các
chất ô nhiễm này cùng với vi trùng theo nƣớc trong đất chảy xuống tầng nƣớc ngầm
làm ô nhiễm tàng nƣớc này, do đó khi dự án đi vào hoạt động thì chủ dự án sẽ có
biện pháp thu gom, lƣu chứa và ký hợp đồng với đơn vị chức năng thu gom và xử lý
theo đúng quy định.
SVTH:Bùi Thị Bích Hà
GVHD: PGS.TS. Lê Hoàng Nghiêm

11


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải thủy sản cho Công ty TNHH TRINITY Việt Nam, tỉnh Tiền
Giang công suất 250 m 3 /ngày.

b. Chất thải rắn công nghiệp thông thƣờng
Nguồn phát sinh:
-

Phế phẩm từ quá trình chế biến ghẹ, nghêu, tôm, mực, vẹm xanh, cá nục sau khi
lọc lấy phần thịt đem ngâm muối, chế biến xuất khẩu.

-

Bao bì, thùng carton thải từ gia vị phục vụ sản xuất và quá trình đóng gói sản
phẩm.

Bùn thải từ hệ thống xử lý nƣớc thải, bể tự hoại.
c. Chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình họa động của nhà máy chủ yếu là
dẻ lau nhiễm thành phần nguy hại, dầu nhớt thải, bóng đèn huỳnh quang, pin, ắc quy
thải,...
 Tác động
Nếu không có biện pháp thu gom, quản lý và xử lý hợp lý, chất thải nguy hại
sẽ gây tác động đến con ngƣời và môi trƣờng. Vì chất thải nguy hại có thƣờng có đặc
tính tồn tại lấu trong môi trƣờng, có khả năng tích sinh học trong nguồn nƣớc, mô
mỡ động vật, theo chuỗi thức ăn gây hàng loạt các bện đến con ngƣời phổ biến là
bệnh ung thƣ.
Ngoài ra dầu mỡ còn cản trở quá trình khuếch tán oxy vào môi trƣờng nƣớc
làm giảm khả năng tự làm sạch của sông, hồ và khi ở nồng độ cao có thể chết các
thủy sinh vật, dầu mở còn đóng thành ván lớn nổi trên mặt nƣớc gây mất mỹ quan.

SVTH:Bùi Thị Bích Hà
GVHD: PGS.TS. Lê Hoàng Nghiêm

12


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải thủy sản cho Công ty TNHH TRINITY Việt Nam, tỉnh Tiền
Giang công suất 250 m 3 /ngày.

CHƢƠNG 4
TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ NƢỚC THẢI THỦY
SẢN
4.1. Phƣơng pháp cơ học
4.1.1 Song chắn rác [4]

Song chắn rác nhằm chắn giữ các cặn bẩn có kích thƣớc lớn hay ở dạng sợi:
giấy, rau cỏ, rác… đƣợc gọi chung là rác. Bảo vệ bơm, van, đƣờng ống, cánh
khuấy… Đối với các tạp chất < 5 mm thƣờng dùng lƣới chắn rác. Cấu tạo của thanh
chắn rác gồm các thanh kim loại tiết diện hình chữ nhật, hình tròn hoặc bầu dục…
Song chắn rác đƣợc chia làm 2 loại di động hoặc cố định, có thể thu gom rác bằng
thủ công hoặc cơ khí

Hình 4.1 Song chắn rác thủ công.
4.1.2. Lƣới lọc [2]
Lƣới lọc dùng để loại bỏ các chất lơ lửng có kích thƣớc nhỏ, thu hồi các thành
phần không tan hoặc khi cần phải loại bỏ rác có kích thƣớc nhỏ. Kích thƣớc mắt lƣới
từ 0,5 ÷ 1,0 mm.
Lƣới lọc thƣờng đƣợc bao bọc xung quanh khung rỗng hình trụ quay tròn (hay
còn gọi là trống quay) hoặc đặt trên các khung hình dĩa.
4.1.3. Bể điều hòa [3]
Do đặc điểm công nghệ sản xuất của một số ngành công nghiệp, lƣu lƣợng và
nồng độ mức thải thƣờng không đều theo các giờ trong ngày, đêm. Sự dao động lớn về
lƣu lƣợng và nồng độ dẫn đến những hậu quả xấu về chế độ công tác của mạng lƣới và
công trình xử lý. Do đó bể điều hòa đƣợc dùng để duy trì dòng thải và nồng độ vào
công trình xử lý ổn định, khắc phục những sự cố vận hành do sự dao động về nồng độ
SVTH:Bùi Thị Bích Hà
GVHD: PGS.TS. Lê Hoàng Nghiêm

13


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải thủy sản cho Công ty TNHH TRINITY Việt Nam, tỉnh Tiền
Giang công suất 250 m 3 /ngày.


và lƣu lƣợng của nƣớc thải gây ra và nâng cao hiệu suất của các quá trình xử lý sinh
học.

Hình 4.2 Bể điều hòa.
4.1.4. Bể lắng cát [2]
Nhiệm vụ của bể lắng cát là loại bỏ cặn thô nặng nhƣ cát, sỏi, mảnh vỡ thủy
tinh, kim loại, tro tán, thanh vụn, vỏ trứng… để bảo vệ các thiết bị cơ khí dễ bị mài
mòn, giảm cặn nặng ở các công đoạn xử lý tiếp theo.
4.1.5. Bể lắng [2]
Dùng để tách các chất không tan ở dạng lơ lửng trong nƣớc theo nguyên tắc dựa
vào sự khác nhau giữa trọng lƣợng các hạt cặn có trong nƣớc thải. Các bể lắng có thể
bố trí nối tiếp nhau. Quá trình lắng tốt có thể loại bỏ đến 90-95% lƣơng cặn có trong
nƣớc thải. Vì vậy đây là quá trình quan trọng xử lý nƣớc thải, thƣờng bố trí xử lý ban
đầu hay sau khi xử lý sinh học. Để có thể tăng cƣờng quá trình lắng ta có thể thêm vào
chất đông tụ sinh học.
Bể lắng đƣợc chia làm các loại sau: Bể lắng ngang, bể lắng đứng, bể lắng ly tâm.
a.

Bể lắng ngang [2]
Bể lắng ngang có hình dạng chữ nhật trên mặt bằng, tỷ lệ giữa chiều rộng và

chiều dài không nhỏ hơn

¼ và chiều sâu đến 4m, có

thể làm bằng các loại vật liệu

khác nhau nhƣ: bêtông, bê tông cốt thép... Trong bể lắng nƣớc thải chuyển động theo
phƣơng ngang từ đầu bể đến cuối bể và đƣợc dẫn tới các công trình xử lý tiếp theo,
ngƣời ta chia dòng nƣớc thải và quá trình lắng thành 4 vùng: Vùng hoạt động, vùng

bùn, vùng trung gian, vùng an toàn. Hiệu suất lắng đạt 60%, vận tốc dòng chảy của
nƣớc thải trong bể lắng thƣờng đƣợc chọn không lớn hơn 0,01m/s, thời gian lƣu từ 13h.
SVTH:Bùi Thị Bích Hà
GVHD: PGS.TS. Lê Hoàng Nghiêm

14


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải thủy sản cho Công ty TNHH TRINITY Việt Nam, tỉnh Tiền
Giang công suất 250 m 3 /ngày.

Hình 4.3 Bể lắng ngang.
b. Bể lắng đứng [4]
Bể lắng có dạng hình trụ với đáy hình chớp, quá trình lắng đƣợc thực hiện theo
phƣơng thẳng đứng ngƣợc chiều với chiều chuyển động của nƣớc thải. Nƣớc thải đƣợc
dẫn vào ống trung tâm và chuyển động từ dƣới lên theo phƣơng thẳng đứng. Vận tốc
dòng nƣớc chuyển động lên phải nhỏ hơn vận tốc của các hạt lắng. Nƣớc trong đƣợc
tập trung vào máng thu phía trên. Cặn lắng đƣợc chứa ở phần hình nón hoặc chóp cụt
phía dƣới. Hiệu quả của bể lắng đứng thấp hơn bể lắng ngang khoảng 10-20%.

Hình 4.4 Bể lắng đứng.
c. Bể lắng ly tâm [4]
Bể lắng ly tâm có dạng hình tròn trên mặt bằng. Bể lắng ly tâm đƣợc dùng cho các
trạm xử lý có công suất lớn hơn 20.000 m3 /ngàyđêm. Trong bể lắng nƣớc chảy từ
trung tâm ra quanh thành bể. Hiệu quả lắng đạt 60%. Hiệu quả lắng có thể nâng cao
bằng cách tăng vận tốc lắng nhờ cách keo tụ và đông tụ hoặc giảm độ nhớt của nƣớc
thải bằng cách đun nóng.
SVTH:Bùi Thị Bích Hà
GVHD: PGS.TS. Lê Hoàng Nghiêm


15


Đồ án tốt nghiệp
Thiết kế hệ thống xử lý nước thải thủy sản cho Công ty TNHH TRINITY Việt Nam, tỉnh Tiền
Giang công suất 250 m 3 /ngày.

Hình 4.5 Bể lắng ly tâm.
4.1.6. Bể vớt dầu mở [2]
Các loại công trình này thƣờng đƣợc ứng dụng khi xử lý nƣớc thải công nghiệp,
nhằm loại bỏ các tạp chất có khối lƣợng riêng nhỏ hơn nƣớc, chúng gây ra ảnh hƣởng
xấu tới các công trình thoát nƣớc (mạng lƣới và các công trình xử lý).
Vì vậy ta phải thu hồi các chất này trƣớc khi đi vào các công trình phía sau.
Các chất này sẽ bị khít lỗ hỏng giữa các hạt vật liệu lọc trong các bể sinh học...
và chúng cũng phá hủy cấu trúc bùn hoạt tính trong bể Aerotank, gây khó khăn trong
quá trình lên men cặn.
4.1.7. Bồn lọc áp lực [4]
Đây là giai đoạn cuối cùng dùng để làm sạch nƣớc, thƣờng đặt sau bể lắng 2.
Công trình này dùng để tách các phần tử lơ lửng, phân tán có trong nƣớc thải với kích
thƣớc tƣơng đối nhỏ sau bể lắng bằng cách cho nƣớc thải đi qua các vật liệu lọc nhƣ
cát, thạch anh, than cốc, than bùn, than gỗ, sỏi nghiền nhỏ… Bể lọc thƣờng làm việc
với hai chế độ lọc và rửa lọc. Đối với nƣớc thải ngành chế biến thủy sản thì bể lọc ít
đƣợc sử dụng vì nó làm tăng giá thành xử lý.

SVTH:Bùi Thị Bích Hà
GVHD: PGS.TS. Lê Hoàng Nghiêm

16



×